Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Tập đọc - Kể chuyện.

NHÀ ẢO THUẬT.

I/ Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi 2 chi em Xô phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B/ Kể chuyện:

- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

*KNS: - Tự nhận thức bản thân.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện.

III/ Hoạt động dạy và học:

A/ Bài cũ: 5.

 - 2 HS đọc bài “Cái cầu”

 - Hỏi: Bạn nhỏ yêu nhất cái cầu vì sao?

 - Gv nhận xét cho điểm.

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Buổi sáng: Tuần 23.
Thứ 2 ngày 13 tháng 2 năm 2012.
Tập đọc - Kể chuyện.
Nhà ảo thuật.
I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi 2 chi em Xô phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B/ Kể chuyện:
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*KNS: - Tự nhận thức bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
 - 2 HS đọc bài “Cái cầu”
 - Hỏi: Bạn nhỏ yêu nhất cái cầu vì sao?
 - Gv nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 30’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc: 
a- GV đọc toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó. - Đọc đúng: Biểu diễn, lỉnh khỉnh, rạp xiếc
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa một số từ ngữ ở SGK. - Hiểu từ: Nhà ảo thuật, tình cờ, thán phục
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc ,GVcùng cả lớp nhận xét.
 Tiết 2:
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : 15’
- Vì sao chị em Xô phi không đi xem ảo thuật?
- Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Vì sao 2 chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?.
- Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô phi và Mác?.
- Theo em, chi em Xô phi đã được xem ảo thuật chưa?
4/ Luyện đọc lại:
 - 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của truyện.
Kể chuyện.18’
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ.
2/ Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của truyện theo tranh:
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV nhắc lại HS: Khi nhập vai mình là Xô phi (hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó. Lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối. Từ xưng hô : Tôi hoặc em .
- 1 HS khá giỏi nhập vai kể mẫu 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
C/Củng cố, dặn dò:2’ 
- Các em học được ở Xô phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Truyện khen ngợi 2 chi em. Truyện còn ca ngợi ai?
- Nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------------
 Toán.
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tiếp).
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ 2 lần không liền nhau).
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’. Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện:
 1203 x 3 1071 x 5
- Gv nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn thực hiện phép nhân : 1427 x 3 = ?
- Quy trình thực hiện tính nhân dọc. Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
- HS đặt tính rồi tính, GV gọi 1 HS nêu miệng.
- GV nhắc lại: 
 + Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.
 + Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.
 + Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.
 + Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ.
3/ Thực hành: BT 1, 2, 3, 4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng BT.
- GV theo dõi , hướng dẫn thêm. HS làm bài.
* Chữa bài: 
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
 Luyện tập cách nhân. Mỗi phép nhân đều có 1-2 lần nhớ.
- GV ghi bảng ,gọi HS lên bảng làm.
 2318 1092 1317 1409
 x 2 x 3 x 4 x 5
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
 a) 1107 x 6 b) 1106 x7
 2319 x 4 1218 x 5
- Cho HS làm vào vở nháp đổi chéo vở để kiểm tra.
c- Bài 3: Rèn luyện kỹ năng giải toán đơn về phép nhân.
- Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS giải vào vở.
 Giải:
 Ba xe như thế chở được số ki- lô- gam gạo là:
 1425 x 3 = 4275(kg)
 Đáp số: 4275 kg.
d- Bài 4: - 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
 - 1 HS lên bảng giải.
 - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------------
 Tự nhiên xã hội.
Lá cây.
I/ Mục tiêu: 
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây .
- Biết được sự đa dạng về hình dạng ,độ lớn và màu sắc của lá.
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốtngày đêm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK: Sưu tầm 1 số loại lá cây.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: 15’. Thảo luận nhóm.
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK) kết hợp quan sát những lá cây mang đến lớp.
 + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
 + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phân loại 1 số lá cây.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
 Lá cây thường có màu xanh lục, 1 số lá cây có màu đỏ hoặc vàng, lá cây thường có hình dạng và độ lớn khác nhau.
* Hoạt động 2: 15’.Làm việc với vật thật:
- Gv phát chio mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao và băng dính. Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp lá cây và đính vào giấy theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá cây của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2012.
Sáng: Anh , Mĩ thuật , Thể dục , Tin học
 Gv đặc thù dạy 
--------------------------------------------------
Chiều: Tập đọc :
Chương trình xiếc đặc sắc
I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghĩ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỷ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.
 - Hiểu nội dung tờ quảng cáo ; bước đầu biết một số đặc điểmvề nội dung, hình thức trình bày và mục đích của tờ quãng cáo.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS : - Tư duy sáng sáng tạo: nhận xét , bình luận.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ tờ quảng cáo.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 4 HS kể lại 4 đoạn của câu chuyện : Nhà ảo thuật.
- Theo em ,chị em Xô -Phi đã được xem ảo thuật chưa?
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
a- GV đọc toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ :
 - HS đọc nối tiếp câu . - Đọc đúng : xiếc, dí dỏm, khéo léo, nhào lộn
 - GV viết lên bảng những con số cho HS luyện đọc : 1 - 6, 50%
 - Đọc từng đoạn trước lớp ( 4 đoạn )
 - HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
 - Em thích những nội dung nào trong tờ quảng cáo ?
 - Cách trình bày tờ quảng cáo có gì đặc biệt ?
 ( về lời văn, về trang trí ..... )
 - Em thường thấy quảng cáo ở những đâu ?
4/ Luyện đọc lại :
 - 1 HS đọc lại cả bài.
 - GV chọn 1 đoạn trong tờ quảng cáo, hướng dẫn HS luyện đọc.
 - 4- 5 HS thi đọc đoạn quảng cáo.
 - 2 HS thi đọc lại cả bài văn.
Vi/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
Chính tả ( nghe viết )
Nghe nhạc
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả :
 - Nghe - viết đúng bài Chính tả: Trình bày đúng khổ thơ,dòng thơ 4 chữ.
 - Làm đúng bài tập(2) a/b. Bài tập 3 dành cho HS khá,giỏi. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 3 tờ phiếu khổ to
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
 - 2 HS lên bảng lớp viết :
 rầu rĩ, giục giã dồn dập, dễ dàng
 - HS cả lớp viết vào nháp.
 - GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần bài chính tả ; 2- 3 HS đọc lại.
 + Bài thơ kể chuyện gì ?
 + Các chữ nào trong bài cần viết hoa ?
 - HS viết chữ khó vào nháp :
 mải miết, bỗng, giẫm, vút, réo rắt.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : HS làm bài 2a/b.
 - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
* Chữa bài tập :
a- Bài 2a : Mời 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó đọc kết quả.
 - Lời giải : náo động, hỗn láo ; béo núc ních, lúc đó.
 b- Bài 3: Dành cho HS khá,giỏi.
 - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, 3 nhóm thi làm bài tiếp sức
 - HS nhận xét kết quả- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
 Toán :
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ 2 lần không liền nhau).
 - Biết tìm số bị chia , 
 - Các bài tập cần làm: Bài 1,,3,4(cột a).
 - Dành cho HS khá, giỏi: Bài 4(cột b).
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính :
 1425 x 2 1508 x 4
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : BT 1, , 3, 4 (cột b). 
 - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm.
 - HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi và chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Yêu HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 a) 1324 x 2 b) 2308 x 3
 1719 x 4 1206 x 5
 - 2 HS lên bảng chữa bài ( mỗi em thực hiện 2 phép tính )
c- Bài 3: Củng cố cách tìm số bị chia
 Cho HS nhắc lại cách tìm ( Lấy thương nhân với số chia )
x : 3 = 1527 x : 4 = 11823
 x = 1527 x 3
 x = 1823 x 4
 x = 4581
 x = 7292
d- Bài 4 : Dành cho HS khá,giỏi (cột b).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp nào vào mỗi chấm?.
- Cho HS trả lời bằng miệng.
- GV cùng cả lớp nhận xét kết quả đúng.
- Củng cố về hình vuông ( chuẩn bị cho học về diện tích )
III/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2012.
Sáng Giáo án soạn tay
 ----------------------------------------------
Chiều: Luyện toán
 Luyện nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số.
I/ Mục tiêu: 
 - Cho HS ôn lại nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ 2 lần không liền nhau).
 - Biết tìm số bị chia , giải bài toán có 2 phép tính.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : BT 1,2 , 3, 4 . 
 - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm.
 - HS làm bài tập vào vở BT thực hành, GV theo dõi và chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Yêu HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 3628 x 2 1417 x 5
 2329 x 3 2509 x 5
 - 2 HS lên bảng chữa bài ( mỗi em thực hiện 2 phép tính )
b- Bài 2: Củng cố cách tìm số bị chia
 Cho HS nhắc lại cách tìm ( Lấy thương nhân với số chia )
a) x : 2 = 2638 b) x : 5 = 116
 x = 2638 ... i biểu diễn văn nghệ nào ?
 - Buổi biểu diễn đó do ai tổ chức ? Tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
 - Em đi xem một mình hay cùng đi xem với ai ?
 - Quang cảnh nơi biểu diễn ? .......
 - Em thích nhất tiết mục nào ? Vì sao ?
 + Mời 1 HS làm mẫu ( trả lời nhanh theo gợi ý ) Ví dụ : Kể về 1 buổi biểu diễn xiếc.
 + Một vài HS thi kể. GV nhận xét nhanh lời kể từng em để cả lớp rút kinh nghiệm .
b- Bài tập 2 : Một HS đọc yêu cầu bài
 - GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu, thể hiện được sự thích thú khi xem biểu diễn.
 - HS viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
 - Một số HS đọc bài- GV chấm điểm 1 số bài viết.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - GV nhận xét bài viết của HS.
 ---------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội :
Khả năng kì diệu của lá cây
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
 - Nêu chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốtngày đêm.
*- KNS: - Khả năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây,đời sống động vật và con người. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK trang 88, 89.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: 15’. Làm việc với SGK
 - Bước 1 : Làm việc theo cặp
 + Trong quá trình quang hợp lá cây hấp thu khí gì và thải ra khí gì ?
 + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
 + Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thu khí gì và thải ra khí gì ?
 + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp :
 HS thi đặt câu hỏi và đố nhau về các chức năng của lá cây.
* Kết luận : Lá cây có 3 chức năng : Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
* Hoạt động 2: 18’. Thảo luận nhóm :
 - Bước 1 :
 + Các nhóm dựa vào thực tế và quan sát tranh ảnh để nói về ích lợi của lá cây.
 + Kể tên những lá cây thường có ở địa phương.
 - Bước 2 : Thi đua giữa các nhóm. Trong cùng 1 thời gian viết tên các lá cây được dùng vào các việc :
 + Để ăn.
 + Để làm thuốc chữa bệnh.
 + Để gói bánh, để làm nón, để lợp nhà....
 - Nhóm nào kể được nhiều, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
* Kết luận : Lá cây có rất nhiều ích lợi như :để ăn, làm thuốc chữa bệnh, ....
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
 Toán :
Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
( tiếp )
I/ Mục tiêu: 
 - Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS lên bảng thực hiện :
 9364 : 3 2249 : 4
 - HS nhận xét bài làm của bạn.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS thực hiện phép chia : 4218 : 6
 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. ở mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm ( chia, nhân, trừ ), chỉ ghi chữ số ở thương và số dư.
 - Gọi 1 HS nêu miệng cách thực hiện:
 + Lần 1 : 42 chia 6 được 7, viết 7 ( 7 nhân 6 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0 )
 + Lần 2 : Hạ 1, 1 chia cho 6 được 0, viết 0 ở thương ( bên phải 7 ) , 0 nhân 7 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1, viết 1.
 + Lần 3 : Hạ 8 được 18, 18 chia cho 6 được 3, viết 3 ( 3 nhân 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0 ) viết 0.
 + Vậy 4218 : 6 = 703
3/ Hướng dẫn thực hiện phép chia : 2407 : 4.
 - HS tự thực hiện phép chia vào vở nháp, sau đó gọi HS trình bày miệng, GV ghi bảng.
4/ Thực hành : BT 1, 2, 3.
 - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV hướng dẫn và giải thích thêm.
 - HS làm bài vào vở.
* Chữa bài :
 a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
 a) 3234 : 4 b) 2819 : 7
 1516 : 3 1865 : 6
- Củng cố kĩ năng tính chia ( 3 HS lên bảng chữa bài )
 b- Bài 2 : Củng cố kĩ năng giải bài toán 2 phép tính
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS giải vào vở. 
 Giải: 
 Quãng đường đã sửa được là:
 1215 : 3 = 405 (mét)
 Quãng đường còn phải sửa tiếp là:
 1215 – 405 = 810(mét).
 Đáp số: 810 mét.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu. Đ ,S?
- Cho HS chữa miệng.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
Đạo đức :
Tôn trọng đám tang ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu: HS hiểu :
 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương ,mất mát người thân của người khác. 
*- KNS:- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập, các tấm thẻ màu.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: BT1 . 10’ Kể chuyện : Đám tang
a- GV kể chuyện : Kết hợp sử dụng tranh minh hoạ
b- Đàm thoại :
 - Mẹ bạn Hoàng và một số người đã làm gì khi gặp đám tang ?
 - Vì sao mẹ Hoàng dừng xe lại để nhường đường ?
 - Hoàng đã hiểu ra điều gì khi nghe mẹ giải thích ?
 - Qua câu chuyện trên, em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
 - Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
* Kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm điều gì xúc phạm đến tang lễ.
* Hoạt động 2: 10’. BT2. Đánh giá hành vi :
 - Gv phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu bài tập : Em hãy ghi vào ô trống những việc làm sai khi gặp đám tang.
 - HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lí do ?
*Hoạt động 3: 10’. Tự liên hệ
 - GV nêu yêu cầu- HS tự lên hệ trong nhóm nhỏ.
 - Mời 1 số HS trao đổi với các bạn trong lớp.
 - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
* Hướng dẫn thực hành : 5’
 - Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
 - GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------
 Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp.
I/ Nhận xét các hoạt động trong tuần qua :
- Mọi hoạt động đều tiến hành nghiêm túc.
- Thực hiện chương trình đúng thời gian qui định
- HS đi học đầy đủ, không vắng học.
* Tồn tại : 
II/ Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường đề ra.
- Đi học đúng giờ .
- Mặc đồng phục đúng quy định.
- Trực nhật nghiêm túc.
- Vệ sinh sạch sẽ.
 -----------------------------------------------------------------------------
 Chiều: Luyện toán :
ÔN: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
I/ Mục tiêu: 
 - Cho HS ôn lại chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết , thương có bốn chữ số hoặc ba chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính, giải toán.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : Bài tập số 1, 2, 3.
 - HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV giải thích thêm.
 - HS làm bài tập vào vở.
* Chữa bài :
 - Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
 4936 2 8275 3 3506 4
- Rèn luyện kĩ năng chia. Gọi 3 HS lên bảng thực hiện.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 - Bài 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS giải vào vở. 
 - 1 HS lên bảng giải (rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép tính chia )
- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm x.
 a) X x 4 = 2416 b) 5 x X = 2045
 - Củng cố cách tìm thừa số chưa biết
 ( HS nhắc lại : Lấy tích chia cho thừa số đã biết )
Bài4: Đố vui ( dành cho học sinh khá giỏi )
Cho học sinh chơi trò chơi.
GV chấm thi đua.
5/ Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học. 
 --------------------------------------------------
 Luyện tiếng việt
 Luyện viết về 1 buổi biểu diễn VN mà em đã được xem.
Đề bài: Luyện viết một đoạn văn 5 – 7 câu về 1 buổi biểu diễn VN mà em đã được xem.
HS đọc yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý
 - Em định kể lại buổi biểu diễn văn nghệ nào ?
 - Buổi biểu diễn đó do ai tổ chức ? Tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
 - Em cùng đi xem với ai ?
 - Quang cảnh nơi biểu diễn ? .......
 - Em thích nhất tiết mục nào ? Vì sao ?
* Gv gợi ý cách làm bài cho học sinh,.
* Hs làm vào vở ô li 
* Gv theo dõi sửa sai . Chấm bài.
 * Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học. 
 ---------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 Bài 5: Rửa mặt.
I/ Mục tiêu:
- Nêu được khi nào cần phải rửa mặt.
- Kể ra những thứ có thể rửa mặt.
- Biết rửa mặt đúng cách.
- Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh VSCN số 7(1 tranh).
- Chậu ,gáo, xà bông, khăn mặt(mỗi HS một khăn riêng).
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: 17’. Rửa mặt hợp vệ sinh.
Mục tiêu:
 - Nêu được khi nào cần phải rửa mặt.
- Xác định điều kiện cần có để rửa mặthợp vệ sinh.
Đồ dùng:
- Tranh VSCN số 7(1 tranh).
Cách tiến hành.
-Bước 1:
- Cả lớp hát bài hát: “Meo meo rửa mặt như mèo”.
- Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì? ( không bôi bẩn vào mặt, rửa mặt...)
-Bước 2:
- GV treo tranh vẽ rửa mặt và nêu câu hỏi.
- Chúng ta cần rửa mặt khi nào?
- Để rửa mặt hợp vệ sinh,cần phải có những gì?
Kết luận:
- Rửa mặt ít nhất 3 lần 1 ngày vào các buổi sáng, trưa ,tối.
- Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch.
- Rửa mặt xong ,giặt sạch khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên.
Hoạt động 2: 18’. Thực hành rửa mặt.
Mục tiêu:
- HS biết cách rửa mặt và thực hiện việc rửa mặt sạch sẽ hàng ngày.
Đồ dùng.
-Chậu ,gáo, xà phòng, khăn mặt(mỗi HS một khăn riêng).
Cách tiến hành.
Bước 1:
- GV làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát.
1- Rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
2- Làm cho khăn mặt ướt dưới vòi nước chảy hoặc cho vào chậu.(mỗi người có một khăn riêng)
3- Vò khăn ,vắt nhẹ cho bớt nước,dùng khăn rửa mặt.
4- Trải khăn lên lòng bàn tay,lau 2 mắt trước (lau từ hốc mắt ra)sau đó lau 2 má,trán,cằm,mũi,quanh miệng.
5- Vò khăn lần 2 ,vắt bớt nước lau cổ ,gáy,lật mặt khăn ngoáy 2 lỗ tai,vành tai,cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi(các bộ phận này tiết nhiều chất bẩn nên phải lau sau)
6- Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
7- Phơi khăn ra chỗ thoáng.
-Bước 2:
- Học sinh thực hành rửa mặt theo nhóm.
-Bước 3:
- GV mời một vài em lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem.GV uốn nán từng động tác.
- GV cùng cả lớp nhận xét .
Kết luận:
- Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột,đau mắt đỏ,mụn nhọt...làm cho da dẻ sạch sẽ,xinh tươi.
 --------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_23_buoi_sang_pham_thi_tra_giang.doc