TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết ngắt nghhỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng các từ ngữ:lầu, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam.
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo9 trả lời được các CH trong SGK).
2. Kể chuyện
2.1 Rèn kĩ năng nói: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện
2.2 Rèn kĩ năng nghe
* HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
tuần 21 Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2012 Tập đọc- Kể chuyện : ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu 1. Tập đọc 1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết ngắt nghhỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng các từ ngữ:lầu, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam... 1.2 Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo9 trả lời được các CH trong SGK). 2. Kể chuyện 2.1 Rèn kĩ năng nói: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện 2.2 Rèn kĩ năng nghe * HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. II Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa III Hoạt động dạy học Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài : Chú ở bên Bác Hồ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ nhập tâm, bức trướng, lọng. - Đọc đoạn trong nhóm + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào - Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào * Gọi H đọc đoạn 2 cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa - Khi Trần quốc Khái đi sứ sang Trung quốc, vua Trung quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? ( Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào ) * Gọi một học sinh đọc to đoạn 3 và 4, cả lớp đọc thầm. - ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? - Trần quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? ( Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng ) - Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ( ông nhìn những con rơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự ) H: đọc thầm đoạn 5của bài để trả lời câu hỏi + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ? (Vì ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy mà nghề này được lan truyền rộng ) + Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì? H: phát biểu, nhận xét và bổ sung. T chốt ý đúng * Luyện đọc lại - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất Kể chuyện I. Giáo viên giao nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện - Một HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu ( Đoạn 1: Cậu bé ham học ) - T nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung, - Học sinh đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân - Học sinh nối tiếp nhau thi đặt tên cho đoạn một sau đó đến đoạn 2, 3, 4 ,5 b. kể lại câu chuyện - Mỗi học sinh chọn một đoạn để kể lại - Lăm học sinh nối tiếp nhau kể lăm đoạn - T và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất củng cố, dặn dò - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện - Nhận xét giờ học -Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Đạo đức : giáo dục học sinh phòng tránh các tệ nạn xã hội I. Mục tiêu Học sinh: - Nêu được 1 số biểu hiện của các tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi mà các em biết. - Có thái độ, hành vi phòng tránh các tệ nạn xã hội. * Biết vì sao cần phải phòng tránh các tệ nạn xã hội. * GDKNS: - KN điều tra, phỏng vấn, lắng nghe tích cực, thuyết trình giảng giải. II. Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm T: Chia nhóm và giao nhiệm vụ ( học sinh cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhómẩthỏ luận trình bày hiểu biết của mình về các tệ nạn xã hội mà các em biết) - Các nhóm làm việc - Các nhóm trình bày kết quả công việc, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến T: Nhận xét và kết luận: Các tệ nạn xã hội như: tệ nạn hút Ma túy, chơi cờ bạc ăn tiền, chơi đề, ăn uống rượu bê tha, mê tín dị đoan... 3. Hoạt động 2: cho học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu tác hại của các tệ nạn trên - GV kết luận: khi tham gia các tệ nạn trên sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình, sẽ gây tác hại cho xã hội, gây mất nhân cách của con người, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 4. Hoạt động 3: cho học sinh trưng bày các hình ảnh sưu tầm được về các tệ nạn xã hội. Kết luận chung : Phòng tránh các tệ nạn xã hội là không tham gia, tiếp tay cho các trò chơi bạo lực, games, cờ bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan... Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2012 Chính tả : ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu - Nghe và viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng các bài tập 2 a/b điền các âm, vần dễ lẫn tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Tiếng Việt III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc : xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn. - 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe - viết. a. Chuẩn bị *Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài - Những từ ngữ nào trong bài cho thấy Trần Quốc Khái rất ham học - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa, vì sao ? b. GV đọc cho học sinh viết bài c. Chấm và chữa bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2a - Học sinh đọc yêu cầu của bài, T hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý sau: +Đọc thầm đoạn văn để tìm những tiếng cần điền. + Suy nghĩ để tìm phụ âm thích hợp để điền vào chỗ chấm + Suy nghĩ viết ra giấy nháp lời giải câu đố của mình - Gọi học sinh lên bảng chữa bài, dưới lớp làm bài cá nhân - Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng : - Học sinh đọc lại đoạn văn dã điền hoàn chỉnh Những từ điền phụ âm tr/ ch là: Chăm chỉ, trở thành, trong, triều đình, trước thử thách, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại, cho nhân dân Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc,trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử lí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng. ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học + Ưu điểm + Nhược điểm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Toán : Phép trừ các số trong phạm vi 10000 A- Mục tiêu - HS biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). - Biết giải toán có lời văn (Có phép trừ các số trong phạm vi 10000). - Rèn KN tính và giải toán cho HS - GD HS chăm học. B- Đồ dùng GV : Thước HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu II. Hoạt động dạy học 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HD thực hiện phép trừ 8653 - 3917. - HD đặt tính và tính: Viết SBT ở hàng trên, số trừ ở hàng dưới sao cho các hàng thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái. ( như SGK). - Nêu quy tắc thực hiện tính trừ? b) HĐ 2: Thực hành. * Bài 1; 2: - Đọc đề? Gọi 4 HS làm trên bảng - Nhận xét, chữa bài. * Bài 3:- Đọc đề? - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Muốn tìm số vải còn lại ta làm ntn? - Gọi 1 HS chữa bài. - Lớp làm vở Bài giải Cửa hàng còn lại số vải là: 4283 - 1635 = 2648( m) Đáp số: 2648 mét. - Chấm bài, nhận xét. * Bài 4:- Đọc đề? - Nêu cách XĐ trung điểm của đoạn thẳng? - Vẽ đoạn thẳng dài 8cm. Chia đôi độ dài , tìm trung điểm. - Gọi 1 HS thực hành trên bảng. - Chữa bài, nhận xét. 3/ Củng cố: - Nêu cách thực hiện phép trừ số có 4 chữ số? - Dặn dò: Ôn lại bài. Tự nhiên & Xã hội : Thân cây I. Mục tiêu Sau bài học , học sinh biết: - Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân mọc đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo( thân gỗ , thân thảo). - Phân loại 1 số cây theo cách mọc tự nhiên. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây - Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm Bước 1: Chia nhóm đôi - Hai học sinh ngồi cạnh nhau quan sát hình trang 78, 79 SGK và trả lời câu hỏi + Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình + Trong các cây đó, cây nào là thân gỗ, cây nào là thân thảo Bước2:Làm việc cả lớp - Gọi một số học sinh lên tình bày kết quả thảo luận của nhóm mình ( Mỗi học sinh chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo của một cây. ) ? Cây su hào có gì đặc biệt. - GV kết luận:Các loại cây thường có thân mọc đứng, thân leo, thân bò. - Có loại cây thân gỗ, cũng có loại cây thân thảo. - Cây su hào có thân phình to thành củ. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi: - Giáo viên phổ biến luật chơi: T đưa ra nội dung ô chữ để học sinh cả lớp thảo luận tìm thân cây: Tên một loại cây thường dùng để nấu canh cua, thân mềm, ngọn ngắn và lá để ăn, khi ăn thấy hơi trơn, nhớt. ( có 7 chữ cái ) + Sau 1 phút thảo luận, hai đội lần lượt thay phiên nhau lên viết tên cây vào ô chữ. - Giáo viên tổng kết: + Đội nào giải đúng ô chữ và giải nhanh là đội thắng cuộc. + Yêu cầu một đội chơi nhắc lại: Cây mồng tơi mọc theo cách nào, là loại thân gì . - T nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc Củng cố: - Kể tên một số cây mọc đứng,thân leo,thân bò, thân gỗ, thân thảo? - Nêu ích lợi của cây cối? - VN: học bài. Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2012 Toán : Luyện tập I. Mục tiêu - HS biế ... tế. II. Đồ dùng dạy học Tờ lịch năm 2005 như trong SGK III Hoạt dộng dạy học 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HĐ 1: GT các tháng trong năm và số ngày trong các tháng. - treo tờ lịch năm 2005. - Một năm có bao nhiêu tháng? Đó là những tháng nào? - Tháng Một có bao nhiêu ngày? - Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày? - Những tháng nào có 31 ngày? - Những tháng nào có 30 ngày? - Tháng 2 có bao nhiêu ngày? + Năm thường thì tháng Hai có 28 ngày, còn năm nhuận thì tháng Hai có 29 ngày. b) HĐ 2: Thực hành. * Bài 1: - Cho HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi của BT 1. Gọi 2- 3 cập trả lới trước lớp. - Tháng này là tháng mấy? Tháng sau là tháng mấy? - Tháng 1 có bao nhiêu ngày? - Tháng 3 có bao nhiêu ngày? - Tháng 6 có bao nhiêu ngày? - Tháng 7 có bao nhiêu ngày? - Tháng 10 có bao nhiêu ngày? - Tháng 11 có bao nhiêu ngày? * Bài 2: - Treo tờ lịch tháng 8 năm 2005 - Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy? - Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy? - Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật? - Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Củng cố: - HD HS sử dụng nắm của bàn tay để tính số ngày trong tháng. - Dặn dò: Thực hành xem lịch ở nhà Tập viết : ôn chữ hoa o, ô, ơ I. Mục tiêu - viết đúng và tương đối nhanh chữ viết hoa Ô(1 dòng),L,Q(1 dòng) .Viết đúng tên riêng Lãn Ông 91 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ và câu ca dao ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng rào tơ lụa làm say lòng người. Bằng chữ cỡ nhỏ(1 lần). II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa H: Tìm các chữ hoa có trong bài T: Viết mẫu và nhắc lại cách viết H: Luyện viết trên bảng con chữ o, ô, ơ, q, t * Luyện viết từ ứng dụng H: Đọc từ ứng H: Tập viết trên bảng con * Luyện viết câu ứng dụng H: Đọc câu ứng dụng T: Giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước phải biết gắn bó, yêu thương, đoàn kết với nhau. c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở T: Nêu yêu cầu H: Viết vào vở T: Bao quát chung d. Chấm và chữa bài - T chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học +Ưu điểm + Nhược điểm Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà Tự nhiên & Xã hội : Thân cây (tiếp theo ) I. Mục tiêu :Sau bài học, học sinh biết: Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây - Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người II. Đồ dùng dạy học; Tranh minh hoạ trong SGK III. Hoạt động dạy học 1-Tổ chức. 2-Kiểm tra: - Kể tên một số cây mọc đứng,thân leo,thân bò, thân gỗ, thân thảo? - Nêu ích lợi của cây cối? 3-Bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp GV yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi: + Việc làm nào chứng tỏ thân cây có nhựa + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ? - GV giải thích: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo vì không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. điều đó chứng tỏ nhựa cây chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. - GV yêu cầu học sinh nêu các chức năng khác của thân cây Hoạt động 2: làm việc theo nhóm *Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của một số thân cây đối với đời sống con người và động vật. Bước 1:Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trong SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về lợi ích của thân cây đối với đời sống con người và động vật theo các câu hỏi sau: - Kể tên một số cây thường dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật - Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, tủ, giường,... Bước 2:Làm việc cả lớp Thay đổi cách trình bày báo cáo kết quả thảo luận của nhóm bằng cách cho học sinh chơi đố nhau. Cách chơi như sau: - Đại diện của một nhóm nêu tên một cây, chỉ định một bạn của nhóm khác nói than cây đó được dùng vào việc gì. - HS trả lời được đặt câu hỏikhác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn nhóm khác trả lời - T kết luận:Thân cây được dùng làm thức ăn cho người, động vật hoặc dùng làm nhà , đóng đồ dùng... 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học :+Ưu điểm +Nhược điểm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thủ công : đan nong mốt (2 tiết) I. Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong mốt .Kẻ cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt; dồn được nan nhưng có thể chưa khít; dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật -Yêu thích sản phẩm đan nan. * Kẻ cắt được các nan đều nhau. - Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà. Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản. II. Chuẩn bị - Tranh quy trình - Vật mẫu III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét -T: giới thiệu tấm đan nong mốt , hướng dẫn học sinh quan sát. -GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, làm rổ ,rá... - Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng nguyên liệu khác nhau như mây, tre nứa, lá dừa, ... T: Trong thực tế người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa.. để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình. Trong bài học hôm nay , đẻ làm quen với việc đan nan, các em sẽ học cách đan nong mốt bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan - Cắt nan dọc: Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô vuông. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, đến hết ô thứ 8 - Cắt nan ngang:Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng một ô vuông Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa - Đan nan thứ nhất - Đan nan thứ hai - Đan nan thứ ba - Đan nan thứ tư Cứ đan như vậy cho đến hết nan thứ bẩy Chú ý: Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan nan tiếp theo Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan - Bôi hồ vào mặt sau bốn tấm nan còn lại - Dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột * Cho một vài HS nhắc lại cách làm và có thể thực hành . Tiết 2 * Hoạt động 3: Học sinh thực hành đan nong mốt T: yêu cầu một số học sinh nêu lại quy trình +Kẻ, cắt các nan. + Đan nong mốt bằng giấy, bìa. + Dán nẹp xung quanh tấm đan - Sau khi học sinh đã nhớ quy trình, T cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh kém. - HS trình bày sản phẩm. - GV đánh giá sản phẩm của H theo 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành IV. Củng cố, dặn dò - Nhận xét việc làm bài của học sinh - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Kiểm tra Thể dục : ôn nhảy dây - trò chơi Lò cò tiếp sức I. Mục tiêu - Ôn tập nhảy dây - Chơi trò chơi Lò cò tiếp sức II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học - Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập theo nhịp hô của giáo viên - Tập bài thể dục phát chiển chung một lần - Cho học sinh khởi động bằng trò chơi Đứng ngồi theo lệnh 2. Phần cơ bản a. Ôn nhảy dây - Tập 2 lần liên tục T chọn các vị trí khác nhau để tập hợp + Trong khi học sinh luyện tập, T quan sát và nhắc nhở học sinh - Chia tổ luyện tập thêo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng điều khiển các bạn tập - GV đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh bChơi trò chơi lò cò tiếp sức - Trước khi chơi,T cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông, thực hiện động tác cúi gập thân. - T: Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi: + Khi chơi,T yêu cầu các em nhảy lò cò bằng một chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ vào tay bạn tiếp theo. Em này nhanh chóng nhảy lò cò như bạn đã thực hiện trươcávà cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. - Trong khi học sinh chơi, GV quan sát và nhắc nhở các em 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học: + Giờ học hôm nay gồm những nội dung nào ? + Hãy nhắc lại cách chơi trò chơi nhảy lò cò ? + Nêu lại các động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân vừa được ôn tập - Hướng dẫn học sinh về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau + Ôn lại cách nhảy dây kiểu chụm hai chân + Chuẩn bị bài sau Sinh hoạt lớp :tuần 21 I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 21 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh - Truy bài tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng - Chịu khó giơ tay phát biểu :Thành - Có nhiều tiến bộ về đọc: Mạnh Đức - Tiến bộ hơn về mọi mặt : Tâm 2. Nhược điểm : - Một số em đi học muộn - Chưa chú ý nghe giảng : Trang - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Đức,Đông,Thắng. - Cần rèn thêm về đọc : Vinh - Trống vào lớp nhưng không vào lớp ngay 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Chấm dứt tình trạng đi học muộn - Trống vào lớp phải lên lớp ngay - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết 6. Triển khai công tác tuần 22 - Nghỉ tết Nguyên đán. Nhắc nhở HS về nghỉ tết vui vẻ, an toàn. - Chuẩn bị bài ở nhà và các điều kiện đi học sau tết . - Duy trì, củng cố các nề nếp chuyên cần, truy bài đầu giờ, . - Đội tuyển thi VCĐ tích cực rèn chữ, chuẩn bị cho thi VCĐ cấp huyện. - Tăng cường cho các tổ theo dõi chéo nhau. Kiểm tra
Tài liệu đính kèm: