Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20

Tiết 1: Đạo đức

Bài 8: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:

 - Hs cần phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế.

- Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác.

- Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da

b) Kỹ năng:

- Hs quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.

c) Thái độ:

 - Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.

- Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.

 

doc 42 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 1 năm 2006
Tiết 1: Đạo đức 
Bài 8: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 - Hs cần phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế.
Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác.
Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da 
Kỹ năng: 
- Hs quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
Thái độ: 
 - Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
- Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới
* HĐ 1: Viết thư kết bạn
*HĐ2: Đánh giá hành vi
* HĐ3: Xử lí tình huống và đóng vai
C/Củng cố, dặn dò.
- Gv mời 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên những hoạt động của thiếu nhi Việt Nam ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới?
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài – ghi tựa:
* Mục tiêu: Giúp Hs biết kết bạn qua cách viết thư.
- Gv yêu cầu Hs trình bày các bức thư kết bạn đã chuẩn bị từ trước.
- Gv lắng nghe, uốn nắn từng câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: 
=> Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
* Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
 * TH:- Gv chia 4 HS/nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài qua các tình huống
a) Bạn Vilúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giầy, mua đồ lưu niệm mặc dù họ lắc đầu từ chối.
c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
- GV KL: Không nên ngượng ngùng khi khách nước ngoài hỏi chuyện, nên nhìn thẳng họ, không cúi đầu hoặc quay đầu đi chỗ khác. Không nên bám theo khách nài nỉ khi họ từ chối.
Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là thể hiện lòng mến khách.
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
 * TH: - GV chia làm 4 nhóm, cho thảo luận về cách ứng xử cần thiết và đóng vai trong tình huống:
a) Em nhìn thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh ôtô của khách nước ngòài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
b) Có vị khách nước ngòài đến thăm trường em và hỏi thăm về tình hình học tập.
- GVKL: a. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy . Đps là việc làm không đẹp.
b. Cần chào đón khách
KL Chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thíêt là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý ttrọng đất nước, con người Việt Nam. 
- Sau đó Gv cho học sinh hát bài hát: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tôn trọng người nước ngoài.
- Nhận xét bài học.
- Lên bảng trả lời.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
- 5 – 6 trình bày.
Các Hs khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung.
PP: Thảo luận.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm thảo luận đóng vai
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Hs hát tập thể.
Tiết2: Toán
ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
	- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
Kỹ năng: Biết tìm các điểm chính xác, thành thạo.
 c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu. Vẽ sẵn hình BT 3
	* HS: VBT, bảng con.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới.
* HĐ1: Giới thiệu điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng
* HĐ2: Thực hành.
C/ Củng cố dặn dò,
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập 
Viết các số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị: 2598; 2634; 2100; 5780; 1036; Đọc lại các số vừa viết.
- Gv nhận xét bài làm của HS.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
* MT: Giúp Hs làm quen điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
a) Giới thiệu điểm ở giữa.
- Gv kẽ hình trong SGK trên bảng phụ 
- Gv nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. 
- Theo thứ thự : điểm A, rồi đến điểm 0, đến điểm B (hướng từ trái sang phải) . 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Vậy khái niệm điểm ở giữa xác định vị trí điểm 0 trong đoạn AB là: A là điểm ở bên trái điểm 0, B là điểm ở bên phải điểm 0, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng.
b) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 - Gv vẽ hình trong SGK.
 - Gv nhấn mạnh 2 điều kiện để M là trung điểm của đoạn AB
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ AM = MB (độ dài của đoạn thẳng AM bằng độ dài của đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm)
* MT: Giúp Hs tìm ba điểm thẳng hàng và trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát bài còn lại và thảo luận nhóm - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu đại diện các cặp Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
a) Trong hình bên có ba điểm thẳng hàng gồm: A, M, B ; M,O, N ; D, N, C. 
b) - M là điểm ở giữa hai điểm D và B
 - 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B
 - N là điểm ở giữa hai điểm D và C
* Bài 2:
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại điều kiện để trở thành trung điểm của đoạn thẳng.
- Gv yêu cầu HS thảo luận cặp
- Cho HS nêu kết quả và giải thích lí do 
- Gv nhận xét, chốt lại câu đúng là: a,e; câu sai là: b, c, d.
- Cho cả lớp làm vào VBT.
* Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trong SGK, làm bài vào vở bài tập.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
+ Trung điểm đoạn thẳng BC là điểm I + O là trung điểm của đoạn thẳng AD
+ K là trung điểm của đoạn thẳng EG
+ O là trung điểm của đoạn thẳng IK
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Lên bảng làm bài
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát hình vẽ.
Hs nhắc lại.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo cặp.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Đại diện các cặp lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Vài Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Một Hs nhắc lại.
- HS thảo luận cặp 
HS nêu kết quả 
Hs nhận xét .
- Cả lớp làm vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài cá nhân
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Tiết: 3+4: Tập đọc –Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU.
I / MỤC TIÊU
	A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sỹ nhỏ tuổi.
 Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Trìu mễn, gian khổ, yên lặng, trở về,
Thái độ: :Giáo dục Hs lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ của dân tộc.
	 B. Kể Chuyện.
- Biết dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện . Kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, đôïng tác; thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
 II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc., gợi ý kể chuyện.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Aä/ KTBC
B/ BÀI MỚI
* HĐ1 : 
Luyện đọc
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung
 HĐ 3: Luyện đọc lại
* HĐ 4:
 Kể chuyện
C/ Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 HS đọc lại bài: Báo cáo kết quả thi đua., trả lời câu hỏi về nội dung 
- Nhận xét, ghi điểm. 
 - Giới thiệu, ghi bài
*Mục tiêu: - HS biết đọc đúng câu, đoạn, phát âm đúng một số từ khó, tiếng khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài( giọng nhẹ nhàng xúc động)
- Giới thiệu tranh minh hoạ. 
- HD luyện đọc, giải nghĩa từ
- Cho HS đọc từng câu
- Luyện đọc từ khó: Trìu mễn, gian khổ, yên lặng, trở về,
- Cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm
- Các nhóm đọc thi 
* Mục tiêu: Nắm được nội dung, trả lời câu hỏi của bài
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuổi để làm gì?
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy , vì sao các chiến sỹ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
+ Thái độ của các bạn nhỏ thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
+ Thái độï của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
+ Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài?
+ Qua câu chuỵên này, em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
* Mục tiêu: HS bíết đọc đúng giọng của từng nhân vậ. 
- HD đọc đoạn 2: giọng xúc động 
 - Cho HS thi đọc đoạn 2
- Nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay.
* Mục tiêu ... øng nghìn.)
Hs nêu yêu cầu đề bài.
Cả lớp làm bài vào bảng con
2 Hs lên bảng làm.
 5341 7915 4507 8425 
+ 1488 + 1346 + 2568 + 618
 6829 9261 7075 90 43
Hs nhận xét, nêu cách tính.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. 2 Hs lên làm bài trên bảng
 2634 5716 1825
+484 8 + 1749 + 455
 74 8 2 7465 2280
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Cả hai đội trông bao nhiêu cây?
3680 cây
4220 cây
- Hs cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm
Số cây của cả hai đội là:
 3680 + 4220 = 8900(cây)
 Đáp số: 8900 cây .
Hs nhận xét .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại
1 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớp nhận xét.
Tiết 2: Tập làm văn
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Rèn kỹ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, mạch lạc, thái độ đàng hoàng tự tin.
	- Rèn kỹ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Mẫu báo cáo BT2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới
* HĐ1
* HĐ 2
C/ củng cố, dặn dò
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng và trả lời câu hỏi b và c của bài . 
- 1 HS đọc lại bài Báo cáo. Và trả lòi câu hỏi SGK
- Nhận xét và ghi điểm cho HS
- Giới thiệu và ghi bài
HD luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo.....
- Nhắc HS: + Báo cáo HĐ của tổ chỉ theo 2 mục 1 và 2. Khi đi vào nội dung cụ thể phải nói : Thưa các bạn
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế.
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng một lần, phải nói rõ ràng, mạch lạc
- Cho HS thảo luận theo tổ, ghi các hoạt đôïng của tổ vào giấy nháp. Sau đó lần lượt đóng vai tổ trưởng báo cáo trước tổ, các bạn trong tổ nhận xét.
- Cho đại diện các tổ thi báo cáo .
- Nhận xét, khen những HS đóng tốt.
Bài 2
- Gọi Hs đọc yêu cầu và mẫu báo cáo.
- Giải thích và HD cách trình bày báo cáo theo bảng phụ
+ Quốc hiệu viết lùi 3 ô chữ in hoa
+ Tiêu ngữ( độc lập) lùi 4 ô
+ Địa điểm., thời gian 1 dòng
+ Dòng tên báo cáo lùi 2 ô
+ Dòng kính gửi lùi 2 ô
- Cho HS viết bài vào vở.
- Gọi một số em đọc bài trước lớp.
- Chấm và nhận xét, khen những em viết tốt.
- Nhận xét tiết học, khen những HS làm tốt bài thực hành.
- Dặn HS về làm lại bài, ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
- 2 HS nối tiếp nhau kể, mỗi em một đoạn.
- 1 HS đọc và trả lời 
- đọc yêu cầu
- Đọc thầm
- Thảo luận theo tổ, ghi nhanh kết quả hoạt độïng của tổ vào giấy nháp và tập báo cáo trước tổ.
- Đóng vai tổ trưởng và thi trước lớp.
- Nhận xét chọn bạn đóng hay nhất.
- Đọc yêu cầu.
- Viết bài vào vở.
- Đọc bài viết.
Tiết 3: TNXH
THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
	Sau bài học, HS biết:
	- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
	- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
	- Vẽ và tô màu một số cây.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Hình vẽ trong SGK
	- Giấy vẽ và hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Bài cũ
B/ Bài mới
* HĐ1: Quan sát theo nhóm, ngoài thiên nhiên
* HĐ2: Vẽ tranh
C/ Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Làm thế nào để giữ môi trường luôn trong sạch?
+ Hãy kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương em?
- Nhận xét và ghi điểm cho HS
- Giới thiệu và ghi bài
* MT: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên .
* TH: - - Chia nhóm,phân khu vực cho HS quan sát cây cối ở khu vực quanh lớp học.
- Yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát.
- Các nhóm tiến hánh quan sát.
- Tập hợp HS đi đến từng nhóm để nghe đại diện báo cáo
- KL: XQ ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác hau. Mỗi cây thường có rễ, thân , lá, hoa và quả.
Giới thiệu các cây có trong SGK
* MT: Biết vẽ và tô màu một số cây
* TH: - Nêu yêu cầu: Vẽ lại và tô màu cây mà em vừa quan sát được.
- Cho HS thực hành vẽ và tô màu theo nhóm.
- Cho Hs trưng bày và giới thiệu về bài vẽ của nhóm mình
- Nhắc hs về nhà quan sát và vẽ lại một cây mà em thích.
- Nhận xét tiết học.
- Lên băng trả lời
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và phân công các bạn trong nhóm thực hiện việc quan sát.
- Quan sát.
-Báo cáo cho các bạn mhóm khác 
- Tham quan giữa các nhóm
- Giới thiệu cây trong sgk
- HS vẽ theo nhóm
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét 
Tiết 4: Thủ công 
KIỂM TRA CHƯƠNG II: CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố cho Hs:
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của Hs.
Kỹ năng: 
- Thực hiện đúng.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt dán.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Mẫu chữ cái của 5 bài học.
 Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ NỘI DUNG KIỂM TRA.
	- Đề bài kiểm tra: “ Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”.
	- Gv giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
	- Hs làm bài kiểm tra. 
	- Gv quan sát Hs làm bài.
IV/ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
	- Đánh giá sản phẩm của Hs theo 2 mức độ:
	+Hoàn thành (A)
	- Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, đúng kích thước.
	- Dán chữ phẳng, đẹp
	- Những em có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo đánh giá (A+).
	+ Chưa hoàn thành (B)
	- Không kẻ, cắt được 2 chữ đã học.
V/ NHẬN XÉT, DẶN ĐÒ.
	- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Chuẩn bị bài sau: Đan nong mốt.
ĐAN NONG MỐT.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang nong mốt.
Kỹ năng: 
- Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang nong mốt bằng bìa.
 Tranh quy trình đang nong mốt. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
.Hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ
Bài mới
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
* HĐ 3: Tập đan
3. Củng cố, dặn dò.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi bài
* -Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét tấm nong mốt.
 - Gv giới thiệu tấm đang nong mốt (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
- Gv liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng làm rổ, rá. Dụng cụ bằng mây, tre, giang, nứa, lá dừa.
- Mục tiêu: Hs biết các bước đang nong mốt.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng dọc và ngang cách đều 1 ô.
 - Cắt nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như (H.2) để làm các nang dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.4)
- Đan nan ngang thứ 1: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan thứ 1 vào khít với đường nối liền các nan dọc. 
- Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luốn nan ngang thứ 2 và. Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan thứ 3: Giống như đan nan thứ 1.
- Đan nan thứ 4: giống như đan nan thứ 2.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét..
- Tổ chức cho HS tập đan nong mốt
- Gv nhận xét.
- Về tập làm lại bài.Nhận xét bài học.
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
- Thực hành 
Tiết 5: HĐ NGOÀI GIỜ
1/ Sinh hoạt nhận xét trong tuần
Các tổ họp, nhận xét xếp loại thi đua.
Báo cáo trước lớp.
GV đánh giá chung kết quả học tập 
+ Đa số các em đi học chuyên cần, có ý thức, đã chuẩn bị đầy đủ sách vở của học kỳ II.
+ Trong lớp còn nói chuyện riêng , chưa chú ý: Phú, Thanh Tâm, Lực, Đường, Long
+ Việc truy bài đầu giờ còn chưa hiệu quả, còn ồn ào.
+ Học sút so năm trước: Lực, Anh Thư, Tài
+ Các khoản thu nộp còn thiêú một số em , đề nghị hoàn thành 
+ Thông báo kết quả học tập học kì I và kết quả thi HS giỏi cấp trường ngày 20/1/2006( 11 em đạt điểm khá giỏi)
2/ Kế hoạch tuần sau
Tiếp tục thi đua học tốt mừng xuân mới.
Một số bạn tiếp tục luyện thi năng khiếu: Thi, Thảo, Bảo Tâm, Loan, Trâm để dự thi cấp trường vào đợt II
Tiếp tục nộp các khoản tiền.
Giữõ nề nêùp học tốt, đi học chuyên cần., an toàn khi tới trường vì giáp tết đông người.
Phát động phong trào” vòng tay bè bạn”, thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2.
Nghỉ Tết vui. An toàn và không quên việc học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_20.doc