Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 28: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( TIẾT 1 )

A. Mục tiêu:

- Biết: mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối sử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối sử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật

+ KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.

+ KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.

+ KN thu thập và xử lí thông tinveef các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.

- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng đắn đối với người khuyết tật.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 28: Giúp đỡ người khuyết tật ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu:
- Biết: mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối sử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối sử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật
+ KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
+ KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
+ KN thu thập và xử lí thông tinveef các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng đắn đối với người khuyết tật.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Kính dâm, băng giấy làm mũ đội đầu ghi tên nhân vật Thủy, Quân cho HĐ1
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Khi đến nhà người khác em cần phải làm gì?
- Nhận xét , đánh giá
III. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tên bài
a) HĐ 1: Phân tích tranh
+ Treo tranh
- Tranh vẽ gì?
- Việc làm của bạn nhỏ giúp gì cho bạn khuyết tật?
- Nếu em có ở đó , em sẽ làm gì? Vì sao?
* GV KL: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
b) HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- Nêu những việc có thể làm được để giúp đỡ người khuyết tật?
* GV KL: Tuỳ theo khả năng, điều kiện em có thể giúp đỡ người khuyết tật như: đẩy xe lăn; quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; dẫn người mù qua đường; vui chơi cùng bạn câm điếc...
c) HĐ 3: Bày tỏ ý kiến.
- Phát phiếu học tập
a. Giúp đỡ người khuyết tật là việc nên làm.
b. Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
c. Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
* GV KL: Các ý kiến a, c là đúng.
IV. Củng cố:
- Em đã làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
V. Dặn dò:
- Nhắc HS giúp đỡ người khuyết tật .
- Hát
- 1 HS trả lời
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ các bạn HS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học.
- Cho bạn được đi học
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ xung ý kiến
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ xung ý kiến
- HS đọc
- HS làm phiếu học tập
- Đánh dấu x vào ý kiến đồng ý.
- Trình bày, giải thích
+ Đồng thanh bài học
- HS tự liên hệ
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 55: luyện đọc
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần
- Biết đọc ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, cụm từ
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu từ ngữ, nội dung bài học
B. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ ghi đoạn khó đọc
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài:
2. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS hệ thống các bài tập đọc trong tuần
- Luyện đọc từng bài
* Bài : Kho báu:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn
- Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm
- Nhận xét các nhóm
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
+ Tiến hành tương tự với bài : Sông Hương
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó đọc
- Hát
- HS nêu: Kho báu, cây dừa
- HS luyện đọc theo đoạn nối tiếp
- Luyện đọc trong nhóm 3
- Nhận xét
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta: Ai chăm chỉ lao động , yêu quý đất đai sẽ ấm no sung sướng.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- HS thi đọc đoạn
- Sửa cho HS.
- Vào những đêm trăng dòng sông có sự thay đổi gì?
- Thi đọc diễn cảm 2 bài
- Nhận xét, cho điểm
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS nêu
- Thi đọc cá nhân tự chọn một trong hai bài vừa ôn.
- Nhận xét , bình chọn
 Tự học 
 Tiết 28: luyện viết: cây đa quê hương
A. Mục tiêu:
- Giúp HS: Rèn kĩ năng nghe đọc ,viết một đoạn văn bài: Cây đa quê hương
Từ : “Cây đa nghìn năm..đang cười đang nói.”
- Yêu cầu viết đúng cỡ, mẫu chữ, đảm bảo tốc độ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ trình bày đoạn văn mẫu.
C. Các họat động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở luyện viết của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn luyện viết:
- GV đọc mẫu đoạn viết ở bảng phụ
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những câu nào, chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Tìm từ khó viết?
- Sửa lỗi cho HS
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài
- GV đọc chậm từng câu, cụm từ
- Đọc soát lỗi cho HS.
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Về nhà viết lại bài chính tả.
- Hát
- HS theo dõi trên bảng phụ
- 7 câu
- Cây , Chín, Ngọn.vì đầu câu, đầu dòng
- HS tìm và luyện viết trên bảng con:
nghìn năm, xuể, quái lạ, gẩy, điệu nhạc
- HS viết vào vở
- Tự soát lỗi, đổi vở chữa bài
Thứ tư ngày 21 tháng 2 năm 2012
 Toán củng cố
 Tiết 52: củng cố: đơn vị , chục , trăm , nghìn
A. Mục tiêu:
- Củng cố quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
- Củng cố về thứ tự các số tròn chục, tròn trăm.
- HSKG: Làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng học toán, phiếu bài 2, kẻ bảng bài 1
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1: Viết theo mẫu:
- GV đưa bảng ghi nội dung bài 1
- Gọi HS điền phần viết số và đọc số
- Chữa bài
*Bài 2: ( Phiếu ) Điền số
- Yêu cầu HS điền số ở phiếu
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS điền nối tiếp vào bảng phụ
Viết số
Đọc số
200
Hai trăm
400
Bốn trăm
600
Sáu trăm
800
Tám trăm
900
chín trăm
- Nêu yêu cầu
- Lớp điền vào phiếu
 0 100  300 . 500 . . . . 1000
- Nhận xét
*Bài 3 ( Vở ) Điền dấu >, < , =
 - Yêu cầu HS làm vở
400 < 600 500 < 700
800 > 500 600 = 600
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 4: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé:
400, 300, 500, 900, 700
- Yêu cầu HS thi xếp nhanh 
- Nhận xét bài
* Bài 5: ( Dành cho HSKG)
Các số từ 96 đến 104 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
GV chữa chung
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn các số tròn trăm.
- 1 HS chữa bài
- HS đọc lại dãy số đó.
- Nêu yêu cầu
- HS làm vở
- 1 HS lên chữa bảng 
- Nêu yêu cầu
- 2 HS thi xếp nhanh
- Lớp đọc lại: 300, 400, 500, 700, 900
- Nêu cách so sánh
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài nhóm 2.
- Đại diện nhóm chữa bài.
 Bài giải
Từ 96 đến 99 có bốn số, mỗi số có hai chữ số. Vậy số chữ số phải viết là:
 2 4= 8 ( chữ số)
- Từ 100 đến 104 có năm số, mỗi số có ba chữ số. Vậy số chữ số phải viết là:
3 5 = 15( chữ số)
Viết các số từ 96 đến 104 thì số chữ số phải viết là:
8 + 15 = 23( Chữ số)
Trả lời: 23 chữ số.
Tiếng việt củng cố
Tiết 56: Luyện viếtchữ hoa X
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); câu ứng dụng: Xương đồng da sắt ( 4 dòng cỡ nhỏ), Xẻ núi ngăn sông.( 4 dòng chữ nghiêng, nét thanh , nét đậm cỡ nhỏ).
- HSKG: Viết đúng mẫu chữ, sạch đẹp, đủ số dòng quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ hoa X
- Bảng phụ viết câu ứng dụng 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Đọc cho cả lớp viết chữ hoa V
- Cả lớp viết bảng con
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng
1 HS nêu: Vượt suối băng rừng 
- Cả lớp viết : Vượt
- Nhận xét bài của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa 
2.1 Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét 
- Giới thiệu chữ hoa X
- HS quan sát nhận xét
- Chữ này có độ cao mấy li ?
- Có độ cao 5 li 
- Nêu cấu tạo ?
- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản : 2 nét móc 2 đầu và 1 nét xiên 
- GV vừa viết mẫu vừa nêu lại cách viết 
+ Nét 1: Điểm bắt đầu trên đường kẻ 5 viết nét móc 2 đầu trái, dừng bút ở giữa ĐK1 và ĐK2.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 viết nét xiên lượn từ trái sang phải , từ dưới lên dừng bút ở ĐK6
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc 2 đầutừ trên xuống, cuối nét uốn vào trong dừng bút trên đường kẻ 2.
2.2. Hướng dẫn cách viết trên bảng con.
- HS tập viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1 Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng 
- 1 HS đọc 
- Em hiểu cụm từ trên như thế nào ?
- HS nêu
3.2. HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét:
- Độ cao các chữ cái ?
- Các chữ : H,h cao 2,5 li
- Chữ T có độ cao ?
- Chữ nào cao 2 li?
- Chữ nào cao 1,25 li?
- Có độ cao 1,5 li 
- d,đ
- s
- Khoảng cách giữa các chữ ?
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ o
3.3 Hướng dẫn HS viết chữ uôi vào bảng con 
- GV uốn nắn , sửa
- HS tập viết trên bảng con
4. Hướng dẫn viết vở:
- HS viết vở theo yêu cầu của gv
- GV quan sát theo dõi HS viết bài.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học
- Tuyên dương HS viết đúng, đẹp.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết ở nhà.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động chào mừng ngày 26 tháng 3
( Đ/c Hương soạn và tổ chức)
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Thủ công
Tiết 28: Làm đồng hồ đeo tay( Tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Biết cách Làm đồng hồ đeo tay. Làm được đồng hồ đeo tay.
+ Với HS khéo tay: làm được đồng hồ đeo tay.đồng hồ cân đối 
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm của mình.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy, quy trình làm đồng hồ, giấy thủ công.
- HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ
C .Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
III. Bài mới:
1. Học sinh thực hành làm đồng hồ đeo tay
a- Học sinh nhắc lại quy trình làm đồng hồ.
- Theo 4 bước 
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy 
+ Bước 2: Làm mặt đồng hồ 
+ Bước 3: Gài dây đồng hồ
+ Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
b. HS thực hành làm đồng hồ theo các bước đúng quy trình nhằm rèn luyện kỹ năng.
- GV quan sát và giúp những em còn lúng túng ) 
+ HS thực hành theo nhóm 
- Nhắc lại học sinh: Nếp gấp phải sát miết kĩ. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ.
* Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
2. Đánh giá sản phẩm
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
IV. Củng cố: 
- Nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập của học sinh 
- Tinh thần, kĩ năng thực hành về sản phẩm của HS.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết học sau 
 Toán củng cố	
 Tiết 53: ôn tập về các số từ 100 đến 200
A. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Các số từ 100 đến 200 bao gồm các số từ 101 đến 110, từ 111 đến 200.
- Giải bài toán có liên quan đến số có 3 chữ số.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp ở giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Điền dấu >, < , =
- Nhận xét
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số?
*Bài 2: Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV nêu cách chơi: 2 HS lên thi khoanh, ai khoanh nhanh , đúng thì bạn đó thắng.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS làm miệng
- Giải thích cách so sánh
300 < 500 100 < 500
700 > 400 800 < 900
900 300
- So sánh từ hàng cao đến hàng thấp
- Nêu yêu cầu
- Nghe 
a. Khoanh vào số lớn nhất:
300, 600, 400, 100, 800
b. Khoanh vào số bé nhất:
700, 200, 500, 900, 600
- Nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc
*Bài 3: Điền số
- Hướng dẫn cách làm
- Nhận xét
*Bài 4: ( Vở )
- Viết tất cả các số có ba chữ số từ hai chữ số 1,3 và có 1 chữ số hàng trăm là 1.
- Chấm, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Về ôn các số trong phạm vi 100 đến 200.
- 2 HS lên thi
a. Khoanh vào số : 800
b. Khoanh vào số: 200
- Nêu yêu cầu
- HS làm nháp, 2 HS chữa bài:
100,101,102,103,104,105,106,107,108,
109,110
110,120,130,140,150,160,170,180,190,
200 
- Đọc đề bài
- HS làm vào vở
- 1 HS lên chữa
 111,113, 131, 133
 	Hoàn thiện kiến thức
 Tiết 28: luyện tập về so sánh các số có ba chữ số
A. Mục tiêu:
- HS luyện tập so sánh các số có ba chữ số. Nắm được thứ tự các số( Không quá 1000 ). Giải toán có liên quan đến số có ba chữ số
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bang nhóm
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: ( Miệng ) Điền dấu >,<,=
- Đưa ra bảng phụ
- Nhận xét 
*Bài 2: ( Nháp ) Tìm số lớn nhất trong các số:
a. 575 , 754 , 537 , 699
b. 540 , 701 , 528 , 732
c. 938 ,839 , 398 , 985
*Bài 3 : (miệng )
- Nếu hai chữ số khác hàng trăm thì số nào lớn hơn?
- Nếu hai chữ số hàng trăm giống nhau thì số nào lớn hơn.?
- Nếu hai chữ số có cùng hàng trăm, cùng hàng chục thì số nào lớn hơn?
*Bài 4: ( Vở )
- GV tóm tắt đề:
Có : 127 quả cam
Đã bán: 105 quả cam
Còn lại: ..quả cam ?
- Đặt lại đề toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm bài, nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn về số có ba chữ số: Đọc , viết , so sánh số có ba chữ số
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS nối tiếp so sánh miệng, 1 HS chữa bảng phụ
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số:
125 > 124 755 < 815
173 < 183 547 < 745
386 > 368 658 > 586
- Nêu yêu cầu
- HS làm nháp, 3 HS lên chữa bảng
a. 754
b. 732
c. 985
- Nêu yêu cầu
- HS nêu miệng:
+ Nếu hai chữ số khác hàng trăm thì số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
+ Nếu hai chữ số hàng trăm giống nhau thì số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu hai chữ số có cùng hàng trăm, cùng hàng chục thì số nào có chữ số hàng đơn vị .lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nhiều HS nhắc lại
- 2 HS đặt lại đề toán
- Phận tích đề
- Lớp làm vào vở
- 1 HS chữa bài
 Bài giải
 Còn lại số cam là:
 127 - 105 = 22 ( Quả cam )
 Đáp số: 22 quả cam

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_28_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc