Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 1 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 1 (Buổi sáng)

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( TRANG 3 )

A. Mục tiêu:

- Biết đếm, đọc ,viết các số đến 100; Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số ; số lớn nhất có một chữ số; Số bé nhất có một chữ số ;số lớn nhất có hai chữ số , số bé nhất có hai chữ số; số liền trước ,số liền sau.

- Vận dụng đọc ,viết thành thạo các số đến 100.

- Giáo dục lòng say mê học toán.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ kẻ sẵn bài 2

C. Các hoạt động dạy- học:

 I.Kiểm tra:

- Kiểm tra sách vở HS

- Nhận xét

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 1 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
 Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Chào cờ 
Tập trung toàn trường
Toán
Tiết 1: Ôn tập các số đến 100 ( Trang 3 )
A. Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc ,viết các số đến 100; Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số ; số lớn nhất có một chữ số; Số bé nhất có một chữ số ;số lớn nhất có hai chữ số , số bé nhất có hai chữ số; số liền trước ,số liền sau.
- Vận dụng đọc ,viết thành thạo các số đến 100.
- Giáo dục lòng say mê học toán. 
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bài 2
C. Các hoạt động dạy- học:
 I.Kiểm tra:
- Kiểm tra sách vở HS
- Nhận xét
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu, ghi bài
- Nêu mục tiêu giờ học.
 2. Hướng dẫn luyện tập
*Bài tập 1( Tr 3 ):
- Gọi HS đọc đề bài
- Nêu tiếp các số có một chữ số:
 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- GV nêu yêu cầu
-Viết số bé nhất có một chữ số
- Số lớn nhất có một chữ số
* KL: Có 10 số có 1 chữ số,số 0 là số nhỏ nhất có 1 chữ số,số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số
*Bài 2( Tr 3 ):
- Gọi HS đọc đề
- GV hướng dẫn: Nêu tiếp các số có 2 chữ số vào bảng
b. Viết số bé nhất có 2 chữ số
c. Viết số lớn nhất có 2 chữ số
* KL: Số 10 là số nhỏ nhất có 2 chữ số, số 99 là số lớn nhất có 2 chữ số
 *Bài 3 :
 Gọi HS đọc đề
- GV vẽ 3 ô vuông liền nhau
- Viết số liền sau số 39?
- Viết số liền trước số 90?
- Viết số liền trước số 99?
- Viết số liền sau số 99?
- GV nhận xét ,động viên củng cố về số liền trước, số liền sau.
III. Củng cố 
- Thi tìm nhanh số liền trước, liền sau 
 các số bất kỳ VD 60; 98.? 
IV. Dặn dò:
- Về nhà làm bài VBT
- 2 HS đọc đề
- HS viết tiếp vào bảng con
- HS đọc theo thứ tự: Từ bé đến lớn
 Từ lớn đến bé
- HS viết bảng : 0
- Số 9
- 2 HS đọc 
- HS làm vào bảng, đọc thứ tự các số theo thứ tự từng dòng số
- Viết bảng con: số 10
- Số 99
- 2 HS đọc 
- Cả lớp làm nháp
- 2 HS làm bảng lớp
- HS chơi trò chơi cá nhân
Tập đọc 
 Tiết 1+2: Có công mài sắt có ngày nên kim (T4 )
A. Mục tiêu:
+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
 - Đọc đúng rõ ràng toàn bài ; Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy; Biết phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật
+ Rèn kỹ năng đọc - hiểu 
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công ( trả lời được các câu hỏi trong bài ) 
- HS khá ,giỏi: Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim
B. Đồ dùng dạy- học:
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng
+ Học sinh: SGK 
C. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
 I. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách, vở, đồ dùng của HS 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- 1 hoặc 2 HS đọc tên 8 chủ điểm ( HS khác đọc thầm ) 
- Tranh vẽ những ai ? 
- Họ đang làm gì ? 
- GV giới thiệu bài ( ghi tên bài lên bảng)
2. Luyện đọc đoạn 1,2
* GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt ( đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật )
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1,2 kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV uốn nắn cách đọc cho các em
- HD HS đọc đúng các từ ngữ khó
- Từ ngữ có vần khó: Quyển, nguệch ngoạc
- Từ ngữ khó phát âm: làm, lúc, nắn nót....
* Đọc từng đoạn
- GV HD HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới, được chú giải cuối bài
- Yêu cầu HS thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá
3 .HD tìm hiểu đoạn 1,2
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm đoạn - Trả lời câu hỏi
- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào ? 
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? 
- GV cho HS xem một cái kim khâu, một thỏi sắt và hỏi : Chiếc kim so với thỏi sắt như thế nào ? Để mài được thỏi sắt thành chiếc kim khâu có mất nhiều thời gian không ?
+ GV hỏi thêm
- Cậu bé có tin là từ một thỏi sắt mài được chiếc kim không ? 
- Vì sao cậu bé không tin là từ thỏi sắt mài thành được chiếc kim nhỏ? 
Tiết 2
4.Luyện đọc đoạn 3,4
* GV HD HS đọc từng câu
- GV uốn nắn cho HS
- HS đọc đúng các từ khó: 
- Các từ có vần khó: hiểu, quay... 
- Các từ khó phát âm: nó sẽ sắt .....
* GV HD HS đọc từng đoạn
- GV HD HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, thể hiện tình cảm qua giọng đọc
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong từng đoạn được chú giải cuối bài
* HD HS đọc từng đoạn trong nhóm
- GV HD các nhóm đọc
* Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn ) 
- GV nhận xét, đánh giá
* Cả lớp đọc đồng thanh ( đoạn 3,4 )
5. HD tìm hiểu đoạn 3,4
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi, lớp đọc thầm, trả lời
- Bà cụ giảng giải như thế nào ? 
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? 
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
- GV yêu cầu HS nói lại câu: 
- Có công mài sắt có ngày nên kim 
- GV chốt lại ý đúng nhất 
6. Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài
- Đọc phân vai
- GV nhận xét
III. Củng cố:
- Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
- GV nhận xét tiết học.
IV. Dặn dò:
- yêu cầu HS về nhà đọc kỹ lại chuyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau.
- HS mở mục lục sách-nêu các chủ điểm
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
( bàn, tổ ) 
- HS khác nghe góp ý
- Thi đọc giữa các nhóm ( đồng thanh, cá nhân ) 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
- HS đọc thầm từng đoạn 
- Trao đổi nội dung theo câu hỏi cuối bài
- Lúc đầu cậu bé học hành lười biếng chểnh mảng , chóng chán 
- Bà cụ mài thỏi sắt thành một cái kim khâu
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- Vì Cậu bé ..thành kim được 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong đoạn 3,4
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 3,4
- Từng HS đọc trong nhóm ( bàn, tổ )
- HS khác nghe, góp ý
- Các nhóm thi đọc ( ĐT, CN ) 
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn
- Trao đổi nội dung theo câu hỏi cuối bài
- Mỗi ngày thành tài 
- Lúc này cậu bé tin lời bà cụ nên mới quay về học hành chăm chỉ 
- Có công mài sắt có ngày nên kim .
- Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công
- HS nêu theo ý hiểu của mình
- 2 HS đọc
- 1 nhóm phân vai đọc lại câu chuyện.
- Vài HS nêu
 Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
ổn định tổ chức
Sĩ số:
Toán
 Tiết 2: ôn tập các số đến 100 ( Tiếp theo ) / T4
A. Mục tiêu:
- Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số tròn chục và số đơn vị, thứ tự của các số; Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
- Vận dụng đọc, viết thành thạo các số đến 100.
- Giáo dục yêu thích môn toán.
- HS K- G: Nêu được cách so sánh các số trong phạm vi 100.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Kẻ, viết sẵn bảng bài 1
HS :Bảng con, bảng nhóm, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra :
- Nêu số bé nhất,lớn nhất có một chữ số?
- Nêu số bé nhất,lớn nhất có hai chữ số ?
- GV nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bài
2.Dạy - học bài mới
* Bài 1(4): Viết ( Theo mẫu)
- GV hướng dẫn làm dòng 1
- Hướng dẫn HS làm: 85 = 80 + 5 
chục
đơn vị
Viết số
Đọc số
8
3
7
9
5
6
1
4
85
36
71
94
Tám mươi lăm
Ba mươi sáu
Bảy mươi mốt
Chín mươi tư
- Nêu vị trí từng hàng và cách đọc số?
- Hướng dẫn HS làm: 85 = 80 + 5 
- GV nhận xét, chữa: 
 85 = 80 + 5 ; 71 =70 +1; 
 36 =30 + 6 ; 94 =90 + 4
-KL: chữ số bên trái chỉ hàng chục, bên phải chỉ hàng đơn vị; đọc, viết từ trái sang phải
- GV củng cố đọc, viết, phân tích số
* Bài 2(4) : Viết các số 57,98,61,88,74,47 theo mẫu: 57= 50 + 7
- GV cùng HS chữa bài - nhận xét
* Bài 3: ( tr 4) So sánh các số
- GV hướng dẫn HS làm theo nhóm đôi
- Gọi nhóm chữa bài
- Vì sao lại điền dấu >, < hoặc =
+ KL: So sánh từ hàng cao đến hàng thấp
 * Bài 4: ( tr 4)
- GV hướng dẫn HS tự làmvở
- GV chấm , chữa bài 
*Bài 5: 
- Để viết đúng ta cần làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
- Chữa bài: 67,70,76,80,84,90,93,98,100 
III. Củng cố:
- Nêu cách so sánh số có 2 chữ số? 
- Khen những em có tinh thần học tốt.
IV. Dặn dò:
- Làm các bài tập trong vở bài tập.
+ HS trả lời
- Nêu yêu cầu
- HS quan sát SGK, 1 HSG làm mẫu
- Cá nhân nối tiếp điền và đọc số
- HS KG: Hàng nhỏ nhất là đơn vị đứng phải, hàng lớn tiếp theo đứng trái, đọc và viết từ hàng cao đến hàng thấp.
- HS nêu bài toán
- 1 HS làm bảng phụ
- Cả lớp làm bảng con
-Nêu yêu cầu
- HS làm bảng nhóm :
34 < 38 68 = 68
27 85
72 > 70 40 + 4 = 44
- HSKG trả lời
+ HS nêu yêu cầu bài toán 
- HS làm vở
- 1 HS chữa bài : 28,33,45,54
 54,45,33,28
+ HS nêu yêu cầu bài toán
- Biết so sánh các số
- 2 HS thi làm nhanh vào 2 bảng nhóm
-Lớp cổ vũ, nhận xét 
- HS KG trả lời
Mĩ thuật
( Đ/c Xuân soạn và dạy)
Kể chuyện
 Tiết 1: có công mài sắt, có ngày nên kim ( T 5 )
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HSKG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS tính kiên trì, yêu thích môn kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 tranh minh hoạ
- Đồ dùng, trang phục cho HS đóng vai
C.Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kiểm tra SGK
II. Bài mới:
* Giới thiệu - ghi bài
- Truyện ngụ ngôn vừa học là gì?
- Em học được gì qua câu chuyện?
- Nêu mục tiêu giờ học
* Hướng dẫn kể chuyện:
a- Kể từng đoạn theo tranh
- GV nêu yêu cầu
* Kể trong nhóm:
-GV chia nhóm: Mỗi bàn là 1 nhóm
-Hướng dẫn kể:
+ Tranh1: Cậu bé đang làm gì?
- Cậu còn đang làm gì nữa?
- Cậu có chăm học không?
- Thế còn viết thì sao? Cậu chăm viết bài không?
+ Tranh 2: Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?
- Cậu hỏi bà cụ điều gì?
- Bà cụ trả lời ra sao?
- Sau đó cậu bé nói gì với bà cụ?
+ Tranh 3: Bà cụ giảng giải như thế nào?
+ Tranh 4: Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải?
* Kể trước lớp:
- GV nêu yêu cầu
- GV cùng HS nhận xét theo các tiêu chí sau: Về nội dung kể, cách diễn đạt, cách thể hiện ( khuyến khích kể tự nhiên theo lời HS )
b.Kể toàn bộ truyện:
- GV hướng dẫn kể
- GV cùng lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu phân vai
- Hình thức phân vai , dựng truyện
- Lần 1: GV làm người dẫn chuyện
- Lần 2: 3 HS phân vai kể chuyện
- Lần 3: Kể kèm động tác, điệu bộ.
III.Củng cố:
- Nêu lại lời khuyên của truyện?
IV. Dặn dò:
-Về tập kể lại cho gia đình nghe.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HSKG trả lời
-HS chia nhóm 2
-HS quan sát tranh trang 5
-Đọc gợi ý dưới tranh
-Kể trong nhóm dựa vào câu hỏi gợi ý
-Từng nhóm kể theo đoạn trước lớp
-Lớp nhận xét
- HSKG kể toàn bộ truyện hoặc kể nối tiếp theo đoạn
-HS tập phân vai
+ Giọng người hướng dẫn: Thong thả, chậm
+Giọng c ... 
*Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát lớp 1
- GV cho HS cả lớp ôn lại các bài hát đã học ở lớp 1:
 +Quê hương tươi đẹp( Dân ca Nùng)
+Mời bạn vui múa ca( Phạm Tuyên)
+Tìm bạn thân( Việt Anh)
+Lý cây xanh( DC Nam Bộ)
+Đàn gà con( Phi- líp-pen-cô)
+Sắp đến tết rồi( Hoàng Vân)
+Bầu trời xanh( Nguyễn Văn Quỳ)
+Tập tầm vông (Lê Hữu Lộc)
+Quả( Xanh Vanh)
+Hoà bình cho bé( Huy Trân)
+Đi tới trường( Đức Bằng)
 +Năm ngón tay ngoan( Trần Văn Thụ)
-GV nhận xét động viên các em.
* Hoạt động 2: Nghe Quốc ca
-GV hát mẫu bài Quốc ca 
- Bài Quốc ca được hát khi nào?
- Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào?
- GV hô nghiêm cho HS tập chào cờ, nghe hát Quốc ca
III.Củng cố:
-HS hát lại bài: “Tập tầm vông”.
IV. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại, chuẩn bị bài sau.
-HS nhắc lại các bài đã học ở lớp 1
-HS hát đồng ca từng bài vừa hát vừa vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca
-HS hát vận động phụ hoạ
-HS hát biểu diễn 
- HS nghe
- Khi chào cờ
- Đứng nghiêm trang không cười đùa
-HS tập chào cờ
 Chính tả ( nghe viết )
 Tiết 2: Ngày hôm qua đâu rồi ?(T11)
A. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài : Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ; Làm được bài 3, bài 4, BT(2)a, b
- HSKG: Trình bày đúng, viết đúng mẫu chữ, sạch đẹp
- Rèn tính cẩn thận, kiên trì cho HS
B. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 3
HS: VBT
C .Các hoạt động dạy- học:
I . Kiểm tra bài cũ:
+ GV cho 2 HS viết: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên
- GV nhận xét
+ Gọi 3 HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu, mục đích của bài
2. HD nghe viết
* HD HS chuẩn bị
+ GV đọc 1 lần khổ thơ
 - Khổ thơ này là lời của ai nói với ai ? 
 - Khổ thơ này có mấy dòng ?
 - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào ?
 - Cách viết 1 khổ thơ này ? 
* GV đọc cho HS viết 
- GV đọc thong thả từng dòng thơ
- GV theo dõi uốn nắn 
- GV đọc lại cả bài cho HS soát lỗi
* Chấm, chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét 
3 HD làm bài tập chính tả
*Bài 2: 
- Hướng dẫn làm bài
- Chữa bài:
a.Quyển lịch ; chắc nịch
 Nàng tiên ; làng xóm
b. Cây bàng, cái bàn
 Hòn than, cái thang
*Bài 3:
- Bài yêu cầu điền cái gì?
 - GV nhận xét
* Học thuộc bảng chữ cái
 - GV xoá dần bảng cột 2
 - GV xoá dần bảng cột 3
 - GV xoá bảng
III. Củng cố:
- Đọc tên 10 chữ cái.
- GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò:
-Về viết bài ở nhà. 
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- a, ă, â,b, c, d, đ, e, ê.
- HS nghe
+ 3, 4 em đọc lại - lớp đọc thầm
 - Lời của bố nối với con
 - Có 4 dòng
 - Viết hoa
 - Bắt đầu viết vào ô thứ 3
+ HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai
+ HS viết bài
+ Gạch chân từ viết sai, viết bằng chì vào cuối bài
- Nêu yêu cầu
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
- Nhận xét bài bạn 
- Vài em nối tiếp nhau viết lại
- 1 HS đọc lại bài
- Đọc yêu cầu
-HS điền vào bảng phụ và vở bài tập, đọc lại tên 10 chữ cái
- Thi đọc thuộc lòng tên 10 chữ cái
- 1HS
 Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011( Nghỉ quốc khánh)
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 ( Nghỉ khai giảng)
 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011( Học bài thứ sáu 2/9)
ổn định tổ chức: Hát
Sĩ số:
 Toán
 Tiết 5: Đề- xi- mét ( T7)
A. Mục tiêu:
- Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa 
đề- xi- mét và xăng-ti-mét, ghi nhớ 1dm = 10 cm; Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm ; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản ; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm.
- HSKG: Đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đêximet: Làm bài 3
- Giáo dục HS kĩ năng đo và ước lượng trong cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Một băng giấy có chiều dài 10cm
 Thước thẳng dài 2dm hoặc3dm với các vạch chia thành từng xăngtimet
HS : Thước có chia vạch xăngtimet
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
 25 63 4 4
+ + + +
 31 5 23 20 
 ...... ...... ....... ......
- GV nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
1.HĐ 1 Giới thiệu đơn vị đo độ dài Đề-xi-met(dm) 
- GV yêu cầu HS đo độ dài băng giấy 10cm
- Băng giấy dài mấy xăngtimet ?
- 10 xăng-ti-met còn gọi là 1 đê-xi-met
- Đê-xi-met viết tắt là dm
 10cm = 1dm
 1dm = 10cm
- GV gọi một vài HS nêu lại 
+ GV HD HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 2dm, 3dm trên một thước thẳng
2.HĐ 2: Thực hành
*Bài 1 trang 7:
+ GV HD HS quan sát hình vẽ
- GV nhận xét, chữa: 
a. Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm
 Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1dm.
b. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD
 Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB
*Bài 2( trang 7):
- Chú ý: không viết thiếu đơn vị ở kết quả
- GV chấm bài nhận xét:
a. 8 dm + 2dm = 10 dm ; 3dm+2dm =5dm 
 9dm+10dm =19 dm 
b. 10dm -9dm =1dm ; 16dm -2dm =14dm
 35dm -3dm =32dm
- Khi thực hiện các phép tính có số đo độ dài ta làm như thế nào?
*Bài 3 trang 7(HSKG ) Nêu yêu cầu bài toán
- HD thực hiện
- Củng cố cách ước lượng số đo bằng mắt và thực hành kiểm tra bằng thước.
III. Củng cố:
+ GV hỏi 1 đề-xi-met bằng mấy xăng-ti-met ?
 10 xăng-ti-met bằng mấy đê-xi-met ?
 + GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò:
 +Về nhà tập đo và ước lượng ở nhà.
- HS thực hiện
+ HS đo
- Băng giấy dài 10cm
10cm =1dm, 1dm = 10cm
- HS thực hiện theo yêu cầu 
+ HS quan sát hình vẽ
+ HS trả lời câu hỏi:
+ HS nêu yêu cầu bài toán
- HS làm bài vào vở
- Đổi vở cho bạn để kiểm tra
- Ta thực hiện cộng trừ như với các số tự nhiên rồi viết thêm vào bên phải kết quả đơn vị đo dm
- 2HS đọc 
-Tập ước lượng bằng mắt
-Dùng thước kiểm tra
- Kết quả: 
a.Bút chì: 16cm
b.Gang tay của mẹ: 2dm
c. Bước chân của Khoa: 30cm
d. Bé Phương cao: 12dm
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa dm và cm
 __________________________________
Thể dục
 Tiết 2: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
A-Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc , điểm đúng số của mình; Biết chào , báo cáo khi GV nhận lớp; Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
- HSKG: Biết thực hiện các động tác trên nhanh, đúng.
- Giáo dục tính nhanh nhẹn, tinh thần nghiêm túc.
B-Địa điểm - phương tiện:
-Địa điểm: sân sạch , an toàn
-Phương tiện: 1 còi
C-Nội dung và phương pháp lên lớp:
I-Phần mở đầu(5 Phút):
-Lớp tập hợp hàng dọc 
-Nêu yêu cầu, nội dung giờ học
-Khởi động: Xoay các khớp tay, chân, gối,
-HS vỗ tay và hát bài tự chọn
II-Phần cơ bản (20 Phút )
-Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo khi GV nhận lớp
+GV nêu yêu cầu
+Lớp trưởng điều khiển
+GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
-GV hướng dẫn HS chào, báo cáo,.
+Lớp trưởng hô, lớp tập cách chào, điểm số
+Lớp trưởng báo cáo
-Tổ chức chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại hoặc trò chơi HS thích
+ Lớp tự chơi trò chơi
+ GV quan sát nhắc nhở
III-Phần kết thúc (10 Phút )
-Đứng chạy tại chỗ
-HS tập 1 số động tác thả lỏng
-GV nhận xét giờ học
-Về tập luyện thường xuyên
-Cán sự lớp hô: Giải tán ; Lớp hô : khoẻ
-HS vệ sinh cá nhân, vào lớp.
 ___________________________________
 Tập làm văn
 Tiết 1: Tự giới thiệu- Câu và bài (T 12)
A. Mục tiêu:
 - Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình (BT1)
- Biết nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (BT2)
- HSKG: Bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn.
- Rèn ý thức bảo vệ của công
B. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ ghi rõ nội dung BT 1
 Tranh minh hoạ BT 3
HS: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng của HS
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết tập làm văn
 - GV giới thiệu và ghi bảng
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1; bài tập 2 :( làm miệng ) 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài
- Muốn làm được bài 2 em phải làm gì?
- GV lần lượt hỏi từng câu, 1 em trả lời
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ , đặt câu
+ Qua bài tập 1 em nói lại những điều em biết về 1 bạn (Bài 2)
- Nhận xét các thông tin có chính xác không, cách diễn đạt ra sao?
* Bài tập 3 ( HSKG )
+ Nội dung bài học hôm nay thông qua mấy bức tranh ? 
- GV cho HS kể mỗi sự việc bằng 1, 2 câu rồi gộp lại
- GV nhận xét
GV: Dùng các từ để đặt thành câu ( kể một sự việc)
 - Dùng một số câu để tạo thành bài ( kể một câu chuyện )
III. Củng cố:
+ GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
IV. Dặn dò:
+ Về nhà làm bài 3 vào vở, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 và bài 2
- Đọc câu hỏi của bài 1
- Nghe các thông tin từ các câu trả lời của các bạn 
- Lần lượt từng HS thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi bạn (Bài 1)- lưu ý cách xưng hô: Bạn , tôi 
- HS nhận xét
- 1 HS nói lại HS khác nhận xét
- Cá nhân nối tiếp nói lại những điều đã biết về một bạn qua bài 1
- Nhận xét
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 4 bức tranh
- HS KG làm việc cá nhân
- 1, 2 em đọc bài trước lớp
+ Kể lại sự việc theo từng tranh
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
 Hoạt động tập thể
 Sơ kết tuần 1
A. Mục tiêu:
 - ổn định tổ chức lớp , chia tổ , bầu cán bộ lớp , tổ .
 - Củng cố nề nếp lớp , nêu cao vai trò tự quản của HS .
 - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm , tự giác .
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần 1.
 - Nêu phương hướng tuần 2.
II. Nội dung: 
 1. Biên chế tổ 
 + Lớp chia 3 tổ : .
 - Tổ 1 : 8 em 
 - Tổ 2 : 8 em 
 - Tổ 3: 8 em
 2. Bầu cán bộ lớp , tổ .
 + Cho HS tự bầu , cả lớp biểu quyết.
 - Lớp trưởng : Vũ Ngọc Hưng
 - Quản ca: Nguyễn Khánh Ly
 - Lớp phó: Lê Anh Thảo
 - Các tổ trưởng : 
 * Tổ trưởng tổ 1 : Lê Thị Vân Anh
 * Tổ trưởng tổ 2 : Nguyễn Mạnh Tú
 * Tổ trưởng tổ 3: Phí Quang Hà
3. Giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội ngũ cán bộ lớp .
+ GV giao nhiệm vụ 
+Nêu nội quy của lớp
4. Nhận xét:
 a. Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần 1:
 b. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm: 
- Buổi đầu đã có ý thức về nề nếp như đi học đúng giờ, truy bài có hiệu quả
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ
- Trong lớp chú ý nghe giảng
* Tồn tại:
- Lớp học yếu, nhận thức chậm, kiến thức không đồng đều.
- Chữ viết xấu, ẩu: Chung, Sơn, Bắc,
- Đọc yếu chậm: Duy
- Vở viết còn quên: Hưng, Bắc, Tú, Thành, Mạnh,. 
* Nguyên nhân:
- Do không soạn sách vở theo thời khoá biểu
- Về nhà lười học
5. Phương hướng tuần 2:
-Cố gắng ổn định nề nếp lớp
-Thi đua học tập tốt, có ý thức học
* Vui văn nghệ cuối tuần:
- Lớp hát về chủ đề Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_1_buoi_sang.doc