Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

1. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp

- KTBC: gọi HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài

- Nhận xét

2. Hoạt động luyện tập

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS làm bài

Bài 1.

- Nhắc lại trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.

- Mời 1HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.

+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?

- Nhắc nhở HS:

+ Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường.

+ Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. Sau đó, đưa những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.

- Yêu cầu HS chia thành các nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.

- Theo dõi, giúp đỡ các em.

- Yêu cầu các nhóm tổ chức cuộc họp.

- Nhận xét, bình chọn.

 

doc 42 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Ngày dạy:thứ 2,29/6/2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 8
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
 DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn ở Bài tập 1.
- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong Bài tập 2. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hòi Bằng gì? ở Bài tập 3(a,c)
- Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC:Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS làm bài tập 2,1 HS làm miệng bài tập 3 tiết luyện từ và câu tuần 21.
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động luyện tập
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Dấu hai chấm, dấu chấm, dấu phẩy
Bài tập 1: Tìm dấu hai chấm cho đoạn văn 
- Yêu cầu từng trao đổi theo nhóm đôi
- Gọi các nhóm trình bày
+ Trong bài có mấy dấu hai chấm?
+ Dâú hai chấm thứ nhất được đặt ở đâu?
+ Dấu hai chấm này dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm tác dụng của các dấu hai chấm.
+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để làm gì?
+ Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì?
- GV kết luận: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
+ Có 3 dấu hai chấm.
+ Được đặt trước câu nói của Bồ Chao.
+ Dùng báo hiệu lời nói của một NV.
- HS làm theo cặp.
+ Dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc. (Tiếp sau là lời giải thích cho ý Đầu đuôi là thế này)
+ Dùng để báo hiệu tiếp theo là lời nói của Tu Hú.
- HS nghe giảng.
Bài tập 2: Sửa lại dấu chấm, dấu phẩy cho đúng
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp mời 3 HS lên bảng thi làm bài 
+ Tại sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu chấm?
+ Tại sao ở ô trống thứ 2 và thứ 3 lại điền dấu hai chấm?
- Nhận xét, nhắc lại cách sử dụng dấu hai chấm
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
+ Vì câu tiếp sau đó không phải là lời nói, lời kể của một nhân vật hay lời giải thích cho một sự vật.
+ Vì tiếp sau ô trống thứ hai là lời nói của con Đác- uyn và tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
 Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
- Nhận xét.
c. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì? 
- Gọi 3 HS lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 3 HS lên làm bài. HS cả lớp làm vào vở
a) bằng gỗ xoan.
b) bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình
- Nhận xét.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: nhân hóa.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TẬP VIẾT - TIẾT 9
ÔN CHỮ HOA X
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng) Đ,T (1 dòng) viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng: Tốt gỗ... hơn đẹp người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa X (Đ, T), các chữ Đồng Xuân và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Văn Lang, Vỗ, Bàn
- Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa :
- Hát
- Thực hiện
- Nêu tên bài
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
- GV viết mẫu chữ X, Đ, T hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp kết hợp nhắc lại cách viết 
- Cho HS viết bảng con
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) 
- Giới thiệu: Đồng Xuân là là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội. Đây là nơi mua bán sầm uất nổi tiếng.
- Cho HS tập viết trên bảng con: Đồng Xuân
- HS tìm ra các chữ hoa có gồm chữ: Đ, X, T
- Lớp theo dõi.
- HS tập viết vào bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng : Đồng Xuân
- Quan sát, lắng nghe
- HS tập viết bảng con.
*Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một HS đọc câu 
+ Câu tục ngữ nói gì?
GV : Đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con chữ:Tốt, Xấu, 
- 1 HS đọc
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Cá nhân phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
- HS tập viết trên bảng con chữ 
3. Hoạt động luyện tập:
- Nêu yêu cầu:
+ Viết chữ X: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ Đ, T: 1 dòng
+ Viết chữ Đồng Xuân: 2 dòng cở nhỏ.
+ Viết câu ứng dụng 2 lần.
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
* Chấm chữa bài
- GV chấm vở 1 số em.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Hoàn thành bài. Chuẩn bị: Ôn chữ hoa Y.
- Cả lớp viết vào vở
- Nộp vở theo yêu cầu, sửa lỗi theo HD GV
- Ghi nhớ
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TOÁN - TIẾT 43
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. 
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 5.
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: GV viết các số bài tập 2 (T169) 
- HS đọc các số bài tập 2 (T169)
- Nhận xét
- Hát
- Thực hiện
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. So sánh
Bài 1: > < =?
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số với nhau.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nhắc lại cách so sánh 2 số.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng sửa bài.
27469 99000
85100 > 85099; 80000 + 10 000 < 99000
30000 = 29 000 + 1000; 90 000 + 9000 = 99000
- Nhận xét.
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số đã cho
- Mời 2 HS lên bảng thi làm nhanh 
- Nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hai HS lên bảng 
a) Số lớn nhất là: 42360
b) Số lớn nhất là: 27998
c. Xếp theo thứ tự
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Mời 2 HS lên bảng sửa bài. Cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét, chốt lại
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng sửa bài.
59 825; 67 925; 69 725; 70 100
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
- Chia HS thành 2 đội cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh”
- Yêu cầu: 2 đội sẽ lên thi làm nhanh 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc đề
- Mỗi đội của 1 HS lên thi
C. 8763; 8843; 8853.
- Cả lớp nhận xét.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
Buổi chiều
ĐẠO ĐỨC - TIẾT 8
Dành cho địa phương
VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ An toàn giao thông.
- Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống. Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường.
- HS có thái độ phản đối những hành vi vi phạm an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đồ dùng học tập, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Gọi HS xử lí tình huống của tiết trước
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Trò chơi : “Đèn xanh , đèn đỏ”
- Cho HS nhận xét đưa ra ý kiến:
 + Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như thế nào? 
 + Đèn vàng đi như thế nào? 
 + Đèn đỏ đi ra sao? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét.
3. Hoạt động luyện tập
Đóng vai xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
- Lần lượt nêu lên tình huống như :
 + Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã.
 + Khi tan học một số bạn cắp vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào?
 + Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vai người đi xe máy, em sẽ nói gì với bạn ?
- Yêu cầu các nhóm trao đổi đưa ra cách giải quyết.
- Mời từng nhóm lên trình bày cách giải quyết của nhóm mình trước lớp . 
- Nhận xét đánh giá ý kiến các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự an toàn giao thông.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất.
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động đọc thơ, kể chuyện có chủ đề nói về chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Vấn đề tệ nạn xã hội.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT: HAI CHỊ EM
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt tr/ch; êt/êch
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả
- Hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bài ôn luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ.
Trắng mệt lử 
Toát mồ hôi 
Chân rã rời 
Không muốn bước 
Vừa khát nước 
Vừa choáng đầu.
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao
b. Bài viết
- Ổn chỗ ngồi
- Lắng nghe
- HS lập nhóm.
- Nhận việc
Đen chạy  ... ng hơn 1 ô li
+ Các con chữ viết thường 2, 5 ô li
+ Khoảng cách giữa các chữ: 1 con chữ o
+ Cách đánh đấu thanh: Đặt dấu thanh ở âm chính, dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên.
- Ổn định
- Thực hiện
- Nêu tên bài
- Đợi chờ bên bến sông 
- Đình Khải
- 2, 3 HS đọc .
- HS phát biểu cá nhân 
- Thảo luận + trình bày
- HS quan sát và lắng nghe. 
3. Hoạt động luyện tập:
- GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn, mắt cách vở khoảng 25cm, viết nghiêng 15 độ, trước khi viết đọc thầm cụm từ 1 đến 2 lần để viết khỏi sai lỗi chính tả.
- HS viết bài vào vở luyện viết.
- GV nhận xét bài và nhận xét lỗi sai chung của cả lớp. Tuyên dương những bài HS viết đẹp.
- HS quan sát và lắng nghe. 
- HS viết bài nắn nót.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhận xét tiết học 
- Giao việc: Xem lại bài, hoàn chỉnh bài và xem trước bài sau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN NÓI: CHỦ ĐIỂM NGÔI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được các từ ngữ thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung
- Củng cố thêm vốn từ về chủ điểm, biết vận dụng để nói và viết
- Tư duy nhanh nhẹn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bài ôn luyện, video
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập
b. Thực hành
HĐ 1: Nhận dạng từ
Cho HS xem video "Ngôi nhà của động vật hoang dã"
Hỏi HS: Bán đảo Kamchatka nằm ở miền viễn đông nước Nga là gì?
+ Nơi đó có những con vật nào sinh sống?
- GD HS biết bảo vệ môi trường hoang dã
- Cho HS xem video một số khu bảo tồn động vật hoang dã
- Hát
- Lắng nghe
- Nhận việc
- HS trả trời:
+ Ngôi nhà của động vật hoang dã
+ Gấu, cáo, chồn, thiên nga, đại bàng và cả loài động vật to lớn sống ngoài biển như cá voi xanh
- Xem video
HĐ 2: Tìm từ
BT: a. Đất nước nào có địa danh, đặc điểm dưới đây:
- Có Băng Cốc: ......
- Có Tử Cấm Thành: ........
- Có kim tự tháp: ..........
- Chùa Một Cột:.
- Có Tháp Ép - phen:..
b. Ghi tên một số đất nước mà em biết
BT2: Điền tên nước vào chỗ trống thích hợp dưới đây:
- Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người
- Pu-skin là nhà thơ lớn người .
- Ác-si-mét là nhà bác học người .
- Y-éc-xanh là nhà khoa học người
Có Băng Cốc: Thái Lan
- Có Tử Cấm Thành: Trung Quốc
- Có kim tự tháp: Ai Cập
- Có Chùa Một Cột: Việt Nam
- Có Tháp Ép - phen: Pháp
b. Tên một số đất nước mà em biết: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ, Nam Phi, Anh, Pháp,
- Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ.
- Pu-skin là nhà thơ lớn người Nga.
- Ác-si-mét là nhà bác học người Hi Lạp.
- Y-éc-xanh là nhà khoa học người Pháp.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- GDTT: GD HS ham thích học hỉ, tìm hiểu về các nhà khoa học nổi tiếng thế giới.
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Ghi nhớ
- Lắng nghe
- Nhận việc
LUYỆN TOÁN 
Bài Tập Cuối Tuần
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về diện tích một hình; diện tích hình vuông; giải toán có lời văn.
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Hát
- Lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, yêu cầu HS trung bình và khá tự chọn đề bài
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- HS quan sát và chọn đề bài.
- HS lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc
b. Ôn luyện
Bài 1. Tính chu vi và diện tích rồi viết kết quả vào ô trống :
Kết quả:
Hình
Độ dài mỗi cạnh
Chu vi
Diện tích
Hình tam giác
3cm ; 4cm ; 5cm
12 cm
Hình chữ nhật
15cm ; 9cm
48 cm
135 cm2
Hình vuông
9 cm
36 dm
81 cm2
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Bài 3. Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm. Tính diện tích hình vuông.
Giải
Chu vi HV cũng chính là chu vi HCN là:
(6 + 4) x 2 = 20 (cm)
Cạnh hình vuông là:
20 : 4 = 5 (cm)
Diện tích hình vuông là:
5 x 5 = 25 (cm2)
Đáp số: 25 cm2.
Bài 4. Cửa hàng có 1240 túi mì chính, đã bán số túi đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu túi mì chính?
Giải
Số túi mì chính cửa hàng đã bán là:
1240 : 4 = 310 (túi)
Số túi mì chính cửa hàng còn lại là:
1240 - 310 = 930 (túi)
Đáp số: 930 túi mì chính.
c. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe
- Nhận việc
LUYỆN HÁT
ÔN TẬP BÀI HÁT
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách.
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ đệm.
- Băng nghe mẫu.
- Hát chuẩn xác bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Ôn tập bài hát: Bài ca đi học
- GV đệm cho HS hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
+ Em yêu trường em 
+ Chị Ong Nâu và em bé 
+ Tiếng hát bạn bè mình 
- Cho HS tự nhận xét:
- GV nhận xét:
- GV sửa cho HS hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài .
- Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài
- GV nhận xét
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Giao việc: Xem lại bài, ôn lại bài hát đã học.
- Hát
- Lắng nghe
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- Chú ý
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Buổi chiều
LUYỆN VẼ 
TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ
VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen được với 1 số tranh ảnh nước ngoài
- Giúp HS nêu được chủ đề,mô tả hình ảnh,nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh theo chu đề “ vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục,đường nét,màu sắc
- HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ,xé dán...
- HS giới thiệu,nhận ét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình,của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh,hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống,thiên nhiên,con người 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Kiểm tra dụng cụ HS
- Nhận xét
- Hát
- Chuẩn bị
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Trải nghiệm, tìm hiểu nội dung chủ đề
- Giới thiệu 1 số tranh ,ảnh về phong cảnh,đời sống,con người
- HS xem hình 11.1(SKG trang 53)
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời cá nhân:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Cách sắp sếp hình ảnh,đường nét ,màu sắc...như thế nào?
+ Cảm nhận của HS về nội dung những bức tranh...
+ Những công việc nào là tốt đẹp,hành động ý ngĩa trong cuộc sống..?
- GV đọc biểu cảm mục a) b) cho HS hiểu 
- GV nhận xét,kết luận
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
+ Thiên nhiên,con người..
+ HS nhìn hình trả lời( ngồi ,đứng,nằm...)
+ Đường diềm, bố cục rõ ràng, màu sắc nỗi bật, đa dạng
- HS trả lời
+ Trồng cây xanh,đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...
- HS lắng nghe
c. Cách thực hiện 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và 11.3(SGK trang 55) HS làm việc theo nhóm
- GV ghi lại các bước vẽ tranh theo thứ tự
+ B1:vẽ hình ảnh phụ,khung cảnh ức tranh(phù hợ với hình ảnh chính) + B2: vẽ hình ảnh chính(vừa với phần giấy,vị trí trung tâm
+ B3:vẽ màu( kết hợp màu sắc đậm nhat...)
- GV nhận xét kết luận
- HS quan sát
- Nhóm thảo luận
- HS lắng nghe
- HS đọc lại cách thực hiện theo các bước
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị cho bài sau.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT : RỒI CƠN MƯA SẼ TẠNH 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt g/gh, dấu hỏi/dấu ngã
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả
- Hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bài ôn luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ.
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao
b. Bài viết
- Ổn chỗ ngồi
- Lắng nghe
- HS lập nhóm.
- Nhận việc
	Rồi cơn mưa sẽ tạnh 
	Bầu trời tươi sáng hơn 
Rồi cơn mưa sẽ tạnh 
Dòng sông xanh bình thường 
Qua tháng ngày lũ lụt 
Con sóng vờn yêu thương 
Rồi cơn mưa sẽ tạnh 
Gió xuân ùa trên đê 
Em vui cùng bè bạn 
Hân hoan đón Tết về.
	Đàn chim non tung cánh 
	Lượn bay trên cánh đồng 
	Rồi cơn mưa sẽ tạnh 
	Hoa xinh khoe sắc hồng 
	Chú bướm chao cánh mỏng 
	Giưã nắng vàng mênh mông 
c. Bài tập
Bài 1. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã, rồi giải câu đố :
 Con gì chi thích gần hoa
Ơ đâu hoa nơ, dâu xa cũng tìm
 Tháng năm cần mân ngày đêm
Chắt chiu mật ngọt làm nên ngọt ngào.
	Là con 
 Con gì chỉ thích gần hoa
Ở đâu hoa nở, dẫu xa cũng tìm
 Tháng năm cần mẫn ngày đêm
Chắt chiu mật ngọt làm nên ngọt ngào.
	Là con ong
Bài 2. Điền g / gh:
gần ...ũi, gắt ...ỏng, ...an góc, ...en ghét, ...i nhớ, gọn ...àng, ...ê ...ớm, ...ang thép, gồng ...ánh, ...ồ ...ề.
gần gũi, gắt gỏng, gan góc, ghen ghét, ghi nhớ, gọn gàng, ghê gớm, gang thép, gồng gánh, gồ ghề.
d. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Đại diện các nhóm sửa bài theo yêu cầu
- HS nhận xét, sửa bài.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc