Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thu Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thu Hà

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )

- Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?

- Nhận xét .

2. Bµi míi :

 Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.

- Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: “Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi”.

Nếu em là Minh, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao?

- Giáo viên yêu cầu 1 – 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác ( nếu không đủ thời gian để biểu diễn ) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình

- Cho học sinh thảo luận lớp:

+ Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?

+ Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?

 

doc 29 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 26
Thø hai ngµy 14 th¸ng 3 n¨m 2011
Đạo đức: 
 T«n träng th­ tõ, tµi s¶n cđa ng­êi kh¸c ( TiÕt 1)
I/ Mục tiêu :
Giúp HS hiểu : 
	- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
	- Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
	- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 
*Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thơng tin, phân tích đối chiếutư duy sáng tạo và kĩ năng giao tiếp .
II/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai ( hoạt động 1, tiết 1 )
Học sinh : Vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Nhận xét .
Bµi míi :
Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai 
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.
Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: “Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi”. 
Nếu em là Minh, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao?
Giáo viên yêu cầu 1 – 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác ( nếu không đủ thời gian để biểu diễn ) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình
Cho học sinh thảo luận lớp:
+ Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
Giáo viên kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau:
Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp. 
Thư từ, tài sản của người khác là . mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm . vi phạm 
Mọi người cần tôn trọng  riêng của trẻ em.
Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “Nên làm” hoặc “Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:
+ Tự ý sử dụng khi chưa được phép.
+ Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.
+ Hỏi mượn khi cần.
+ Xem trộm nhật ký của người khác.
+ Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà.
+ Sử dụng trước, hỏi mượn sau.
+ Tự ý bóc thư của người khác. 
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy, bút dạ và phổ biến luật chơi: trong một thời gian, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm. Giáo viên nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc
Giáo viên kết luận: 
+ Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
+ Tôn trọng tài sản của người khác là Hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?
Việc đó xảy ra như thế nào ?
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
Toán: LuyƯn tËp
I/ Mục tiêu : 
	Giĩp HS:
	- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
	- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II/ Chuẩn bị :
GV: đồ dùng dạy học : Trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Bài cũ : Tiền Việt Nam 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS . Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví.
+ Muốn biết chiếc ví nào có ít tiền nhất, ta làm như thế nào ?
Cho học sinh tìm xem mỗi ví có bao nhiêu tiền 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm :
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a:
+ Bạn Lan có bao nhiêu tiền ?
+ Lan có vừa đủ tiền để mua được cái gì ?
	-Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
 + Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
_________________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện: Sù tÝch lƠ héi chư ®ång tư
I/ Mục tiêu : 
*Tập đọc :
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lễ hội, Chư Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,...
	-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
* Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
	-Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh,  
	- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Chư Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chư Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
	- GDHS lòng kính yêu, biết ơn những người có công với đất nước như vợ chồng Chử Đồng Tử.
 *Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thơng tin, phân tích đối chiếutư duy sáng tạo và kĩ năng giao tiếp .
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Bài cũ : Ngày hội rừng xanh 
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Chư Đồng Tử” để hiểu thêm về một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân. (Ghi bảng.)
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn:
Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chư Đồng Tử.
Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chư Đồng Tử khi thấy thuyền của công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chư Đồng Tử trong khóm lau thưa.
Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
	- GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài . Nh¾c HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
GV kÕt hỵp theo dâi, nhËn xÐt vµ chØnh sưa cho nh÷ng HS ®äc sai hoỈc HD HS ®äc ®ĩng c¸c tõ, tiÕng nhiỊu HS ®äc sai.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: Bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi 4 HS, mçi HS ®äc 1 ®o¹n .
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh
Cho HS ®äc theo nhãm ®«i.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chư Đồng Tử rất nghèo khổ?( Mẹ mất s ... thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe. 
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
(VD: Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim / Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật, ngắm cảnh / Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền,
Em cảm thấy rất vui / Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi / Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm vì hội vui quá.)
Bài 2:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
	3.Nhận xét – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2. 
_________________________________________________
Tự nhiên và xã hội : C¸
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp HS biết :
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Kĩ năng: Nêu ích lợi của cá.
Thái độ: HS có thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài cá.
II/ §å dïng DH :
	Các hình trong SGK trang 100,101, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	1.Bài cũ : 
Nêu ích lợi của tôm và cua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 100,101 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Chỉ và nói tên các con cá có trong hình.
Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo vệ?
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
Cá sống ở đâu?
Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận
Cả lớp rút ra được đặc điểm chung của cá.
Giáo viên giảng thêm; màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng; có loài cá có màu sặc sỡ, nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sáng màu trắng.
Có con mình tròn như cá vàng; có con dài như cá chuối, lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé, lại có con cá rất to như cá mập, cá voi, cá heo
Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, ca ngừ, cá chuối; có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, các loài cá biển thường có da trơn, không vẩy; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và có nhiều răng như cá mập.
Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
Nêu ích lợi của cá?
Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét, tuyên dương
Kết luận: 
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi, trông và đánh bắt cá . Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Giáo viên hỏi :
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá?
 - Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lý.
	3.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh sưu tầm thêm tranh, ảnh về các loài cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá. Chuẩn bị sau.
____________________________________
Thủ công : Lµm lä hoa g¾n t­êng ( TiÕt 2)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Kéo, giÊy thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
 a) Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Nhận xét, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
________________________________________________
Toán: KiĨm tra ®Þnh k× gi÷a k× II
I/ Mục tiêu : 
	KiĨm tra c¸c kiÕn thøc, kÜ n¨ng sau:
Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số ; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
Nhận ra số góc vuông trong một hình. Giải bài toán có hai phép tính.
II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút :
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền sau của 4279 là:
4278 
4269 
4280 
4289 
Trong các số 5864 ; 8654 ; 8564 ; 6845 ; số lớn nhất là: 
5864 
8654 
8564 
6845 
Trong cùng một năm, ngày 23 tháng 3 là thứ ba, ngày 2 tháng 4 là:
Thứ tư 
Thứ năm 
Thứ sáu 
Thứ bảy
Số góc vuông trong hình bên là:
2
3
4
5 
9m 5cm =  cm. số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
14
95 
950
905
Phần 2: Làm các bài tập sau:
Đặt tính rồi tính: 
 6947 + 3528 2817 x 3
 8291 - 635 9640 : 5 
Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ?
III/ Hướng dẫn đánh giá :
Phần 1: ( 3 điểm ). Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được điểm. Các câu trả lời đúng là: Bài 1: C ; bài 2: B ; bài 3: C ; bài 4: B ; bài 5: C
Phần 2: ( 7 điểm )
( 4 điểm ). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
( 3 điểm ).
Viết đúng câu lời giải và phép tính để tìm số lít nước 5 thùng được điểm.
Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số lít nước còn lại được 1 điểm
Viết đáp số đúng được điểm.
___________________________________________________
Sinh ho¹t líp
I. GV nhËn xÐt tỉng hỵp chung c¸c mỈt ho¹t ®éng cđa líp, cđa c¸ nh©n , cđa tỉ.
* ­u ®iĨm : 
	- Duy tr× vµ thùc hiƯn c¸c nỊ nÕp :§i häc ®ĩng giê, xÕp hµng ra vµo líp, truy bµi ®Çu giê, ®ång phơc,...
..	
* Nh­ỵc ®iĨm : 
..	
*Tån t¹i :
* Xư lý vi ph¹m: C¸ nh©n vi ph¹m ph¶i trùc nhËt trong tuÇn. 
II. Ph­¬ng h­íng tuÇn 27 :
	- Ph¸t huy ­u ®iĨm, kh¾c phơc tån t¹i nh­ỵc ®iĨm.
	- ¤n tËp vµ kiĨm tra ®Þnh k× 8 tuÇn k× II ®¹t kÕt qu¶ tèt.
	- Ph©n c«ng HS kh¸ giái giĩp ®ì HS yÕu .
	__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_26_nguyen_thu_ha.doc