Tiết 1: RA BÌA
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm vị trí, giới hạn, hình dạng, diện tích nước Việt Nam và hiểu được những thuận lợi về vị trí lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng: - Chỉ được giới hạn, mô tả vị trí , hình dạng nước ta ; nhớ diện tích của Việt Nam.
3. Thái độ: - Tự hào về Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Quả Địa cầu (cho mỗi nhóm)
+ 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK)
+ 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Học sinh: SGK
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HỌC KỲ I Năm học: 2008 - 2009 MỤC LỤC RA BÌA TIẾT TÊN BÀI DẠY NGÀY DẠY Trang NĂM1 NĂM2 01 Việt Nam - đất nước chúng ta / / / / 3 02 Địa hình và khoáng sản / / / / 5 03 Khí hậu / / / / 7 04 Sông ngòi / / / / 9 KÝ DUYỆT 12 05 Vùng biển nước ta / / / / 13 06 Đất và rừng / / / / 15 07 Ôn tập / / / / 17 08 Dân số nước ta / / / / 19 KÝ DUYỆT 21 09 Các dân tộc,sự phân bố dân cư / / / / 22 10 Nông nghiệp / / / / 24 11 Lâm nghiệp và thủy sản / / / / 29 12 Công nghiệp / / / / 31 KÝ DUYỆT 35 0 13 Công nghiệp (tt) / / / / 36 14 Giao thông vận tải / / / / 40 15 Thương mại và du lịch / / / / 43 16 Ôn tập / / / / 45 17 Châu Á / / / / 47 18 Châu Á (tt) / / / / 50 KÝ DUYỆT 53 Tiết 1: RA BÌA VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm vị trí, giới hạn, hình dạng, diện tích nước Việt Nam và hiểu được những thuận lợi về vị trí lãnh thổ nước ta. 2. Kĩ năng: - Chỉ được giới hạn, mô tả vị trí , hình dạng nước ta ; nhớ diện tích của Việt Nam. 3. Thái độ: - Tự hào về Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Quả Địa cầu (cho mỗi nhóm) + 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK) + 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: - Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và hường dẫn phương pháp học bộ môn - Học sinh nghe hướng dẫn 3. Giới thiệu bài mới: - Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiẻu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta. - Học sinh nghe 4. Phát triển các hoạt động: 1. Vị trí địa lí và giới hạn * Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc theo cặp) - Hoạt động nhóm đôi, lớp Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, trực quan Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1/ SGK và trả lời vào phiếu học tập. - Học sinh quan sát và trả lời. - Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào ? - Đất liền, biển, đảo và quần đảo. - Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ. - Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào ? - Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia - Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? - đông, nam và tây nam - Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? - Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Côn Đảo ... - Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Giáo viên chốt ý Bước 2: + Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ + Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp. + Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời Bước 3: + Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trong quả địa cầu + Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu - Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ? - Vừa gắn vào lục địa Châu A vừa có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ và đường biển. Giáo viên chốt ý ( SGV/ 78) 2. Hình dạng và diện tích * Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm) - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải Bước 1: + Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6 nhóm + Học sinh thảo luận - Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ? - Hẹp ngang , chạy dài và có đường bờ biển cong như chữ S - Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ? - 1650 km - Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? - Chưa đầy 50 km. - Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? - 330.000 km2 - So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu. + So sánh: S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam < S.Nhật < S.Trung Quốc. Bước 2: + Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn thiện câu trả lời. + Học sinh trình bày. - Nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt ý. - HS hình thành ghi nhớ. * Hoạt động 3: Củng cố. - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. Phương pháp: Trò chơi học tập, thảo luận nhóm. - Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Dán 7 bìa vào lược đồ khung. - Học sinh tham gia theo 2 nhóm, mỗi nhóm 7 em. - Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc. - Học sinh đánh giá, nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò - Chuẩn bị: “Địa hình và khoáng sản” - Nhận xét tiết học ________________________________________ Tiết 2 : RA BÌA ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản nước ta. 2. Kĩ năng: Kể tên và chỉ được vị trí những dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xit, dầu mỏ. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Các hình của bài trong SGK được phóng lớn - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và khoáng san Việt Nam. - Trò: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - VN – Đất nước chúng ta - Học sinh nghe hướng dẫn 3. Giới thiệu bài mới: “Tiết Địa lí hôm nay giúp các em tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm chính về địa hình và khoáng sản của nước ta”. - Học sinh nghe 4. Phát triển các hoạt động: 1 . Địa hình * Hoạt động 1: (làm việc cá nhân) - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, trực quan, hỏi đáp - Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1/SGK và trả lời vào phiếu. - Học sinh đọc, quan sát và trả lời - Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. - Học sinh chỉ trên lược đồ - Kể tên và chỉ vị trí trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Trong đó, dãy nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hướng vòng cung? - Hướng TB - ĐN: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. - Hướng vòng cung: Dãy gồm các cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta. - Đồng bằng sông Hồng ® Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long ® Nam bộ. - Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta. - Trên phần đất liền nước ta ,3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa. Giáo viên sửa ý và chốt ý. - Lên trình bày, chỉ bản đồ, lược đồ 2 . Khoáng sản * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng giải, bút đàm - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp - Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? + than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit... - Hoàn thành bảng sau: Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A-pa-tit Sắt Bô-xit Dầu mỏ - Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện nhóm trả lời - Học sinh khác bổ sung Giáo viên kết luận : Nước ta có nhiều loại khoáng sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, đồng , thiếc, a-pa-tit, bô-xit . * Hoạt động 3: ( làm việc cả lớp) - Hoạt động nhóm đôi, lớp Phương pháp: Thực hành, trực quan, hỏi đáp - Treo 2 bản đồ: + Địa lí tự nhiên Việt Nam + Khoáng sản Việt Nam - Gọi từng cặp 2 học sinh lên bảng, mỗi cặp 1 yêu câu: - Học sinh lên bảng và thực hành chỉ theo cặp. VD: Chỉ trên bản đồ: + Dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Đồng bằng Bắc bộ. + Nơi có mỏ a-pa-tit. + Khu vực có nhiều dầu mỏ. - Tuyên dương, khen cặp chỉ đúng và nhanh. - Học sinh khác nhận xét, sửa sai. Tổng kết ý - Nêu lại những nét chính về: + Địa hình Việt Nam + Khoáng sản Việt Nam 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Khí hậu” - Nhận xét tiết học ___________________________________________ Tiết 3 : RA BÌA KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm sơ lược đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Chỉ trên bản đồ ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam. - Bước đầu biết giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam. - Nêu được các mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam. - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. 3. Thái độ: Nhận thức được những khó khăn của khí hậu nước ta và khâm phục ý trí cải tạo thiên nhiên của nhân dân ta. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, khí hậu Việt Nam. - Trò: Quả địa cầu - Tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt hoặc hạn hán III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Địa hình và khoáng sản - Nêu yêu cầu kiểm tra: 1/ Nêu đặc điểm về địa hình nước ta. - HS trả lời, kết hợp chỉ lược đồ, bản đồ. 2/ Nước ta có những khoáng sản chủ yếu nào và vùng phân bố của chúng ở đâu? - Lớp nhận xét, tự đánh giá. Giáo viên nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: “Tiết Địa lí hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm của khí hậu”. - ... lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á. Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á. Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ tự nhiên châu Á. Quả địa cầu. Tranh ảnh về một số quanh cảnh thiên nhiên của châu Á. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ỔN ĐỊNH - Hát vui. BÀI CŨ - Gọi 2 – 3 HS đọc thuộc lòng nội dung bài học và trả lời các câu hỏi cuối bài. - 2 – 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng nội dung bài học và kết hợp trả lời các câu hỏi SGK bài học trước. BÀI MỚI - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. - Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. HOẠT ĐỘNG 1 VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN Bước 1: - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm theo gợi ý: + Vị trí địa lí và giới hạn châu Á? (+ Đọc đủ tên 6 châu và 4 đại dương. + Cách mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Á: nhận biết chung về châu Á (gồm phần lục địa và các đảo xung quanh) ; nhận xét giới hạn các phía của châu Á. - Nhận xét về vị trí địa lí châu Á? - Giới thiệu sơ lược các đới khí hậu khác nhau của Trái Đất.) - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận. - Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi trong SGK về tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất. Bươc 2: - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc kết hợp chỉ vị trí và giới hạn của châu Á trên bản đồ treo tường. - Phiá bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phiá tây và tây nam giáp châu Âu và châu Phi. - Trải dài từ vùng gần cực Bắc đến quá Xích đạo. - Châu Á có đủ các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc ; có 3 phiá giáp biển và đại dương. HOẠT ĐỘNG 2 DIỆN TÍCH Bước 1: - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - HS thảo luận theo cặp các ý sau: - Dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu và câu hỏi hướng dẫn trong SGK để nhận biết châu Á có diện tích lớn nhất thế giới. Bước 2 : - Giúp học sinh hoàn thiện các ý câu trả lới. - Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. - So sánh diện tích châu Á với các châu lục khác? Kết luận: Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. - Châu Á lớn nhất, lớn gấp 5 lần châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. HOẠT ĐỘNG 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - Hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm. Bước 1: - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Học sinh quan sát hình 3 sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của châu Á. Bước 2: - Sau khi học sinh tìm đủ 5 chữ, giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo tìm đúng các chữ a,b,c,d,đ tương ứng với cảnh thiên nhiên ở các khu vực trên. Gợi ý: Khu vực Tây nam Á chủ yếu có núi và sa mạc. - 2,3 học sinh đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ. Sau đó học sinh nêu tên theo kí hiệu a,b,c,d,đ của hình 2 rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vựa trên hình 3, cụ thể: a)Vịnh biển (Nhật bản) khu vực Đông Á. b)Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) khu vực Trung Á. c)Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) khu vực Đông Nam Á. d)Rừng Tai ga (LB Nga) khu vực Bắc Á. đ)Dãy núi Hy-ma-lay-a (Nê-pan) ở Nam Á. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm. - Đọc SGK và hoàn thành bài tập. - Mời đại diện các nhóm báo cáo. - Báo cáo kết quả làm việc. Trình bày theo mẫu câu: Khu vực Bắc Á có rừng tai ga, cây mọc thẳng tuyết phủ. - Vì sao có tuyết? -Vì có khí hậu khắc nghiệt, có muà đông lạnh dưới 00C nên có tuyết rơi. - Kết luận: Châu Á có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. - Theo dõi và nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu Á . HOẠT ĐỘNG 4 NÚI - ĐỒNG BẰNG - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. + Quan sát hình 3; ghi tên núi, đồng bằng và tập đọc thầm. - Làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV. - Gọi HS báo cáo kết quả làm bài. - 2 – 3 HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng đã ghi chép. - Sửa cách đọc của HS nếu sai. - Lắng nghe. - Giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng rộng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. - Sửa bài của mình nếu sai. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Goi5 HS trả lời lại các câu hỏi của SGK. - Trả lời. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Tuần: 18. RA BÌA CHÂU Á (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết: Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của ngưòi dân châu Á và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này. Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ Tự nhiên châu Á. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC ỔN ĐỊNH - Hát vui. BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng kiểm tra. - 2 – 3 HS trả bài. BÀI MỚI - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. - Theo dõi và xác định nhiệm vụ tiết học. HOẠT ĐỘNG 1 NGƯỜI DÂN Ở CHÂU Á Bước 1: - Yêu cầu HS làm việc cả lớp. - Làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17. - So sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác? - Châu Á có số dân đông nhất thế giới. - So sánh diện tích châu Á và châu Mỹ? - Diện tích châu Á chỉ hơn diện tích châu Mỹ 2.000.000km2 nhưng dân số đông gấp trên 4 lần. Gợi ý: Dân số châu Á rất đông, phải giảm mức độ gia tăng dân số để tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Bước 2: - Người dân châu Á thuộc chủng tộc da vàng. Người dân sống ở các khu vực khác nhau, có màu da, trang phục khác nhau. Bước 3: - Lí do sự khác nhau về màu da: Do họ sống ở các khu vực có khí hậu khác nhau. người dân ở khu vực có khí hậu ôn hòa thường có màu da sáng, người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn. - Người Việt Nam thuộc chủng tộc da vàng (Mông-gô-lô-ít). Dù có hình dáng khác nhau, mọi người đều có quyền sống và học tập, lao động như nhau. - Đọc đoạn văn ở mục 3 và quan sát hình 4. Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới.Phần lớn dân cư châu Á thuộc chủng tộc da vàng, sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. - Lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - Yêu cầu HS cả lớp sau đó làm việc theo nhóm. Bước 1: - Yêu cầu HS làm việc cả lớp. - Đọc bảng chú giải và quan sát hình 5 để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á. Bước 2: - Yêu cầu HS làm việc cả lớp. - Lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô... Bước 3: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Làm việc theo nhóm nhỏ với hình 5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á. - Lúa gạo được trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ca-dắc-xtan ; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, Ấn Độ ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á ; sản xuất ô tô ở Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Bước 4: - GV Bổ sung: Một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp: chè, cà phê...hoặc chăn nuôi và chế biến thủy hải sản. - Theo dõi. - Giải thích lí do trồng lúa gạo? - Là loại cây cần nhiều nước, nhiệt độ, cần nhiều công chăm sóc nên thường tập trung ở đồng bằng châu thổ vùng nhiệt đới, nơi sẵn nước và dân cư đông đúc. Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là luá gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp ; khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô... - Theo dõi. HOẠT ĐỘNG 3 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á - Yêu cầu học sinh làm việc cả lớp. - Quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18. Bước 1: - Xác định lại vị trí khu vực Đông Nam Á, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực. - Khu vực Đông Nam Á có đường xích đạo chạy qua. - Theo dõi. - Nhận xét về khí hậu và loại rừng chủ yếu ĐNÁ. - Suy luận để nắm được đặc điểm khí hậu (nóng) và loại rừng chủ yếu của Đông Nam Á (rừng rậm nhiệt đới). Bước 2: - Nhận xét về địa hình. - Nuí là chủ yếu, có độ cao trung bình ; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển. Bước 3: - Nhận xét về hoạt động kinh tế. - Liên hệ các hoạt động các hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất luá gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là ngành quan trọng của các nước Đông Nam Á - Xin-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển. Kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều luá gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Gọi HS trả lời lại các câu hỏi trong SGK. - Trả lời các câu hỏi ở SGK - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. DUYỆT
Tài liệu đính kèm: