Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý các từ ngữ : lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn,.

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ , lọng, bức trướng , chè lam, nhập tâm , bình an vô sự, .

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi , giầu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học đợc nghề thêu của người Trung Quốc,và dạy lại cho dân ta.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21:
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
 Tiết 41 Ông tổ nghề thêu ( 2 tiết )
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn,......
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ , lọng, bức trướng , chè lam, nhập tâm , bình an vô sự,.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi , giầu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học đợc nghề thêu của người Trung Quốc,và dạy lại cho dân ta.
B. Kể chuyện
	- Rèn kĩ năng nói : biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với ND câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời.
II. Đồ dùng dạy học
GV : Tranh minh hoạ truyện, 1 sản phẩm thêu đẹp, 1 bức ảnh chụp cái lọng.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài ( GV giới thiêu chủ điểm và bài học )
b. Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài
*. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu- HS nối nhau đọc từng câu trong bài - Kết hợp tìm từ khó- HS đọc
- Đọc từng đoạn trớc lớp - HS đọc nối tiếp từng đoạn trớc lớp ( Đọc câu mẫu - Kết hợp giải nghĩa từ khó )
- Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 5– Thi đọc giữa các nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
3. HD tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời nội dung câu hỏi 1 và nêu câu hỏi phụ. của bài . 
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời nội dung câu hỏi 2. 
- HS đọc đoạn 3, 4 trả lời nội dung câu hỏi 3
- HS đọc đoạn 5 trả lời nội dung câu hỏi 4của bài .
- Học sinh đọc thầm cả bài , GV nêu câu hỏi : Nội dung câu chuyện nói điều gì ? 
- học sinh phát biểu – GV chốt lại (phần mục tiêu bài.)
* Liên hệ thực tế
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3
- Hớng dẫn học sinh đọc diễn cảm – Thi đọc trớc lớp.
- Lớp và GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
 B. Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện : Ông tổ nghề thêu.Sau đó tập kể một đoạn của câu chuyện . . 
2. HD học sinh kể toàn chuyện 
- GV yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu đoạn 1 : Câu bé ham học
* Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện .
- GV nhắc học sinh chú ý : đặt tên ngắn gọn , thể hiện đúng nội dung.
- Học sinh trao đổi theo cặp – tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1 , sau đó là đoạn 2,3,4,5 
* Kể lại 1 đoạn của câu chuyện .
- Mỗi học sinh chọn 1 đoạn để kể lại 
- Học sinh thi kể tiếp nối 5 đoạn của câu chuyện đoạn 
- GV mời 1 hoặc 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện 
- Lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất ..
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV hỏi : Qua câu chuyện này em hiểu điều gì? ( Chịu khó học hỏi ta sẽ học được nhiều điều hay./ ).
	- GV khen những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay
	- Nhận xét chung tiết học
 Toán
 Tiết 101 Luyện tập
I- Mục tiêu
- Học sinh biết cộng nhẩm các số tròn nghìn , tròn trăm có đến bốn chữ số .
 -Củng cố về thực hiện phép cộng ccá số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính .
- Rèn t thế ngồi viết đúng qui định chi học sinh.
II- Đồ dùngdạy học
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:Học sinh lên thực hiện phép tính ở bài tập1 tiết 100 
2. dạy Bài mới:
a.. Hớng dẫn học sinh làm bài tập .
* Bài tập 1( tr 103 )Tính nhẩm 
	- Học sinh nêu yêu cầu cầu của bài – HS đọc phần mẫu – học sinh nêu cách tính nhẩm - - học sinh nêu miệng – HS nhận xét kết quả của ban và đồng thời nêu lại cách tính nhẩm đó .
* Bài tập 2 ( tr 101) Tính nhẩm theo mẫu 	
	- Học sinh nêu yêu cầu cầu của bài – HS đọc phần mẫu – học sinh nêu cách tính nhẩm - học sinh làm nháp - Đổi vở kiểm tra chéo – báo cáo kết qua kiểm tra của ban – 2 học sinh thực hiện trên bảng – lớp nhận xét 
 * Bài tập 3( tr 101) Đặt tính rồi tính 	
- Học sinh nêu yêu cầu cầu của bài – HS nêu lại cách đặt tính và tính – Học sinh làm trên bảng con , đồng thời gói học sinh lên bảng thực hiện – Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng – Gv chốt lại phép tính đúng .
 * Bài tập 3( tr 101) Bài toán 	
- Học sinh đọc bài toán – Gv hớng dẫn học sinhqua tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng , để học sinh nhận dạng đợc dạng toán biết cách thực hiện bài toán theo hai bớc .
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh làm bảng lớp - GV chấm chữa bài .
 432l
Buổi sáng ? l 
Buổi chiều 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò về nhà : Về nhà làm bài tập trắch nghiệm – bài hôn này 
Sáng
Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2012
Toán
	Tiết 102 : Phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
 I. Mục tiêu Giúp HS : 
- Giúp HS biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
 	- Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
 	- Rèn t thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
 	1. Kiểm tra bài cũ : 2 em.
2. GV hớng dẫn HS thực hiện phép trừ 8652 – 3917
 	- Làm tơng tự nh khi hớng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
 	- GV có thể hỏi HS, chẳng hạn : “Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến bốn chữ số ta làm nh thế nào ?” rồi làm tợng tự nh ở bài “Phép cộng các số trong phạm vi 10 000” để HS nêu quy tắc khái quát thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số, chẳng hạn : “Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến bốn chữ số, ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng chục, ; rồi viết dấu trừ, kẻ gạch ngang và trừ từ phải sang trái”. Cho vài HS nêu quy tắc này. 
3. Thực hành 
 	 Bài 1 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 	Bài 2 : Cho HS tự đặt tính rồi làm tính và chữa bài. 
 	Bài 3 : Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giả bài toán và chữa bài.
 Bài giải
 Cửa hàng còn lại số mét vải là :
 4283 - 1635 = 2648 (m)
 Đáp số : 2648m vải.
 	Bài 4 : HS làm bài vào vở. GV chấm, chữa bài. 
3. Củng cố,dặn dò
 	- GV nhận xét giờ học, khen HS nhẩm bài nhanh.
 	- Dặn HS về nhà ôn luyện lại các bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học
Chính tả (nghe- viết) 
Tiết 41 : Ông tổ nghề thêu . 
I .Mục tiêu :
 	* Rèn kĩ năng viết chính tả : 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng chính tả một đoạn trong truyện Ông tổ nghề thêu. viết hoa chữ đầu và tên riêng trong bài.
 	- Làm đúng bài tậpđiền các âm, dấu thanh dễ lẫn : tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã. 
 	- Rèn cho HS ngồi viết đúng t thế.
II. Đồ dùng dạy học
 	- Bảng phụ viết hai lần BT2b.
 	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 3 em
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
 	2. Hớng dẫn HS nghe – viết 
2.1Hớng dẫn HS chuẩn bị
 	- GV đọc đoạn viết 1 lợt.
 	- Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 	- GV hớng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
 	- Hớng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài :
 	+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy ? (Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa).
 	- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dẽ lẫn. 
2.2 GV đọc HS viết bài vào vở. 
 	- GV quan sát nhắc nhở.
2.3Chấm, chữa bài.
 	- HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
3. Hớng dẫn bài tập chính tả 
 	Bài tập 2
 	- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
 	- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào VBT.
 	- GV kiểm tra Kết quả. Mời vài em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng..
 	- Cả lớp làm bài vào VBT. 
 	Lời giải :
 	Câu a) chăm chỉ, trở thành, trong, triềuđình, trớc thử thách, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại, cho nhân dân.
 	Câu b) nhỏ, đã, nổi tiếng, tuổi, đỗ, tiến sĩ, hiểu rộng, cần mẫn, lịch sử, cả thơ, lẫn văn xuôi, của.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, khen Hs viết bài sạch, đẹp.
 	- Dặn HS về nhà tự soát lỗi bài viết của mình, làm hết bài tập trong SGK.
 Đạo Đức
Tiết 21 : Tôn trọng khách nước ngoài.
I. Mục tiêu:
 	 Sau bài học, HS hiểu 
- Nh thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
 	- Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
 	- HS biết c sử lịch sự khi gặp gỡ khách nước ngoài.
 	- HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
 	- Rèn HS ngồi học đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học
 	- Vở bài tập Đạo đức 3.
 	- Phiếu học tập cho hoạt động 3.
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành :
 	- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát theo tranhtrên bảng và thảo luận.
 	- Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
* Kết luận : SGV.
*HĐ2 : Phân tích truyện 
* Mục tiêu : HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biết hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của viẹc làm đó. 
* Cách tiến hành : 
 	- GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng.
 	- HS thảo luận.
* Kết luận : Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. 
 	- Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc làm phù hợp khi cần thiết.
 	- Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam. 
HĐ3 : Nhận xét hành vi 
* Mục tiêu : HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. 
* Cách tiến hành : 
 	- GV chia nhóm và phát phiếu TH cho các nhóm, yêu cầu HS làm theo nhóm.
 	- Các nhóm thảo luận.
 	- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
 *Kết luận : SGV. 
	HĐ4: Củng cố, dặn dò:	
	- GV nhận xét tiết học, khen HS tích cực học bài.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.	 
Sáng Thứ tư ngày 19 tháng 01 năm 2012
Tập đọc
Tiết 63 : Bàn tay cô giáo.
I. Mục tiêu
	1. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Hiểu nội dung : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. 
3. HS thi đua nhau đọc thuộc 2 - 3 khổ thơ ngay tại lớp.
 II- Đồ dùng dạy- học : 
- Bảng phụ viết sẵn điểm tựa để hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- SGK.
 III- Các hoạt động dạy- học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc nối tiếp bài đọc Ông tổ nghề thêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	B. Bài mới:
1- G ... a : O Ô Ơ
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : Lãn Ông bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
 ặi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, ngồi viết đúng tư thế.
II- Đồ dùng dạy- học 
 - Mẫu chữ ,phấn màu
 - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
 A. KTBC :
 - Gọi 2 hs lên bảng viết : N, Nguyễn Văn Trỗi.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
	1. Giới thiệu bài mới
	2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con 
 2.1 Luyện viết chữ hoa:
 - Tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
 - Cho quan sát chữ mẫu: 
 - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết từng chữ.
 - HS tập viết các chữ hoa trên bảng con. 
 2.2 HD viết từ Lãn Ông
 - HS đọc từ ứng dụng 
 - GT: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) : là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay một phố cổ của Hà Nội mang tên Lãn Ông. 
 	- HS viết từ vào bảng con.
 2.3 Viết câu ứng dụng:.
 Ôi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
 - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao : ca ngợi những sản vạat quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi ở Quảng Bá (làng ven Hồ Tây) và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố Hàng Đào đẹp đến làm say lòng người. 
 - Hướng dẫn HS nhận xét : Trong câu này có chữ nào cần viết hoa ?
 - Những con chữ nào cao 2,5 ly, con chữ nào cao 1 ly?
	- HS tập viết vào bảng con : Ôi, Quảng, Tây.
 2.4 HS viết bài vào vở
 - GV nêu yêu cầu viết
 - GV quan sát nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế .
 2.5. Chấm , nhận xét, chữa lỗi sai.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS có ý thức rèn viết bài sạch đẹp.	
- Dặn HS về nhà viết cho hết bài.
	Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 21: Văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước.
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu truyền thống của quê hương An Lập nói riêng và huyện Sơn Động nói chung.
	- Quê hương An Lập và huyện Sơn Động cũng như đất nước Việt Nam đã làm nên những trang sử hào hùng .
	- Tự giác nhắc nhở bạn bè trong lớp, trong trường cùng tham gia vào hoạt động thi đua tìm hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước.
II. Cách tiến hành:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Tiến hành nội dung bài học :
	2.1 Kiểm tra lại phần HS hiểu về đất nước Việt Nam của chúng ta:
	- GV nêu vấn đề : Em hiểu gì về đất nước Việt Nam của chúng ta.
	+ Nước Việt Nam có phần đất liền cong cong như hình chữ S. Có biển bao bọc kéo dài từ Bắc vào Nam.
	+ Đất nước ta có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, đã từng đánh bại tất cả các cuộc xâm lược của những thế lực muốn xâm chiếm nước ta.
	2.2 Kiểm tra lại phần HS tìm hiểu về con người Việt Nam:
	+ Con người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp đó là:
	+ Yêu nước, đoàn kết một lòng, cần cù lao động, kiên cường bất khuất, Tiêu biểu cho dân tộc ta là Bác Hồ - Người đã sẵn sàng hi sinh cả đời mình cho dân tộc, cho đất nước.
	2.3 Nghe kể chuyện về di tích lịch sử, văn hoá của quê hương, đất nước:
	- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để kể về những hoạt động văn hóa diễn ra ở quê hương hàng năm.
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- GV chốt lại về những hoạt động văn hoá ở quê hương:
	+ Tháng riêng có hội Đền chùa Vua Bà, Miếu Đức Ông ( 15- 01, âm lịch ).
	+ Tháng Tư có Hội Đua Thuyền ( 10 – 4, âm lịch)
	- GV yêu cầu HS nêu ra các hoạt động trong diễn ra trong các ngày hội đó.
	+ Làm lễ , rước lễ từ Đền Mẫu sang miếu Đức Ông.
	+ Múa, hát dựng lại khung cảnh hào hùng của cha ông ta.
	+ Đua thuyền trên sông để chọn ra đội thắng cuộc. 
	- GV kể về di tích đền Vua Bà :
	* Đền thờ công chúa  . Sau một lần cầm quân đi đánh giặc, công chúa bị thương nặng và trút hơi thở cuối cùng tại khu đất của đền bây giờ Để tưởng nhớ công ơn của công chúa, nhân dân đẫ lập đền thờ để thắp hương cầu khấn cho vong linh hồn của công chúa được siêu thoát để phù hộ cho muôn dân được hưởng bình an, hạnh phúc muôn đời sau.
	- GV mở rộng thêm cho HS hiểu : Tất cả các đền chùa hiện nay trên đất nước ta đều là nơi thờ các vị anh hùng và người có công với dân với nước. 
	3. Củng cố dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà tìm hiểu thêm ở ông bà và cha mẹ về truyền thống văn hoá ở quê hương.
Sáng:	
 Thứ năm ngày 20 tháng 01 năm 2012
 Toán
Tiết 104 : Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
 - Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000.
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần cha biết của phép cộng, phép trừ.
 - Rèn t thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh .
II- Đồ dùng dạy học 
 	- Bộ đồ dùng dạy học.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ : 2 em
2. Dạy học bài mới 
2.1 Giới thiệu bài 
2.2Hớng dẫn HS làm bài tập.
 	Bài tập 1 : Cho HS nêu kết quả tính nhẩm. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm. 
 	Bài tập 2 :
 	- Cho HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách tính. 
 	Bài tập 3 :
 	- HS tóm tắt rồi tự giải bài toán. GV gọi một em chữa bài trên bảng.
 	- Sau đó HS nhận xét – GV nhận xét bổ sung.
 Bài giải
 Số cây trồng thêm đợc là :
 948 : 3 = 316 (cây)
 Số cây trồng đợc tất cả là :
 948 + 316 = 1264 (cây)
 Đáp số : 1264 cây. 
 	Bài tập 4 : - HS tự làm rồi chữa bài.
 	Bài tập 5 : HS sử dụng bộ xếp hình – Xếp theo mẫu SGK.
	3.Củng cố, dặn dò: 	
- GV nhận xét giờ học, khen HS làm bài tốt 
 	- Dặn dò về nhà : HS về nhà tự giác ôn luyện kiến thức đã học. 
 Luyện từ và câu	 
Tiết 20: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi. 	
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục học về nhân hoá : nắm được ba cách nhân hoá.
 - Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ? (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ?, trả lời đúng các câu hỏi.) 
 - Rèn tư thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ - VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ : - Làm BT 1 – tuần 20
2 . Dạy học bài mới .
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫnhọc sinh làm bài tập
 Bài tập 1: 
 - HS đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa.
 - Hai HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 Bài tập 2 : 
 - HS nêu yêu cầu của bài và gợi ý (a, b, c).
 - Cả lớp đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
 - HS đọc thầm lại gợi ý (a, b, c), trả lời ý 2 của câu hỏi (Các sự vật đợc nhân hoá bằng những cách nào ?).
 - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu khổ to đã kẻ sẵn bảng trả lời. HS trao đổi, làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
 - GV mời 3 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
 - Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng, bình chọn nhóm làm bài tốt nhất. 
 Bài tập 3 :Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. HS làm bài cá nhân, sau đó lên bảng chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Câu a : Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
 Câu b : Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. 
 Câu c : Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
3 . Củng cố dặn dò :GV nhận xét tiết học, khen HS chú ý nghe giảng 	
 - Dặn HS về nhà ôn lại bài.
 Chính tả : nhớ - viết)
 Tiết 42 : Bàn tay cô giáo.
I. Mục tiêu 
 	 + Rèn kĩ năng viết chính tả :
 	- Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo.viết hoa chữ đầu và tên riêng trong bài.
 	- Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (tr/ch, hỏi/ngã).
 	- Rèn cho HS ngồi viết đúng t thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết hai lần BT2b.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 3 em
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn HS nhớ – viết 
2.1 Hớng dẫn HS chuẩn bị
 	- GV đọc một lần bài thơ. Cả lớp mở SGK theo dõi, ghi nhớ.
 	- Hai HS đọc thuộc bài thơ.
 	- GV hớng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
 	- Hớng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài :
 	+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy ? (Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa).
 	- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dẽ lẫn. 
HS nhớ và tự viết lại bài thơ. 
 	- GV quan sát nhắc nhở.
2.2 Chấm, chữa bài.
 	- HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 	Bài tập 2
 	- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
 	- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào VBT.
 	- GV kiểm tra Kết quả. Mời vài em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng..
 	Lời giải : 
 	 Câu a) trí thức, chuyên, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, chân tay, trí thức, trí tuệ. 
 	 Câu b) ở đâu, cũng, những, kĩ s, kĩ thuật, kĩ s, sản xuất, xã hội, bác sĩ, chữa bệnh. 
4. Củng cố, dặn dò.
 	- GV nhận xét giờ học, khen HS viết bài đúng, sạch sẽ, đẹp.
- Dặn dò về nhà : xem lại bài tập vừa làm và làm hết các bài còn lại. 	
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 42 : Thân cây (tiếp theo).
I. Mục tiêu
 	 Sau bài học, HS biết :
 	- Nêu đợc chức năng của thân cây.
 	- Kể ra những ích lợi của một số thân cây .
 	- Rèn t thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học
 	- Các hình trong SGK trang 80, 81.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 : Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu : Nêu đợc chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
* Cách tiến hành : 
 	- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi :
 	+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
 	+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
* Kết luận :
HĐ2 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Kể được ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
* Cách tiến hành : 
 	Bớc 1 : - GV yêu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5 , 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động thực vật. 
 	Bớc 2 : Làm việc cả lớp
 	- GV có thể thay đổi cách trình bày kết quả thảo luận của nhóm bằng cho HS chơi đố nhau. Cụ thể là đại diện của một nhóm đứng lên nói một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng vào việc gì. 
* Kết luận : Thân cây đợc dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng  
HĐ4. Củng cố dặn dò 
 	- GV nhận xét giờ học, khen HS có ý thức tìm hiểu nội dung bài.
	- Dặn HS về nhà ôn và xem trớc bài mới. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2011_2012.doc