Tiết 1- Tập đọc
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I- Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng những từ khó hay nhầm lẫn.
- Ngắt hơi đúng, phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu được sự vất vả gian truân và quyết tâm của bộ đội khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc.
Tuần 20 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tiết 1- Tập đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh i- Mục tiêu - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng những từ khó hay nhầm lẫn. - Ngắt hơi đúng, phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu được sự vất vả gian truân và quyết tâm của bộ đội khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. ii- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc. iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ - 2 HS đọc bài ở lại với chiến khu và nêu nội dung của bài. Hoạt động 2: Đọc đúng Việc 1: GV đọc diễn cảm toàn bài Việc 2: HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ . GV HD đọc câu dài. - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối nhau đọc từng đoạn . GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa các từ trong bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Từng nhóm thi đọc - 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH + Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? - Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. + Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? - Dốc trơn và lầy/ Đường rất khó đi nên đoàn quân chỉ nhích từng bước. + Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ? - Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. + Qua bài học em hiểu được điều gì? - Hiểu được sự vất vả, gian nan và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. Hoạt động 4: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn. - Cả lớp và GV nhận xét- bình chọn. - HS luyện đọc -HS thi đọc từng đoạn. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ :Luyện đọc lại bài nhiều lần. Tiết 2- Toán Luyện tập về các số có 4 chữ số i- Mục đích- yêu cầu - Biết viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - Đọc, viết các số có 4 chữ số. ii- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ để làm bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Đọc, viết các số có 4 chữ số Việc 1: - Yêu cầu HS làm nháp - 1 HS làm bảng phụ- Cả lớp làm nháp Việc 2: GV cùng HS nhận xét chữa bài. Hoạt động 2: Viết thành tổng và ngược lại. Việc 1: Yêu cầu HS làm vào vở. - Tám nghìn bốn trăm mười lăm: 8415 - Năm nghìn chín trăm linh bảy: 5907 - Hai nghìn không trăm linh bốn: 2004 - Sáu nghìn không trămnăm mươi: 6050 - 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp a) Viết mỗi số thành tổng 7461 = 7000+ 400 + 60 + 1 9632 = 9000 + 600 + 30 + 2 5078 = 5000 + 70 + 8 2005 = 2000 + 5 4020 = 4000 + 20 b) Viết số, biết tổng 3000 + 500 + 20 + 4 = 3524 2800 + 30 + 9 = 2839 6000 + 600 + 8 = 6608 1900 + 42 = 1942 Việc 2: Củng cố HĐ2 Hoạt động 3: Viết số a) Viết các số có 4 chữ số giống nhau. b) Viết số liền trước và liền sau của các số: 3999, 5799, 6709 Việc 1: Làm vào nháp - 2 HS lên bảng làm- lớp làm nháp àViết số lớn nhất có 4 chữ số Viết số nhỏ nhất có 4 chữ số - Viết số liền trước và liền sau của các số đó. (HS khá- giỏi) Việc 2: HS nêu cách làm Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học ờ- Xem lại các bài đã làm. Tiết 3- Luyện chữ Bài: Chú ở bên Bác Hồ I- Mục tiêu -Viết được 5 câu của bài: Chú ở bên Bác Hồ (đối tượng 1) 3 câu ( đối tượng 2) Trình bày đẹp và viết đúng chính tả. ii- Đồ dùng dạy học Bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết. iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ - Kiểm tra viết chữ E, G - 1 em lên bảng- cả lớp viết nháp. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết - GV đọc đoạn viết - 2 HS nhìn bảng đọc + Nêu nội dung đoạn thơ? - Nga rất mong nhớ chú của mình. + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Các chữ đầu dòng và danh từ riêng phải viết hoa. + Em hãy nêu độ cao của các chữ viết hoa? - Độ cao 2 ô li rưỡi. + Ngoài ra còn những chữ nào cũng có độ cao 2 ô li rưỡi? - Tất cả các nét khuyết đều có độ cao 2 ô li rưỡi + Những chữ nào có độ cao 2 li? - Các chữ đ, d + Những chữ nào viết có độ cao 1 li rưỡi? - Chữ t độ cao 1 li rưỡi. + Những chữ còn lại ta viết độ cao như thế nào? - ......viết độ cao là 1 ô li. + Em hãy nêu khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ? - ...ta phải viết cách nhau bằng nửa con chữ 0. + Khoảng cách giữa các chữ ta phải viết như thế nào? - ... ta phải viết cách nhau 1 con chữ 0. - GV HD viết chữ thường, Nga . GV viết mẫu lên bảng- HD viết. - Yêu cầu HS viết bảng - HS viết bảng con . Yêu cầu HS viết bài (GV viết 2 dòng lên bảng) . GV uốn nắn cách viết của HS. . Chữa những lỗi sai phổ biến. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học ờ-Luyện viết lại bài. - HS viết bài vào vở - HS viết lại những chữ sai 1- 2 dòng. Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010 Tiết 1- Toán Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000 I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. - Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.. ii- Đồ dùng dạy học Bảng phụ làm bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: So sánh các số Việc 1: Yêu cầu HS làm vào phiếu - 1 HS làm phiếu to- Cả lớp làm PBT - Điền dấu ( >, <, =) 4825 < 5248 7210 > 7102 5505 = 5000 + 500 + 5 100 phút > 1 giờ 30 phút 990 g < 1 kg 2m 2 cm = 202cm Việc 2: GV cùng HS chữa bài và HS nêu cách làm Hoạt động 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Việc 1: Cho HS làm vào vở - 1 HS lên bảng làm - lớp làm vở Viết các số sau: 6402, 4620, 6204, 2640, 4062. - Theo thứ tự từ bé đến lớn. - Theo thứ tự từ lớn đến bé Việc 2: GV cùng HS chữa bài và củng cố HĐ 2 Hoạt động 3: Tìm số lớn nhất và bé nhất. Việc 1: HS làm VBT (bài 3) - 1 HS làm bảng phụ- lớp làm VBT - HS chỉ việc khoanh vào số lớn nhất hoặc bé nhất. Việc 2: GV thu và chấm bài Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ: Xem lại các bài tập đã làm. Tiết 2- Luyện từ và câu Ôn tập về từ ngữ nông thôn- thành thị i- Mục tiêu - Ôn luyện về từ chỉ nông thôn- thành thị. - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. ii- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ và phiếu học tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn về từ nông thôn- thành thị Việc 1: Làm vào bảng phụ - Hoạt động nhóm 2 1. Điền các tên dưới đây vào từng ô trống cho phù hợp: Mời Mười tám thôn Vườn Trầu, Nha Trang, Đất Mũi, Cần Thơ, Vỹ Dạ, Huế, Phúc Trạch, Vinh, Đoan Hùng, Việt Trì. Việc 2: Điền tiếp vào chỗ trống những từ thích hợp Việc 3: GV cùng HS chữa bài Tên các thành phố nước ta Tên các miền quê nước ta a) Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị, chợ, trường học, bệnh viện, nhà máy, nhà ga,... b) Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hoá, chợ, bến sông, trường học,... Hoạt động 2: Ôn về Dấu chấm Việc 1: Làm vào vở - 1 em làm bảng phụ- cả lớp làm vở à Thành phố nào lớn nhất và đông dân nhất nước ta? (HS khá- giỏi) Dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi chép lại đoạn văn này cho đúng quy tắc. Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiéng ở nước ta. Thành phố phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Giữa thành phố có Hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc màu êm dịu. Việc 2: GV chữa bài và củng cố hoạt động 2 Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ -Xem lại bài Tiết 3- Chính tả Nghe- viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh I- Mục tiêu - Nghe- viết một đoạn trong bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Làm bài tập tìm tiếng, từ có âm đầu dễ lẫn d/r/gi. ii- Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh! Ai đúng!” Cách chơi: GV đọc từ- yêu cầu HS viết nhanh vào bảng. Thời gian là 2 phút Ai viết đúng, nhanh sẽ thắng cuộc. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Việc 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc mẫu đoạn văn - 2 HS đọc lại bài văn + Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? - Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. + Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? - Những chữ đầu câu và danh từ riêng. - Yêu cầu HS tìm những từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả. - Quy định cách ngồi viết của HS. - HS tìm và viết ra nháp Việc 2: Đọc cho HS viết - GVđọc cho HS viết bài vào vở - HS viết bài - Đọc lại lần 2 cho HS soát lỗi. - GV thu 1 số bài chấm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập - Thi tìm từ có âm đầu r/d/gi - 3 tổ thi tìm và viết vào bảng phụ Ví dụ: r: rổ rá, cơm rang, ríu rít,... d: dang tay, dễ dàng,... gi: giúp đỡ, gia đình,... - GV cùng HS nhận xét Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học ờ: Luyện viết lại bài Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010 Tiết 1- Tập làm văn Báo cáo hoạt động i- Mục đích- yêu cầu - Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua- lời lẽ rõ ràng, rành mạch. - Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho. ii- Đồ dùng dạy học: - Mẫu báo cáo đã phô tô. iii - Các hoạt động dạy - học : Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết báo cáo - Dựa vào bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cả lớp đọc thầm lại bài tập đọc “Noi gương chú bộ đội” - Hoạt động trong tổ. - Các thành viên trong tổ trao đổi về hoạt động của tổ mình- lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng. - 1 vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Hoạt động 2: Viết báo cáo - Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng - GV phát bản phô tô mẫu báo cáo cho từng HS. - GV HD cách làm. viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động. - 1 số HS đọc báo cáo - Cả lớp nhận xét cho điểm. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. r: Viết lại lại bài. Tiết 2- Toán Luyện tập về phép cộng các số trong phạm vi 10 000 i- Mục tiêu Giúp HS: Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 10 000. Tìm thành phần trong phép tính. ii- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ để làm bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tính nhẩm. Việc 1: Yêu cầu HS làm nháp Việc 2: GV cùng HS nhận xét - 1 HS lên bảng- lớp làm vở nháp 2000 + 4000 + 5000 = 9000 2000 + 4000 + 3000 = 9000 8000 + 1000 + 1000 = 10000 5000 + 2000 + 1000 = 8000 Hoạt động 2: đặt tính rồi tính 3267 + 2815; 2584 + 7416 2679 + 386; 2934 + 2536 4607 + 2453; 6245 + 2476 Việc 1: Cho HS làm bảng con + 2679 386 3065 + 3267 2815 6082 Việc 2: HS nêu cách làm + 2679 386 3065 + 2584 7416 10000 Hoạt động 3: Tìm thành phần chưa biết x - 638 = 367 ; x - 276 = 5783 x - 2345 = 4756 à x - 476 = 872 : 4 x - 6482 = 312 x 6 (HS khá- giỏi) Việc 1: HS làm vở - HS lên bảng làm- lớp làm vở x - 638 = 367 x = 367 + 638 x = 1005 Việc 2: GV chữa và chấm 1 số bài. x - 476 = 872 : 4 x - 476 = 218 x = 218 + 476 x = 694 Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ Ôn lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Tiết 3- Hoạt động tập thể Truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương i- Mục đích yêu cầu - Thông qua mỗi buổi sinh hoạt, HS hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay của quê hương, địa phương. - Tự giác học tập tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. ii- Diễn biến buổi sinh hoạt Nôị dung- hình thức Phương pháp 1. Phần mở đầu:GV nêu yêu cầu và hình thức hoạt động. - HS hát tập thể bà “Em yêu trường em” - GV đưa ra câu hỏi gợi mở nói về chủ điểm. 2. Phần phát triển: Kể về quê hương. - GV đưa ra 1 số câu hỏi: + Em hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ ở địa phương mà em được nghe kể hay sưu tầm được? + Em hãy kể 1 câu chuyệnvề gương đảng viên ở quê hương? + Quê hương em có những gì đổi mới? - Các tổ thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. + GV và cả lớp nhận xét. - Hát hoặc đọc thơ - Hát cá nhân. + GV mời 1 số HS xung phong biểu diễn, sau đó người đợc quyền mời bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp. + Bạn được mời có thể hát, đọc thơ, kể chuyện. + Lớp bình chọn các tiết mục: nhất, nhì, ba,... 3. Phần ghi nhớ - Khắc sâu chủ điểm bằng 1 số câu hỏi để rút ra ý nghĩa giáo dục. + Em phải làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương? - GV cùng HS rút ra bài học - Nhận xét - Tuyên dương các em tích cực phát biểu, nhắc nhở các em chưa tập trung chú ý. - Dặn dò - Chuẩn bị các bài hát để giao lưu văn nghệ. Thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2009 Tiết 1- Tập đọc Ôn tập i- Mục tiêu - Đọc tương đối đúng bài ở lại với chiến khu và Chú ở bên Bác Hồ - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Nắm được nội dung của bài. ii- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc. iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và trả lời câu hỏi * Bài ở lại với chiến khu - HS đọc và trả lời câu hỏi + Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? - Thông báo để các chiến sĩ trở về nhà, vì ở chiến khu gian khổ thiếu thốn các em khó lòng chịu nổi. + Lời nói của Mừng có gì cảm động? - Mừng ngây thơ chân thật, xin trung đoàn cho các em ăn ít cũng được, miễn là đừng bắt các em phải trở về nhà. + Em hiểu các bạn nhỏ tuổi như thế nào? rất yêu nước, không quản ngại khó khăn sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. * Bài Chú ở bên Bác Hồ - HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu. Nhớ chú Nga thường nhắc. Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu? + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ như thế nào? - Mẹ thương chú đỏ hoe đôi mắt. Ba ngước lên bàn thờ giải thích cho Nga. 3. Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc - Thi đọc từng đoạn - Bình chọn- đánh giá 5. Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ: Ôn lại bài Tiết 2- Chính tả Nghe- viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh I- Mục tiêu - Nghe- viết một đoạn trong bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Làm bài tập tìm tiếng, từ có âm đầu dễ lẫn d/r/gi. ii- Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc mẫu đoạn văn - 2 HS đọc lại bài văn + Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? - Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. + Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? - Những chữ đầu câu và danh từ riêng. - Yêu cầu HS tìm những từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả. - Quy định cách ngồi viết của HS. - HS tìm và viết ra nháp b) Đọc cho HS viết - GVđọc cho HS viết bài vào vở - HS viết bài - Đọc lại lần 2 cho HS soát lỗi. - GV thu 1 số bài chấm. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - Thi tìm từ có âm đầu r/d/gi - 3 tổ thi tìm và viết vào bảng phụ Ví dụ: r: rổ rá, cơm rang, ríu rít,... d: dang tay, dễ dàng,... gi: giúp đỡ, gia đình,... - GV cùng HS nhận xét 3. Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học ờ: Luyện viết lại bài Tiết 3- Toán Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000 I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. - Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.. ii- Đồ dùng dạy học Bảng phụ làm bài tập iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: So sánh các số Việc 1: Yêu cầu HS làm vào phiếu - 1 HS làm phiếu to- Cả lớp làm PBT - Điền dấu ( >, <, =) 4825 < 5248 7210 > 7102 5505 = 5000 + 500 + 5 100 phút > 1 giờ 30 phút 990 g < 1 kg 2m 2 cm = 202cm Việc 2: GV cùng HS chữa bài và HS nêu cách làm Hoạt động 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Việc 1: Cho HS làm vào vở - 1 HS lên bảng làm - lớp làm vở Viết các số sau: 6402, 4620, 6204, 2640, 4062. - Theo thứ tự từ bé đến lớn. - Theo thứ tự từ lớn đến bé Việc 2: GV cùng HS chữa bài và củng cố HĐ 2 Hoạt động 3: Tìm số lớn nhất và bé nhất. Việc 1: HS làm VBT (bài 3) - 1 HS làm bảng phụ- lớp làm VBT - HS chỉ việc khoanh vào số lớn nhất hoặc bé nhất. Việc 2: GV thu và chấm bài Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ: Xem lại các bài tập đã làm. Tiết 3- Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa I- Mục tiêu - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của 1 số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng. - HS biết cách vẽ lọ hoa. - Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích. ii- Chuẩn bị GV: Hình gợi ý cách vẽ HS : giấy vẽ, màu vẽ, bút chì... iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ - GV bày mẫu 1 số lọ hoa lên bàn. - HD phác khung hình vừa với phần giấy. - Phác các bộ phận: Miệng, cổ, vai,... - Vẽ nét chính, vẽ hình chi tiết - Gợi ý cách trang trí và vẽ màu. + HS quan sát. - Cần vẽ hình ảnh chính trớc, hình ảnh phụ sau, mà sắc phù hợp với nội dung bức tranh. Hoạt động 2: Thực hành - GV quan sát giúp đỡ HS. - Vẽ vào giấy đã chuẩn bị - Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - GV sắp xếp bài vẽ theo từng nhóm. - HS nhận xét- bình chọnbài vẽ đẹp và cách trang trí. - Khen ngợi những HS hoàn thành bài vẽ dẹp. ờ: Tập vẽ trang trí hình vuông. Tiết 3- Tự nhiên xã hội Vệ sinh môi trường i- Mục tiêu - Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người và nêu những việc làm đúng để tránh ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường- Biết cách để giữ nhà tiêu hợp vệ sinh. ii- Đồ dùng dạy học Phiếu học tập cho các nhóm thảo luận. iii- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người và nêu những việc làm để tránh ô nhiễm. - GV phát phiếu học tập Việc 1: Thảo luận theo cặp Thảo luận theo câu hỏi: 1) Hãy nói cảm giác của em khi đi qua đống rác? Rác có hại như thế nào? 2) Em phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả- GV nhận xét và kết luận - Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét- bổ sung Hoạt động 2: Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường. Biết cách giữ nhà tiêu hợp vệ sinh. Việc 1: Làm việc theo nhóm 4 HS thảo luận theo câu hỏi: 1) Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên? 2) Em và gia đình đã làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ? Việc 2: GV nhận xét và kết luận - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét- bổ sung Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học ờ - Ôn lại bài
Tài liệu đính kèm: