Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 13

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 13

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I.MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:

-Bước đầu biét thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp vag dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B.Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 HỌC KỲ 1 : Từ ngày 23/11/2009
13
 TUẦN Đến ngày 27/11/2009
 Cách ngôn: Thương người như thể thương thân
Thứ
Buổi
 Môn
Tiết
 Tên bài dạy
Hai
23/11
Sáng
 C.cờ
 T.đọc
T.Đ-KC
 Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Người con của Tây Nguyên
Người con của Tây Nguyên
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Ba
24/11
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
 1
 2
 3
 4
Luyện tập
Đêm trang trên Hồ Tây
Luyện tập
Tìm hiểu những người con anh hùng của đất nước
Tư
25/11
Sáng
T.đọc
Toán
Đ. Đức
L.T.Việt
 1
 2
 3
 4
Cửa Tùng
Bảng nhân 9
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường(tt)
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
26/11
Sáng
Toán 
LTVC
L.Toán TN-XH
 1
 2
 3
 4
Luyện tập
Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than.
Luyện tập tổng hợp (Tiết13)
Chiều
T.viết
Ch.tả
L.T Việt
 1
 2
 3
Ôn chữ hoa J
Vàm Cỏ Đông
CT: Cá heo ở vùng biển Trường Sa
Sáu
27/11
Chiều
Toán
TNXH
T.L.văn
H ĐTT
 1
 2
 3
 4
Gam
Viết thư
Sinh hoạt lớp
Tuần 13: Thứ hai ngày 23/11/2009
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:
A.Tập đọc:
-Bước đầu biét thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp vag dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa bài tập đọc.
- 	Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TẬP ĐỌC
TIẾT 1
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài “Cảnh đẹp non sông”
B. Dạy học bài mới:
1 .Giới thiệu bài : 
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu : Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn.
-	Luyện đọc từ khó theo yêu cầu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn học sinh chia đoạn 2 thành 2 phần:
	+ Phần 1: Núp đi dự đại hội về.... cầm quai súng chặt hơn.
	+ Phần 2: Anh nói với lũ làng... Đúng đấy !
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
-	Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
- 	Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
- Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp ?
- Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ?
-	Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
	 TIẾT 2
4. Luyện đọc lại :
-	Giáo viên đọc đoạn 3, hướng dẫn đọc chậm rãi, trang trọng, cảm động.
-	Luyện đọc trong nhóm 4.
-	Luyện đọc toàn bài.
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
- Gọi HS đọc phần yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh kể mẫu một đoạn.
- Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai ?
2. Kể theo nhóm
- Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm.
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương học sinh kể tốt
* Củng cố - dặn dò:
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ?
- Nhận xét tiết học và dặn học sinh chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc hết bài. Đọc 2 lần.
-Đọc các từ: bok Pa, càn quét, hạt ngọc, làm rấy giỏi lắm, huân chương, 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Dùng bút chì gạch dấu ngăn cách giữa các đoạn.
- Đọc theo đoạn, chú ý ngắt câu :
...người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy,/ giỏi lắm.//
Pháp đánh một trăm năm/ ... đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.//
...một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.//
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Luyện đọc nhóm 4.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh đọc thầm
- ... cử đi Đại hội thi đua.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- ... đất nước mình bây giờ mạnh lắm, .... đánh giặc, làm rẫy giỏi.
-	... mọi người mừng ... đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.
- “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!”
- ...vui quá, đứng hết cả dạy và nói: “Đúng đấy ! Đúng đấy !”
- 1 HS đọc đoạn cuối, lớp đọc thầm
- ... một ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,...... một huân chương cho Núp.
-	Học sinh trả lời.
-	Học sinh luyện đọc nhóm.
-	2 nhóm thi đọc.-	2 HS lên thi đọc 
-	Bình chọn bạn đọc tốt.
-	Học sinh đọc yêu cầu : Kể một đoạn của câu chuyện "Người con của Tây Nguyên" bằng lời của một nhân vật.
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Học sinh trả lời.
- Mỗi nhóm 3 học sinh. Mỗi học sinh chọn một vai kể lại đoạn truyện mà mình thích. 
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
-	Học sinh trả lời.
TOÁN: (61) SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I.MỤCTIÊU:
 Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	- Bảng phụ bài 2/61
	- Các hình vuông bài 3/61
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập 2/60.
 - 2 em đọc bảng chia 8.
B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a. Ví dụ:
* Nêu bài toán: (Vẽ hình minh họa)
b. Bài toán
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán
- Mẹ bao nhiêu tuổi ?
- Con bao nhiêu tuổi ?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
- Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ?
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
-2 bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2.3 Luyện tập - thực hành:
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
-	8 gấp mấy lần 2 ?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
Bài 2 : - Gọi HSđọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 3(cột a,b): - Gọi 1 HS đọc đề bài
3. Củng cố - dặn dò :
- Về nhà luyện thêm về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Nhận xét tiết học
- 4 học sinh làm bài trên bảng
- 2 em đọc bảng chia 8 và trả lời 1 số phép chia bất kì.
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB : 6 : 2 = 3 (lần)
- Gọi học sinh nhắc lại
-	Học sinh đọc yêu cầu.
- Mẹ 30 tuổi
- Con 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần
- Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
Bài giải
số Tuổi mẹ gấp tuổi con lần là :
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
 	 ĐS: 1/5
-HS đọc bài đầu tiên
- 8 gấp 4 lần 2
- 2 bằng 1/4 của 8
- 1HS lên bảng làm lớp làm vào vở.
-	Học sinh đọc đề.
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- 1HS làm bảng, lớp,làm bài vở 
	Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là:
24 : 6 = 4 ( lần )
	Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
ĐS: 1/4
- Học sinh đọc đề.
-HS thảo luận theo nhóm đôi
-Đại diện trình bày trước lớp.
 Thứ ba ngày 24/11/2009
TOÁN: (62) LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
-Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ bài 1
	 - Các hình tam giác bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa số để học sinh so sánh và trả lời.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Giáo viên dán bảng phụ lên bảng
* GV nhận xét và điền kết quả vào bảng phụ.
Bài 2: - Gọi học sinh đọc đề bài
- Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì ?
- Yêu cầu học sinh tính số bò ?
- Vậy số bò gấp mấy lần số trâu ?
- Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở.
Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
*Bài 4: Tổ chức trò chơi “Xếp hình”
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 4/62
* Nhận xét tiết học
- 2 học sinh làm bài 2/61 trên bảng
- Cả lớp dùng bảng con tính kết quả từng cột và giơ bảng.
- Phải biết số bò gấp mấy lần số trâu?
- Số con bò là: 7 + 28 = 35 (con)
- Số con bò gấp 35 : 7 = 5 lần số trâu
- Số trâu bằng 1/5 số bò
Bài giải
Số con bò có là:
7 + 28 = 35 (con)
Số con bò gấp số con trâu 1 số lần là:
35 : 7 = 5 (lần)
Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò
 ĐS: 1/5
-HS đọc đề bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số con vịt đang bơi ở dưới ao là:
48 : 8 = 6 (con vịt)
Số con vịt đang bơi ở trên bờ là:
48 - 6 = 42 (con vịt)
 ĐS: 42 con vịt
-HS xếp hình theo nhóm
-2 HS lên thi xếp hình “Ai nhanh hơn”
CHÍNH TẢ: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I.MỤC TIÊU:
-Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT điền tiếng có vần iu/uyu (BT2).
-Làm đúng BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả.- Tranh minh họa bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 	Gọi học sinh lên bảng viết các từ : chông gai, lười nhác, nhút nhát, khát nước.
B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài : 
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- 	Giáo viên đọc bài văn một lượt
-Đêm trăng trên Hồ Tây như thế nào ?
- Giáo viên giới thiệu cảnh Hồ Tây, một cảnh đẹp của Hà Nội.
b. Hướng dẫn cách trình bày
- 	Bài viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
- Những chữ dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó khi viết chính tả.
d. Viết chính tả
e. Chấm bài
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Bài 3(a/b)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Treo lên bảng các bức tranh minh họa gợi ý cách giải câu đố.
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp
3. Củng cố dặn dò :
- 	Nhận xét tiết học chữ viết của học sinh
- 	3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con
-2 học sinh đọc lại
- Đêm trăng tỏa sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió Đông Nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình hương sen đưa theo chiều gió thơm ngào ngạt.
-  ...  điền tiếng có vần it/uyt (BT2).
-Làm đúng BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết các từ: Khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài :
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
- 	Giáo viên đọc đoạn thơ 1 lượt
-	Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào ?
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp ?
- 	Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ?
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Chữ đầu trong dòng thơ phải trình bày như thế nào cho đúng và đẹp ?
3. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
4. Viết chính tả
* Chấm bài
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
* Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
C. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở nháp.
- 2 HS đọc lại.
- Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết.
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông bốn mùa soi từng mảnh mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông.
- Đoạn thơ viết theo thể thơ mỗi khổ thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ.
- Chữ Vàm Cỏ Đông, Hồng vì là tên riêng, chữ Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây, Bốn, Từng, Bóng là các chữ đầu dòng thơ.
- Chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 1 ô li cho đẹp.
- Vàm Cỏ Đông, có biết, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy,....
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài
-	Đổi vở chấm chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở nháp.
- Làm bài vào vở: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS làm bài trong nhóm
TOÁN: (65) GAM
I.MỤC TIÊU:
-Biết gam là một đơn vị đo khói lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
-Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
-Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 1 chiếc đĩa cân, 1 chiếc cân đồng hồ ; - 1 số quả, vật để cân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-	Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 9. 
-	Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3,4/65 về nhà của tiết 64.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa gam và ki lô gam.
-	Yêu cầu học sinh nêu đơn vị đo khối lượng đã học.
-	Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1 kg (hoặc vật khác) có khối lượng nhẹ hơn 1 kg.
-	Thực hành cân gói đường và yêu cầu học sinh quan sát.
-	Gói đường như thế nào so với 1 kg ?
-	Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ?
-	Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg, hay cân nặng không chẵn số lần của ki lô gam người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki lô gam là gam. Gam viết tắt là g đọc là gam.
-	Giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,...
- 	Giới thiệu 1000g = 1kg
-	Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho học sinh đọc cân nặng của gói đường.
-	Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
2.3 Luyện tập -thực hành
Bài 1: Làm miệng
- Giáo viên có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1 kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để học sinh đọc số cân.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề và TLCH
-Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam ?
- Vì sao em biết quả đu đủ nặng 800g?
- Làm tương tự với phần b.
Bài 3: HS đọc đề bài 
- Viết lên bảng 22 g + 47 g và yêu cầu học sinh tính.
-	Em đã tính thế nào để tìm ra 69g ?
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào ?
-	Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại.
Bài 4: Làm vào vở
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
3. Củng cố - dặn dò :
-	Yêu cầu học sinh về nhà đọc, viết cân nặng của một số đồ vật.
* Nhận xét tiết học
-	2 học sinh lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc bảng nhân chưa.
-	Ki lô gam
- Gói đường nhẹ hơn 1 kg.
- Chưa biết
-	Học sinh đọc Gam
- Học sinh quan sát
-	Đọc số cân
- Hộp đường cân nặng 200g
- 3 quả táo cân nặng 700g.
- Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g, 500g + 200g = 700g. Vậy 3 quả táo cân nặng 700g
- Quả đu đủ cân nặng 800g
- Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
-HS làm bảng con
- Tính 22g + 47g = 69g
-	Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69.
-	Ta thực hiện phép tính bình thường như vớI các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
-	1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
	Số gam sữa trong hộp có là;
	455- 58 = 397 (g)
	Đ.S : 397g
TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
I.MỤC TIÊU:
 Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 đến 3 học sinh lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Hướng dẫn viết thư.
- Gọi HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em viết thư để làm gì ?
- Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó.
* Hướng dẫn: 
-	Vì là thư làm quen nên đầu thư các em cần nêu lý do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình... thấy quý mến và cảm phục bạn nên viết thư xin được làm quen.
-	Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu học sinh tự viết thư.
- Gọi HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét bổ sung và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò :
-	Nhận xét tiết học
- Dặn: Học sinh về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn chuẩn bị bài sau.
- Học sinh thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 học sinh đọc
- Em viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc)
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Học sinh đọc thầm bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư.
- 3 học sinh trả lời
- Học sinh nghe giảng sau đó 1 học sinh nói phần mở đầu thư trước lớp. Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn sau đó 1 học sinh nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân
- 4 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét
Hoạt động tập thể :	 SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU : 
	Sơ kết công tác tuần 13, kế hoạch tuần 14.
II. LÊN LỚP: 
1. Ổn định : 
2. Sinh hoạt :
a. Sơ kết tuần 13 :
-	Thực hiện tốt nề nếp, tác phong.
-	Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt.
-	Thực hiện tốt phong trào ủng hộ văn nghệ của trường.
b. Công tác tuần 14 :
-	Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra về.
-	Thực hiện múa hát tập thể.
-	Thực hiện tuần học tốt : đi học đúng giờ, phát biểu xây dựng bài tốt.
3. Củng cố - dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học.
TUẦN 14:
ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
-Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
-	Vở bài tập Đạo Đức.
-	Phiếu giao việc các nhóm cho hoạt động 1, hoạt động 3 (T1)
-	Các bài thơ, hát chủ đề gia đình.
-	Các tấm bìa xanh, đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	TIẾT 1
	1. Khởi động : Hát 
	2. Kiểm tra : Em tự làm lấy việc của mình chưa ? Đó là việc gì ? (2 học sinh)
	3. Bài mới :
	H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hoạt động 1 :
-	Học sinh kể sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ với mình.
-	Học sinh suy nghĩ và trả lời.
+	Mục tiêu : Cảm nhận tình cảm, sự thương yêu của gia đình.
+	Cách tiến hành :
-	Học sinh trao đổi kể trong nhóm.
-	Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh hoạt động nhóm 4.
-	Một số học sinh kể trước lớp.
-	Thảo luận cả lớp.
-	Em nghĩ gì về tình cảm gia đình và sự chăm sóc mọi người dành cho mình?
-	HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
-	Em nghĩ gì những bạn nhỏ thiệt thòi sống thiếu sự chăm sóc của cha mẹ ?
-	Học sinh phát biểu ý kiến.
® Giáo viên rút ra kết luận SGV/42
-	1 học sinh đọc lại kết luận.
b. Hoạt động 2 : Kể chuyện bó hoa đẹp nhất
+ Mục tiêu :HS phải quan tâm, chăm sóc ông bà
+	Cách tiến hành : 
-	GV kể chuyện có sử dụng tranh minh họa.
-	1 học sinh kể lại.Thảo luận nhóm.
-	Chị em Ly làm gì khi đến ngày sinh nhật của mẹ ?
-	Vì sao mẹ nói hoa Ly tặng là đẹp nhất ?
-	Đại diện nhóm trình bày.
-	Lớp trao đổi bổ sung.
® Giáo viên kết luận SGV/44
-	1 học sinh đọc lại kết luận.
c. Hoạt động 3 :
+ Mục tiêu : HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc...
+ Cách tiến hành :
-	Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc theo SHD/44
-	Học sinh nhận đồ dùng.
-	Học sinh thảo luận nhóm.
® Giáo viên nhận xét ® Kết luận.
-	Đại diện các nhóm trình bày.
-	Cả lớp trao đổi, thảo luận.
d.Hoạt động 4 :Cho HS đưa bảng lựa chọn phương án đúng
A.Người lớn có bổn phận phải quan tâm,chăm sóc ông bà
B.Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà
C.Cả hai ý trên
-HS chọn phương án đúng
Hoạt động nối tiếp :
-	Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện... về tình cảm gia đình.
-	Mỗi học sinh vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, chị em trong ngày sinh nhật.
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (Tiết 13)
I.MỤC TIÊU:
 Luyện tập bảng nhân 9, thực hành đo khối lượng (đơn vị gam). Giải toán có lời văn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II.Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Tính nhẩm:
 9 x 2 = 9 x 4 = 9 x 6 = 9 x 8 = 9 x 10 =
 9 x 3 = 9 x 4 = 9 x 7 = 9 x 9 = 9 x 1 =
Bài 2: Thực hành đo khối lượng (đơn vị gam), xem 1,2/ 72 VBT Toán 3.
Bài 3: Lớp 3 A có 35 học sinh, trong đó có 7 học sinh giỏi. Hỏi lớp 3 A có số học sinh giỏi bằng một phần mấy số học sinh cả lớp?
Bài 4: Bao gạo cân nặng 63 kg, bao ngô cân nặng 9 kg. Hỏi bao ngô nặng bằng một phần mấy bao gạo?
*GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. 
*Chấm, chữa bài.
*Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_1_tuan_13.doc