Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi sáng)

 Toán

 Tiết 137: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN.

A. Mục tiêu:

- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.

- Rèn kĩ năng đọc và viết số .

- Giáo dục HS chăm học toán.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Các hình vuông biểu diễn số( GV) , ( HS)

- Các chữ số bằng bìa nhựa.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 28 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
 Toán
 Tiết 137: đơn vị, chục, trăm, nghìn.
A. Mục tiêu:
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
- Rèn kĩ năng đọc và viết số .
- Giáo dục HS chăm học toán.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình vuông biểu diễn số( GV) , ( HS) 
- Các chữ số bằng bìa nhựa.
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng của HS
III.Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi tên bài
1. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
- GV gắn 1 ô vuông : Có mấy đơn vị?
- Gắn 10 ôvuông. Hỏi như trên.
- 10 đơn vị còn gọi là gì?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
- Gắn tiếp các ô vuông biểu diễn chục và hỏi như trên.
- 10 chục bằng mấy trăm?
2. Giới thiệu 1000.
- Gắn lên bảng hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn 2 hình vuông như trên và hỏi: Có mấy trăm?
* GV: Để chỉ số lượng là 2 trăm người ta dùng số 2 trăm , viết là 200.
- Lần lượt giới thiệu các số 300, 400, ..
- các số từ 100 đến 900 có gì chung?
- Những số này gọi là số tròn trăm.
* GV gắn lên bảng 10 hình vuông: Có mấy trăm?
- 10 trăm được gọi là 1 nghìn
- Để chỉ số lượng 1 nghìn người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000
Hỏi: 1 chục bằng mấy đơn vị?
- 1 trăm bằng mấy chục?
- 1 nghìn bằng mấy trăm?
3. Thực hành.
*Bài 1: Đọc và viết số:
- GV gắn các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì. Gọi HS đọc và viết số.
* Chọn hình phù hợp với số.
- GV đọc một số tròn chục, tròn trăm bất kì.
- GV nhận xét, sửa sai
IV. Củng cố:
- Đọc số tròn chục, tròn trăm
- Nêu mối quan hệ giữa đơn vị, chục, trăm, nghìn?
V. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
- Hát
- có 1 đơn vị
- có 10 đơn vị
- 10 đơn vị gọi là 1 chục
- 1 chục bằng 10 đơn vị
- 10 chục bằng 1 trăm
- có 1 trăm
- HS viết số 100
- có 2 trăm. HS viết số 200
- HS đọc và viết các số từ 300 đến 900
- Cùng có 2 chữ số 0 đứng sau.
- Có 10 trăm
- HS đọc 10 trăm bằng 1 nghìn
- HS đọc và viết số 1000
- 1 chục bằng 10 đơn vị
- 1 trăm bằng 10 chục
- 1 nghìn bằng 10 trăm
- HS đọc lại mối quan hệ trên
- HS quan sát đọc và viết số theo lời của GV
- HS chọn hình phù hợp với lời đọc của GV- Đọc số đó.
- 1 HS đọc
- HS nêu: 10 đơn vị = 1 chục ; 
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
 Mĩ thuật
 ( Đ/c Xuân soạn và dạy) 
 Kể chuyện
 Tiết 28: Kho báu
A. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện ( BT1)
- HSKG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT2)
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bảng phụ chép nội dung cần gợi ý
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể chuyện mà mình thích
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn kể chuyện
* Bài 1 ( 84 )
- GV treo bảng phụ viết nội dung gợi ý của từng đoạn
- GV hướng dẫn 1 HS làm mẫu
* Hai vợ chồng chăm chỉ: ở vùng quê nọ, có 2 vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu.
+ Thức khuya dậy sớm: Họ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.
+ Không lúc nào ngơi tay: Hai vợ chồng cần cù, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay . Đến vụ lúa, họ cấy lúa. Vừa gặt hái xong , họ lại trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ.
+ Kết quả tốt đẹp: Họ đã gây dựng được 1 cơ ngơi đàng hoàng, nhà cao cửa rộng, gà lợn đầy chuồng, cá đầy ao.
- GV nhận xét
- Tương tự với đoạn 2, 3`
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể tốt.
* Bài 2 ( 84 )
 - Kể bằng lời của mình ( Không kể theo lối đọc thuộc lòng truyện )
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn người kể từng đoạn, người kể toàn bộ câu chuyện hay nhất trong tiết học.
IV. Củng cố:
- 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Hát
- 1 HS kể
- Đọc yêu cầu bài tập.
+ Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
- HS khá kể mẫu đoạn 1
- HS nhận xét bạn kể
+ HS tập kể từng đoạn trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể
- 3 HS đại diện của 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn
- Nhận xét, bình chọn
- Đọc yêu cầu
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
- 3 HSKG thi kể trước lớp kết hợp với điệu bộ nét mặt.
- Lớp nhận xét, bình chọn
- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 ___________________________________________ 
 Chính tả ( nghe - viết )
 Tiết 56: Kho báu
A. Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trích trong chuyện : Kho báu.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn : l / n ( ên / ênh ), ua / uơ.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, 2 bộ thẻ chữ. Bảng phụ BT3
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : mưa nắng, lênh đênh, ngã kềnh, 
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn nghe -viết.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết 1 lần
- Nêu nội dung đoạn viết ?
- Tìm từ khó viết?
- Sửa lỗi cho HS
* GV đọc, HS nghe và viết bài
- GV đọc từng câu
- Đọc soát lỗi.
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV theo dõi, nhận xét bài của HS
* Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
a. Nắng, nơi, nay
b. Lênh, kềnh, quện, nhện.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà đọc trước bài : Bạn có biết ? Tự tìm hiểu để trả lời câu hỏi 3.
- Hát
- HS viết bảng con, 2 HS lên bảng viết
- HS nghe
+ 2 HS đọc lại
- Đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân
- HS tìm và luyện viết vào bảng con: quanh năm, sương, lặn, cuốc bẫm, 
+ HS viết bài vào vở
+ HS soát lại bài
+ Điền vào chỗ trống ua hay uơ
- Cả lớp làm bài theo nhóm đôi
- 2 HS lên bảng làm
Voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua
+ Điền vào chỗ trống l hay n ( ênh, ên)
- HS làm bài vào nháp 
- 2 HS lên bảng nhóm
 ________________________________________ 
 Tự nhiên xã hội
 Tiết 28: Một số loàI vật sống trên cạn 
A. Mục tiêu:
- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.
- Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà.
+ KN quan sát tìm kiếm và xử lí thông tin về động vật sống trên cạn.
+ KN ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật sông trên cạn
+ Phát triển KN hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động dạy học.
- Giáo dục HS tình yêu thương động vật
B. Đồ dùng dạy- học:
- Hình vẽ trong SGK (58,59) 
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Kể tên các loài vật sống dưới nước ? trên cạn, trên không ?
- Nhận xét
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Dạy bài mới:
- 3 HS nêu 
* HĐ1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu :
- Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn.
- Phân biệt được vật nuôi và vật sống hoang dã.
- Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt những loài vật quý hiếm.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Chỉ nói đúng con vật có trong hình 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo nhóm đôi
- Hình 1 : Nêu tên con vật trong tranh? 
- Con lạc đà sống ở sa mạc
- Đố bạn chúng sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì ?
- Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
- Hình 2 :
- Con bò sống ở đồng cỏ
- Hình 3 :
- Con hươu sống ở đồng cỏ và hoang dã.
- Hình 4
- Con chó, chúng ăn xương, thịt và nuôi trong nhà.
- Hình 5:
- Thỏ rừng sống hoang dã thích ăn cà rốt.
- Hình 6
- Con hổ sống trong rừng, chúng ăn thịt sống hoang dại.
- Hình 7
- Con gà chúng ăn giun, ăn thóc, được nuôi trong nhà.
- Trong những con vật được kể con nào sống ở sa mạc? tại sao sống ở sa mạc
- Con lạc đà 
- Vì nó có bướu chứa nước,chịu được nóng 
- Kể tên con vật sống trong lòng đất ?
- Con chuột
- Con nào ăn cỏ ?
- Con thỏ, con hươu,
- Con nào ăn thịt ?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Con hổ, con chó,
- Đại diện nhóm trả lời
* Kết luận: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất: Voi, ngựa, chó gà hổ,..có loài đào hang: Chuột, giun. Ta cần phải bảo vệ các loài vật sống trên cạn.
*HĐ2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được
* Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
+ Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- Phải làm gì để bảo vệ các loài vật này? 
- Các nhóm đếm tranh ảnh đã được sưu tầm để cùng quan sát.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
- HS nêu ý kiến của mình 
*HĐ3: Trò chơi: Đố bạn con gì ?
* Mục tiêu
- HS nhớ lại các đặc điểm chính của con vật đã học
- HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS cách chơi:
1 HS đeo hình vẽ 1 con vật sau lưng. Đặt câu hỏi đúng , sai để đoán xem đó là con gì?
VD: + Con này có 4 chân phải không?
 + Con này được nuôi trong nhà phải không ?
- GV cho HS chơi thử
- HS chơi theo nhóm 
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc
- HS chơi thử
- HS chơi theo nhóm
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Nhắc HS nhớ tên các con vật sống trên cạn.
 Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012 
 Toán
Tiết 138: so sánh các số tròn trăm
A. Mục tiêu:
-Biết cách so sánh các số tròn trăm. Biết thứ tự các số tròn trăm. Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.
- Rèn kĩ năng so sánh số tròn trăm.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình vuông to làm bằng bìa như SGK
C. Các hoạt động dạy- học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra đọc và viết các số tròn trăm
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Dạy bài mới:
a. So sánh các số tròn trăm
- Hát
- HS đọc và viết các số tròn trăm
- GV gắn các hình vuông biểu diễn các số trình bày như SGK.
- HS quan sát, ghi số ở dưới hình vẽ
- Yêu cầu HS ghi số ở dưới hình vẽ
- HS lên ghi số : 200 và 300
? Hãy so sánh 2 số này trên hình vẽ 
- Số 200 nhỏ hơn 300
- Gọi HS lên điền > ,< ? 
- 1 HS lên điền 
200 < 300
300 > 200
- Số 300 và số 300 thì như thế nào?
- Cả lớp đọc: hai trăm lớn hơn ... n trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho HS .
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên (2 vòng quanh sân)
- Đi thường theo hàng dọc hít thở sâu.
* Ôn các động tác: Tay, chân, lườn, bụng và nhảy của bài thể dục phát triển chung:
- Lớp trưởng điều kiển các bạn tập.
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình hàng ngang: 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " Tung vòng vào đích"
+HS nêu cách chơi:
+ Cho HS chơi thử cả lớp ( vài lượt)
+ Cho HS chơi thật.
+ Lớp đứng hàng ngang theo dõi cổ vũ cho các bạn .
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Đứng tại chỗ cúi ngời thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học.
 ______________________________________________ 
Luyện từ và câu
Tiết 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi :
Để làm gì ? dấu chấm, dấu phẩy
A. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số từ ngữ về cây cối ( BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ : Để làm gì? (BT2); Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống ( BT3)
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bảng phụ viết nội dung BT3
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Hãy kể tên 1 số loài cây ở gia đình em?
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu:
- Hát
- 1 HS kể
2. Hướng dẫn giải các bài tập 
* Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm
- Lớp làm nháp 
- GV nhận xét
- 2 HS làm bảng phụ (nhận xét ) 
* Chốt lại lời giải đúng:
+ Cây lương thực , thực phẩm
+ Lúa, ngô, khoan, sẵn, đỗ tương, đỗ xanh, lạc vừng, khoai tây, rau muống , bắp cải, xu hào, rau cải,
+ Cây ăn quả
+ Cam, quýt, xoài, táo, ổi, na mận, roi, lê, dưa hấu, nhãn, ...
+ Cây lấy gỗ
+Xoan, lim, gụ, táu, xến,
+ Cây bóng mát
+ Bàng, phượng, bằng lăng,.
+ Cây hoa
+ Cúc, đào, mai, lan, huệ, hồng,...
+ Còn một số vừa cho quả, vừa cho bóng mát.
+ Cây dâu, na, ổi,
* Bài tập 2 (miệng)
- HS đọc yêu cầu
- Dựa vào bài tập 1 đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ : Để làm gì?
- 2 HS làm mẫu 
- HS1 hỏi : Người ta trồng lúa để làm gì?
- HS2 đáp : Người ta trồng lúa để lấy gạo ăn.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo yêu cầu bài tập.
- Nhận xét
* Bài tập 3 (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ
- Lớp làm vào vở , 2 HS điền nhanh
- Gv hướng dẫn
* Bài giải: 
- GV chấm , nhận xét
Chiều qua , Lan nhận được thư bố. Trong thư , bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : 
" Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé ! "
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
 Tìm đọc các loài cây
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy) 
 Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
 Toán
 Tiết 140: Các số từ 101 đến 110
A. Mục tiêu:
-Nhận biết được các số từ 101 đến 110. Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110. Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110. Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
+ HSKG: Làm thêm bài 4
B. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình vuông biểu diễn trăm về các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị 
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đọc viết số tròn chục từ 110 đến 200
- Nhận xét, cho điểm
- Hát
- Đọc số : 110, 120,200
III. Bài mới:
1. Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
- Viết và đọc số 101
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ, hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- để chỉ tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 dơn vị, người ta dùng số 1 trăm linh một và viết là 101.
* Tương tự với các số 102, 103........110.
- GV viết bảng : 105
- Số 105 có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Đọc các số từ 101 đến 110?
- Có 1 trăm, lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 0 chục và 1 đơn vị, viết lên bảng 0 vào cột chục và 1 vào cột trăm, cột đơn vị.
- HS đọc và viết số 101
- HS đọc và viết số.
- HS nêu
- HS biểu diễn bằng đồ dùng số 105
- HS đọc các số
2. Thực hành
* Bài 1: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm miệng
- GV chỉ vào từng số
107 (a)
102 (d)
109 (b)
105 (e)
- Nhận xét
108 (c)
103 (g)
* Bài 2: Số 
- HS nêu yêu cầu
- GV nhận xét
- Gọi HS lên điền 
* Bài 3: >, < , =
- Đọc đề
- HS làm bảng con 
- Hướng dẫn HS làm 
101 < 102
106 < 109
102 = 102
103 > 101
105 > 104
105 = 105
- Nhận xét
109 > 108
109 < 110
* Bài 4 : 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm
- Gọi 2 HSKG lên bảng làm 
a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 103, 105, 106, 107, 108
b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.110, 107, 106, 103, 100
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Ôn lại cách đọc, viết, so sánh số từ 101 đến 110 
 Thể dục
Tiết 56: Trò chơi : " tung vòng vào đích" và
"chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau"
A. Mục tiêu:
+ Tiếp tục ôn trò chơi " tung vòng vào đích !". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi chủ động, đạt thành tích cao.
+Ôn trò chơi " chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : Còi, chuẩn bị 12 chiếc vòng nhựa mỗi vòng có đường kính 
5 -10 cm, 2 - 4 bảng đích, kẻ hai vạch giới hạn cách nhau 5 - 8 m cho trò chơi "chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau".
C. Nội dung và phơng pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
*Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
- Cho HS tập một số động tác khởi động.
* Ôn 5 ĐT của bài TD phát triển chung:
*Trò chơi " Tung vòng vào đích" 
- Hướng dẫn HS thực hiện:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Em nào nhắc lại được cách chơi.
+ Em nào lên chơi mẫu cho cả lớp theo dõi.
- Dùng khẩu lệnh: Chuẩn bị... bắt đầu... tung !
* Trò chơi " chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau":
- Em nào nêu lại cách chơi ?
* Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh rồi kết thúc bài:
- Hôm nay chúng ta đã ôn những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho HS.
*Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên (2 vòng quanh sân)
- Đi thường theo hàng dọc hít thở sâu.
* Ôn các ĐT: Tay, chân, lườn, bụng và nhảy của bài thể dục phát triển chung:
- Lớp trưởng điều kiển các bạn tập.
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về đội hình hàng ngang: 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " Tung vòng vào đích"
+HS nêu cách chơi:
+Cho HS chơi thử cả lớp ( vài lượt)
+ Cho HS chơi thật.
+ Lớp đứng hàng ngang theo dõi cổ vũ cho các bạn .
*Chuyển đội hình hàng ngang, đứng thành 2 hàng quay mặt vào nhau.
- 1 bạn nêu cách chơi.
- 1 cặp chơi mẫu, lớp theo dõi.
- Cho cả lớp chơi ( vài lượt)
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Đứng tại chỗ cúi ngời thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học.
 Tập làm văn
 Tiết 28: đáp lời chia vui . tả ngắn về cây cối 
A. Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT1)
- Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); Viết được các câu trả lời cho 1 phần BT2 ( BT3)
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ BT1, quả thật ( Tranh ảnh ) quả măng cụt
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn viết về con vật em thích
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
- Hát
- HS đọc
1. Giới thiệu bài : Mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1: ( Miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 4 HS thực hành đóng vai
-VD: Chúc mừng bạn đạt giải cao trong kì thi.
- HS 1,2,3 nói lời chúc mừng HS 4
- Bạn giỏi quá ! bọn mình chúc mừng bạn.
- Chia vui với bạn nhé ! Bọn mình rất tự hào về bạn 
- HS 4 đáp
- Mình rất cảm ơn bạn 
- Các bạn làm mình cảm động quá. Rất cảm ơn các bạn.
- Nhiều HS thực hành đóng vai
* Bài 2 (Miệng)
- HS đọc đề bài
- 1 HS đọc đoạn văn quả măng cụt và trả lời câu hỏi 
- HS xem tranh ảnh quả măng cụt 
- Lớp đọc thầm theo 
-Từng cặp HS hỏi đáp theo các câu hỏi.
HS1: mời bạn nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt .Quả hình gì ?
HS2:Quả măng cụt tròn như một quả cam
HS1: Quả to bằng chừng nào ?
HS2: Quả chỉ to bằng nắm tay trẻ con 
HS1: Bạn hãy nói ruột quả và mùi vị của măng cụt . Ruột quả măng cụt màu gì?
HS2: Ruột măng cụt trắng muốt như màu hoa bưởi.
* Nhiều học sinh nối nhau thi nhau hỏi đáp nhanh đúng 
- Nhận xét
* Bài tập 3 (viết)
- GV hướng dẫn
- Nêu yêu cầu
- HS viết vào vở 
- Cùng HS nhận xét, cho điểm
- Nhiều HS đọc bài trước lớp 
*Bài mẫu: 
a, Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.
b, Dùng dao cắt khoanh nửa quả, bạn sẽ thấy lộ ra ruột quả trắng muốt như hoa bưởi, với bốn năm múi to không đều nhau. ăn từng múi, thấy vị ngọt đậm và một mùi thơm thoang thoảng.
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về viết lại đoạn văn, quan sát kĩ 1 loại quả mà em thích.
 Hoạt động tập thể
 Sơ kết tuần 28
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B. Nội dung sinh hoạt:
1. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
 + Hầu hết các em ngoan, ý thức học tập tương đối tốt thể hiện:
 - Đi học đều đúng giờ. Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
 -Thực hiện truy bài có hiệu quả. Học bài, làm bài tương đối đầy đủ
* Tồn tại: 
	- Còn lười học ở nhà: Ly, Bắc, Hoàng( Không thuộc bảng chia)
	- Quên vở : Nam, Duy
* Nguyên nhân:
 -Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Chưa có ý thức học , không tự giác học ở nhà
2. Đề ra phương hướng tuần sau:
 - Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có.
 - Bồi dưỡng HS yếu.
3. GVnhắc nhở, tuyên dương
 -Nhắc nhở HS tự giác học bài ở nhà đầy đủ, soạn sách vở trước khi đi học.
 -Tuyên dương HS có ý thức học.
4. Vui văn nghệ: - Hát các bài hát chủ đề về Đoàn, Đội.
 ________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_28_buoi_sang.doc