Giáo án dạy Tuần 14 Lớp 3 (28)

Giáo án dạy Tuần 14 Lớp 3 (28)

TOÁN

LUYỆN TẬP

A/ Mục tiêu:

- Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

B/ Chuẩn bị :

 1. Giáo viên: 1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.

 2. Học sinh : SGK, vở.

C/ Hoạt động dạy – học:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 14 Lớp 3 (28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
 2. Học sinh : SGK, vở. 
C/ Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Cho học sinh hát.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Yêu cầu học sinh đọc số cân nặng của một số vật. 
 3. Bài mới: 30p 
a) Giới thiệu bài:
- Các em đã học về đơn vị đo khối lượng gam hôm nay chúng ta làm luyện tập để củng cố bài.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Viết lên bảng 744g474kg và yêu cầu học sinh so sánh.
- Vì sao ta biết 744g > 474g?
- Vậy khi so sách các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Học sinh làm tiếp các phân số còn lại.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và banh ta làm sao?
- Số gam kẹo đã biết chưa?
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Cô Lan có bao nhiêu đường?
- Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
- Cô làm gì với số đường còn lại.
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu gam đường chúng ta phải biết được gì? 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 4: 
- Chia học sinh thành các nhom nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh, phát cân cho học sinh và yêu cầu các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở. 
- Học sinh hát.
- 2 học sinh.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Bài 1:
>
<
=
?
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - 744g > 474g
 - Vì 744 > 474
- Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
400g + 8g < 480g 305g < 350g
1kg > 900g + 5g 450g < 500g – 40g
760g + 240g = 1kg.
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?
- Ta phải lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
- Chưa biết ta phải đi tìm.
Giải:
4 gói kẹo nặng là:
130g x 4 = 520g.
Cả kẹo và bánh nặng là:
520g + 175g = 695g.
Đáp số: 695g.
Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài.
- Cô Lan có 1 kg đường.
- Cô đã dùng hết 400g đường?
- Cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ.
- Bài toán yêu cầu tính số gam đường có trong mỗi túi nhỏ.
- Phải biết cô Lan còn lại bao nhiêu gam đường.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 1kg = 1000g
Số gam đường còn lại:
 1000 – 400 = 600 (g)
Số gam đường trong mỗi túi nhỏ:
 600 : 3 = 200 (g) 
 Đáp số : 200 g đường
Bài 4: 
- Các nhóm thực hành cân và đại diện nhóm lên báo cáo kết quả
4. Củng cố - Dặn dò: 5p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài: Bảng chia 9.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
A/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hành xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
KNS : kĩ năng lắng nghe ý kiến hàng xóm thể hiện sự cảm thông với hàng xóm
 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm , giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức
B/ Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ truyện : Chị Thủy của em. 
 - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
 2. Học sinh: - Vở
C/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: 1p
- Cho học sinh hát
2. Bài mới: 30p
a) Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em sẽ tìm hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 1: Phân tích truyện: Chị Thủy của em. 
- Giáo viên kể chuyện (có sử dụng tranh minh hoạ).
- Giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà ?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ ?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
* Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh.Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình. 
Hoạt động 2 : Đặt tên tranh (gồm có 4 tranh).
- Giáo viên chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung của một tranh và đặt tên tranh.
- Giáo viên kết luận nội dung của từng bức tranh, khẳng định các việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. 
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến 
- Giáo viên chia lớp và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các mình đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học: 
a) Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
b) Đèn nhà ai, nhà nấy rạng (Tục ngữ ).
c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. 
d) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Trước khi thảo luận giáo viên giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : 
* Giáo viên kết luận : Các ý a, c, d là đúng, còn ý câu b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe giáo viên kể chuyện.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đàm thoại theo các câu hỏi của giáo viên .
- Em biết được điều phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng qua câu chuyện trên.
- Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện từng nhóm lên trình bày các nhóm khác góp ý bổ sung. 
- Các nhóm thảo luận.Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm góp ý kiến bổ sung.
- Học sinh nhắc lại các ý.
 4. Củng cố - Dặn dò: 5p
- Giáo viên nhắc lại ý nghĩa của việc giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhớ và ghi lại những công việc mà em đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Chuẩn bị bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. ( Tiết 2)
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ H, U (Tiếp theo)
A/ Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
B/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên
- Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
 2. Học sinh: 
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
C/ Hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1p
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới: 34p 
Hoạt động : Học sinh thực hành cắt, dán chữ H, U.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và cách thực hiện các bước kẻ, cắt chữ H, U 
- Giáo viên nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt dán chữ H, U theo quy trình.
+ Bước 1: Kẻ chữ H, U.
+ Bước 2: Cắt chữ H, U. 
+ Bước 3: Dán chữ H, U. 
- Giáo viên tổ chưc cho học sinh thực hành kẻ, cắt dán chữ H, U.
- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Nhắc học sinh dán chữ cho cân đối và phẳng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm 
- Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
- Học sinh hát.
- Học sinh thực hành cắt dán chữ H, U
- Học sinh nhắc lại và cách thực hiện các bước kẻ, cắt chữ H, U.
+ Bước 1: Kẻ chữ H, U.
+ Bước 2: Cắt chữ H, U. 
+ Bước 3: Dán chữ H, U. 
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh nhận xét các sản phẩm của các bạn.
 4.Củng cố - Dặn dò: 5p
- Giáo viên nhận xét 
- Tiết học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì kéo thủ công, hồ dán để học bài: Cắt, dán chữ V.
TUẦN 14
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
A/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết cách nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
B/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện .
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 2. Học sinh : SGK
C/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1p
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc: Cửa Tùng.
3. Bài mới: 70p
a) Giới thiệu bài :
- Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc là anh Kim Đồng.Anh là một chiến sĩ liên lạc có nhiều đóng góp cho cách mạng.Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này. 
a)Đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu bài, chú ý giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn . 
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi học sinh đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. 
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. Giáo viên có thể giảng thêm nghĩa của các từ này nếu thấy học sinh chưa hiểu.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài trước lớp.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
+ Giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết.Chính vì thế,các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ.Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 và 3 của bài.
- Chuyện gì xảy ra khi ... gười phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết đùm bọc nhau.
- Quan sát và nhận xét.
- Câu ứng dụng có chữ chiều cao như thế nào? 
- Viết bảng con.
g) Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết.
- Giáo viên theo dõi và uốn nắn học sinh 
- Giáo viên chấm chữa bài.
- Giáo viên chấm nhanh 5 bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Chữ hoa : Y, K.
Học sinh tập viết vào bảng con.
- Học sinh đọc từ: Yết Kiêu. 
- Chữ Y, K cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. 
- Bằng con chữ o.
- Học sinh đọc. 
Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một tấm lòng.
- Các chữ K, h , đ, g, d, l, R, đ cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Học sinh viết bài :
+ 1 dòng chữ hoa K, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ hoa Kh, Y cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Yết Kiêu, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ cở nhỏ.
4. Củng cố - Dặn dò: 4p
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Về nhà viết phần bài tập.
- Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa L. 
TẬP LÀM VĂN
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
A/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
B/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: - Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
	2. Học sinh : - Chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
C/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1p) Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Học sinh đọc thư tuần 13.
3. Bài mới: 30p
Gv giới thiệu bài
- Học sinh hát.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
* Kể về hoạt động của tổ em.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài thứ 2.
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
- Em giới thiệu những điều này với ai?
- Gọi 1 học sinh khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và yêu cầu học sinh tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. 1 học sinh nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
4. Củng cố - Dặn dò: 4p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
- Chuẩn bị bài: Giấu cày – Giới thiệu về tổ em . 
CHÍNH TẢ
NHỚ VIỆT BẮC
A/ Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/âu (BT2).
- Làm đúng BT(3b).
B/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Viết bảng lớp nội dung BT2 và BT3b.
2. Học sinh : - Vở, bảng con.
C/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: 1p
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Học sinh viết: giày dép, kiếm tìm, niên học.
3. Bài mới : 30p
3. 1. Giới thiệu bài :
- Tiết chính tả hôm nay, các em viết bài theo thể thơ lục bát bài: Nhớ Việt Bắc. 
3. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
a) Trao đổi về nội dung:
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn thơ.
- Cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp ?
b) Hướng dẫn trình bày:
- Đoạn thơ có mấy câu ?
- Đoạn thơ viết theo thể thơ gì ?
- Cách trình bày thể thơ như thế nào ?
- Những chữ nào trong thơ phải viết hoa.
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Học sinh hát.
- Hai HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Cảnh rừng Việt Bắc có hoa mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hoà bình.
- 5 câu là 10 dòng thơ.
- Đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát.
- Câu 6 viết cách lề vở 2ô , câu 8 viết cách lề vở 1ô .
- Các chữ đầu dòng thơ, danh từ riêng Việt Bắc.
- Học sinh viết từ khó vào bảng con hoặc vở nháp.
d) Chép bài:
- Giáo viên nhắc học sinh: Ghi tên bài ở giữa, câu thơ 6 tiếng đếm vào 2 ô, câu thơ 8 tiếng đếm vào 1 ô.
e) Soát lỗi:
- Giáo viên đọc lại bài.
g) Chấm bài – Chữa lỗi:
- Giáo viên chấm 5 bài và chữa lỗi phổ biến.
- Giáo viên ghi những lỗi phổ biến lên bảng, mời học sinh lên viết lại cho đúng chính tả.
- Nhận xét bài viết của học sinh .
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh lên viết lại cho đúng chính tả. 
3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên nhận xét bài sửa
Bài tập 3b:
- Giáo viên nhận xét bài học sinh
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp vào vở, 1 học sinh lên bảng sửa bài
+ Chẳng hạn: hoa mẫu đơn - mua mau hạt, lá trầu - đàn trâu, sáu điểm - quả sấu.
Bài tập 3b:
- Lời giải:
+ Chim có tổ, người có tông.
+ Tiên học lễ, hậu học văn.
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
4. Củng cố - Dặn dò: 5p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và viết lại những lỗi đã viết sai.
- Chuẩn bị bài : Hũ bạc của người cha.
TOÁN
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 (TT)
A/ Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.
B/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : 8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như bài tập 4.
 2. Học sinh : Vở, bảng từ và 8 hình tam giác. 
C/ Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1p) Cho học sinh hát.
2. Bài mới: 34p
a) Giới thiệu bài:
- Học sinh hát.
- Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số có dư ở các lượt chia .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
* Phép chia 78 : 4
- Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
- Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu học sinh tính đúng, giáo viên cho học sinh nêu cách tính sau đó giáo viên nhắc lại để học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh cả lớp không tính được, giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như phần bài học của SGK. (Đặt câu hỏi hướng dẫn từng bước chia tương tự như phép chia 72 : 3 = 24 ở tiết 69).
78 4
4 19
38
36
2
Bài 1:
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho học sinh tự làm bài.
Bài 1:
- 4 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính. Cả lớp làm bài vào vở.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu 4 học sinh vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
77 2 87 3 86 6 99 4
6 38 6 29 6 14 8 24
17 27 26 19
16 27 24 16
 1 0 2 3
a)
69 3 85 4 97 7 78 6
6 23 8 21 7 13 6 13
09 05 27 18
 9 4 21 18
 0 1 6 0
b) 
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
- Lớp học có bao nhiêu học sinh?
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài 
- Lớp học có 33 học sinh.
- Loại bàn trong lớp là loại bàn như thế nào?
- Loại bàn trong lớp là loại bàn hai chỗ .
- Yêu cầu học sinh tìm số bàn có 2 học sinh ngồi.
- Số bàn có 2 học sinh ngồi là 33 : 2 = 16 bàn (dư 1 bạn học sinh).
- Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
- Còn 1 bạn chưa có chỗ ngồi 
- Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất là một bàn nữa để bạn học sinh này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu bàn?
- Trong lớp có 16 + 1 = 17 (chiếc bàn).
- Hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán
 Bài giải 
Ta có: 33 : 2 = 16( dư 1)
Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nữa nên cần kê thêm ít nhất 1 bàn nữa.
 Vậy số bàn cần có ít nhất là: 
16 + 1 = 17(cái bàn)
 Đáp số: 17 cái bàn 
 Bài 3: gv hướng dẫn học sinh về nhà làm
Bài 3:
- Giúp học sinh xác định yêu cầu của bài, sau đó cho các em tự làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Chữa bài và giới thiệu hai cách vẽ:
+ Vẽ hai góc vuông có chung một cạnh của tứ giác.
+ Vẽ hai góc vuông không chung cạnh.
 Bài 4:
Bài 4:
- Tổ chức cho học sinh thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc. 
Đáp án:
- Tuyên dương tổ thắng cuộc.
4. Củng cố - Dặn dò: 4p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Chuẩn bị bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN SỐNG (Tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương.
KNS : như tiết 1
B/ Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: ( 1p) Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Nêu một số trò chơi nguy hiểm? 
3. Bài mới: 30p
a) Giới thiệu: Hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về Tỉnh (Thành phố) nơi các em đang sống.
Hoạt động 1:
- Nói về tỉnh (Thành phố) nơi bạn sinh sống.
Bước 1: 
- Giáo viên giao việc và bìa cứng.
- Giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm.
Bước 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và chỉ dẫn kể tên.
Bước 3: 
- Giáo viên cho học sinh đóng vai .
- Giáo viên bổ sung nhận xét .
Hoạt động 2: Vẽ tranh.
Bước 1:
- Giáo viên gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá 
Bước 2:
- Giáo viên nhận xét khen ngợi học sinh vẽ đẹp và đúng.
- Học sinh hát.
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 6 nhóm và học sinh quan sát hình trong SGK.
- Học sinh các nhóm trình bày mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. 
- Học sinh khác bổ sung. Nhóm trưởng nhận việc học sinh các nhóm làm việc.
- Học sinh tập trung tranh ảnh, bài báo và xếp đặt theo nhóm.
- Cử đại diện lên giới thiệu trước lớp.
- Học sinh chọn 1 bạn nhanh nhẹn làm hướng dẫn viên du lịch.
- Nói về các cơ quan ở tỉnh, thành.
- Học sinh lấy bút màu, giấy chuẩn bị. Học sinh vẽ về các cơ quan hành chính, văn hóa,
- Học sinh trình bày mô hình vẽ và tranh.
4. Củng cố - Dặn dò: 5p
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Về nhà tập vẽ lại bức tranh cho đẹp .
- Chuẩn bị bài: Các hoạt động thông tin liên lạc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 14(2).doc