Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều)

Luyện tiếng việt:

 Tập làm văn.ÔN. NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG.

I/ Mục tiêu:

- Cho HS ôn lại câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng.

- Viết lại câu trả lời cho các câu hỏi b hoặc c.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ truyện SGK.

III/ Hoạt động dạy và học: 33

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn HS nghe kể lại chuyện:

a- Bài tập 1: HS nghe kể chuyện:

- Gv nêu yêu cầu BT: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão, vị tướng giỏi thời nhà trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù ủng.

- HS đọc yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều : Tuần 20.
 Thứ 2 ngày 25 tháng 1 năm 2010.
 Luyện tiếng việt:
 Tập làm văn.Ôn. Nghe kể: Chàng trai làng Phù ủng.
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng.
- Viết lại câu trả lời cho các câu hỏi b hoặc c. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ truyện SGK.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe kể lại chuyện:
a- Bài tập 1: HS nghe kể chuyện:
- Gv nêu yêu cầu BT: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão, vị tướng giỏi thời nhà trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù ủng.
- HS đọc yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện 2, 3 lần.
 + Truyện có những nhân vật nào?
 + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
 + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai.
 + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô.
* HS tập kể chuyện:
- Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện (theo nhóm).
- Các nhóm thi kể theo các bước.
 2-3 HS có trình độ tương đương thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS phân vai kể lại câu chuyện.
b- Bài tập 2:
- Cho HS viết lại câu trả lời cho câu hỏi c.
- Gọi một số HS đọc bài viết của mìng GV cùng cả lớp nhận xét .
VI/Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------------
 Luyện toán.
 ÔN:Điểm ở giữa- Trung điểm của đoạn thẳng.
I/ Mục tiêu: giúp HS:
- Cho HS ôn lại điểm ở giữa hai điểm cho trước;trung điểm của một đoạn thẳng . 
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành: BT 1,2,3,4.
- HS đọc yêu cầu từng Bt, Gv giải thích thêm.
- HS làm bài, GV theo dõi, chấm 1 số bài.
* Chữa bài:
a-Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết tên các điểm vào chỗ chấm.
- Gọi HS đứng dậy đọc bài làm của mình ,GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
- HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng. Chỉ ra được điểm ở giữa 3 điểm.
b- Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- HS điền Đ, S (củng cố về trung điểm của đoạn thẳng).
c- Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm. 
- Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
d- Bài 4: Cho HS quan sát hình ở Vở BT rồi gọi HS lên bảng rồi vẽ tiếp một nữa hình còn lại trên bảng phụ
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VI/Củng cố, dặn dò:2’.
- Nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 A.T.g.t .Bài 5: Con đường an toàn đến trường.
I/ Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.
- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:2’
- Ghi mục bài lên bảng.
I/ Con đường an toàn.15’
- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17.
- Bức tranh 1 vẽ gì?
- Bức tranh 2 vẽ gì?
- Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?
- Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?
- GV kết luận: Con đường an toàn .Có mặt đường phẳng(trải nhựa hoặc bê tông).đường thẳng ít khúc quanh ,mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy,ngã tư có đèn tín hiệu giao thông ,có vạch dành cho người đi bộ qua đường ,vỉa hè rộng không bị lấn chiếm ,có đèn chiếu sáng.....
II/ Luyện tập: 15’
- Lựa chọn con đường an toàn.
- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .
- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?
- GV kết luận.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn như đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.
III/ Cũng có –dặn dò:3’
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2010.
 Luyện tiếng việt:
 Tập đọc - Kể chuyện.ở lại với chiến khu.
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc.
- Cho HS ôn lại cách đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật(người chỉ huy,các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
B/ Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc: 
a-GV đọc diễn cảm toàn bài
b- Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- Đọc từng câu : nối tiếp.
- Đọc từng đoạn: HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi một số HS yếu luyện đọc.
3/ Luyện đọc lại: 
- GV đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS thi đọc cả bài.
- Câu chuyện, em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quôc nhỏ tuổi?
 * Kể chuyện.
1/ GV nêu nhiệm vụ: 
2/ Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo gợi ý: 
- Một HS đọc lại câu hỏi gợi ý.
- Mời 1 HS kể mẫu đoạn 2.
- 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
VI/Củng cố, dặn dò.2’
- Hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quôc nhỏ tuổi?
- Nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
 Luyện toán :
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị cho bài tập 3 ( thực hành gấp giấy )
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : BT 1, 2,3,4.
 - HS đọc yêu cầu từng bài tập- GV giải thích thêm
 - HS làm bài tập 1 , 2 ,3,4.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : HS nêu được các bước để xác định được trung điểm của đoạn thẳng AB,BC,DC,AD.
 + Bước 1 : Đo độ dài đoạn thẳng
 + Bước 2 : Chia độ dài đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau
 + Bước 3 : Xác định trung điểm của đoạn thẳng
b- Bài 2: 
- Cho HS xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình ,GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
c- Bài 3 : 
- HS thực hành gấp giấy hình chữ nhật ABCD (gấp đoạn thẳng AB trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC.
d- Bài 4:
- Hướng dẫn HS xác định trung điểm M,N,P,Q,của mỗi cạnh hình vuông ABCD rồi dùng thước nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình vuông ABCD sẽ được hình vuông MNPQ. 
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét giờ học
 ---------------------------------------------------
 Chính tả ( nghe viết )
 ở lại với chiến khu.
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập(2) a/b.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp :
 liên lạc, nắm tình hình tiêu diệt, chiếc cặp
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc diễn cảm đoạn chính tả- 1 HS đọc lại
 + Lời bài hát nói lên điều gì ?
 + Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
 - HS viết vào nháp : bay lượn, bùng lên, rực rỡ
b- GV đọc bài cho HS viết
c- Chấm, chữa bài
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
- BT (a/b) HS đọc thầm câu đố, quan sát 2 tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. Suy nghĩ và viết ra nháp.
 - HS nêu lời giải, GV nhận xét đúng, sai
 - HS làm bài vào vở .
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2010.
 Luyện tiếng việt:
 Luyện từ và câu :ÔN:Từ ngữ về Tổ Quốc - Dấu phẩy
I/ Mục tiêu: 
 - Cho HS ôn lại về nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm.
- Kể được về một vị anh hùng .
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn . 
II/ Hoạt động dạy và học:33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a- Bài tập 1: 2 HS đọc lại yêu cầu bài, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở .
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*/ Những từ cùng nghĩa với tổ quốc: Đất nước, non sông, giang sơn...
*/ Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: gĩư gìn, gìn giữ.
*/ Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
b- Bài tập 2: HS đọc lại yêu cầu bài:
- HS kể ngắn gọn những gì em biết về 1 số anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó với đất nước.
- Hs thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều nhất về các vị anh hùng, kể ngắn gọn, rỏ ràng.
c- Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu đoạn văn, GV nói thêm về vị anh hùng Lê Lai.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- GV mở bảng phụ mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- 3 - 4 HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu.
C/Củng cố, dặn dò:2’ 
- Gv nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm 13 vị anh hùng dân tộc.
 -------------------------------------------------------
 Luyện toán :
 ÔN: So sánh các số trong phạm vi 10000
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Cho HS ôn lại các dấu hiệu và cách so sánh số trong phạm vi 10000
 - Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện tập : Bài 1, 2,3,4.
 - HS làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm .
* Chữa bài :
 - Bài 1 .
- Cho HS đọc yêu cầu bài. >,<, =?
 a) 999...... 1000 b) 9999........9998
 > 3000......2999 9998........9990 + 8
 < ? 8972......8972 2009........2010
 = 500 + 5........5005 7351........7153 
- Gọi HS nêu cách so sánh từng cặp số.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 - Bài 2 : - Cho HS đọc yêu cầu bài. >,<, =?
- Cho HS làm vào vở.
 a) 1kg........999 g b) 59 phút.......1 giờ
 690 m.......1km 65 phút.......1 giờ
 800cm.......8m 60 phút ......1 giờ
- Cho HS giải thích cách làm từng bài.
 - Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất .
 + 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xétchốt lại kết quả đúng.
 - Bài 4:
- Hướng dẫn HS đo rồi viết số đo độ dài thích hợp vào chỗ chấm rồi tính chu vi hình vuông. 
III/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
 Tự học:
 Luyện viết bài : Bộ đội về làng. 
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài : Bộ đội về làng.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .Luyện viết vào giấy nháp(cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Tronh bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn.. 
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2010.
 Thể dục.
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
. ----------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 26 tháng 1 năm 2010.
 Luyện tiếng việt:
 Tập viết :Ôn chữ hoa N (tiếp )
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại cách viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N(1 dòng Ng),V,T(1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng : Nhiễu điều ....thương nhau cùng(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : Nh, Ng
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng )
- HS đọc từ ứng dụng 
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng : 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
- HS tập viết trên bảng con : Nhiễu
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ Nh : 1 dòng ; Chữ V, T 1 dòng
 + Viết tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét bài viết của HS.
 ------------------------------------------------------------
 Luyện toán.
 Ôn: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
I/ Mục tiêu: giúp HS:
- Cũng côc cho HS biết cộng các số trong phạm vi 10 000(bao gồm đặt và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạn vi 10 000).
II/ Hoạt động dạy và học:
1/Giới thiệu bài.
2/ Thực hành: 1, 2(b),3,4.
- HS đọc yêu cầu từng BT, GV giải thích thêm.
- HS lànm BT vào vở, gv chấm 1 số bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính.
 4268 3845 6690 7331
 + 3917 +2625 + 1034 + 759
- HS chữa bài trên bảng (4 em) đồng thời nêu cách tính.
b- Bài 2. Cho HS đọc yêu cầu bài.Đặt tính rồi tính.
 6823 + 2459 9182 + 618
 4648 + 637 
- Củng cố cách đặt tính rồi tính (3HS thực hịên).
- GV cùng cả lớp nhận xét.
c- Bài 3: Cho HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở .
- 1 HS nêu miệng cách giải, Gv ghi bảng.
 Giải:
 Cả hai thôn có tất cả số người là:
 2573 + 2719 = 5292(người).
 Đáp số: 5292 người.
d- Bài 4:Cho HS đọc yêu cầu bài. Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD.
- Củng cố cho HS cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
3/ Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể :
 Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu:
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớ học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng.
- Chổi, dẻ lau, sọt rác, xúc rác.
III/Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ:5’:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài mới :28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh.
- Quét nhà dùng đến dụng cụ gì?
- Lau cửa, tủ. Cần đến dụng cụ gì?
- Nhặt rác cần đến dụng cụ gì?
+)Giáo viên chia nhóm theo dụng cụ:
- Nhóm 1: Quét nhà.
- Nhóm 2:Lau cửa, tủ, bảng.
Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm.
IV/ Cũng cố - dặn dò:2’.
- Vì sao cần phải vệ sinh trường , lớp?
- Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_20_buoi_chieu.doc