Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Quý Hương

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Quý Hương

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc rành mạch trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đúng các từ ngữ:dân lành, Luy lâu, lần lượt, lịch sử. Bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: Giặc ngoại xâm, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục,phấn khích

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai BàTrưngvà nhân dân ta(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

1.3 Các kỹ năng sống chủ yếu được dạy trong bài:

- Đặt mục tiêu

- Đảm nhận trách nhiệm

- Kiên định

- Giải quyết vấn đề

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Quý Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2012 
Tập đọc - Kể chuyện : Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu	
1. Tập đọc
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc rành mạch trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đúng các từ ngữ:dân lành, Luy lâu, lần lượt, lịch sử... Bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: Giặc ngoại xâm, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục,phấn khích
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai BàTrưngvà nhân dân ta(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
1.3 Các kỹ năng sống chủ yếu được dạy trong bài:
- Đặt mục tiêu
- Đảm nhận trách nhiệm
- Kiên định
- Giải quyết vấn đề
 2. Kể chuyện
 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
 2.2 Rèn kĩ năng nghe:nx,đánh giá lời kể của bạn, kế tiếp lời của bạn 
	* GDKNS:
	- Lắng nghe tích cực
	- Tư duy sáng tạo
II Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học
 Tập đọc
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc
 * Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
 * Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
 - Đọc từng đoạn trước lớp
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
 - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới
 * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 H: Đọc thầm đoạn 1 của bài
 Hỏi:+ Hãy nêu tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta (chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.....)
 + Câu văn nào cho ta thấy nhân dân ta rất căn thù giặc?
( câu:Lòng dân oán hận nút trơi, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược )? Em hiểu như thế nào là oán hận ngút trời 
- GV tiểu kết và chuyển ý sang đoạn 2
 H: Một học sinh đọc to đoạn 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
 + Hai Bà Trưng có ài và có trí như thế nào?
 ( Hai Bà Trưng giỏi võ nghệ và nuôi trí lớn giành lại non sông)
 T:chún ta ùng tìm hiêu tiếp đoạn 3 để biết cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào.
 H: đọc thầm đoạn 3 của bài
 + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa 
 + Chuyện gì sảy ra trước lúc trẩy quân
 + Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì
 + Theo m, vì sao việc nữ chủ tướn ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng phấn khích còn quân giặc lại kinh hồn bạt vía
 H: đọc phần còn lại
 +Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào
 + Vì sao bao đời nay, nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng 
 * Luyện đọc lại
 - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 3
 - Hai tốp học sinh đọc phân vai 
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
 Kể chuyện
I. Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện (Hai Bà Trưng )
II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh
 - HS quan sát 4 tranh minh hoạ ứng với nội dung 4 đoạn trong chuyện 
 - Một học sinh giỏi kể mẫu đoạn 1
 - GV nhận xét 
 - Học sinh quan sát tiếp tranh 2,3,4 suy nghĩ về nội dung của từng tranh
 - Học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét,bình chọn bạn kể hay nhất
 * củng cố, dặn dò
 - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Đạo đức : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)
I. Mục tiêu
 1. Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em bạn bè, cần phải giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ 
 2. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ vết của dân tộc mình, được đối sử bình đẳng.
II .GD kỹ năng sống:
- KN trình bày suy nghĩ về TN quốc tê
- KN ứng xử khi gặp KN quốc tê
- KN bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
	A.Kiểm tra bài cũ: K.tra đồ dùng học tập của HS
 B. Dạy bài mới
 1. Hoạt động 1: Phân tích thôn tin
 - T chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế và ý nghĩa của các hoạt động đó
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 T: Kết luận : Các ảnh và thông in trên cho các em thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
 2. Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
 T: chia nhóm để thảo luận (liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình sđoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.)
 H: Các nhóm thảo luận
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung
 - GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tếcó rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
	-Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.
	- Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác.
	- Tham gia các cuộc giao lưu.
	- Viết thư, gửi ảnh, gửi quà cho các bạn.
	- Lấy chữ kí, quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, có chiến tranh.
	- Vẽ tranh, làm thơ, viết bài về tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế...
* Học sinh liên hệ và tự liên hệ về những việc mà lớp mình, trường mìnhhoặc bản thân đã làm dể bày tỏ tình thân ái với thiếu nhi quốc tế	
	C. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét giờ học 
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2012
Chính tả: Nghe viết
Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu
	-Nghe và viết chính xác đoạn cuối bài: Hai Bà Trưng. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
	- Làm đúng các bài tập(2) a/b hoặc BT(3) a/b chính tả phân biệt âm đầu l/ n; phân biệt iêt/iêc
II. Đồ dùng dạy học
	Sách bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn nghe viết
	a. Chuẩn bị
	*Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
	* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
	- Đoạn văn có mấy câu? 
	- Những chữ nào trong đoạn được viết hoa, vì sao?( Hai Bà Trưng chỉ Trưng Trắc và Trưng Nhị. Chữ Hai và chữ Bà trong Hai Bà Trưngđều được viết hoa là để thể hiện sự tôn kính,sau này Hai Bà Trưng được coi là tên riêng )
	 Học sinh đọc thầm đoạn chính tả, ghi nhớ những từ dễ mắc lỗi khi viết bài
	b. GV đọc cho học sinh viết bài
	c. Chấm và chữa bài
	3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
	Bài 2aGV nêu yêu cầu của bài và nhắc học sinh: Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu các em cần chú ý đến nghĩa của từ.
	- Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
	- Gọi học sinh lên bảng chữa bài
	- GV nhận xét và chốt ý đúng
	- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng 
	Bài 3a
	 - Học sinh đọc yêu cầu của phần a
	 - Tổ chức cho học sinh thi tìm từ có âm đầu là l/n; có vần iêt/ iêc
	 + Chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ
	 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình tìm từ theo yêu cầu
	 + Tổ chức cho hoc sinh chơi trò chơi tiếp sức
	( sau 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ ( viết đúng chính tả )hơn thì nhóm đó thắng cuộc)
	 + GV cùng học sinh đếm số từ mà các nhóm tìm được, công bố nhóm thắng cuộc
	 + Học sinh (cả lớp ) đọc lại các từ mà các nhóm vừa tìm được
	 - Học sinh chép bài vào vở
4. Củng cố, dặn dò
	 - Nhận xét giờ học
	 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Toán :Luyện tập (tiết 92)
A- Mục tiêu
 - Củng cố cho HS biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0 ). Nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số. Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
 - Rèn KN đọc và viết số.
 - GD HS chăm học .
B- Đồ dùng GV : Bảng 
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Đọc và viết các số:
3457; 2198. Nêu giá trị của mỗi chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1; 2: 
- Đọc đề?
- Khi đọc, viết số ta đọc,viết theo thứ tự nào?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Dãy số có đặc điểm gì?
- Muốn điền được số tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: 
- Đọc đề?
- HD vẽ tia số:
- Điểm gốc của tia số là điểm nào?
- Đặc điểm của các số trên tia số?
- Muốn viết tiếp số tròn nghìn em làm ntn?
- Đọc dãy số tròn nghìn vừa viết?
4/ Củng cố:
- Thi đọc và viết số.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Tự nhiên & Xã hội: Vệ sinh môi trường (tiết 2)
I. Mục tiêu
 Sau bài học, học sinh:
	Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định 
	* GDKNS:
	- KN quan sát tìm hiểu và xử lý các thông tin	 để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sinh vật và SK con người
	- KN tư duyphê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường
II. Đồ dùng: Các tranh trong SGK (Trang 70 - 71)
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
 Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát hình 70, 71 (SGK)
Bước 2: GV yêu cầu một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình
 Bước3:Thảo luận nhóm
	- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi
	- Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung. 
T: Kết luận
Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêiu hoávà bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy , chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; Không để vật nuôi như ( chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò.. ) phóng uế bừa bãi
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
 Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
	Quan sát hình 3, 4 trong SGK và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình
 Bước 2: Thảo luận
	Các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau
	- ở địa phương bạn thường sử đụng loại nhà tiêu nào
	- Bạn và những người trong gia đình cần làm gì đeer giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ
- Đối với vật nuôi cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường
Một số nhóm lên trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung
T: Căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường
Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, Xử lí phân người và động vật hợp lí là góp phần bảo bệ môi trường giữ cho bầu không khí trong lành
 c. Củng cố - dặn dò: 
 - GVKS KTCB - NXTH - BTVN – CBBS
Thứ tư ngày 18 thán ... ẫn học sinh tìm hiểu bài
 H: đọc thầm 3 dòng đầu đầu
? Theo em, báo cáo trên là của ai ( bạn lớp trưởng ) 
? Bạn đó báo cáo với những ai 
 - Một học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm để ỷtả lời câu hỏi
 	+ Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?
	+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì
	- Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ sung.
	- T nhận xét, chốt ý đúng
c. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ( gắn đúng nội dung báo cáo )
T: Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi
H: Chơi trò chơi
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộclà bạn gắn đúng, nhanh nhất
- Một số học sinh thi đọc cả bài
d. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học
	- Nhắc HS về nhà đọc lại bài
Luyện từ &câu : Nhân hoá; ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào
I. Mục tiêu
 1. Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá(BT1,BT2 )
 2. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? tìm được bộ phận câu TLCH Khi nào? Trả lời đượccâu hỏi Khi nào? (BT3, BT4) 
II. Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn
Bài 1:
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
 - Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp
	 - Học sinh lên bảng làm bài
 - Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng
	Kết luận: Con đom đóm trong bài Anh đom đóm được gọi bằng Anh, là từ được dùng để gọi người, tính nết của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người.Như vậy là đom đóm dã được nhân hoá
H: Chép vào vở theo lời giải đúng
Bài 2
 T: Nêu yêu cầu của bài
 H: Đọc thành tiếng bài Anh đom đóm. Làm bài cá nhân
 H: Phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét,T chốt lời giải đúng
Bài 3: H: nêu yêu cầu của bài
 T: Nhắc H đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
 H: Làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến
 T cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng,cả lớp chữa bài vào vở
Bài 4:- H nêu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến
	- Cả lớp nhận xét,Tchốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ
3. Củng cố, dặn dò
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài học
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau 
Tổ trưởng ký, duyệt: ngày tháng 01 năm 2012
Thứ năm ngày 19 tháng 01 năm 2012
Toán Các số có bốn chữ số (tiết 94)
A- Mục tiêu
- HS nhận biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số. Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
- Rèn KN đọc, viết và phân tích số
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng GV : Bảng phụ chép bài học như SGK, Phiếu HT
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Đọc các số: 4520; 6800
- Viết các số: Bảy nghìn bốn trăm; Hai nghìn sáu trăm ba mươi.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD phân tích số theo cấu tạo thập phân.
- Ghi bảng: 5427- Đọc to số này?
- Số 5427 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Viết thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị?
- Nhận xét và treo bảng phụ nêu cách viết đúng.
- HD tương tự với các số khác trong bảng.
* Lưu ý: - Số bất kì cộng với 0 cho ta KQ là bao nhiêu?
- Vậy số 0 trong tổng không ảnh hưởng đến giá trị của tổng( VD: 2005= 2000 +5)
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1 :- Đọc thầm BT?
- BT yêu cầu gì?
- Đọc số.
- Chấm,nhận xét
* Bài 2: - BT cho biết gì?
- BT yêu cầu gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- GV đọc số
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 4:
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì?
- Chấm bài nhận xét.
+ Lưu ý:Số 0000 không phải là số có 4 chữ số mà các chữ số đều giống nhau.
4/ Củng cố:
- Thi viết nhanh thành tổng:
6543; 7890; 3003
Dặn dò: Ôn lại bài.
Chính tả: nghe viết: Trần bình trọng
I. Mục tiêu
 - Nghe viét đúng bài chỉnh tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó ( iêt/iêc ) ; tiếng bắt đầu bằng l/n (BT2 a/b )
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh nghe viết
 T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe
 H: Một em đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
 ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa
 H: Tìm và trả lời
 H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
 c. Học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh viết bài
 T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
 d. Chấm và chữa bài
 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
 Bài( 2):GV nêu yc bài 2a
 H: Đọc yêu cầu của bài
 H: Đọc thầm đoạn văn Người con gái anh hùng; đọc chú giải cuối bài nói về người anh hùng Võ Thị Sáu
	H: Làm bài cá nhân, T theo dõi học sinh làm bài
	T: gọi H lên bảng đièn nhanh âm đầu l/ n vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả .
	- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
	- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng
 4. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học 
 - Hướng dẫn học sinh chuản bị bài sau.
Tập làm văn Nghe kể: chàng trai làng Phù ủng
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: Nghe- kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý
* GDKNS:
- Lắng nghe tích cực
- Thể hiện sự tự tin
- Quản lý thời gian
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh nghe kể
	b.1: bài tập 1
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài
	T: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão
	H: Đọc 3 câu hỏi gợi ý trong SGK,quan sát tranh minh hoạ
	T: Kể lần 1
	? Truyện có những nhân vật nào
	T: Kể lần 2, sau đó hỏi học sinh: ( 3 câu hỏi trong SGK )
	T: Kể lần 3:
	- Học sinh tập kể
	+ T chia nhóm và giao nhiệm vụ (nhóm 3, mỗi thành viên trong nhóm đảm nhiệm một vai )
	+ Các nhóm làm việc,T quan sát và giúp đỡ các nhóm còn lúng túng
	+ Các nhóm thi kể trước lớp
	+ T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
b.2: Bài tập 2
	H: đọc yêu cầu của bài
	H: Cả lớp làm bài cá nhân
	- Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết
	T cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm
c. Củng cố, dặn dò
Thứ sáu ngày 20 tháng 01 năm 2012
Toán: Số 10 000 - luyện tập
A- Mục tiêu
- HS nhận biết số 10 000( mười nghìn- một vạn). Biết về các số tròn nghìn,tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.
- Rèn KN nhận biết số, thứ tự số có 4 chữ số.
B- Đồ dùng GV : Các thẻ ghi số 10 000
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Viết số thành tổng.
4563; 3902; 7890.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới.
a) HĐ 1: Giới thiệu số 10 000.
- Giao viêc: Lấy 8 thẻ có ghi số 1000
- Gv gắn 8 thẻ lên bảng
- Có mấy nghìn?
- Lấy thêm 1 thẻ nữa: Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?
- Lấy thêm 1 thẻ nữa. Chín nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?- Để biểu diễn số mười nghìn, người ta viết số 10 000.
- Số 10 000 gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào?
- Mười nghìn còn được gọi là một vạn.
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, sửa sai.
- Thế nào là số tròn nghìn?
* Bài 2:- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét ,chữa bài.
- Em có nhận xét gì về số tròn trăm?
* Bài 4:
- BT yêu cầu gì?
- Muốn viết được số tiếp theo ta làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 5: - BT yêu cầu gì ?
- Nêu cách tìm số liền trước?số liền sau?
- Chấm bài, nhận xét
4/ Củng cố:
- Đếm thêm 1000 từ 1000 đến 10 000?
- Dặn dò: ôn lại bài.
Tập viết ôn chữ hoa n (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1dòng chữ Nh ), R,L (1 dòng)
 - Viết tên riêng Nhà Rồng (1 dòng ), và câu ứng dụng: Nhớ Sông Lônhớ sang nhị Hà (1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
 * Luyện viết chữ hoa
 H: Tìm các chữ hoa có trong bài
 T: Viết mẫu và nhắc lại cách viết
 H: Luyện viết trên bảng con chữ N,R,L,C,H
 * Luyện viết từ ứng dụng
 H: Đọc từ ứng dụng
 T: Nhà rồng là một bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này,Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước
 H: Tập viết trên bảng con
 * Luyện viết câu ứng dụng
 H: Đọc câu ứng dụng
 T: Giúp học sinh hiểu các từ sông Lô, phố Ràng,Nhị Hà
 c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
 T: Nêu yêu cầu
	 H: Viết vào vở
 T: Bao quát chung
 d. Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà
Tự nhiên & Xã hội :Vệ sinh Môi trường (tiết 3)
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh:
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật	
- Có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ bản thân và cộng đồng
- Giải thích được tại sao phải xử lí nước thải
	* GDKNS:
	- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án những hành vi không đúng nhằm bảo vệ VSMT.
	- KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ MT
	- KN hợp tác: hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ MT
II. Đồ dùng dạy học; Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1. GTB
2. Bài giảng.
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Bước 1
T: Chia nhóm đôi để H quan sát hình 1; 2 trong SGK (Trang 72) để trả lời câu hỏi
	? Trong tranh vẽ gì
	? Theo em, hành vi nào đúng, hành vi nào sai
	? Hiện tượng trong tranh có sảy ra ở nơi các em sinh sống không
- Bước 2:
	- Gọi một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK
	- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người?
	- Theo các em, nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy...cầncho chảy ra đâu?
- Bước 4:Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.T kết luận (SGK )
b.Hoạt động 2: thảo luận vềcách xử lý nước thải hợp vệ sinh
- Bước 1:Từng cá nhân nêu
	- Thực tế ở địa phương, nước thải chảy vào đâu? Theo em, cách xử lý đó đã hợp lý chưa ?
- Bước 2:quan sát hình 3và 4 trong SGK (Trang 73) theo nhóm để trả lời
	- Theo em, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Vì sao ?
	- Theo em, nước thải cần được xử lý không? 
- Bước 3:Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm khác nhận xét
	T kết luận:Việc xử lý rác thải, nhất là nước thải công nghiệp là rất cần thiết khi đổ vào hệ thống thoát nước chung
3.Củng cố, dặn dò
- GVKS KTCB - NXTH - BTVN - CBBS
Tổ trưởng ký, duyệt: ngày tháng 01 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_q.doc