ĐẠO ĐỨC : ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 2 )
I. Mục tiêu
1. Học sinh biết
- Trẻ có quyền được kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng.Thiếu nhi thế giới đều là anh em do đó cần phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
2. Tích cực tham gia vào hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi của các nước khác
3. Có thái độ tôn trọng, hữu nghị với bạn bè thiếu nhi các nước khác
* Kĩ năng trỡnh bày suy nghĩ, kĩ năng ứng xử, kĩ năng bỡnh luận cỏc vấn đề liên quan đến quyền trẻ em
Tuần 20 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 Đạo đức : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (Tiết 2 ) I. Mục tiêu 1. Học sinh biết - Trẻ có quyền được kết giao bạn bè, được đối xử bình đẳng.Thiếu nhi thế giới đều là anh em do đó cần phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 2. Tích cực tham gia vào hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi của các nước khác 3. Có thái độ tôn trọng, hữu nghị với bạn bè thiếu nhi các nước khác * Kĩ năng trỡnh bày suy nghĩ, kĩ năng ứng xử, kĩ năng bỡnh luận cỏc vấn đề liờn quan đến quyền trẻ em II. Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế T: Chia nhóm và giao nhiệm vụ ( học sinh cả lớpchia thành 4 nhóm, các nhóm trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu mà các em đã sưu tầm được ) - Các nhóm làm việc - Cả lớp đi xem, khen những nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tranh, ảnh hoặc các tư liệu T: Nhận xét, khen những nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc có những sáng tác tốt về chủ đề bài học. 2. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước T: chia nhóm để thảo luận (Về nội dung viết thư, nhắc lại quy trình viết một bức thư ) H: Các nhóm thảo luận - Học sinh làm việc theo nhóm đã được phân công - Sau khi thảo luận xong, học sinh tiến hành làm việc cá nhân: Mỗi em viết một bức thư gửi cho các bạn thiếu nhi nước ngoài theo gợi ý sau + Em sẽ viết thư cho bạn thiếu nhi nước nào ? + Nội dung bức thư sẽ viết những gì ? 3. Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế * Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học * Cách tiến hành Cho học sinh múa, hát, kể chuyện... về tình đpàn kết thiếu nhi quốc tế - GV kết luận: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống...song đều là anh em một nhà. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau ____________________________________________________ Toán : Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng I. Mục tiêu Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu điểm ở giữa. T: Vẽ hình như trong SGKvà nhấn mạnh ( A, O, B là 3 điểm thẳng hành. Theo thứ tự :điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B ) T: Nhìn trên hình vẽ ta thấy O là điểm ở giữa hai điểm A và B hoặc ta có thể hiểu là A là điểm bên trái của O, B là điển ở bên phải của O, nhưng với điều kiện trước tiên 3 điểm phải thẳng hàng. - Cho học sinh lấy thêm một số ví dụ để củng cố khái niệm b. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng - T vẽ hình như SGK lên bảng, H quan sát - T: Điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB là: + M là điểm ở giữa của đoạn thẳng A và B + Đoạn thẳng AM bằng đoạn thẳng MB - Gọi học sinh nhắc lại c. Học sinh thực hành làm bài tập Bài 1: a: Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào. H: Nêu yêu cầu của bài H: Lên bảng chỉ ba điểm thẳng hàng, T và H nhận xét và chữa bài H: chữa bài vào vở - Các ý còn lại làm tương tự Bài 2 : Câu nào đúng, câu nào sai H: quan sát hình và đọc các ý: a, b, c, d, e. H: Chọn và khoanh vào ý mà em cho là đúng. ? Để là trung điểm thì điểm đó phải thoả mãn yêu cầu gì T cùng H chữa bài,củng cố cách tìm trung điểm của đoạn thẳng Bài 3: (HS KG Làm ) Nêu tên trung điểm của đoạn thẳng BC, GE, AD, IK H: quan sát hình trong SGK T: Hướng dẫn học sinh tìm trung điểm của đoạn thẳng BC. Còn các trường hợp còn lại học sinh tự làm d. Củng cố, dặn dò - H nhắc lại cách xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng ______________________________________________ Tập đọc – Kể chuyện : ở lại với chiến khu I. Mục tiêu 1. Tập đọc 1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ ngữ: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng... - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật 1.2 Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân,... - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét, kĩ năng lắng nghe tích cực. 2. Kể chuyện 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và câu hỏi, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện 2.2 Rèn kĩ năng nghe * Kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp. II . Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý phần kể chuyện III . Hoạt động dạy học Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ lán, thống thiết - Đọc đoạn trong nhóm + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi - Trung đoàn trưởng gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? - Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thông báo tình hình chiến khu rất khó khăn, gan khổ, các em khó lòng mà chịu nổi, nên trung đoàn cho các em về sống với gia đình. Nghe trung đoàn trưởng nói vậy, các chiến sĩ nhỏ đã làm gì? thày trò ta cùng tìm hiểu đoạn 2 của bài * Gọi H đọc đoạn 2 cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa - Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ,, ( Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu) - Thái độ của các bạn sau đó như thế nào ? - Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? - Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? ( Mừng rất ngây thơ, chân thành xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về ) H: đọc thầm đoạn 3 của bài + Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? ( Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em ) * Một học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài ( Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh buốt ) T: Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? ( ...Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc ) * Luyện đọc lại - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất Kể chuyện I. Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện(ở lại với chiến khu ) II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý - Một HS đọc câu hỏi gợi ý ( ở bảng phụ ) - Một học sinh giỏi kể mẫu đoạn 2 - GV nhận xét - Bốn học sinh đại diện của 4 nhóm nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện - Cả lớp và giáo viên nhận xét,bình chọn bạn kể hay nhất 3. Củng cố, dặn dò - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau _____________________________________________ Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011 Thể Dục : Ôn đội hình đội ngũ I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để luyện tập bài thể dục phát triển chung - Chơi trò chơi Thỏ nhảy II. Địa diểm, phương tiện - Địa điểm: sân trường - Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học Phần mở đầu T: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học H: Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường - Chơi trò chơi ( làm theo hiệu lệnh ) B. Phần cơ bản - Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số + Học sinh ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. Mỗi động tác tập 2 đến 3 lần + GV đứng ở vị trí khác nhau để quan sát và sửa cho học sinh + Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trưởng điều khiển cho các bạn luyện tập Chơi trò chơi Thỏ nhảy + GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn lại cách chơi + GV làm mẫu, sau đó cho các em bật nhảy thử bằng hai chân bắt chước cách nhảy của con thỏ + Từng hàng chơi thử một đến hai lần, sau dó GV nhận xét và sửa cho những học sinh tập sai + Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng T nhắc học sinh khi nhảy phải thẳng hướng, động tác nhảy phải nhanh, mạnh và khéo léo Cách chơi: + Khi có lệnh của thày giáo, các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước + Bật nhảy 2 đến 3 lần liên tục C. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học Tập đọc : Chú ở bên Bác Hồ I. Mục tiêu 1.Đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài - Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các câu, các tiếng khó do ảnh hưởng của phương ngữ: lâu, Trường sơn, nổi, Kon tum, Đắk lắk, đỏ hoe - Đọc trôi chảy, rõ ràng 2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung của bài thơ * Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kiềm chế cảm xúc, kĩ năng lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: gọi học sinh đọc 1 đoạn trong bài ở lại với chiến khu, GV nhận xét và cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1 GV đọc mẫu b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ - Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bà ... m tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh nghe viết T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe H: Một em đọc đoạn một bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh, cả lớp theo dõi trong SGK ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa H: Tìm và trả lời H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ c. Học sinh viết bài T: Đọc cho học sinh viết bài T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả d. Chấm và chữa bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2 ( chọn ý a ) H: Đọc yêu cầu của bài H: Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân T: gọi H lên bảng điền nhanh âm đầu s/ x vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả . - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng Lời giải Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng Bài 3: Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở bài tập 2 H: làm bài cá nhân - Học sinh đọc câu mình vừa làm T: nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần H: chép vào vở những câu hay 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học : ý thức học bài, xây dựng bài Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tự nhiên và xã hội : Ôn tập : Xã hội I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết - Kể tên các kiến thức đã học về xã hội. - Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình. II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề xã hội Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận Bước 2: Thảo luận nhóm - Nêu một số hoạt động ở trường - Nói về gia đình và họ hàng - Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. - Hoạt động bảo vệ môi trường Bước 3: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung. GV chốt ý đúng, học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức * Hoạt động 2: chơi trò chơi: Ô chữ - Giáo viên phổ biến luật chơi: T đưa ra 10 ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã được học và kèm theo gợi ý của giáo viên. + Mỗi nhóm chơi phải giành quyền trả lời bằng cách giơ thẻ nhanh nhất. + Nhóm trả lời nhanh, đúng ghi được điểm 10 + Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất - T nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc *Hoạt động 3 : Vẽ tranh về gia đình, quê hương em. T: Gợi ý nội dung tranh vẽ cho học sinh: + Phong cảnh làng + Gia đình em ( chân dung hoặc cảnh sinh hoạt ) - HS vẽ tranh theo nhóm, T quan sát và giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Nếu hết giờ mà học sinh chưa vẽ xong, yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm về nhà hoàn thành tiếp để giờ sau nộp bài * Hoạt động kết thúc Yêu cầu những nhóm chưa hoàn thành tiếp tục hoàn thành tranh vẽ __________________________________________________________ Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011 Tập làm văn : Báo cáo hoạt động I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng, tự tin 2. Rèn kĩ năng viết: Viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi thày giáo theo mẫu đã cho II. Đồ dùng dạy học: Mẫu báo cáo trong vở bài tập của học sinh III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài T: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập b.1: bài tập 1 - Học sinh đọc yêu cầu của bài H: Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội T: Chia nhóm ( Mỗi tổ là một nhóm ) và giao nhiệm vụ + Các em thảo luận trong nhóm về nội dung báo cáo + sau khi học sinh thảo luận xong, yêu cầu các em làm việc cá nhân T: nhắc học sinh + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo hai mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: Thưa các bạn! + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng và cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, tự tin H: Làm việc cá nhân. GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung + T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt. b.2: Bài tập 2 H: Đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo H: Cả lớp mở vở bài tập Tiếng Việt để làm bài cá nhân - Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết T cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm c. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại tiến trình của một bản báo cáo - Nhận xét giờ học + Ưu điểm + Nhược điểm Hướng dẫn chuẩn bị bài sau ________________________________________________ Tự nhiên và xã hội : Thực vật I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Nêu được những đặc điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên - Vẽ và tô màu một số lá cây II. Đồ dùng dạy học; Tranh minh hoạ trong SGK Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn T: Chia nhóm , phân khu vực quan sát của từng nhóm, hướng dẫn học sinh quan sát cây cối ở khu vực các em đã được phân công T: Giao nhiệm vụ,gọi một số học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường. Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công. + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi loại cây + Nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. Bước 3: Làm việc cả lớp - Hết thời gian quan sát theo nhóm, yêu cầu lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện của các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình - GV giúp học sinh nhận ra sự đa dạng, phong phú của thực vật xung quanh và đi đến kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. - GV giới thiệu một số loại cây ở hình trong SGK Bước 4: Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.T kết luận (SGK ) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bước 1:Từng cá nhân lấy giấy và bút chì để vẽ một loại cây mà các em quan sát được Bước 2:Trình bày - Từng cá nhân dán bài của mình vào bảng trình bày của nhóm mình(theo tổ) sau đó các nhóm mang sản phẩm của nhóm mình lên trình bày - T yêu cầu một số nhóm lên tự giới thiệu về bức tranh của nhóm mình - Cả lớp nhận xét, tuyên dương những nhóm có sản phẩm đẹp 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thủ công : Kiểm tra chương II cắt dán chữ đơn giản I. Mục tiêu - Đánh giá kién thức, kĩ năng cắt dán qua sản phẩm của học sinh II. Nội dung Đề bài: Em hãy cắt, dán chữ vui vẻ T: giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm H: làm bài kiểm tra.T quan sát học sinh làm bài. Trong khi học sinh làm bài, T giúp đỡ một số học sinh kém để các em hoàn thành bài kiểm tra III. Đánh giá Đánh giá sản phẩm của H theo 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành IV. Củng cố, dặn dò - Nhận xét việc làm bài của học sinh - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau _________________________________________________ Toán : Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 I. Mục tiêu Giúp học sinh - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng II. Hoạt dộng dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học b. Hướng dẫn b.1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 3526 + 2759 T: Nêu phép tính cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi học sinh nêu nhiệm vụ phải thực hiện T: Cho H nêu cách đặt tính và thực hiện T: Gọi một học sinh lên bảng, các học sinh khác theo dõi, góp ý khi cần ? Khi thực hiện phép tính trên bạn đã thực hiện như thế nào H: Trả lời, T nhận xét và bổ sung: T: Vậy phép cộng 3526 + 2759 = 6181 - Một số học sinh nêu lại cách thực hiện như trong sách giáo khoa c. Thực hành Bài 1: Tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài - GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng Bài 2: (ý a HS KG Làm ) Đặt tính rồi tính H: nêu yêu cầu của bài ? Bài có mấy yêu cầu ? Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì H: tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng H: nêu lại cách dặt tính và thực hiện Bài 3: H: đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài ? Bài được giải bằng mấy phép tính, là phép tính gì Bài 4: GV vẽ hình như SGK lên bảng, học sinh quan sát và nêu trung điểm của mỗi cạnh d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học .Hướng dẫn bài tập về nhà ( Làm bài tập 1, 3 SGK ) Sinh hoạt: Họp lớp Tuần 20 I - Mục tiờu: Giỳp học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thõn, của lớp trong tuần và phương hướng hoạt động trong tuần tới. Thực hiện tốt cỏc hoạt động tuần tới. II . Nhận xột cỏc hoạt động trong tuần: Cỏc tổ trưởng bỏo cỏo kết quả cỏc hoạt động của tổ trong tuần. Lớp trưởng và ban cỏn sự lớp nhận xột bổ sung. Giỏo viờn nhận xột chỉ rừ ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm Hạn chế - Học sinh nờu phương hướng khắc phục hạn chế trong mỗi hoạt động. - Giỏo viờn khen những học sinh chăm,ngoan......................................................................................................................................................................................... Giỏo viờn nhắc nhở những học sinh chưa chăm,ngoan......................................................................................................................................................................................................... Lớp trưởng xếp loại thứ tự từng tổ theo hoạt động trong tuần. Tổ .. , Tổ .. , Tổ .. , Tổ.. Cỏc hoạt động tuần tới: Giỏo viờn triển khai cỏc hoạt động tuần tới: Thực hiện tốt cỏc nội quy của lớp, của trường; Duy trỡ nề nếp; Giỳp bạn tiến bộ; Giữ vệ sinh cơ thể và mụi trường, phũng chống cỏc bệnh truyền nhiễm; Thực hiện tốt cỏc nhiệm vụ được giao; Vừa học vừa ụn tập củng cố kiến thức Lớp trưởng và ban cỏn sự lớp phõn cụng cụng việc cho cỏc tổ, cỏc thành viờn cho tuần tới. Dặn dũ: Thực hiện tốt cỏc hoạt động tuần tới ________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: