Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19 (Buổi sáng)

 Tiết 92: PHÉP NHÂN ( T92 )

A- Mục tiêu:

- HS nhận biết được tổng của nhiều số hạng bằng nhau ; Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân ; Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân . Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng

- HSKG: Làm bài 3

B- Đồ dùng dạy- học:

- 5 miếng bìa, mỗi miếng có gắn 2 hình tròn( như SGK)

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 +Khá: 10 em
 + Trung bình: 6em
 + yếu: 0 em
*Hạnh kiểm:
 + Thực hiện đầy đủ: 24 em
* Giải Nhì văn nghệ đợt thi đua kỉ niệm ngày 20/11, 
*Danh hiệu lớp: Tốt
đ. Bình xét thi đua giữa các nhóm theo các tiêu chí
 - Tuyên dương cá nhân, nhóm có nhiều tiến bộ.
 - Nhắc nhở cá nhân yếu kém.
 - Bầu sao xuất sắc trong học kì I.
e.Phương hướng tuần 19
	- Duy trì tốt nề nếp lớp.
 - Khắc phục những tồn tại.
	- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
 - Nhắc nhở HS sách vở học kì II.
e Vui văn nghệ
	- Các sao tổ chức sinh hoạt
 - Hát cá nhân
	- Hát tập thể 
Tuần 19
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy) 
 Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
 Toán
 Tiết 92: phép nhân ( T92 )
A- Mục tiêu:
- HS nhận biết được tổng của nhiều số hạng bằng nhau ; Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân ; Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân . Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng 
- HSKG: Làm bài 3
B- Đồ dùng dạy- học:
- 5 miếng bìa, mỗi miếng có gắn 2 hình tròn( như SGK)
 C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Kiểm tra dưới lớp :Tranh, ảnh, mô hình, vật thực, các nhóm đồ vật có cùng số lượng.
- Nhận xét - chữa bài.
- 3 HS làm bảng
3 + 6 + 5 = 14
7 + 3 + 8 = 18
8 + 7 + 5 = 20
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đưa tấm bìa : có mấy chấm tròn ?
- 2 chấm tròn
- Yêu cầu HS lấy 5 tấm bìa.
- HS lấy 5 tấm bìa.
- Có mấy tấm bìa?
- Có 5 tấm bìa.
- Mỗi tấm có mấy chấm tròn ?
- Mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
Ta tính tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
- Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có mấy số hạng ?
- Có 5 số hạng, mỗi số hạng là 2.
- Ta chuyển thành phép nhân ?
2 5 = 10
- Cách đọc, viết phép nhân ?
- 2 nhân 5 bằng 10
- Dấu gọi là dấu nhân.
* Lưu ý: Chỉ có tổng cuả các số hạng bằng nhau ta mới chuyển thành phép nhân. KQ của phép nhân chính là KQ của tổng. 
2. Thực hành:
*Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (mẫu). 4 + 4 = 8
 4 2 = 8
b. Yêu cầu HS quan sát tiếp trong vẽ tranh vẽ số cá trong mỗi hình.
- HS quan sát tranh.
- Mỗi hình có mấy con cá ?
- 5 con cá
-Vậy 5 được lấy mấy lần ?
- 5 được lấy 3 lần.
5 + 5 + 5 = 15
5 3 = 15
c. Tương tự phần b.
3 + 3 + 3 + 3 = 12
3 4 = 12
*Bài 2:
- Viết phép nhân theo mẫu:
b. 9 + 9 + 9 = 27
a. 4 + 4 + 4 + 4 +4 = 20
 9 3 = 27
 4 5 = 20
c. 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50
 10 5 = 50
- Nhận xét chữa bài
*Bài 3: (Dành cho HSKG)
- Viết phép nhân:
- HSKG làm
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- HS quan sát hình.
- Điền số hoặc dấu vào ô trống.
5 2 = 10
4 3 = 12
IV . Củng cố:
- Những tổng có số hạng như thế nào thì mới chuyển thành phép nhân?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Có các số hạng bằng nhau
- Về nhà ôn bài và làm vở BTT
Mĩ thuật
( Đ/c Xuân soạn và dạy)
Kể chuyện 
Tiết 19: chuyện bốn mùa
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được đoạn 1 ( BT1); Biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện ( BT2)
- HSKG: Thực hiện được bài tập 3.
- Nội dung tích hợp GDBVMT: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 tranh minh họa truyện ; một vài trang phục để diễn
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
- Kể lại câu chuyện: Nói tên câu chuyện đã học trong học kỳ I mà em thích nhất ?
- 2 HS kể.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn một câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh.
- HS quan sát tranh
- Nói tóm tắt nội dung từng tranh
- 4 HS nói
- Gọi 1 HS kể đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- 1 HS kể đoạn 1.
*Kể chuyện trong nhóm.
- HS kể theo nhóm 4.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét
- Đại diện một số nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
2.3. Dựng lại câu chuyện theo các vai.
- Trong câu chuyện có những vai nào ?
- Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên, bà đất.
- Yêu cầu 2, 3 nhóm thi kể theo phân vai.
- GV nhận xét, cho điểm
- HSKG thi kể theo phân vai.
IV. Củng cố:
- Nêu nội dung của chuyện?
- GV khái quát chung.
- HS nêu
V. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Chính tả: (Tập chép)
 Tiết 37: Chuyện bốn mùa
A. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi ; Luyện viết đúng các và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn l/n, dấu hỏi.
- HSKG: Trình bày sạch, đẹp, đúng mẫu chữ
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết sẵn nội dung đoạn chép.
- Bảng phụ viết bài tập 2a.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét
- Hát
- Kiểm tra vở bút viết
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
* Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép một lần 
- HS nghe
- Đoạn chép ghi lời của ai trong chuyện bốn mùa.
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Bà đất nói gì ?
- Bà đất khen các nàng tiên, mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu.
- Đoạn chép có những tên riêng nào?
- Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Những tên riêng ấy phải viết như thế nào ?
-Tìm những từ dễ viết sai?
- Viết hoa chữ cái đầu.
- HS viết bảng con: Tựu trường, ấp ủ,
- Nhận xét HS viết bảng.
- Đối với bài chính tả tập chép muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- Nhẩm, đọc chính xác từng cụm từ để viết đúng.
- Nêu cách trình bày đoạn viết ?
- Ghi tên đầu bài ở giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô từ lề vào.
*Học sinh chép bài vào vở:
- HS chép bài.
- GV quan sát HS chép bài.
- HS tự soát lỗi ghi lại lỗi sai ra lề vở.
- Nhận xét số lỗi của học sinh 
3. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét cụ thể bài viết của HS.
- GV chữa một số lỗi sai phổ biến.
4. Hướng dần làm bài tập:
*Bài 1: a. Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cả lớp làm bài vào VBT.
a. Điền vào chỗ trống l hay n
- Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
*Bài 3: 
-Hướng dẫn làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu
-Lớp làm nháp
a. Tìm trong chuyện bốn mùa: 2 chữ bắt đầu bằng l
- l: lá, lộc, lại,lửa,
- n: nắm, nàng,
2 chữ bắt đầu bằng n ?
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
-Về nhà luyện viết
 Tự nhiên xã hội
Tiết 19: Đường giao thông
A. Mục tiêu:
- Kể được tên 4 loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông 
- Nhận biết một số biển báo giao thông.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường
+ KN kiên định: Từ chối hành vi sai luật giao thông
+ KN ra quyết định: Nên và không nên làm gìkhi gặp một số biển báo giao thông.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
B. Đồ dùng dạy- học:
- 5 bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông;
- 5 tấm bìa: Trong đó 1 tấm ghi đường bộ, một tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không;
- 4 bộ bìa, mỗi bộ gồm 12 tấm bìa nhỏ ( 6 tấm vẽ 6 biển báo giao thông và viết tên 6 biển báo giao thông như sgk)
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Em hãy kể tên các phương tiện giao thông mà em biết?
- Phương tiện nào đi trên loại đường giao thông nào, ta tìm hiểu bài hôm nay.
1. Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông
+Mục tiêu: Biết có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
+Cách tiến hành:
- GV dán 5 bức tranh lên bảng:
- Yêu cầu 1 HS lên bảng phát cho em đó 5 tấm thẻ bằng bìa và em đó phải gắn từng tấm thẻ cho phù hợp vào từng tranh.
- Yêu cầu HS nhận xét
+ Kết luận:Có 4 loại đường giao thông là: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển.
2. Làm việc với SGK:
+ Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
+ Cách tiến hành:
- HD HS quan sát các hình ở trang 40, 41 và trả lời các câu hỏi với bạn:
. Hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
. Đố bạn loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt, đường thuỷ?
- Máy bay có thể đi được ở trên đường nào?
- Yêu cầu một số nhóm thảo luận trước lớp:
- Yêu cầu HS thảo luận thêm một số câu hỏi sau:
- Ngoài các loại phương tiện giao thông ở trong sgk em còn biết thêm những phương tiện giao thông nào nữa?
. Kể tên các đường và các loại phương tiện giao thông có ở địa phương mình?
+ Kết luận:Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô,; Đường sắt dành cho tàu hoả; Đường thuỷ dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thuỷ, còn đường hàng không dành cho máy bay.
3. Trò chơi: " Biển báo nói gì? "
- HD HS quan sát 6 biển báo được giới thiệu trong sgk.
- Yêu cầu chỉ và nói tên từng biển báo, dưới dạng trả lời các câu hỏi:
+ Biển bào này có hình gì? Màu gì?
+ Loại biển báo nào thường có màu xanh ? 
+ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+ Bạn phải lưu ý gì khi gặp những loại biển báo này?
+ Trên đường đi học, em có nhìn thấy biển báo giao thông nào không? Hãy nói tên những biển báo em đã nhìn thấy?
+ Theo em tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số loại biển báo?
* Sau đó GV chia nhóm cho HS hoạt động theo nhóm:
- Phát cho mỗi nhóm một bộ bìa:
- Trong mỗi nhóm, mỗi HS được chia một tấm bìa nhỏ
- Khi GV hô: " biển báo nói gì? " thì HS có tấm bìa vẽ biển báo giao thông và em HS có tấm bìa phải tìm đến để gặp nhau. Cặp nào tìm đến nhau nhanh nhất cặp đó được khen.
* Kết luận: Các biển báo dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
IV. Củng cố:
- Cho một số em lên bảng đứng xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau: Em này nói tên phương tiện giao thông, em đối diện  ...  cả bài.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Câu 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ?
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
Câu 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Những câu nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiêu nhi ?
- Ai yêu bác nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Tính các cháu ngoan ngoăn. Mặt các cháu xinh xinh.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bác khuyện các cháu làm những việc gì ?
- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình.
- Kết thúc lá thư Bác viết lời chào như thế nào ?
- vài HS nêu
- Qua bài cho em biết điều gì ?
*Nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, tình cảm yêu thương của Bác đối với thiếu nhi.
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS thuộc thuộc lòng bài thơ.
- HS học thuộc bài thơ.
IV. Củng cố:
- Cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh.
-Nhắc HS nhớ lời Bác Hồ khuyên.
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
-Về nhà luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài : Thư trung thu
- Lớp hát
 Thể dục
 Tiết 37: trò chơi : bịt mắt bắt dê và nhanh lên bạn ơi !
A. Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi "Bịt mắt bắt dê" và "Nhanh lên bạn ơi" Biết cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Làm quen xoay cánh tay, khớp vai. Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
- Có ý thức tự giác tích cực học môn thể dục.
B. Địa điểm -phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 3 đến 5 chiếc khăn; 1 cờ nhỏ
C. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
I. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X 
 X X X X X
 D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông,
 X X X X X 
 X X X X X D 
 X X X X X 
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Cán sự điều khiển.
II. Phần cơ bản:
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- GV điều khiển
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
- GV điều khiển
- GV chia lớp thành 4 đội hình hướng dẫn HS chơi.
III. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay hát
- Hát
- Cúi người thả lỏng
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
 Luyện từ và câu
Tiết 19: Từ ngữ về các mùa . đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
 A. Mục tiêu:
- Biết gọi tên các tháng trong năm ( BT1). Xếp được các ý theo lời bà đất trong Chuyện bốn mùa, phù hợp với từng mùa trong năm (BT2).Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Khi nào ( BT3)
- HSKG: Làm hết được các bài tập
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ sẵn bài tập 2.
C. các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
- Hát
III . Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Kể tên các tháng trong năm ? Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào ? Kết thúc vào tháng nào ?
- Nhiều HS nêu miệng.
- Tháng giêng , T2., T12.
Mùa xuân: Tháng giêng, T2, T3.
Mùa hè: T4, T5, T6
Mùa thu: T7, T8, T9.
Mùa đông: T10, T11, T12
*Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà đất trong bài: Chuyện bốn mùa.
- HS làm vào sách.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Mùa xuân: b
Mùa hạ: a
Mùa thu: c, e
Mùa đông: d
*Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho từng cặp HS thực hành hỏi - đáp. 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời.
- HS từng cặp thực hành hỏi đáp.
- Khi nào HS được nghỉ hè ?
- Đầu tháng T6 HS được nghỉ hè.
- Khi nào HS tựu trường ?
- HS tựu trường vào cuối tháng 8.
- Mẹ thường khen em khi nào ?
- Mẹ thường khen em khi em chăm học.
- ở trường em vui nhất khi nào ?
- ở trường em vui nhất khi em được điểm 10.
IV. Củng cố:
- Một năm có mấy mùa? Đó là những mà nào?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn bài
- Vài HS nêu
 Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
 Toán
 Tiết 95: luyện tập (T96)
A. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 2. Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.Biết giải bài toán có một phép nhân ( Trong bảng nhân 2; Biết thừa số, tích
- HSKG: Làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết BT4, 5
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bảng nhân 2
- Nhận xét, cho điểm
- Hát
- 3, 4 HS đọc
III. Bài mới:
*Bài 1: 
- Bài 1 yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét chữa bài
*Bài 2: Tính ( Theo mẫu)
GV chữa chung củng cố phép nhân kèm đơn vị đo.
* Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải vào vở.
- GV chấm , nhận xét
*Bài 4: ( Dành cho HSKG)
- Viết số thích hợp vào ô trống
- GV hướng dẫn HS viết
- Nhận xét chữa bài.
*Bài 5: Treo bảng phụ
- Bài 5 yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài: Làm bài dưới dạng trò chơi tiếp sức “ Thi làm đúng, làm nhanh”
- Nhận xét ,chữa bài.
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, học thuộc bảng nhân2
- Điền số
- Cả lớp làm bài ra phiếu theo nhóm 2
- Đại diện nhóm chữa bài
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài trên bảng con.
2cm 5 = 10cm
2dm 8 = 16 dm
 2kg 4 = 8kg
2kg 6 = 12kg
2kg 9 = 18kg
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 xe có 2 bánh xe.
- Hỏi 8 xe đạp có bao nhiêu bánh.
Bài giải:
8 xe đạp có số bánh xe là:
2 8 = 16 (bánh xe)
Đáp số: 16 bánh xe
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Lớp làm nháp, 1HS làm bảng phụ
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia làm 2 đội ,mỗi đội 3 em chơi trò chơi tiếp sức.
Thừa số
2
2
2
2
2
2
Thừa số
4
5
7
9
10
2
Tích
8
10
14
18
20
4
 Thể dục
 Tiết 38: Trò chơi : bịt mắt bắt dê và nhóm ba nhóm bảy
A. Mục tiêu:
- Biết cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối . Làm quen xoay cánh tay, khớp vai.
- Ôn trò chơi " Bịt mắt bắt dê"và trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy". Yêu cầu biết cách chơi trò chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện :1 Còi, 5 khăn
C.Nội dung và phơng pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
*Trò chơi " Bịt mắt bắt dê" 
- Hướng dẫn HS thực hiện:
- Em nào nêu lại được luật chơi cho cô?
*Cho HS ôn trò chơi " Nhóm ba, nhóm bảy":
+Hướng dẫn HS cách thực hiện :
+ Em nào nêu lại luật chơi của trò chơi này?
* Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho HS.
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng vòng quanh sân tập 2 lượt.
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông
*Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê":
+HS nêu cách chơi:
+ Cho HS chơi cả lớp ( vài lượt)
*Học sinh về đội hình 1 vòng tròn để chơi trò chơi: " Nhóm ba, nhóm bảy"
+ Nghe GV hướng dẫn:
+ HS nêu, nhận xét, nhắc lại
+ Cả lớp ôn lại trò chơi " Nhóm ba, nhóm bảy" (vài lượt)
* Đi đều theo địa hình tự nhiên và hát
- Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các động tác của bài thể dục 8 động tác và trò chơi " Bịt mắt bắt dê"; trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy".
 Tập làm văn
 Tiết 19: Đáp lời chào , lời tự giới thiệu
A. Mục tiêu:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1,BT2).Điền đúng các lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại ( BT3)
- Giáo dục HS nói lời lịch sự trong cuộc sống.
+ Kĩ năng giao tiếp
+ KN ra quết định
+ KN lắng nghe tích cực
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ 2 tình huống SGK
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ
- Hát
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- Từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp.
- Chị phụ trách ?
- Chào các em
- Các bạn nhỏ 
- Chúng em chào chị ạ !
- Chị phụ trách
- Tên chị là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
- Các bạn nhỏ
- Ôi thích quá ! chúng em mời chị vào lớp ạ.
*Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ về tình huống bài tập đưa ra.
- HS từng cặp thực hành giới thiệu - đáp lời giới thiệu.
a. Nêu bố mẹ em có nhà ?
- Cháu chào chú, chú chờ bố cháu 1 chút ạ.
b. Nếu bố mẹ đi vắng ?
- Cháu chào chú, tiếc quá bố mẹ cháu vừa đi lát nữa mời chú quay lại có được không ạ.
*Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại.
- HS làm bài vào vở
- Nhiều HS đọc bài.
- GV chấm một số bài nhận xét.
IV. Củng cố:
- Khi đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu em phải chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Vài HS nêu
- Nhắc nhở HS thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một học trò và lịch sự.
 Hoạt động tập thể
 Tiết 19: Sơ kết tuần 19
A. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần .
 - Khắc phục mọi tồn tại trong tuần
	- Đề ra phương hướng cho tuần sau
B. Nội dung sinh hoạt:
a. GV nhận xét chung
	- Lớp có nhiều cố gắng trong học tập, tiến bộ nhiều.
	- Các em đều có ý thức học, giúp đỡ bạn tốt.
	- Học tập có cố gắng rèn luyện
	- Tham gia đầy đủ các phong trào đội
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
 - Không có hiện tượng vẽ bậy lên tường, bẻ cây
 - Truy bài có hiệu quả
b. Tồn tại
	- Còn có hiện tượng nói chuyện riêng, ăn quà : Ly, Duy, Quang
	- Quên vở, đồ dùng học tập: Hoàng, Hùng
 - Giải toán chưa nhanh: Duy, Thu, Anh, Đ. Ngọc
 - Còn ở lại sau giờ học: Hưng
c. ý kiến bổ xung của HS
d. Bình xét thi đua giữa các nhóm :
- Tuyên dương cá nhân, nhóm có nhiều tiến bộ.
- Nhắc nhở cá nhân yếu kém; Bầu sao xuất sắc trong tuần.
e. Phương hướng tuần 19
- Duy trì tốt nề nếp lớp; Khắc phục những tồn tại; Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
g. Vui văn nghệ
- Các sao tổ chức sinh hoạt, hát cá nhân, hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_19_buoi_sang.doc