Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16

TOÁN

TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC

I/ Mục tiêu:

-Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.

-Ap dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ =”,“ ”.

 II/ Đồ dùng dạy học: - HS: bảng con,

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?

 - Gọi 3 HS lấy ví dụ về biểu thức và nêu giá trị của biểu thức.

 - GV nhận xét, ghi điểm.

 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, thứ 3 ngày 14,15 tháng 12 năm 2009
( Nghỉ thi GV)
*****************************
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
I/ Mục tiêu:
-Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
-Aùp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ =”,“ ”.
 II/ Đồ dùng dạy học: - HS: bảng con, 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 3 HS lấy ví dụ về biểu thức và nêu giá trị của biểu thức.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ GV nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức:
 GV
 HS
- GV viết biểu thức 60 + 20 – 5 lên bảng và nêu thou tự thực hiện các phép tính đó – Nêu quy ước : Thực hiện các phép tính từ trái sang phải nếu chỉ có phép tính + , - .
- GV viết biểu thức 49 : 7 x 5 và tiến hành các bước như trên.
c/ Thực hành:
* Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bảng con – 2 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho 1 HS lên bảng làm mẫu phép tính đầu , sau đó cho HS làm vào vở.
- GV thu một số bài chấm, chữa bài.
*Bài 3:Gọi HS đọc bài toán,hướng dẫn HS cách làm
 + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm được số gam của 2 gói mì và một hộp sữa ta làm như thế nào?
 - Cho HS làm vào vở – 1 HS lên bảng làm.
 - GV thu bài chấm, chữa bài.
- HS nhắc lại các bước thực hiện.
- HS thực hiện vào bảng con.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- Đọc bài toán.
- Trả lời
- Làm vào vở – 1 HS lên bảng làm.
- Sửa bài vào vở.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại cách tính biểu thức.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài – Làm vào vở bài tập Toán.
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ E
I/ Mục tiêu:
Biết cách kẻ, cắt, dán được chữ E.
Kẻ, cắt ,dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II/ Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ E, tranh quy trình .
 - HS: giấy màu. Kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước cắt, dán chữ gì?
 - GV kiểm tra dụng cụ mon học – Nhận xét.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu.
 GV
T gian
 HS
- GV giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét.
- GV kết luận: nét chữ rộng 1 ô, nửa phía trên và nửa phía dưới của chữ E giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới trùng khít với nhau.
c/ Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
* Bước 1: Kẻ chữ E.
 - Cắt tờ giấy màu thành hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi. Chấm các điểm như chữ E trong tranh quy trình, dùng thước nối các điểm đó lại.
* Bước 2: Cắt chữ E
 - Gấp đôi tờ giấy đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa và cắt theo đường kẻ.
* Bước 3: Dán chữ E.
- Thực hiện tương tự như các bài trước.
d/ Hoạt động 3: Thực hành .
-GV cho HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E
-GV tổ chức HS thực hành–GV quan sát,uốn nắn
- GV tổ chức cho HS trình bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
3 phút
8 phút
15 phút
- Quan sát nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát, nhắc lại.
- Lắng nghe và quan sát, nhắc lại.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Giờ sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo để học bài” Cắt, dán chữ VUI VẺ”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN – DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu:
Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn ( BT1, BT2).
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: bảng lớp viết đoạn văn trong BT3, bản đồ Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm miệng BT1, BT3 tiết luyện từ và câu tuần trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới
 a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn làm bài tập:
 GV
 HS
*Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn và cho HS trao đổi theo bàn.
 - Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày.
 - GV nhận xét và cho HS nhắc lại tên các thành phố ở nước ta: thành phố Quy Nhơn. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
* Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS suy nghĩ , trao đổi ý kiến phát biểu.
 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
 a) Ở thành phố: 
 + Sự vật: đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc, rap chiếu bóng, bể bơi,.
 + Công việc: kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô,
 b) Ở nông thôn:
 + Sự vật: nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, lũy tre,
 +Công việc: cấy lúa, cày bừa, giặt hái, phơi thóc,
* Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm bài vào vở – Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 - Gọi 4 HS đọc lại đoạn văn.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Gọi HS đọc lại yêu cầu của các bài tập.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài – Đọc lại tên các thành phố ở nước ta.
TẬP VIẾT
 ÔN CHỮ HOA : M
I/ Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa M ( 1 dòng), T, B ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Một câyhòn núi cao ( 1 lần) bằng cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: mẫu chữ hoa M, viết sẵn câu ứng dụng Mạc Thị Bưởi chữ cỡ nhỏ.
 - HS: bảng con, vở Tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước viết chữ hoa gì?
 - Gọi 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng bài trước – 2 HS lên bảng viết các chữ L , Lê Lợi, Lời nói, Lựa lời
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới:
 a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
 GV
 HS
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài.
-GVviết mẫu,kết hợp nhắc lại cách viết chữ hoaM, T
- Cho HS viết bảng con, M T
GV nhận xét, sửa sai.
- Gọi HS đọc tên riêng Mạc Thị Bưởi.
- GV giải thích: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động trong vùng tạm chiếm thời kháng chiến chống Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
- Cho HS viết bảng con Mạc Thị Bưởi-GV nhận xét.
- Cho HS đọc câu ứng dụng:
- GV giải thích câu tục ngữ để HS hiểu: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Cho HS tập viết bảng con các chữ MỘT , Ba
GV nhận xét, sửa sai.
c/ Hướng dẫn HS viết vào vở:
 - Gv nêu yêu cầu viết: + Chữ M : 1 dòng. Viết chữ T, B:1 dòng.
 + Viết tên riêng : 2 dòng; Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Cho HS viết vào vở 
 - GV thu bài chấm, nhận xét bài viết. 
- HS tìm chữ các chữ hoa M, T.
- Theo dõi, quan sát.
- Viết bảng con.
- HS đọc tên riêng.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con.
- Đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Viết vào vở.
3/ Củng cố: - Hôm nay viết chữ hoa gì? Cho HS nắc lại từ và câu ứng dụng.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà viết phần luyện viết thêm và học thuộc câu tục ngữ.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
II/ Đồ dùng dạy học: GS và HS: SGK trang 62, 63.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 2 hS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động công nghiệp ,thương mại ở địa phương em?
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2/ Bài mới:
 a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 GV
 HS
Cho HS quan sát tranh trong SGK và ghi kết quả theo bảng dưới đây:
Phong cảnh, nhà cửa
Làng quê
Đô thị
Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân
Đường sá, hoạt động giao thông
Cây cối
- Đại các nhóm lên trình bày – Các nhóm khác bổ sung.
* GV nhận xét: Ở làng quê người dân luôn sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới,. Xung quanh nhà có vườn cây, chuồng trại, đường làng nhỏ ít có người và xe cộ đi lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, nhà cử tập trung san sát; đường phố có người và xe cộ đi lại.
c/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Gv chia nhóm, cho HS thảo luận và tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở vùng làng quê và đô thị.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung thêm.
* Gv kết luận: Ở làng quê dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lướivà các nghề thủ công, Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,
d/ Hoạt động 3: Vẽ tranh.
- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố( Thị xã) quê em.
- GV yêu cầu mỗi em vẽ một tranh.
- HS quan sát và thực hiện.
- Từng nhóm lên trình bày – Các nhóm khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhậ ... b/ GV nêu quy tắc tính giá trị biểu thức:
 GV
 HS
- GV viết biểu thức 60 + 35 : 15 và hướng dẫn HS thực hiện từng bước và nêu quy ước : Nếu trong biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép nhân, chia trước, sau đó thực hiện cộng, trừ sau.
- GV viết biểu thức 86 – 10 x 4 = 86 – 40 GV tiến hành tương tự
 = 46 như trên.
c/ Thực hành:
 * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bảng con – 2 HS lên bảng lớp làm.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
 * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS áp dụng vào quy ước để nhận xét đúng, sai các biểu thức của BT2.
 - GV cho HS làm vào vở nháp, sau đó trả lời miệng.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 * Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Hướng dẫn HS làm: Bài toán cho biết gì? Bài toàn hỏi gì? Muốn biết số táo mỗi hộp ta làm như thế nào?
 - Cho HS làm vào vở – 1 HS lên bảng làm.
 - GV thu một số bài chấm, chữa bài.
+ Số táo của mẹ và chị: 60 + 35 = 95
+ Số táo mỗi hộp: 95 : 5 = 19
 *Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV cho HS thực hiện cá nhân, sau đó lên bảng lớp thực hiện.
 - GV nhận xét.
- HS theo dõi, quan sát và nhắc lại cách thực hiện, nêu quy ước.
- HS thực hiện.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
-Đọc bài toán.
- Trả lời.
- 1 HS lên bảng làm – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
4/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại quy ước tính giá trị của biểu thức.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
5/ Dặn dò: Về nhà học quy ước và làm vào vở bài tập Toán.
************************************************************************
CHÍNH TẢ Nhớ viết: 
VỀ QUÊ NGOẠI
I/ Mục tiêu:
Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng thể thơ lục bát.
Làm đúng bài tập (2) a/b.
 II/ Đồ dùng dạy học: - GV: 3 tờ giấy khổ to viết nội dung BT2a.
 - HS: bảng con, vở bài tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: - Tiết trước viết bài gì?
 - Gọi 2 HS lên bảng – Lớp viết bảng con các từ: chật chội, chầu hẫu, cơn bão, sửa soạn, vẻ mặt,
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS nhớ viết:
 GV
 HS
- GV đọc 10 dòng đầu bài thơ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát.
- GV cho HS tự viết những chữ dễ mắc lỗi vào bảng con: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền,
- GV đọc lại đoạn thơ cần viết, nhắc nhở HS cách trình bày.
- Cho HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- Cho HS gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và vết vào vở.
- GV thu bài chấm, nhận xét bài viết.
c/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV chọn BT2a cho HS làm vào vở – Gv theo dõi HS làm.
 - Gv dán 3 tờ phiếu lên bảng – Mời 3 tốp HS ( mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau điền ch/ tr vào 6 chỗ trống.
 - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Câu a) công cha – trong nguồn – chảy ra – kính cha – cho tròn – chữ hiếu.
- HS đọc thầm.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS thực hiện
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS tự nhớ và viết vào vở.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố: - Hôm nay viết bài gì? Cho HS đọc lại câu ca dao.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà HTL câu ca dao và làm BT2b vào vở.
**********************************
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Biết công lao của các thương binh, liệt sỹ đối với quê hương, đất nước.
Kính trọng, biết ơn quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/ Chuẩn bị: - HS: vở bài tập Đạo đức.
III/ Các hoạt đông dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 3 HS đọc lại ghi nhớ bài” Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng”.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hoạt động 1: Phân tích truyện.
 GV
 HS
- GV kể câu chuyện “ Một chuyến đi bổù ích”.
- GV hỏi: + Các bạn lớp 3a đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7.
 + Qua câu chuyện trên, em hiểu tương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? 
 + Chúng ta cần thái độ như thế nào với các thương binh, liệt sĩ?
- GV nhận xét, chốt lại .
* GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh sương máu để giành độc lập. Chúng ta phải kính trọng, biết ơn.
c/ Hoạt đông 2 : Thảo luận.
 - GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 2.
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm.
* Kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm; việc d không nên làm. 
- Lắng nghe – kể lại.
- Trả lời
- trả lời
- Trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại phần kết luận của bài.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về tìm hiểu thêm các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ .
************************************************************************
Thứ sáu,ngày 18 tháng12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KÉO CÂØY LÚA LÊN – NÓI VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
I/ Mục tiêu:
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa ( BT1).
Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý ( BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: bảng phụ viết nội dung BT2, tranh, ảnh về nông thôn.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
 - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 1 HS làm BT1; 1 HS làm BT2 tiết TLV tuần trước.
 – GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới:
 a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
 GV
 HS
*Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Gọi 3 HS đọc gợi ý của bài.
 - GV kể chuyện lần 1. Hỏi:
 + Truyện này có những nhân vật nào?
 + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc làm gì?
 + Về nhà anh chàng khóc gì với vợ?
 + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
 + Vì sao lúa của chàng ngốc bị héo?
- Gv kể lần 2- Gọi 2 HS giỏi kể lại.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe , gọi từng HS lên thi kể.
- GV bình chọn HS kể hay nhất.
- Gv hỏi: Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
* Bài tập2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn và cho HS quan sát tranh, ảnh nông thôn hoặc ngay ở quê mình.
-Gọi HS kể lại những gì em biết về nông thôn.
- Gv cho HS viết bài vào vở.
- GV thu bài chấm, nhận xét bài viết.
- Đọc yêu cầu bài.
- Đọc gợi ý.
- Lắng nghe.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
-Lắng nghe - HS thực hiện.
- HS thực hiện
- Trả lời
- Đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh và nói lên nội dung tranh.
- HS thực hiện
- HS viết vào vở.
3/ Củng cố
Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại yêu cầu của các bài tập.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà suy nghĩ thêm cách diễn đạt, nội dung của bài kể về nông thôn.
*****************************
MỸ THUẬT
Cô Thu giáo viên chuyên dạy
*****************************
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Biết tính giá trị biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - HS: bảng con, 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài – 2 HS làm BT1 ; 1 HS làm BT3 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: 
a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Thực hành:
 GV
 HS
*Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn cách làm – Cho HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Tương tự như bài 1 – Cho HS làm bảng con – 2 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn cách làm. Cho HS tìm giá trị tương ứng với những biểu thức trong hình chữ nhật.
 - Cho HS trả lời miệng, sau đó làm vào vở – 2 HS lên bảng làm.
 - GV thu một số bài chấm – Nhận xét.
* Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Tương tự như bài 1 – GV cho HS về nhà làm.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện
- HS làm vào vở – 2 HS lên bảng.
- Đọc yêu cầu bài.
3/ Củng cố: 
- Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại các quy ước của biểu thức.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài – Học các quy ước – Làm BT 3 vào vở.
............................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét tuần 16– Nêu phương hướng tuần 17. 
II/ Nội dung:
 1/ Nhận xét tuần16: Các tổ báo cáo sổ theo dõi- Gv nhận xét, bổ sung thêm.
 a/ Học tập: Đa số các em đến lớp có học bài và làm bài đầy đủ 
Bên cạnh vẫn còn 1 số em về nhà chưa học bài và làm bài như
 b/ Nề nếp: - Đi học chuyên cần , đúng giờ.
	-Nề nếp được duy trì tốt .
	-Vệ sinh lớp học, cá nhân sạch sẽ.
 2/ Phương hướng tuần 17:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp học, duy trì sĩ số.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 -Duy trì tốt các nề nếp .
 -Vệ sinh trường lớp luôn sạch sẽ .
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16.doc