Luyện tiếng việt:
Tập đọc - Kể chuyện: ÔN:CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
- Cho HS ôn lại bài Tập đọc - Kể chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : sửa soạn, ngúng nguẩy, tập tễnh.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.
B/ Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
Buổi chiều : tuần 28 Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2011. Luyện tiếng việt: Tập đọc - Kể chuyện: Ôn:Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu: A/ Tập đọc: - Cho HS ôn lại bài Tập đọc - Kể chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : sửa soạn, ngúng nguẩy, tập tễnh. - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. - Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. B/ Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện. III/ Hoạt động dạy và học. A/ Tập đọc: 1/ Hướng dẫn HS luyện đọc : 15’ a- GV đọc diễn cảm toàn bài b- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc nối tiếp câu. - Đọc từng đoạn trước lớp : + HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. + GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Vì sao ngựa con không đạt kết quả cao trong hội thi ? - Ngựa con đã rút ra bài học gì ? 2/ Luyện đọc lại : - GV chọn1 đoạn để đọc diễn cảm. Hương dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung. - 2 tốp HS , mỗi tốp 3 em, tự phân vai ( người dẫn chuyện, ngựa cha, ngựa con ) đọc lại câu chuyện. B/ Kể chuyện :17’ 1/ GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại toàn bộ 4 đoạn của chuyện bằng lời ngựa con. 2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh : - 1 HS giỏi đọc yêu cầu của bài tập và mẫu. Giải thích cho các bạn rõ : Kể lại câu chuyện bằng lời ngựa con là như thế nào ? - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh, nói nhanh nội dung từng tranh. - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện theo lời ngựa con. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. IV/Củng cố, dặn dò: 3’ - Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ? - HS tiếp tuc luyện tập kể chuyện ở tiết tự học. ----------------------------------------------------- Luyện toán : Ôn:So sánh các số trong phạm vi 100.000 I/ Mục tiêu: - Cho HS ôn lại cách so sánh các số trong phạm vi 100 0000 . - Biết tìm số lớn nhất ,số bé nhất trong một nhóm bốn số mà các số là số có năm chữ số. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2’ 2/ Thực hành : - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm - HS làm bài vào vở- GV theo dõi, chấm bài . * Chữa bài : a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài: >, <, = ? 2543 ........... 2549 26 513............26 517 7000............6999 100 000............99 999 4271...........4271 99 999.............9999 - Củng cố về so sánh số. Gọi HS đọc kết quả. b- Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài: >, <, = ? 27 000 ........... 30 000 86 005............86 050 8000............9000 - 2000 72 100............72 099 43 000............42 000 + 1000 23 400.............23 000 + 400 - Củng cố về so sánh số. Gọi HS đọc kết quả. c- Bài 3 : Cho Hs đọc yêu cầu bài. a) Khoanh vào số lớn nhất. 54 937 ; 73 945 ; 39 899 ; 73 954 b) Khoanh vào số bé nhất: 65 048 ; 80 045 ; 50 846 ; 48 650 - Củng cố cho HS về số lớn nhất và số bé nhất trong dãy số. d- Bài 4 :- Cho HS đọc yêu cầu bài. a) Các số 20 630; 60 302 ; 30 026 ; 36 200 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: . b) Các số 47 563; 36 574 ; 35 647 ; 65 347 viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: . . - Củng cố cách sắp xếp số theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn. đ- Bài 5 : - Cho HS đọc yêu cầu bài.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736 ; 38 999 ; 48 987 là: A. 49 376 B. 49 736 C. 38 999 D. 48 987 - GV chấm chữa bầi cho học sinh. III/Củng cố, dặn dò: 3’. - GV nhận xét giờ học . ---------------------------------------------------- : Thứ 4 ngày 23 tháng 3 năm 2011. Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung. ------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 24 tháng 3 năm 2011. Luyện tiếng việt: Luyện từ và câu. Đọc hiểu bài “Nhảy cầu”. I/ Mục tiêu: - Cho học sinh đọc hiểu bài Nhảy cầu. - Đọc truyện. - Chọn câu trả lời đúng. - Nối câu với mẫu câu tương ứng. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2’ . 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 30’. 1/ GVđọc truyện “Nhảy cầu”. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Hai HS đọc lại: - Cho cả lớp thảo luận theo nhóm chọn câu trả lời đúng. 2/ Chọn câu trả lời đúng. a) Ngày đầu, vì sao cậu bé định nhảy, rồi lại không nhảy?. Vì nỗi sợ làm cậu do dự Vì bể bơi đã đến giờ đóng cửa. Vì cậu thấy cha nhìn nên lưỡng lự. b) Ngày thứ hai, lúc đầu, thái độ của cậu bé như thế nào? Cậu bé lên cầu, nhảy ba lần liền. Cậu đã dứt khoát , lên cầu là nhảy luôn. Suốt 30 phút, cậu cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi. c) Cuối cùng cậu bé làm gì? Cậu không dám nhảy, nỗi sợ kéo cậu trở lui. Cậu giơ hai tay, gập người, lộn nhào xuống nước rồi trồi lên. Mọi người khích lệ, cậu nhún lấy đà, bị ngã xuống nước. d) Bài học cậu bé rút ra là gì? Được khích lệ có thể làm mọi việc. Gập người sát mép ván mới nhảy được. Nhảy cầu không khó bằng thắng nỗi sợ. - Đại diện nhóm đứng dậy trả lời. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 3/ Nối câu với mẫu câu tương ứng. a)Cậu bé rất sợ hãi khi đứng trên cầu nhảy. 1) Ai là gì? b)Cậu bé làm niềm tự hào của người cha. 2) Ai làm gì? c) Cậu bé trồi lên khỏi mặt nước trong tiếng hoan hô va ng dội. 3) Ai thế nào? - HS làm vào vở gọi một số học sinh đứng dậy đọc kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. C/Củng cố, dặn dò: 2’. - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------- Luyện toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Cho HS ôn lại cách đọc, viết số trong phạm vi 100 000. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100.000. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3, 4. - HS đọc yêu cầu từng BT- GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm BT vào vở. GV theo dõi, chấm 1 số bài. * Chữa bài: a- Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết ( theo mẫu). Viết số Đọc số 32 047 Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy Tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm 70 003 89 109 chín mươi bảy nghìn không trăm mười - GV kẻ bảng gọi HS lên bảng làm. b- Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Củng cố về đọc số, viết số có 5 chữ số. (gọi HS đọc số, HS viết số và ngược lại). c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.Tìm x. a) x + 2143 = 4465 b) x – 2143 = 4465 c) X : 2 = 2403 d) X x 3 = 6963 - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ( HS nêu cách tìm x. Trình bày cách làm). d- bài 4: Củng cố giải toán bằng 2 phép tính nhân chia. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - 1 HS lên bảng chữa bài GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. C/Củng cố, dặn dò: 2’. - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Tự học: Luyện viết bài :Đi hội chùa hương. I/ mục tiêu: - Rèn kĩ năng cho HS viết bài :Đi hội chùa Hương. - Trình bày đúng bài thơ. - Rèn kĩ năng chữ viết . II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện viết: - GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết. - Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ? - Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội? - Cho HS tìm các chữ khó có trong bài . - Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp ) - Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét. - GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn - Cho HS đổi chéo vở để khảo bài. - HS nhận xét bài viết của bạn.. - GV chấm bài cho HS - nhận xét . 3/ Cũng cố - dặn dò:2’ -GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------ Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2011. Luyện tiếng việt: Tập viết : Ôn chữ hoa T (tiếp ) I/ Mục tiêu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T ; viết đúng tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng: Thể dục .....................nghìn viên thuốc bổ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu, chữ tên riêng. III/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn viết : a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : Th, L - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết trên bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng ) - HS đọc từ ứng dụng : Thăng Long. + Thăng Long là tên cũ của nơi nào ? ( Hà Nội ) - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng. - HS viết bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng : - HS đoc câu ứng dụng : - GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng. - HS tập viết trên bảng con :Thể dục . 3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết : - GV nêu yêu cầu : + Các chữ Th : ; Chữ L + Viết tên riêng : Thăng Long + Víêt câu ứng dụng : - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. 4/ Chấm , chữa bài. C/Củng cố, dặn dò: 2’. - Nhận xét bài viết của HS. ---------------------------------------------------------- Luyện toán. Ôn:Diện tích của một hình. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Cho HS ôn lại với khái niệm diện tíchvà bước đầu có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích các hình. - Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách. II/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài: 3/ Thực hành: HS làm BT 1, 2, 3. - HS đọc yêu cầu từng BT. GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm bài. GV theo dõi, chấm bài. * Chữa bài. a- Bài 1:- Cho HS quan sát hình ở vở bài tập trang 60 và đọc yêu cầu bài. điền các từ “ lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm. - Diện tích hình tam giác ABD diện tích hình tứ giác ABCD. - Diện tích hình tứ giác ABCD diện tích hình tam giác BCD. - Diện tích hình tứ giác ABCD tổng diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BCD. - Gợi ý. - Lần lượt điền: các từ “bé hơn”, “ lớn hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm. b- bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Câu nào đúng câu nào sai.? - Cho HS quan sát hình ở VBT và so sánh diện tích các hình và trả lời . c- bài 3: - Cho HS quan sát các ô vuông ở VBT ... / Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: 5’. Xem ảnh : Mục tiêu: - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình ,nhà trường địa phương. - Yêu cầu mỗi nhóm chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất, GV nhấn mạnh yếu tố nước. - Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào ? * Kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người. * Hoạt động 2: 12’. Thảo luận nhóm nhỏ. Mục tiêu: - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm . Bước 1: - GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận nhóm. Nhận xét mỗi việc làm sau đúng hay sai ? Tại sao ? Nếu có em ở đó em sẽ làm gì ? + Đổ rác ở bờ ao, sông ,hồ. + Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. + Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại. + Không vứt rác vào sông, hồ , biển. Bước 2: - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận : Chúng ta nên tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm. *Hoạt động 3: 12’. Thảo luận nhóm 4 : Mục têu: - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước . Bước 1: Thảo luận theo các câu hỏi.. a- Nước sinh hoạt nơi em ở đang thiếu, thừa hay đủ dùng. b- Nước sinh hoạt nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm ? c- nơi em ở , mọi người sử dụng nước như thế nào ? Bước 2: - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nguồn nước nơi mình đang sống. * Hướng dẫn thực hành :6’. Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình và địa phương ---------------------------------------------------------- Tập đọc : Cùng vui chơi. I/ Mục tiêu: - Đọc đúng: Đẹp lắm, nắng vàng, khoẻ người.. - Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ,đọc lưu loát từng khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Các bạn chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tập tốt hơn (trả lời các câu hoit trong SGK; thuộc cả bài thơ). - Dành cho HS khá ,giỏi: HS khá,giỏi bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài học. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 5’. -2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của ngựa con. - GV nhận xét cho điểm. B/ Bài mới : 28’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc: a- GV đọc toàn bài. b-GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ (mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ). - Đọc từng khổ thơ trước lớp: + HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV lưu ý HS cácch ngắt nhịp. + HS đọc chú giải “quả cầu giấy”, nói về trò chơi đá cầu. -Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Bài thơ tả hoạt động gì của HS ? - HS chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Trò chơi rất vui mắt. + Các bạn chơi rất khéo léo. - Em hiểu: “ chơi vui học càng vui” nghĩa là thế nào? 4/ Học thụộc lòng bài thơ: - Một HS đọc thuộc bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuọc từng khổ thơ, cả bài thơ. - Tổ chức HS đọc thuộc lòng. 5 /Củng cố, dặn dò: 2’ . - Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------- Thể dục: Ôn bài thể dục phát triển chung ---------------------------------------------- Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2011. Chính tả (nhớ viết). Cùng vui chơi. I/ Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả ; Trình bày đúng các khổ thơ ,dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng BT(2)a/b. II/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 5’. -1 HS lên bảng viết ( HS cả lớp viết vào giấy nháp): Hùng dũng, hiệp sỹ. - Gv nhận xét cho điểm. B/ Bài mới :28’. 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS viết chính tả : a- Trao đổi về nội dung bài viết: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ: Hỏi: Theo em vì sao: Chơi vui học càng vui? b- Hướng dẫn cách trình bày: Đoạn thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ thơ như thế nào cho đẹp? c- Hướng dẫn viết tiếng khó: Khoẻ người, dẻo chân, quanh quanh. HS đọc và viết các từ trên. d- Viết chính tả. e- Soát lỗi. g- Chấm bài. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ.Yêu cầu HS tự làm bài. HS chữa bài, chốt lại lời giải đúng. Lời giải:b/ Bóng rổ, nhảy cao, võ thuật. III/Củng cố, dặn dò: 2’. - GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------- Tập làm văn. Kể về một trận đấu thể thao. I/ Mục tiêu: - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem , được nghe tường thuật ...............Dựa theo gợi ý (BT1) - Viết được một tin thể thao(BT2). - GV cho HS đọc bài Tin thể thao(SGK trang 86- 87 trước khi học bài TLV): *- KNS: - Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận , nhận xét. II/ Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tin thể thao. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2’. B/ Bài mới :28’. * Bài 1: - GV goi 1 HS đọc yêu cầu BT 1. - GV lần lượt đạt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của trận đấu. + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay đã xem thi đấu?Em cùng xem với những ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả các cuộc thi đấu ra sao? - Yêu cầu 2 HS từng cặp kể cho nhau nghe. - Goi 4-5 Hs nói trước lớp. GV nhận xét, chỉnh sữa bài cho HS. * Bài 2: GV goi HS đọc yêu cầu bài. - Gọi 1 số HS đọc tin thể thao sưu tầm trước lớp. - Gv hướng dẫn HS: Khi viết tin, phải bảo đảm tính trung thực, viết ngắn gọn, đủ ý, không nên sao chép y nguyên. C/ Củng cố, dặn dò: 2’. - Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------- Toán. Đơn vị đo diện tích: Xăng- ti - mét- vuông. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đơn vị đo diện tích : Xăng ti mét vuông. - Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng- ti- mét vuông h là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm. - Biết đọc ,viét số đo diện tích theo Xăng – ti – mét- vuông. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. - Dành cho HS khá,giỏi: Bài 4. II/ Đồ dùng dạy học: - Hình vuông có cạnh 1cm cho từng HS. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 5’. - Cho HS trả lời miệng BT3 trang 150. - GV nhận xét cho điểm. - B/ Bài mới : 28’. 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu xăng-ti-mét-vuông: (cm2). - GV giới thiệu: + Xăng- ti-met- vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. + Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. + Xăng ti met vuông viết tắt là cm2. - HS cả lớp cùng đo cạnh hình vuông 1cm. Hỏi: Vậy diện tích hình vuông này là bao nhiêu?(1cm2). 3/ Thực hành: 1, 2, 3, 4,. - HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm BT vào vở. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết (theo mẫu). Đọc Viết Năm xăng – ti - mét –vuông 5 cm2 Một trăm hai mươi xăng – ti – mét – vuông 1500 cm2 Mười nghìn xăng – ti – mét – vuông - Củng cố cho HS đọc, viết số đo diện tích theo cm. b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) - HS quan sát hình và trả lời: - Hỏi: Hình A gồm mấy hình vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? - Tương tự vơí hình B. c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính (theo mẫu ) . - GV giải thích mẫu. 3 cm + 5cm2 = 8cm2 3cm2 x 2 = 6cm2 a) 18 cm2 + 26cm2 = b) 6 cm2 x 4 cm2 = 40 cm2 – 17cm2 = 32 cm2 : 4 cm2 = - GV củng cố về cách thực hiện: Thực hiện tính như với các số đo đơn vị đo là đơn vị chiều dài. d- Bài 4: Dành cho HS khá,giỏi. - HS nêu miệng phép tính. VI/Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Tự nhiên xã hội . Mặt trời. I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Nêu được vai trò của Mặt trời đối với đời sống trên Trái Đất; Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất. - Dành cho Hs khá,giỏi: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong sgk trang 110, 111. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: 8’. Thảo luận theo nhóm: Mục tiêu: - Nêu được vai trò của Mặt trời đối với đời sống trên Trái Đất. Bước1: - Vì sao ban ngày không cần đền mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? - Khi ra nngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? - Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày. * Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt . * Hoạt động 2: 8’. Quan sát ngoài trời . Mục têu: - Biết được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất. Bước 1: Thảo luận nhóm: - Nêu ví dụ về vai trò của mật trời đối với con người, động vật thực vật. - Nếu không có mặt trời thì điều gì xảy ra trên trái đất? * Kết luận: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. *Hoạt động 3: 8’. Làm việc với sgk: Mục tiêu: - Kể được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 1: HS quan sát hình 2, 3, 4 (sgk) kể về việc con người sử dụng ánh sáng nhiệt và mặt trời. Bước 2: HS liên hệ thực tế. - Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt để làm gì? * Hoạt động 4: 8’. Thi kể về mặt trời. Mục tiêu: - Học sinh kể được về mặt trời qua nội dung bài học. Bước 1: - Kể trong nhóm. Bước 2: - Đại diện nhóm kể trước lớp. IV/Củng cố, dặn dò: 3’. - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể : Sinh hoạt sao. I/ Nhận xét đánh giá các hoạt động của HS trong tuần vừa qua. 15’ - Học sinh trong tổ nhận xét đánh giá lẫn nhau về các mặt: + Học tập. + ý thức , nề nếp, sinh hoạt: 15’. + Vệ sinh trực nhật , vệ sinh cá nhân + Các tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ mình. + Cả lớp nhận xét chung. + Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp. + Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ. II/ Giáo viên phổ biến và triển khai kế hoặch tuần tới: 5’. - Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. - Duy trì nề nếp về chữ viết. - Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt. - Kèm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Hoàn thành các khoản đóng nạp theo chỉ tiêu đề ra. - Làm toíot công tác vệ sinh cá nhân , vệ sinh lớp học và sân trường. III/ Cho học sinh dọn vệ sinh trường lớp: 15’. - Ba tổ trưởng điều khiển giáo viên theo dõi. - Vì sao chúng ta cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ? - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: