Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Nguyễn Thu Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Nguyễn Thu Hà

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :

- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.

2. Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.

3. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.

*Kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe ý kiến cc bạn trình by cc ý tưởng tiết kiệm v bảo vệ nguồn nước,tìm kiếm v xử lí thơng tin, phn tích đối chiếu tư duy , bình luận, xc định v lựa chọncc giải php tốt nhất, kĩ năng đảm nhận trch nhiệm.

 

doc 36 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 28
Thø hai ngµy 28 th¸ng 3 n¨m 2011
Đạo đức: TiÕt kiƯm vµ b¶o vƯ nguån n­íc ( TiÕt 1)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp HS hiểu : 
Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Kĩ năng : Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. 
*Kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước,tìm kiếm và xử lí thơng tin, phân tích đối chiếu tư duy , bình luận, xác định và lựa chọncác giải pháp tốt nhất, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II/ Chuẩn bị:
	Các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Bài cũ: 
Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh 
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày
Giáo viên cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá, những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát 3 bức ảnh và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Trong mỗi tranh em thấy con người đang dùng nước để làm gì ?
+ Theo em nước được dùng để làm gì ? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
Giáo viên kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tắm rửa cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
Nước thải ở nhà máy và bệnh viện cần phải được xử lí .
Vứt xác chuột chết , con vật chết xuống ao .
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
Tận dụng nước sinh hoạt để sản xuất , tưới cây
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận: 
Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh nước giếng ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.
Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận cho các nhóm
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi:
Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo.
________________________________________________
 Toán : so s¸nh C¸c sè trong ph¹m vi 100.000
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp HS luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 
100 000
Kĩ năng: HS biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Bài cũ : GV cho HS ch÷a bµi tËp . NhËn xÐt .
Bµi míi : Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 25’ ) 
So sánh hai số có số các chữ số khác nhau
Giáo viên viết lên bảng: 999  1012 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1012 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 999 < 1012
Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn 
So sánh hai số có số chữ số bằng nhau 
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9790 và 9786 
+ Hai số cùng có bốn chữ số.
+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải :
Chữ số hàng nghìn đều là 9
Chữ số hàng trăm đều là 7
Ở hàng chục có 9 > 8
Vậy: 9790 > 9786
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số.
Ví dụ 1: so sánh 4597 với 5974
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Ví dụ 2: so sánh 3772 với 3605 
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Ví dụ 3: so sánh 8513 với 8502 
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Ví dụ 4: so sánh 655 với 1032
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Giáo viên: đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ sốđầu tiên ở bên trái, nếu bằng nhau thì so sánh cặp số tiếp theo.
	- GV hướng dẫn học sinh Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100000 
So sánh hai số có số các chữ số khác nhau
GV viết lên bảng: 100 000  99 999 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 100 000 có sáu chữ số, 99 999 có năm chữ số, mà sáu chữ số nhiều hơn năm chữ số. Vậy 100 000 > 99 999
Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với 99 999  100 000
Ví dụ 1: so sánh 937 với 20 351
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với các cặp số:
97 366 và 100 000
98 087 và 9999
Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn 
So sánh hai số có số chữ số bằng nhau 
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 76 200 và 76 199 
+ Hai số cùng có năm chữ số.
+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải :
Chữ số hàng chục nghìn đều là 7
Chữ số hàng nghìn đều là 6
Ở hàng trăm có 2 > 1
Vậy: 76 200 > 76 199
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có năm chữ số.
Ví dụ 1: so sánh 73 250 với 71 699
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Ví dụ 1: so sánh 93 273 với 93 267
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh 
Thực hành 
Bài 1: Điền dấu >, <, =:
GV gọi HS đọc yêu cầu sau ®ã cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
- GV yêu cầu học sinh giải thích cách làm; - Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Điền dấu >, <, =: 
GV gọi HS đọc yêu cầu cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài; - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3a: Khoanh vào số lớn nhất: 
GV gọi HS đọc yêu cầu ; - GV cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài; - GV yêu cầu học sinh giải thích cách làm
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3b: Khoanh vào số bé nhất: 
GV gọi HS đọc yêu cầu ; - Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài; - GV yêu cầu học sinh giải thích cách làm
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 4: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a; - GV cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
Giáo viên nhận xét. - GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
GV cho HS tự làm bài ; - GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
Giáo viên nhận xét.
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736 ; 38 999 ; 48 987 là:
49 376
49 736 
38 999
48 987
GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Giáo viên cho lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập. 
Tập đọc – Kể chuyện : Cuéc ch¹y ®ua trong rõng
I/ Mục tiêu : 
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan  
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ th ... ích thước đủ lớn để học sinh quan sát. 
Một đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : Bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy ( H. 1 ) và giới thiệu: đây là mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ mẫu.
Giáo viên cho học sinh liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận trên đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Giáo viên treo tranh quy trình làm đồng hồ để bàn lên bảng.
Bước 1: cắt giấy.
Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. 
Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô.
Cắt một tờ giấy có chiều dài 14 ô, chiều rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
Làm khung đồng hồ:
Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau ( H. 2 )
Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16 ô, rộng 10 ô( H. 3 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Làm mặt đồng hồ:
Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ ( H. 4 )
Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ ( H. 5 )
Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình ( H. 6 )
Làm đế đồng hồ:
Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô theo đường dấu gấp ( H. 7 ). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 )
Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó, mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ ( H. 9 )
Làm chân đỡ đồng hồ:
Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Bôi hồ bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 )
Nếu dùng giấy thủ công dày hoặc bìa ( dài 10 ô, rộng 5 ô ) thì chỉ cần gấp đôi theo chiều dài để lấy dấu gấp giữa. Sau đó mở ra, bôi hồ đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân đỡ đồng hồ.
Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và miệt kĩ được hình 10c.
Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh 
Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ:
Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu.
Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu ( H. 11 )
Dán khung đồng hồ vào phần đế:
Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép chân đế ( H. 11 )
Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ:
Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H. 13a ) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ. Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô) (H.13b)
Giáo viên tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn 
Hát
12
9 3
6
Hình 1 
Mặt
đồng hồ
Khung
đồng hồ
Chân đế
đồng hồ
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát và nhận xét 
Học sinh liên hệ và so sánh
16 ô
12
 ô
Hình 2 
16 ô
10 ô
 2ô
Hình 3 
14 ô
8 ô
Hình 4
12
9 3
6
12
9 3
6
16 ô
6ô 
1ô 
rưỡi
Hình 8 
Hình 9
10 ô
2ô 
rưỡi
2ô
b)
Hình 10
a) c)
12
9 3
6
Hình 11
Hoạt động 3: củng cố
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm đồng hồ để bàn. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp đồng hồ để bàn theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
__________________________________________
Toán: §¬n vÞ ®o diƯn tÝch – X¨ng ti mÐt vu«ng
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp học sinh :
	- Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. 
Kĩ năng:
	- Học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, hình vuông cạnh 1cm
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ : 
Nhận xét vở HS
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét 
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2 ) 
Giáo viên giới thiệu: để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông
Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2
Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này
Giáo viên hỏi:
+ Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh lặp lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
*Bài 2a: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 2b: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b ;- GV cho HS tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 3: Tính: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 4:
GV gọi HS đọc yêu cầu ; - Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh thi đua sửa bài; - Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
3.Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bµi sau: Diện tích hình chữ nhật. 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thân, của lớp trong tuần và phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới.
II .Các hoạt động chủ yếu:
Nhận xét các hoạt động trong tuần:
Các tổ trưởng báo cáo kết quả các hoạt động của tổ trong tuần.
Lớp trưởng và ban cán sự lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên nhận xét chỉ rõ ưu điểm và hạn chế.
	 * Ưu điểm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..	 * Hạn chế: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Học sinh nêu phương hướng khắc phục hạn chế trong mỗi hoạt động.
Giáo viên khen những học sinh chăm, ngoan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . .. ..
Giáo viên nhắc nhở những học sinh chưa chăm, ngoan . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .. . . . . . 
Lớp trưởng xếp loại thứ tự từng tổ theo hoạt động trong tuần : Tổ ,Tổ 
Tổ , Tổ
Lớp tổ chức văn nghệ.
Các hoạt động tuần tới:
Giáo viên triển khai các hoạt động tuần tới: Thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường; Duy trì nề nếp; Giúp bạn tiến bộ; Giữ vệ sinh cơ thể và mơi trường, phịng chống các bệnh truyền nhiễm; Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; Vừa học vừa ơn tập củng cố kiến thức
 - Lớp trưởng và ban cán sự lớp phân cơng cơng việc cho các tổ, các thành viên cho tuần tới.
Dặn dị: Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới.
__________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_28_nguyen_thu_ha.doc