Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 14 - Trương Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 14 - Trương Thị Hà

TIẾT 2: MÔN: TOÁN

BÀI: LUYỆN TẬP

I- Mục tiêu:

- Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng vào được giải toán.

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dụng học tập.

* Thực hiện theo mục tiêu chung

II-Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ bài toán trong SGK. Cân đồng hồ loại nhỏ.

- HS: Bảng con, VBT

 

doc 27 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 14 - Trương Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
TIẾT 1:	 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
**************************************
TIẾT 2: MÔN: TOÁN 	
BÀI: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng vào được giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dụng học tập.
* Thực hiện theo mục tiêu chung 
II-Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài toán trong SGK. Cân đồng hồ loại nhỏ.
- HS: Bảng con, VBT
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra : (4')
-Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học và sự liên hệ giữa các đơn vị đó.
- GV nhận xét
- 1-2 HS nêu
 .
2- Bài mới: 
*Giới thiệu bài: (1 ') 
*Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV viết lên bảng 744g  474g 
-Yêu cầu HS so sánh.
-Vì sao các em biết 744g > 474g?
Vậy khi so sánh các số đo khối lượng, chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
-Yêu cầu HS làm tiêp phần còn lại.
Bài tập 2: -Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi vài HS nêu cách làm.
-Cho HS làm rồi chữa bài.
Bài tập 3: -Gọi HS đọc đề bài.
+Cô Lan có bao nhiêu đường?
+Cô Lan đã dùng hết bao nhiêu gam đường?
+Cô Lan làm gì với số đường còn lại?
-Bài toán yêu cầu làm gì?
-Yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán.
Bài tập 4: GV tổ chức cho HS: Cân hộp bút chì rồi cân hộp đồ dùng học toán. Ghi lại khối lượng của hai vật đó.
-Cho HS so sánh khối lượng của hai vật - trả lời.
- HS lắng nghe
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS làm tương tự
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+ Tính 4 gói kẹo nặng mấy gam.
+ Tính xem mẹ Hà đã mua bao nhiêu gam bánh, kẹo.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Cả 4 gói kẹo cân nặng là:
 130 x 4 = 520 ( g)
 Cả kẹo và bánh cân nặng là:
 520 + 175 = 695 ( g)
 Đáp số: 695 gam.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+Có 1 kg đường.
+Dùng hết 400 gam.
+Chia đều vào 3 túi nhỏ.
-Tính số đường có trong mỗi túi.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 1 kg = 1000 g.
Số đường còn lại cân nặng là:
1000 – 400 = 600 ( g)
Mỗi túi đường cân nặng là:
600 : 3 = 200 ( g)
Đáp số: 200 gam đường.
- HS thực hành cân theo nhóm 4.
- HS trả lời
3.Củng cố-dặn dò: (3 ')
-Cho HS nêu lại các bước giải bài tập 2,3
-Về nhà làm lại các bài tập vào vở.
- 1-2 HS nêu
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 3: MĨ THUẬT
(Gv chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 4-5: TẬP ĐỌC 
BÀI: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I- Mục tiêu: 
TĐ :- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật .
- Hiểu ND : Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí , dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
* Luyện đọc các từ khó theo cô và bạn và thực hiện được mục tiêu chung.
KC: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ 
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện
 * Nghe bạn kể được và kể được một đoạn của câu chuyện.
II-Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa chuyện trong SGK .Bảng phụ viết sẵnđoạn văn cần HS luyện đọc.
HS: SGK ,xem trước nội dung bài học.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1-Kiểm tra : (4') 
-Gọi3 HS đọc bài: Cửa Tùng,trả lời câu hỏi:
+Em hiểu như thế nào là bà chúa của bãi tắm?
+Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- GV nhận xét
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời 
2- Bài mới:-Giới thiệu bài: (1')
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Luyện đọc: (26')
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-Đọc từng câu, sửa phát âm các từ khó.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10')
-Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
+Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
-Cho HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4, Trả lời:
+Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết.
* Đọc cùng bạn
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Nghe bạn đọc và đọc lại
- HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn.
- HS cả lớp đồng thanh cả bài.
* Đọc cùng bạn
- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
-Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để che mắt địch.
- HS trả lời
* Trả lời lại
-Kim Đồng nhanh trí.
Gặp địch không hề sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu.
-Kim Đồng dũng cảm vì còn nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc, dám làm những công việc quan trọng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại: (6')
-GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3.
-Tổ chức cho HS thi đọc.
Tuyên dương cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- HS luyện đọc theo vai.
- 3 HS thi đọc theo vai đoạn 3.
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc ba đoạn của bài.
Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1-GV nêu nhiệm vụ: (2')
Dựa theo 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện. HS kể toàn bộ câu chuyện.
2-Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh: 18'
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
-GV hướng dẫn HS kể một trong ba cách:
+Cách 1: Kể ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ.
+Cách 2: Kể có dầu có cuối nhưng không kỹ như văn bản.
+Cách 3: Kể khá sáng tạo.
*Yêu cầu HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
-Yêu cầu HS kể theo cặp.
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
-GV nhận xét chung.
- HS quan sát 4 tranh minh hoạ.
* Quan sát cùng bạn
- 1 HS kể, cả lớp chú ý theo dõi.
- Từng cặp HS tập kể.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 2 nhóm HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo vai trước lớp.
-Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố- dặn dò: (3')
- Qua câu chuyện, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?
-Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe.
- HS trả lời
- Hs lắng nghe	
-----------------------------------------------------------@&?------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) 
BÀI: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Làm đúng BT điền tiếng có vần ay ây ( BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phuơng ngữ do GV soạn .
* Thực hiện được theo mục tiêu chung
II-Chuẩn bị:
-GV: -Ba băng giấy viết nội dung bài tập 2.
-HS: -SGK, vở chính tả.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1-Kiểm tra : (4 ').
-GV đọc các từ ngữ: huýt sáo, hít thỏ, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.
- Gv nhận xét
- 2 HS lên viết trên bảng, lớp viết bảng con
2-Bài mới: (31') -Giới thiệu bài: (1') 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả (19’)
Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
-GV đọc rõ ràng, thong thả đoạn chính tả.
-Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
+Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa?
+Câu nào trong đoạn văn là lời nhân vật? Lời đó được viết như thế nào?
-Yêu cầu HS viết chữ khó dễ lẫn.
-Viết chính tả: 
-GV đọc cho HS viết đúng theo yêu cầu.
-Chấm chữa bài: 
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
-Chấm 5 – 7 bài. Nhận xét.
- Hs lắng nghe
- HS theo dõi SGK. 1 HS đọc lại.
- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quãng.
Nào, Bác cháu ta lên đường!
Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó: ông ké, mỉm cười, chống gậy, nhanh nhẹn, lững thững.
- Nghe GV đọc viết lại bài văn.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau soát lỗi, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (8’)
Bài tập 2: -Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
-GV mời 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp, sau đó đọc lại kết quả.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: -GV nêu yêu cầu bài tập 3b.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Dán 3 băng giấy đã viết nội dung bài, mời mỗi nhóm 5 HS thi tiếp sức.
-GV nhân xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nhiều HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cây gậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy.
- Mỗi HS điền vào một chỗ trống và đọc kết quả.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Chữa bài theo lời giải đúng.
Tìm nước, dìm chết, chim gáy, thoát hiểm.
3-Củng cố-dặn dò: (3')
-Yêu cầu HS đọc lại bài tập 2 và bài tập 3.
- Nhắc những HS viết chính tả còn mắc lỗi, - về nhà viết lại cho đúng.
- 1-2 HS đọc lại
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 2: TOÁN 
BÀI: BẢNG CHIA 9
I- Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9)
* Đọc rõ, thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9)
II-Chuẩn bị:
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
HS: SGK, vở toán trường.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra: (5')
- Nêu lại các bước giải BT1(Tiết 66).
- Một HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9.
- GV nhận xét
- 1-2 HS nêu
- 2- 3 HS đọc
2- Bài mới: (30') -Giới thiệu bài: (1 ') 
H.động 1:Giới thiệu bảng chia 9 . (15’)
-Nêu phép nhân 9.
Có 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
-Nêu phép chia cho 9.
Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
-Từ phép nhân 9 ta lập phép chia 9.
Từ 9 x 3 = 27 Ta có: 27 : 9 = 3.
-Tiến hành tương tự với các phép tính khác để hoàn thành bảng chia 9.
-Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 9.
- HS lắng nghe
Ta có: 9 x 3 = 27 ( chấm tròn)
Ta có: 27 : 9 = 3 ( tấm bìa)
- Thành lập bảng chia 9.
- HS tự học thuộc lòng bảng chia 9
* Học cùng bạn
H.động 2:Thực hành: 15’
Bài tập 1:
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
Bài tập 2: Xác định yêu cầu của bài, sau đó cần HS tự làm bài.
+Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể ghi ngay kết quả của 45 : 9 = 5 và 45 : 5 = 9 được không? Vì sao?
Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
Bài tập 3: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tính nhẩm
- Làm bài. Sau đó 12 HS  ... đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- 5 câu là 10 dòng thơ.
- Thơ 6-8 còn gọi là lục bát.
- Câu 6 viết cách lề vở 2 ô.
- Câu 8 viết cách lề vở 1 ô.
- Các chữ đầu dòng thơ, Việt Bắc.
- HS đọc thầm bài thơ và tự viết ra vở nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
- Nghe GV đọc, viết lại bài thơ.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (7’)
a-Bài tập 2: 
-GV nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV mời 2 tốp HS làm bài.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b-Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Cách tiến hành tương tự như bài tập 2.
- Cho HS nhận xét chữa bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Mỗi tốp 3 HS nối tiếp nhau thi làm bài trên bảng lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- HS cả lớp làm bài vào vở.
3-Củng cố-dặn dò: (2')
-Cho HS đọc lời giải bài tập 2.
-Một HS đọc lời giải đúng bài tập 3b.
-Nhận xét tiết học .Dặn HS về luyện viết lỗi sai.
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 5: TẬP LÀM VĂN 
BÀI: TÔI CŨNG NHƯ BÁC. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I- Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác ( BT1) 
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản ( theo gợi ý ) về các bạn trong tổ của mình với người khác ( BT2) 
* HS thực hiện theo mục tiêu chung
II-Chuẩn bị:
- GV:Tranh minh hoạ chuyện vui Tôi cũng như bác.Bảng lớp viết gợi ý BT2
- HS: SGK, vở TLV.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra : (4').
-Viết thư gởi bạn miền khác.
- GV nhận xét
-Ba HS đọc lại bức thư 
2-Bài mới: (30) -Giới thiệu bài: (1')
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Nghe kể Tôi cũng như bác(28’)
Bài tập 1: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV kể chuyện lần 1, hỏi:
+Câu chuyện này xảy ra ở đâu?
+Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
+Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
+Người đó trả lời ra sao?
+Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
-GV kể tiếp lần 2.
-Cho HS kể chuyện.
-GV khen ngợi những HS nhớ truyện, biết kể phân biệt lời các nhân vật.
Hoạt động 2: Giới thiệu hoạt động của tổ.
Bài tập 2: 
-Gọi HS nhắc lại yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS:
+Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.
+Nói năng đúng nghi thức với người trên.
+Em cần giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng của bạn.
-GV gọi 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
-Cho HS kể theo nhóm,Yêu cầu HS giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ,điệu bộ.
-Tổ chức thi kể trước lớp.
- GV tuyên dương những HS giới thiệu chân thành, đầy đủ, gây ấn tượng nhất về các bạn trong tổ mình
3-Củng cố- dặn dò: (2 ')
-Gọi HS kể chuyện Tôi cũng như bác.
-Gọi HS giới thiệu về tổ của mình.
-Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Ở nhà ga.
- Có 2 nhân vật: nhà văn già và người đúng cạnh.
- Vì ông quên không mang kính.
- Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.
- Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ bị mù chữ.
- HS lắng nghe
- HS nhìn gọi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS khá kể
-1 HS nói trước lớp ,lớp theo dõi.
- HS làm việc theo tổ. Từng em nối tiếp nhau đóng vai người giới thiệu.
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- Cả lớp theo dõi bình chọn.
- 1 HS kẻ
- 1 HS nêu
**************************************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT 
Đề bài: LUYỆN VIẾT
 I/ Mục tiêu : 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả : Một trường tiểu học ở vùng cao( tù đầu đến cùng học sinh)
 - Làm đúng BT 2 , BT3 a/b
 II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết các từ cho HS viết:
- GV đọc
Nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy - học bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- GV đọc lần 1.
- GV nêu câu hỏi trong bài chính tả cho HSTL
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Ngoài chữ đầu câu, còn chữ nào phải viết hoa ?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu từ khó.
- Đọc và viết các từ vừa tìm được.
d. Viết chính tả:
- GV đọc lần 2.
- GV đọc bài viết.
e. Soát lỗi:
- GV hướng dẫn chấm chữa bài.
g. Chấm bài:
- Thu vở chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 VBT/51,52
- Tiến hành trò chơi:
Bài 3a/
- Cho Hs nêu yêu cầu
- Cho Hs làm bài. GV giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét sửa sai.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viêt bảng con.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- HS trả lời
-HS trả lời
- HS viết bảng.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài vào vở.
- HS chấm lỗi chính tả.
- HS tham gia chơi.
- 1Hs nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT
I. Mục tiêu:
- HS viết được đoạn văn ngắn nói về tổ học tập của em.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV chuẩn bị bảng phụ viết sẵn câu gợi ý
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài: 
-Ghi đề bài lên bảng
-Hoạt động 1: Hướng dẫn
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS đọc các câu hỏi gợi ý
- Cho HS thảo luận nhóm
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét
Hoạt động 2: làm bài tập
- Cho HS làm vào vở
-GV theo dõi HS làm. GV giúp đỡ HS yếu
- GV thu vở chấm điểm
- Nhận xét tuyên dương bài hay và cho đọc
2.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, dặn dò HS
-Nghe
-1HS đọc yêu cầu 
- HS nhẩm theo
-Đọc câu hỏi gợi ý
- HS thảo luận theo nhóm tổ
* Thảo luận cùng bạn
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, sửa sai
- HS lắng nghe
* Lắng nghe
- HS làm bài vào vở
* Làm bài vào vở
- HS lắng nghe
* Lắng nghe
-Lớp theo dõi, nhận xét
**************************************
TIẾT 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN 
TIẾT 2
I.Mục tiêu:
- Củng cố các phép tính chia trong bảng.
- Biết đặt tính rồi tính phép chia
- Củng cố về đơn vị đo thời gian.
- Biết giải được bài toán có lời văn
* Biết thực hiện được phép tính đơn giản. Biết giải được bài toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng nhóm, phiếu bài tập
-HS : vở bài tập toán, bảng con, 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
- Hoạt động1: Bài1
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài tập
- GV nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: Bài tập 2
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài tập. GV giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét sửa sai
Hoạt động 3:Bài tập 3
-Cho HS đọc đề toán
- GV phân tích đề
- Cho HS làm bài. GV giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét sửa sai
Hoạt động 3:Bài tập 3
-Cho HS đọc đề toán
- GV phân tích đề
- Cho HS làm bài. GV giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét sửa sai
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Nghe
- 1HS nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét, sửa sai
- 1 Hs nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
- HS nhận xét, sửa sai
- 1Hs đọc đề toán
- HS lắng nghe
- 1HS làm bảng nhóm cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét 
- 1HS đọc đề toán
- HS lắng nghe
- 1HS làm bảng nhóm cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
-----------------------------------------------------------@&?------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
TIẾT 1-2: ANH VĂN
(GV chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 3: TOÁN
BÀI: GAM
I- Mục tiêu:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với các số đo khối lượng là gam
II-Chuẩn bị:
- GV: Cân đĩa, cân đồng hồ. Các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân. 
- HS: VBT
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra : (4’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 9
-1 HS nêu các bước giải của bài tập 3 ( Tiết 64).
- GV nhận xét
- 2 HS đọc
- 1 HS nêu
2- Bài mới: (28’) -Giới thiệu bài: (1 ‘) 
Hoạt động 1: Giới thiệu cho HS về gam (12’)
-GV cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam.Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg, ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn 1 kg.
-GV:Gam là một đơn vị đo khối lượng-viết tắt là g.
1000 g = 1 kg.
-GV giới thiệu các quả cân thường dùng .
-GV giới thiệu đĩa cân, cân đồng hồ.
- HS lắng nghe
- HS nêu: ki - lô gam
- HS nhắc lại vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này.
-HS quan sát.
Hoạt động 2: Thực hành (15’)
Bài tập 1: -Cho HS quan sát tranh vẽ trả lời:
+Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
-GV cho HS quan sát tranh vẽ cân 3 quả táo để nêu khối lượng của chúng.
-Cho HS tự làm với 2 tranh vẽ còn lại,rồi chữa bài.
Bài tập 2: Cho HS quan sát hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ.
-Cho HS tự làm câu còn lại,đổi chéo vở chữa bài.
Bài tập 3: -Yêu cầu HS tính.22g + 47 g
+Làm thế nào để tìm ra kết quả 69g?
+Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm thế nào?
Bài tập 4: -Gọi HS đọc đề.
+Cả hộp sữa cân nặng bao nhêu kg?
Cân nặng cả hộp sữa chính là vỏ hộp và sữa .+Muốn tính số g của sữa bên trong hộp ta làm ntn?
-Yêu cầu HS làm bài.
- HS quan sát tranh vẽ trả lời:
- Hộp đường cân nặng 200 g.
Cân thăng bằng nên khối lượng 3 quả táo bằng khối lượng của 2 quả cân 500 g và 200 g.
- HS tự làm
- Quả đu đủ cân nặng 800 g.
- Làm bài và kiểm tra bài bạn.
- Tính 22g + 47g = 69g.
- Lấy 22 + 47 = 69 ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK.
- Cân nặng 455g.
- Lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
- HS làm và chữa bài.
3 -Củng cố-Dặn dò: (3 ‘)
-Nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học.1kg= ...g
-Về nhà xem lại các bài tập vừa thực hiện.
- 1-2 HS nêu
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(GV chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 5: AN TOÀN GIAO THÔNG - SINH HOẠT TẬP THỂ
(Soạn giáo án riêng)
-----------------------------------------------------------@&?------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_14_truong_thi_ha.doc