Giáo án dạy Tuần 20 Lớp 4

Giáo án dạy Tuần 20 Lớp 4

Tập đọc:

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với ND tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

- Tự hào về truyền thống dân tộc

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh họa bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 20 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013
Tập đọc: 
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với ND tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống dân tộc
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
- Đọc Đ1 bài Bốn anh tài và TLCH: Tới nơi yêu tinh ở bốn anh em gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
- Đọc Đ1 bài Bốn anh tài: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Luyện đọc: 
- Chia đoạn: Gồm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu -> hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Tiếp đó -> hết
- Cho HS đọc các từ khó: Trang trí, sắp xếp, toả, khát khấu hao...
- YC HS đọc chú giải.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Trống đồng Đông Sơn đa số như thế nào?
- Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?
* HD đọc diễn cảm: 
- YC HS đọc nối tiếp.
- HD luyện đọc từ: Nổi bật -> nhân bản sâu sắc.
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt.
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Em hiểu được điều gì qua bài học hôm nay?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
- Đọc và trả lời.
- Đọc và trả lời.
- Đọc đoạn nối tiếp 2 lượt.
- Luyện đọc từ khó.
- Đọc phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc đoạn 1. Lớp đọc thầm.
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm....có gạc.
- 1 HS đọc đoạn 2. Lớp đọc thầm.
- Những hoạt động như: đánh cá, săn bắn, đánh trống....cảm tạ thần linh.
- Vì hình ảnh về hoạt động của con người là hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Các hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người.
- Vì trống đồng Đông Sơn là một cổ vật quí giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là bằng chứng nói lên rằng DT VN là một DT có nền văn hoá lâu đời, bền vững.
- 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn.
- Luyện đọc theo HD của GV.
- Thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
- TL.
Toán:
ph©n sè vµ phÐp chia sè tù nhiªn ( TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra: Biết được thương của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia. 
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài
II. CHUẨN BỊ:
Bộ đồ dùng học toán lớp 4, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
- Nhận xét và ghi điểm
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu ví dụ 1:
- GV HD HS tự nêu cách giải quyết vấn đề để dẫn tới nhận biết:
 quả cam 
* Giới thiệu ví dụ 2:
- Tương tự giúp HS nêu được: phân số
Có tử số = mẫu số -> Phấn số đó bằng 1. Phân số có tử số bé hơn mẫu số nên phân số đó bé hơn 1 và viết < 1
* Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
* ND mở rộng: YCHS khá giỏi làm bài 2
Bài 2: 
- Vẽ sẵn hình lên bảng.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yc bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1, 3 và nêu cách làm
- Lớp nhận xét
- HS nhận biết ăn 1 quả cam tức là ăn 4
phần hay ăn quả cam. Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần.
 Như vậy, Vân đã ăn tất cả 5 phần hay quả cam (HS sử dụng đồ dùng học tập để nhận biết).
- HS sử dụng hình vẽ như sgk để dẫn tới nhận biết: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam.
- HS trả lời câu hỏi để nhận biết:
+ quả cam là kq của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người. Ta có: 5 : 4 = 
+ quả cam gồm 1 quả cam và quả cam, do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam.
+ Ta viết : > 1. Nhận xét: phân số Có tử số lớn hơn mẫu số và phân số đó lớn hơn 1.
- HS tự làm bài vào vở, 1 số em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
; 8 : 5 = ; 9 : 11 = 
- HS QS hình rồi trả lời miệng :
a. Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1
b. Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2
- HS nêu yc của bài.
Lớp làm bài theo nhóm đôi, rồi chữa bài
a. < 1 ; < 1 ; < 1
b. = 1
c. > 1 ; > 1
Tập làm văn
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU: 
Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn nội dung dàn bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật.
+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.
+ Thân bài: 
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật (hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo,..)
- Tả nhũng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể kết hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật) 
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
- Yeâu caàu HS neâu laïi daøn baøi cuûa baøi vaên mieâu taû ñoà vaät.
- Coù maáy caùch môû baøi vaø keát baøi theo kieåu baøi vaên mieâu taû ñoà vaät ?
- Nhaän xeùt vaø tuyeân döông.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
* Gợi ý cách ra đề. 
- Bốn đề kiểm tra tập làm văn sau đây là những đề gợi ý. Dựa theo những đề bài đó GV ra đề cho học sinh viết bài. 
* Đề 1: Hãy tả một đồ vật em thích nhất ở trường (Chú ý mở bài theo cách gián tiếp)
* Đề 2: Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà (Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng)
* Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất 
(Chú ý mở bài theo cách gián tiếp)
* Đề 4: Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập hai của em (Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng)
* Thực hành:
- Treo bảng ghi dàn ý bài văn mieâu taû ñoà vaät.
- Cho HS thực hành viết.
- Theo dõi, giúp đỡ
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Yeâu caàu neâu laïi caùch laøm baøi vaên mieâu taû ñoà vaät.
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV: “Luyện tập giới thiệu địa phương”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện. 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
- 4 HS đọc.
- 1 HS đọc
+ Thực hiện viết bài văn miêu tả đồ vật theo các cách mở bài và kết bài như yêu cầu.
- HS nêu.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên. 
Thứ tư, ngày 30 tháng 01 năm 2013
Tập đọc
 CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của miền dân quê.( trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích) 
- GDBVMT: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước , thêm yêu quý môi trường thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh chợ Tết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Sầu riêng 
- Gọi 2,3 HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và ghi điểm từng hs.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
? Bức tranh vẽ cảnh gì? 
GV: đây là bức tranh minh họa một phiên chợ tết ở vùng trung du. Trong các phiên chợ thì đông vui nhất là chợ Tết. Hôm nay, các em sẽ được thưởng thức một bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ Tết ở vùng trung du qua bài thơ chợ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV chia đoạn .
Đoạn 1: Từ đầu  ra chợ tết.
Đoạn 2: Tiếp theo cười lặng lẽ.
Đoạn 3: Tiếp theo như giọt sữa.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- YC hs nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ chú giải sau bài.
- Lưu ý cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
c. Tìm hiểu bài 
- Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
- Mỗi người đến với phiên chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao? 
- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
 - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? 
- Bài thơ cho ta biết điều gì? 
d. Luyện đọc lại:
- HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng từ: Mắt trẻ con sáng lắm  đến hình tròn trái đất.
- GV nhận xét, ghi điểm 
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
? Em đã đi chợ Tết bao giờ chưa?
? Em thấy không khí lúc đó như thế nào?
+ GDBVMT: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ khu vực chợ luôn được sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường?
- GV giáo dục HS tham gia an toàn và giữ VS chợ.
- Dặn HS về xem luyện đọc.
- Chuẩn bị bài: Hoa học trò. 
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS đọc và trả lới câu hỏi 
- Vẽ cảnh chợ rất đông vui, nhộn nhịp.
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. (2-3 lựơt) 
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc theo cặp trước lớp.
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son.Những tia nắng nghịch ngợm cháy hoài trong ruộng lúa
+ dáng vẻ riêng : 
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon. 
- Các cụ già chống gậy bước lom khom. 
- Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ. 
- Em bé nép đầu bên yếm me.
- Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. 
+ Điểm chung giữa họ : ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. 
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy : trắng , đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng , tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc : hồng , đỏ, tía, thắm, son. 
* ND: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của miền dân quê.
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS học thuộc lòng một vài câu thơ yêu thích.
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS trả lời.
- Chúng ta không vứt rác bữa bãi ra khu vực chợ, bỏ rác đúng nơi quy định,
Toán
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thự tự từ bé đến lớn.
II -  ... t tranh, ghi lại kết quả
- HS nhận xét theo tiêu chuẩn đánh giá.
- Vài hs nhắc lại đặc điểm chung khi quan sát cây cối.
- HS nêu
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 06 tháng 03 năm 2013
Môn: Tập đọc
GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. ( trả lời các CH trong SGK).
* Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Ra quyết định.
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2.Kiểm tra: 
 Thắng biển
- GV yêu cầu 2– 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- GV nhận xét và chấm điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
GV đưa tranh minh hoạ và miêu tả những gì thể hiện trong bức tranh?
Tranh vẽ chú bé Ga-vrốt đang đi nhặt 
đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrốt là nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy-gô. Bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ là một trích đoạn của tác phẩm trên. 
b. Luyện đọc:
- Chia đoạn bài:
- Luyện đọc 
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý HS cách phát âm các tên riêng tiếng nước ngoài, kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài
+ Giọng Ăng – giôn - ra bình tĩnh.
+ Giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng.
+ Giọng Ga-vrốt luôn bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch.
Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. Đoạn cuối đọc chậm lại, giọng cảm động, ngưỡng mộ, thán phục chú bé thiên thần. 
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc lướt 
phần đầu truyện (từ đầu  bọn lính chết gần chiến luỹ) 
+ Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
- GV nhận xét và chốt ý 
* Đoạn 1 cho biết điều gì ?
- GV yêu cầu HS đọc thầm. 
đoạn tiếp theo  Ga-vrốt nói.
+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
- GV nhận xét & chốt ý. 
* Ý chính của đoạn 2 là gì ?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối 
+ Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần? 
- GV nhận xét & chốt ý. 
* Tìm ý chính đoạn 3?
* HS đọc thầm lại bài và tìm ND bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV hướng dẫn HS đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật trong truyện. 
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn  một cách ghê rợn). 
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- GV sửa lỗi cho các em.
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt? 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trả lời: Tranh vẽ một thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay. Những tiếng bom rơi, đạn nổ bên tai không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt chú bé.
- Lắng nghe.
- HS nêu:
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu. 
+ Đoạn 2: tiếp theo  Ga-vrốt nói. 
+ Đoạn 3: phần còn lại .
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
- 1HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu.
* Đoạn 1 cho biết do Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của kẻ địch. Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn của giặc, chơi trò ú tim với cái chết. 
* Lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- HS nêu. Dự kiến: Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần / Vì đạn đuổi theo Ga-vrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú như chơi trò ú tim với cái chết / Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được. 
* Lòng dũng cảm của Ga-vrốt, chú bé không sợ chết.
* Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
* HS đọc tiếp nối nhau đoạn truyện theo cách phân vai.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài theo cách phân vai) trước lớp.
- HS nêu. Dự kiến: Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng / Em rất khâm phục lòng dũng cảm của cậu bé Ga-vrốt  
- Ga-vrốt là cậu bé anh hùng. Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện phép chia hai phân số.
- Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.
- Biết tìm phân số của một số.
- BT1c; 2c; BT3 HS khá, giỏi làm.
II. CHẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra: 
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Thực hành
Bài tập 1: Tính 
- Bài tập này có ý định nêu hiện tượng sau: Khi đổi chỗ hai phân số trong phép chia đã cho thì được phân số đảo ngược với kết quả của phép chia đã cho.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài tập 2: Tính theo mẫu 
Trường hợp số tự nhiên chia phân số: 
+ Cần giải thích trước khi thực hiện theo mẫu:
- Đây là trường hợp phân số chia cho số tự nhiên.
- Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 
- Thực hiện phép chia hai phân số. 
 ()
Bài tập 3:Tính ( HS khá, giỏi làm)
- GV hỏi lại cách thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- GV hướng dẫn cách làm 
- GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 4:
- Các hoạt động giải toán:
- Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Phân tích: 
-Tính chiều rộng 
- Tính chu vi
- Tính diện tích 
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
- HS sửa bài.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện phép chia.
- HS làm bài.
a.
 b.
 c.1: 
- HS làm bài.
- HS sửa.
M: 
a.
b.
c.=
- 2HS làm bài.
- HS sửa bài.
a.
b.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày bài giải. 
	Giải 
Chiều rộng của mảnh vườn là:
60 x = 36 (m)
Chu vi của mảnh vườnlà:
(60 + 36)x 2 = 192(m)
Diện tích của mảnh vườn là:
60 x36 = 2160(m2)
Đáp số: Chu vi: 192m
 Diện tích: 2160 m2
Tập làm văn
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.
 II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về một cái cây mà em định tả.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Một bài văn miêu tả cây cối gồm những bộ phận nào?
- Có những cách kết bài nào?
* Trong TLV hôm nay, các em sẽ thực hiện viết đoạn văn kết bài theo cách mở rộng và không mở rộng để chuẩn bị tôt cho bài văn viết.
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.
- Thảo luận theo cặp đôi.
- GV nhận xét kết luận:
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và cho hs đọc thầm lại nội dung yêu cầu, trả lời câu hỏi vào nháp.
- Gọi hs nêu lại câu trả lời.
- Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
- GV cho hs nhắc lại “Thế nào là kết bài mở rộng?”
- GV yêu cầu hs tự viết đoạn kết bài mở rộng vào nháp.
- GV cho hs đọc lại đoạn vừa viết.
- Cả lớp, gv nhận xét tuyên dương.
Bài 4:
- GV gọi hs đọc 3 đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Gọi vài hs cho biết trong 3 loại cây trên, cây nào em đã thấy gần gũi, trồng ở nơi em sống.
- GV yêu cầu hs tự viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho cây vừa chọn.
- Gọi hs trình bày đọan viết
- Cả lớp, gv nhận xét, góp ý cho nhau.
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
- Gọi hs nhắc lại 2 cách kết bài, đọc vài bài theo kiểu mở rộng hay đúng yêu cầu cho cả lớp nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả cây cối.
- 3 HS đọc đoạn mở bài của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Có 2 cách kết bài là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Đại diện vài nhóm nêu
- Đoạn a,b để kết bài. Đoạn a nói lên tình cảm của người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên lợi ích và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.
-Vài hs đọc to.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
VD:
a. Em quan sát cây bàng.
b. Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.
c. Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.
a. Em quan sát cây cam.
b. Cây cam cho quả ăn.
c. Cây cam này do ông em trồng ngày còn sống. Mỗi lần nhìn cây cam em lại nhớ ông.
- HS giơ tay.
- HS bổ sung ý kiến.
VD: Em rất yêu cây bàng ở trường em. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Nó không những là cái ô che nắng, che mưa cho chúng em, lá bàng dùng để gói xôi, cành để làm chất đốt, quả bàng ăn chan chát, ngòn ngọt, bùi bùi, thơm thơm. Cây bàng là người bạn gắn bó với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò chúng em.
+ Em thích cây phượng lắm. Cây phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm cho phong cảnh trường em thêm đẹp. Những trưa hè mà được ngồi dưới gốc cây phượng hóng mát hay ngắm hoa phượng thì thật là thích.
- 1HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS tự viết vào nháp.
- Vài hs đọc đoạn viết 
- Vài hs nêu ý kiến.
- 3 hs nhìn bảng đọc to.
- HS nêu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4Tuan 20.doc