Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Quý Hương

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Quý Hương

I. Mục tiêu

+ Kiểm tra lấy điểm tập đọc :

 - Chủ yếu lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông bài tập đọc : Quê hương, Chõ bánh khúc của dì tôi

 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 - Rèn luyện kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe - viết Rừng cây trong nắng.

II. Đồ dùng

 GV : Phiếu viết tên 2 bài tập đọc

 HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

A. Kiểm tra bài cũ.

- Kết hợp trong bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Quý Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 04 tháng 01 năm 2010
Tiếng việt : tđ: Quê hương và Ôn tập( tiết 1)
I. Mục tiêu
+ Kiểm tra lấy điểm tập đọc :
	- Chủ yếu lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông bài tập đọc : Quê hương, Chõ bánh khúc của dì tôi
	- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
	- Rèn luyện kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe - viết Rừng cây trong nắng.
II. Đồ dùng
	GV : Phiếu viết tên 2 bài tập đọc
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kết hợp trong bài mới.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Kiểm tra tập đọc ( khoảng 1/4 số HS trong lớp )
* Bài tập 1
- GV đưa phiếu 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV cho điểm.
* Bài tập 2
- GV đọc đoạn văn Rừng cây trong nắng
- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi- GV giải nghĩa 1 số từ khó
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm những từ dễ viết sai chính tả
- GV đọc bài
+ Chấm, chữa bài - HS viết bài chính tả
- Nhận xét bài viết của HS
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiếng việt:Tập đọc : Chõ bánh khúc của gì tôi, Luôn nghĩ đến Miền Nam Và Ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
	- Ôn luyện về so sánh ( tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn )
	- Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng
	GV : Phiếu viết tên bài tập đọc, bảng viết câu văn BT2, câu văn BT3
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
* Bài tập 1
- Kiểm tra tập đọc ( 1/4 số HS )
- GV đưa phiếu 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- HS trả lời
- GV cho điểm.
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT:+ Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau
- HS làm bài vào vở
- Phát biểu ý kiến - Nhận xét
- Lời giải :
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- GV giải nghĩa : nến, dù
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Nêu yêu cầu BT
+ Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì ?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến - Nhận xét
- Lời giải : 1 tập hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên 1 diện tích rộng lớn khiến ta tưởng tượng như đang đứng trước 1 biển lá.
- GV nhận xét
 C. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Đạo đức : Thực hành kĩ năng cuối học kì I
I/ Mục tiêu : 
Củng cố kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17 
HS có những hành vi đạo đức đúng khi ứng sử với mọi người xung quanh 
một cách có ý thức 
II. Hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Nội dung
 H: Kể tên các bài đạo đức đã học
 Câu 1:
 Em đã thực hiện dược những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy
 H: Trả lời, học sinh nhận xét, thày giáo nhận xét và bổ sung 
 Câu 2 :
 Em có tán thành với các ý kiến dưới đây không? vì sao?
 a. Không nên hứa hẹn với bất cứ ai điều gì
 b. Chỉ nên hứa những điều mình có thể làm được
 c. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng
 d. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn.
 e. Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không thì không quan trọng .
 g. Cần phải xin lỗi và giải thích lý do khi không thể thực hiện được lời hứa .
 Câu 3: 
 Tại sao chúng ta phải biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ?
 Câu 4:
 Em đã biết chia sẻ buồn ,vui với bạn trong lớp chưa?
 Câu 5: 
 Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
 3. Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét tiết học – Dặn về nhà tiếp tục học kĩ phần nội dung bài hoc 
 Thứ ba ngày 03 tháng 01 năm 2012
 Tiếng việt:Tập đọc : Vàm cỏ đông và Ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn : Điền đúng nội dung vào giấy mời cô ( thầy ) hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
II. Đồ dùng
	GV : Phiếu viết tên bài tập đọc 
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Bài tập 
* Bài tập 1
- Kiểm tra đọc ( 1/4 số HS )
- GV đưa phiếu 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV cho điểm.
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
+ GV HD HS :
- Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời thầy ( cô ) hiệu trưởng
- Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày giờ, địa điểm.
 GV mời 1, 2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời
- HS làm bài vào vở
 C. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Toán: Chu vi hình vuông
A- Mục tiêu
- Xây dựng và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông. Vận dụng quy tắc để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn KN tính chu vi hình vuông
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.
B- Đồ dùng
GV : Thước và phấn màu.
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Xây dựng công thức tính chu vi hình vuông.
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3dm.
- Tính chu vi hình vuông?- 3 + 3 + 3 + 3 = 12dm (Hoặc: 3 x 4 = 12dm)
- 3 là gì của hình vuông?- Là cạnh của hình vuông
- Hình vuông có mấy cạnh? các cạnh ntn với nhau?- Có 4 cạnh có độ dài bằng nhau
+ GV KL: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
- HS đọc qui tắc.
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1: HS tự làm, đổi vở- KT
* Bài 2:
- đọc đề
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm ntn?
- Gọi 1 HS làm trên bảng.- Lớp làm vở
Bài giải
Độ dài đoạn dây đó là:
10 x 4 = 40( cm)
 Đáp số: 40cm.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- đọc đề
- Nêu quy tắc tính chu vi HCN?
- làm vở
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60( cm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
( 60 + 20) x 2 = 160( cm)
 Đáp số: 160cm.
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
- Nêu qui tắc tính chu vi HCN? hình vuông? 
* Dặn dò: Ôn lại bài.
Tự nhiên xã hội.: Ôn tập học kỳ I ( Tiếp theo ).
I- Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Củng cố các kiến thức đã họcvề cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
- Củng cố ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động.
II- Đồ dùng dạy học
Các bảng.
III- Hoạt động dạy và học
1-Tổ chức
2-Ôn tập
Hoạt động 1:
Yêu cầu:Thảo luận câu hỏi.
N1:Nêu các cơ quan bên trong cơ thể?
N2: Nêu chức năng của các cơ quan đó?
N3:Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh?
- Hết thời gian yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Chối ý kiến:
+Các cơ quan bên trong cơ thể gồm: CQ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh
+Chức năng:
. C.quan tuần hoàn:Tim và các mạch máu
.C.q hô hấp:Mũi,khí quản, phế quản, phổi
.C.q tiêu hoá:Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
.Cq bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
.Cq thần kinh: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
KL: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng,nhiêm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh cac bệnh tật để khoẻ mạnh. 
Hoạt động 2:
GT gia đình mình cho các bạn?
Bố mẹ em làm nông nghiêp hay sản xuất công nghiệp hay buôn bán?
Em đã giúp đỡ bố mẹ như thế nào?Giới thiệu về số lượng người trong gia đình mình, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong nhà, ngoài thời gian học ra em giúp đỡ bố mẹ những việc gì
3. Củng cố- dặn dò
 - Nêu cách phòng 1 số bệnh thường gặp?
 - Nhắc nhở h/s công việc về nhà- VN thực hành tốt để tránh các bệnh tật.
Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2012
Toán: Luyện tập
A- Mục tiêu
- Củng cố về tính chu vi HCN, hình vuông và giải toán về hình học.
- Rèn KN giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán
B- Đồ dùng
GV : Bảng 
HS : SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính chu vi HCN? Hình vuông?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1:- Hs tự làm- Đổi vở KT
+ HS làm vở- 1 HS chữa bài
* Bài 2:
- Đọc đề?
- HD : Chu vi của khung tranh chính là chu vi hình vuông. có cạnh 50cm.
- Đề bài hỏi chu vi theo đơn vị nào?
- giải bài xong ta cần làm gì?
- Ta cần đổi đơn vị cm ra mét
Bài giải
Chu vi của khung tranh đó là:
50 x 4 = 200( cm)
Đổi 200cm = 2m
 Đáp số: 2m.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?
- Muốn tính cạnh hình vuông ta làm ntn?
- Hs làm vở- 1 HS chữa bài
Bài giải
Cạnh của hình vuông đó là:
24 : 4 = 6( cm)
 Đáp số: 6cm
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:
- Đọc đề
- Nửa chu vi HCN là gì?-( Là tổng chiều dài và chiều rộng)
- Làm thế nào để tính được chiều dài của HCN?(- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng)
+ HS làm 
+ 1 HS chữa bài.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 - 20 = 40(m )
 Đáp số: 40m.
- Chấm , chữa bài.
4/ Củng cố:
- Nêu cách tính chu vi HCN và Chu vi hình vuông?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
Tiếng việt : đọc bài: một trường tiểu học ở vùng cao và Ôn tập tiết 4.
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng.
	GV : Phiếu ghi tên bài tập đọc
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
* Bài tập 1
- Kiểm tra đọc ( 1/4 số HS )
- GV đưa phiếu 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV cho điểm.
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
+ Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn.
- 1 HS đọc chú giải cuối bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét - GV nhận xét
 C. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt: Tập đọc : Ba điều ước + Ôn tập tiết 5.
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
	- Luyện tập viết đơn ( gửi Thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách )
II. Đồ dùng
	GV : Phiếu ghi tên bài tập đ ... tháng 01 năm 2012
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2012
Toán: Luyện tập chung
A- Mục tiêu
- Củng cố về nhân, chia số có hai, ba chữa số cho số có một chữ số. Tính giá trị biểu thức. Tính chu vi hình vuông, HCN...
- Rèn KN tính và giải toán
- GD HS chăm học toán
B- Đồ dùng
GV : Bảng 
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập:
* Bài 1, Bài 2:- HS tự làm- Đổi vở- KT
* Bài 3:
- Đọc đề?
- BT yêu cầu gì?
- Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn?
- Làm vở- 1 HS chữa bài.
Bài giải
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
( 100 + 60) x 2 = 320cm
 Đáp số: 320cm.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: 
- Đọc đề
- Bài cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài giải
Số mét vải đã bán là:
81 : 3 = 27( m)
Số mét vải còn lại là:
81 - 27 = 54( m)
 Đáp số: 54 mét
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 5:- Đọc đề
- Biểu thức thuộc dạng gì?
- Nêu cách tính GTBT đó?
a) 25 x 2 + 30 = 50 + 30
 = 80
b) 75 + 15 x 2 = 75 + 30
 = 105
c) 70 + 30 : 2 = 70 + 15
 = 85 
- Chấm, chữa bài.
3/ Củng cố – dặn dò:
- Đánh giá bài làm của HS
-GV nhận xét chung giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Tiêng Việt: Tập đọc : Âm thanh thành phố + Ôn tập tiết 6.
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
	- Rèn kĩ năng viết : Viết 1 lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân ( hoặc 1 người mà em quý mến ). Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng
	GV : Phiếu viết tên bài tập đọc, giấy rời để viết thư.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới.
B. Bài mới
* Bài tập 1
- Kiểm tra đọc ( 1/4 số HS )
- GV đưa phiếu 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
- GV cho điểm.
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT:+ Viết 1 lá thư thăm 1 người thân hoặc 1 người mà em quý mến ( ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, ..... )
+ GV HD HS xác định đúng :
- Đối tượng viết thư
- Nội dung thư.
- Các em chọn viết thư cho ai ? 
- Các em muốn thăm hỏi người đó về những điều gì ?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết bài.
- GV chấm 1 số bài.
 C. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt : Ôn tập tiết 8
I. Mục tiêu 
 - Ôn luyện về dấu chấm , dấu phẩy.
 - Đọc thầm bài Đường vào bản để trả lời câu hỏi
 - Học sinh trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng
II. Hoạt động dạy học
 A. kiểm tra bài cũ
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài học
 Bài1. Chép mẩu chuyện sau vào vở. Nhớ điền những dấu chấm hoạc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp.
	Người nhát nhất
 Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về cậu nói với mẹ :
 - Mẹ ạ bây giờ con mới biết là bà nhát lắm .
 Mẹ ngạc nhiên:
 - Sao con lại nói thế ?
 Cởu bé trả lời :
 - Vì cứ mỗi khi qua đường bà lại nắm chặt lấy tay con.
Truyện vui
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS nhớ viết hoa những chữ đầu câu sau khi điền dấu chấm vào chỗ còn thiếu.
 - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui: Người nhát nhất, làm bài cá nhân. GV theo dõi HS làm bài .
 - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu; Gọi 3 HS thi làm bài nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - 2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ dấu câu.
 ? Có đúng là người bà trong truyện này rất nhát không? 
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
 Bài 2. Đọc thầm bài Đường vào bản trang 151
 T nhắc học sinh đọc kĩ văn bản
 Dựa vào nội dung bài tập đọc, đánh dấu x vào ô trống trước những câu trả lời đúng	
a.Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào	
 Vùng núi
 Vùng biển
 Vùng đồng bằng 
b. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì
 Tả con suối
 	Tả con đường
 Tả ngọn núi
c. Vật gì nằm ngang đường vào bản
 Một ngọn núi
 Một rừng vầu
 Một con suối 
d. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh
 Một hình ảnh
 Hai hình ảnh
 Ba hình ảnh
e. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh
 Nước tràn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoánhư trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản
 Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ
 Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa
2. Luyện từ và câu 
 a. Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau
 - Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
 - Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù cắm trên bãi\
 b. Từ biển trong câu văn sau có nghĩa gì
 Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
 c. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh
 - Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa
 - Nước trườưn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi vè thăm bản
- Học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài: Âm thanh thành phố 
3. Củng cố, dặn dò: 
T cùng H hệ thống lại nội dung bài học
Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2012
Toán : Kiểm tra định kì - cuối kì I 
I. Mục tiêu
 Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì I của học sinh, tập trung vào các kĩ năng sau:
 - Nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng tính đã học. Thực hiện phép nhân số có hai hoặc ba chữ số với số có một chữ số,thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Tính giá trị của biểu thức
 - Tính chu vi hình chữ nhật
 - Giải toán có hai phép tính
II. Đề bài
 1. Tính nhẩm
 6 x 5 = 18 : 3 =	72 : 9 =	56 : 7 =
 3 x 9 = 64 : 8 = 	9 x 5 =	28 : 7 =
 8 x 4 = 42 : 7 =	4 x 4 =	7 x 9 =
 2. Đặt tính rồi tính
 54 x 3	306 x 2	856 : 4	734 : 5 . 3. Tính giá trị của biểu thức
 14 x 3 : 7 	42 + 18 : 6	
 4. Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường
 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
 a. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là:
 A. 25 cm
 B. 35 cm
 C. 40 cm
 D. 50 cm
III. Đáp án
 Bài 1: ( 2 điểm ) Mỗi phép tính đúng 1/ 6 điểm
 Bài 2: ( 2 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được ẵ điểm
 Bài 3: ( 1 điểm ) Tính đúng giá trị của mỗi bỉểu thức và trình bày đúng được 1/ 2 điểm
 Bài 4: ( 3 điểm )
 - Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm 1 / 4 số đường cửa hàng bán được
 - Viết câu trả lời và phép tính đúng để tìm số đường còn lại của cửa hàng được 1 điểm
 - Viết đáp số được 1/ 2 điểm
 Bài 5: (1điểm ) 
 - Khoanh vào chữ D được 1 điểm
 IV. Củng cố, dặn dò 
Tiếng việt: Tiết 9 – Kiểm tra viết
I- Mục đích yêu cầu:
- Học sinh viết đúng một đoạn văn trong bài tập đọc đã học: Nhà Rông ở Tây Nguyên (đoạn 2).
- Viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I .
II- Hoạt động trên lớp.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài .
2. Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- Giáo viên đọc trước một lượt đoạn viết 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết 
- Giáo viên đọc học sinh soát lại.
3. Học sinh làm bài văn- GV quan sát HS làm bài.
4. Thu bài và chấm.
III- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
Thể dục : Sơ kết học kì I
I. Mục tiêu
 - Sơ kết học kì I: Yêu cầu học sinh hệ thống được những kiến thức , kĩ năng đã học, những khuyết điểm trong học tập để từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn
 - Chơi trò chơi đua ngựa
II. Địa điểm và phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường
 - Phương tiện: Còi, các dụng cụ
III. Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu
 - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
 - Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân tập
 - Chơi trò chơi Kết bạn
 - Cả lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi lần 8 nhịp
 2. Phần cơ bản
 - Kiểm tra một số học sinh giờ trước chưa hoàn thành( 6 đến 8 phút )
 - Sơ kết học kì I: Giáo viên và học sinh hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I vừa qua( tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện )
 + Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
 + Bài thể dục phát triển chung 8 động tác
 + Thể dục rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái
 + Chơi trò chơi vận động( Tìm người chỉ huy )
 Trong quá trình nhắc lại những kiến thức trên, T gọi một số em lên thực hiện động tác đúng, đẹp. Khi học sinh luyện tập, GVnhận xét, kết hợp nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa để cả lớp nắm chắc được động tác kĩ thuật
T: Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong lớp. Khen ngợi những học sinh thực hiện tốt
 - Chơi trò chơi Đua ngựa ( 4 đến 5 phút )
 3. Phần kết thúc: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
 - Hệ thống lại nội dung bài học - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội: Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người
- Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được dạy trong bài:
Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xứ lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khoẻ con người.
Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
III. Đồ dùng dạy học
Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải; các hình trong sgk tr.68-69.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tổ chức:
Bài mới:
Hoạt động 1: 
Bước 1: Thảo luận nhóm
Chia lớp làm 3 nhóm .
Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
Bước 2: Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: 
*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác rễ bị thối rữa và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệng cho người.
Hoạt động 2:
a. Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
b.Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát các tranh sgk và các tranh sưu tầm được
Cho biết việc nào làm đúng việc nào làm sai?
Bước 2: Các nhóm trình bày
- Giáo viên kết luận
*Củng cố
- Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gìđể giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử lí rác ở phố em?
*Dặn dò:
- Nhắc nhở h/s công việc về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_18_nguyen_thi_quy_huong.doc