Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 3 - Trương Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 3 - Trương Thị Hà

B. Dạy - học bài mới: (28’)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (2’)

Hoạt động 2: (9’) Hướng dẫn ôn tập

Bài 1: (VBT)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta phải làm như thế nào?

- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng ? Nêu độ dài từng đoạn?

- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD.

- Chữa bài và cho điểm HS.

- Yêu cầu HS đọc đề bài phần b.

- Hãy nêu cách tính chu vi của 1 hình.

- Hình tam giác MNP có mấy cạnh, nêu độ dài của từng cạnh.

- Hãy tính chu vi của hình tam giác.

 

doc 31 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 3 - Trương Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 3 tháng 9 năm 2012
TIẾT 1:	CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
**************************************
TIẾT 2:	MÔN: TOÁN
BÀI : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I/ Mục tiêu :	
-Tính được độ dài hình gấp khúc,chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật
* Làm theo yêu cầu chung, luyện đọc rõ yêu cầu đè bài.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ. 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra bài 1,3/SGK 10
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm học sinh.
- 3 HS lên bảng.
B. Dạy - học bài mới: (28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (2’)
Hoạt động 2: (9’) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: (VBT)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta phải làm như thế nào?
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng ? Nêu độ dài từng đoạn?
- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD. 
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- Hãy nêu cách tính chu vi của 1 hình.
- Hình tam giác MNP có mấy cạnh, nêu độ dài của từng cạnh.
- Hãy tính chu vi của hình tam giác.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS đọc đề 
*HS đọc đề theo bạn
- 1 HS đọc.
- Tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.
- 3 đoạn thẳng.
- AB: 42 cm; BC: 26 cm;
 CD: 34 cm;
*Trả lời lại
- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 
42 + 26 + 34 = 102 ( cm )
 ĐS : 102 cm
-Tổng độ dài các cạnh của hình đó 
- 3 cạnh: MN: 26cm; MP: 34 cm; NP: 42 cm;
- 1HS lên bảng.Cả lớp làm VBT. 
 Bài giải:
Chu vi hình tam giác MNP là:
26 + 34 + 42 = 102 (cm )
ĐS : 102 cm
Hoạt động 3: (9’)
Bài 2: (câu b VBT)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi hình chữ nhật NMPQ.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS đọc đề bài. 
* Nghe bạn đọc và đọc lại
-1 HS lên bảng giải, cả lớp làm VBT
 Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
ĐS : 10 cm
Hoạt động 4: (8’) Trò chơi:
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
STC: 8 em, chia 2 đội
Cách chơi : Mỗi bên 1 hình, GV phổ biến cách chơi, khi nghe hiệu lệnh , mỗi đội chạy lên ghi tên số hình theo số và ghi kết quả.
- Đội nào nhanh đúng đội đó thắng, tuyên dương.
- 1 HS đọc 
- HS tham gia chơi.
* Tham gia chơi cùng bạn
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện tập thêm .
**************************************
TIẾT 3: MĨ THUẬT
(GV CHUYÊN DẠY)
**************************************
TIẾT 4-5: MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : CHIẾC ÁO LEN.
 I/ Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
 - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.
( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
 * Đọc được các từ khó trong bài tập đọc và nghe bạn đọc.
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
 - Học sinh khá , giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
 * Nghe bạn kể và kể được câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 -Tranh, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Yêu cầu hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm
-2 hs lên bảng đọc đoạn 2 " Cô giáo tí hon "
B. Dạy - học bài mới:( 60’)
 1. Giới thiệu bài:( 2’)
 2. Luyện đọc: (5’)
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu lần 1. 
Hoạt động 1:( 13’)
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
-Yêu cầu hs đọc từng câu trong bài.
-Theo dõi hs đọc và sửa lỗi phát âm. 
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Hs đọc đoạn 1.
- Đoạn 2,3 tìm hiểu bài : bối rối, thì thào.
- Đặt câu với từ trên.
- Yêu cầu 4 hs đọc theo đoạn.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm.
- Hs theo dõi.
* Hs theo dõi.
-Hs đọc nối tiếp.
*Phát âm một số từ khó
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-1 hs đọc.
- 4 hs đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm.
* Đọc cùng bạn
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi hs đọc lại cả bài.
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1.
Hỏi:
- Mùa đông năm nay như thế nào?
- Tìm những hình ảnh cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi.
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2.
-Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3.
- Tuấn đã nói với mẹ điều gì ?
- Tuấn là người Như thế nào ?
- Yêu cầu hs đọc tiếp đoạn 4. 
- 1 hs đọc.
- Hs đọc thầm.
- Đến sớm và lạnh buốt.
- Chiếc áo có màu vàng đẹp, có dây kéo ở giữa có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa, ấm.
- Vì em muốn mua áo như Hoà nhưng mẹ không thể mua được chiếc áo đắt tiền.
- Hãy dành tiền mua áo cho em. Tuấn không cần vì Tuấn khoẻ.
- Thương mẹ, biết nhường nhịn em.
- HSTL
Hoạt động 3:(10’) Luyện đọc lại bài
- Phân vai đọc. 
- Thi đọc nhóm.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- HS đọc theo vai.
- Các nhóm thi đọc.
* Đọc cùng bạn
B.KỂ CHUYỆN:
1. Yêu cầu hs đọc phần kể mẫu:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Kể theo lời Lan là kể như thế nào ?
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Hoạt động 1: (3’) Kể mẫu đoạn 1: 
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý của đoạn 1.
- Nội dung của đoạn 1 là gì ? Có mấy ý ?
- Dựa vào gợi ý kể lại đoạn 1.
- HS đọc.
* HS đọc.
- Nhập vai.
- 2 HS đọc.
- Chiếc áo đẹp. Có 3 ý.
- 1 hs khá kể.
Hoạt động 2: (4’) Kể theo nhóm:
- Kể chuyện theo nhóm.
- Nhận xét tuyên dương
- Các nhóm theo dõi.
- Hs khá, giỏi kể.
Hoạt động 3: (8’) Kể từng đoạn câu chuyện:
- Yêu cầu hs kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
- Nhận xét.
- HS kể từng đoạn
* Kể từng đoạn cùng bạn
III. Củng cố - Dặn dò:(3’)
Hỏi: 
- Theo em, câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên ta điều gì ?
- Em thích nhất đoạn nào trong chuyện? Vì sao ?
Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho em và cả nhà nghe
- HS trả lời
- HS tự nêu
-------------------------------------------------------------------------------@&?----------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 4 tháng 9 năm 2012
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: MÔN :CHÍNH TẢ: (nghe - viết)	 
BÀI : CHIẾC ÁO LEN I/ Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
 - Làm đúng bài tập (2 a /b ) hoặc bài tập chính tả phương ngữ.
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
 * Viết được bài chính tả theo mục tiêu chung kết hợp phát âm các từ khó khi viết bảng con.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi hs lên bảng viết các từ sau: gắn bó, nặng nhọc, khăn tay, khăng khít.
 -Nhận xét, cho điểm hs.
- 3 hs lên bảng.
B. Dạy - học bài mới: (28’)
 1. Giới thiệu bài: (2’)ghi đề lên bảng .
Chiếc áo len.
 Hoạt động 1: (12’) Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- GV đọc đoạn văn.
 - Yêu cầu 2 hs đọc.
H: Vì sao Lan ân hận ?
- Lan mong trời mau sáng để làm gì ?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn, chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
-Lời Lan nói với mẹ được viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc từ khó: Nằm cuộn tròn, ấm áp, xấu hổ, vờ ngủ.
- Yêu cầu hs đọc lại các từ đã viết.
- Theo dõi và sửa lỗi cho hs.
d. Viết chính tả:
- GV đọc hs viết.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, hướng dẫn chấm chữa bài.
g. Chấm bài:
- GV thu vở chấm bài 10 em.
- Nhận xét.
- Hs chú ý.
- Hs lắng nghe.
- 2 hs đọc.
* Đọc lại 
- HS trả lời
- Để nói với mẹ rằng mẹ hãy mua cho cả 2 anh em.
- 5 câu.
- Lan.
- Sau dấu 2 chấm, trong ngoặc kép.
- HS viết bảng con.
* HS viết bảng con và đọc các từ đó.
- Lắng nghe và viết.
* HS viết bài
- HS đổi vở chấm.
Hoạt động 2: (14’)Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: (a)
a. Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu hs tự làm.
- Chỉnh, sửa.
Bài 3:
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs tự làm.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- 1 hs lên bảng.
- 1 hs đọc.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học, học thuộc các chữ cái.
- Xem bài trước
- HS lắng nghe
**************************************
TIẾT 2: MÔN : TOÁN 	 
BÀI : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN.
 I/ Mục tiêu :	
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một đơn vị.
* Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau một đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- HS làm bài 1 SGK / 11
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm học sinh.
- 2 HS lên bảng.
B. Dạy - học bài mới: (28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (2’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: (8’)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải ?
- Số gạo buổi chiều cửa hàng bán là số lớn hay bé ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1HS đọc 
 Tóm tắt:
 525 kg
Buổi sáng : 
Buổi chiều: 135kg 
 ?
- Số bé.
- HS làm vào VBT.
Bài giải:
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số kg gạo là:
525 - 135 = 390 ( kg )
ĐS : 390 kg
Hoạt động 2: (9’)
Bài 2: (VBT) 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu vẽ sơ đồ
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
- 1 HS đọc 
- Dạng về nhiều hơn.
 Tóm tắt:
 Đ1: 345 cây 
 83 cây ? 
 Đ2: 
Bài giải:
a. Đội hai trồng được số cây là:
345 + 83 = 428 ( cây )
b. Số cây 2 đội trồng được là:
345 + 428 = 773 ( cây ) 
ĐS : a. 428 cây
 b. 773 cây
Hoạt động 3 : (9’)
Bài 3 (VBT)
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
- 1 đọc 
- Hs làm VBT.
Bài giải:
Khối lớp ba có tất cả bạn là:
85 + 92 = 177 ( bạn )
Số bạn nữ nhiều hơn bạn nam là: 92 - 85 = 7 ( bạn )
ĐS : a. 177 bạn 
 b. 7 bạn 
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-Về nhà luyện tập thêm các dạng toán đã học.
- Nhận xét tiết học 
- Bài nhà : 3b SGK /12.
**************************************
TIẾT 3: THỂ DỤC
(GV chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 4: MÔN: ĐẠO ĐỨC
 BÀI: GIỮ LỜI HỨA ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. 
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ - Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: (3')
- Để tỏ lòng kính yêu Bác thiếu niên phải làm gì?
-Đọ ... 
d. Viết chính tả: Đọc lần 2.
- Hs chép bài 
- GV theo dõi và sửa lỗi.
e. Soát lỗi:
 - GV đọc lại bài.
g. Chấm bài:
- Thu 7 HS.
- Nhận xét bài viết HS.
- Hs theo dõi.
- 2 hs đọc lại.
- Trải chiếu, buông màn, ru em ngủ
 - Lục bát.
 - Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô.
 - Hoa.
* Nghe bạn trả lời và trả lời lại
- Cái ngủ, trải chiếu, ngoan, hát ru.
*HS đọc lại các từ trên
- Hs chép bài.
* Hs chép bài.
- Nghe GV nhận xét
Hoạt động 2: (12’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 1: VBT/13
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng.
- HS tự làm.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm hs.
Bài tập 2:(b)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhóm A: Làm câu a, b.
- Nhóm B : Làm câu b.
- Lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng.
- Lớp làm VBT.
- 1 HS đọc.
- Lớp làm VBT.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài. 
**************************************
TIẾT 5: MÔN : TẬP LÀM VĂN 
BÀI : KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỂN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I/ Mục tiêu :
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). 
- Biết viết Đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
- GDHS: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. 
* Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1) và làm được bài tập 2. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Mẫu đơn xin nghỉ học.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- HS đọc lại đơn xin vào đội.
-Nhận xét và cho điểm học sinh. 
-2 HS đọc.
B. Dạy - học bài mới: (30’)
Hoạt động 1: (2’) Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: (14’)Hướng dẫn giới thiệu về gia đình:
Bài tập 1: (Miệng) 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1 
- GV gợi ý chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu về gia đình mình.
VD: Gia đình em có ai? 
 Làm công việc gì ? 
 Tính tình thế nào ?
KL: Trong gia đình phải biết thương và quan tâm đến nhau. 
- 1 HS đọc SGK / 28.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
* Trình bày lại
- Lớp theo dõi, nhận xét. 
 - HS lắng nghe. 
Hoạt động 3: (14’) Luyện viết
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
H: Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung nào ?
- GV nêu lại trình tự một lá đơn cho học sinh nghe. 
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày, tháng năm viết đơn .
- Tên lá đơn .Tên người nhận đơn. 
- Họ và tên người viết đơn ; người viết đơn ở lớp nào ? 
- Lí do viết đơn xin nghỉ hcọ 
- lời hứa của người viết đơn. 
- Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh.
- Chữ kí học sinh. 
- Gọi hs làm miệng bài tập, chú ý lí do xin nghỉ học.
- Nhận xét bài miệng hs.
- Hs làm.
- Chấm điểm hs.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- Lớp theo dõi.
- 2 hs trình bày miệng.
*Trình bày miệng trước lớp
- Cả lớp viết đơn vào VBT.
* Viết vào vở
C. Củng cố - Dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn.
**************************************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT 
Đề bài: LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu :
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về gia đình em với một người bạn cùng trường em
- GDHS: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Câu hỏi gợi ý.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đơn xin vào đội.
-Nhận xét và cho điểm học sinh. 
B. Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn giới thiệu về gia đình
Bài tập : (Miệng) 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
- GV gợi ý chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu về gia đình mình.
VD: Gia đình em mấy người? Đó là những ai?
- Từng người trong gia đình em đang làm những việc gì/? Ở đâu? 
- Em có tình cảm ntn?với mọi người trong gia đình?
- Gv kết luận 
Hoạt động 3: Luyện viết
 - GV cho HS viết bài
. 
- Chấm điểm HS nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn.
- Gọi 2 HS đọc.
- 1 HS đọc vở bài tập trang i6.
- HS lắng nghe
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét. 
 - HS lắng nghe. 
- 1 Hs làm bảng nhóm cả lớp làm vào vở
.
**************************************
TIẾT 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Đề bài: LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH VÀ DẤU CHẤM
I.Mục tiêu:
- HS tìm được hình ảnh so sánh trng đoạn thơ
-Biết tìm hình ảnh so sánh điền vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ( Bài tập 3)
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn Hs làm bài tập
*Bài 1: Ghi lai những hình ảnh so sánh trong mỗi đoan thơ sau
a. Quạt nan như lá
 Chớp chớp lay lay
 Quạt nan rất mỏng
 Quạt giấy rất dày.
b. Cánh diều no gió
 Tiến nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
-Giúp HS xác định yêu cầu của bài
-Gọi HS lần lượt đọc từng câu thơ
-Yêu cầu HS làm bài
-Nhận xét, chốt lại ý đúng
*Bài 2:
-Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu
-Cho cả lớp đọc thầm lại các câu thơ, câu văn ở bài tập 1, viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh
-Yêu cầu HS tự làm bài 
- Chấm chữa bài, nhận xét
-Bài 3: Ghi vào chỗ trống từ ngữ dùng để so sánh trong câu.
- Cho HS khá giỏi làm
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
- Gv kết luận từ ngữ dùng để so sánh 
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS ôn lại bài tập đã làm
-Nghe
-2 HS đọc đề bài
- 1 HS đọc
-HS nhìn bài tập ở bảng phụ đọc yêu cầu
-3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở 
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
-Nhắc lại các hình ảnh so sánh
-Đọc và tự làm bài
-4 HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ sự so sánh bằng phấn màu
-Nhận xét bài làm của bạn
-Làm bài vào vở
-Đọc yêu cầu
-1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét bài làm của bạn
- HS khá, giỏi làm vào vở.
**************************************
TIẾT 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN 
Đề bài : LUYỆN TẬP XEM ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu:
-Củng cố và giúp HS xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 dến 12
-Củng cố về biểu tượng thời gian (chủ yếu là thời điểm)
-Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống 
II. Đồ dùng dạy học:
-Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
-Hỏi:
+Một ngày có mấy giờ?
+Một giờ có mấy phút?
-Nhận xét
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1 : GV cho hs xem giờ trên mô hình đồng hồ nhựa
-Gọi HS nêu giờ ứng với đồng hồ
+ 9 giờ 15 phút
 + 9 giờ 30 phút
+ 10 giờ 50phút
-Chữa bài, nhận xét
*Bài 2: VBT
Yêu cầu HS tự vẽ kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
Đồng hồ A : vẽ kim phút ở vị trí nào để tương ứng với 2 giờ 5 phút?
Đồng hồ B vẽ kim phút ở vị trí nào để tương ứng với 3 giờ rưỡi?
-Chữa bài, nhận xét
*Bài 3: VBT
Hỏi: Đồng hồ minh hoạ trong bài là đồng hồ gì?
+Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và nêu số giờ và số phút tương ứng?
-Nêu: Trên mặt đồng hồ điện tử không kim, số đứng trước dấu : là số chỉ giờ, số đứng sau dấu là số chỉ phút
*Bài 4 : VBT
Yêu cầu HS nối theo mẫu
-Hỏi:
-21 giờ còn gọi là mấy giờ?
-Sau đó, cho HS tự tìm 2 đồng hồ tương ứng để nối
-HS làm các phần còn lại
-Chữa bài, nhận xét
Bài 5 : HS khá, giỏi
- 12 giờ trưa hôm nay trời không nắng. Sau 36 giờ nữa có thể chắc chắn trời cũng sẽ không nắng dược không ? Vì sao ?
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về xem giờ
- 1 HS trả lời
-Nghe
-2 HS đọc đề
- HS đọc giờ 
-Nhận xét
-Tự làm bài
-Vị trí số 1
-vị trí số 6
-Đồng hồ điện tử
-Quan sát, nêu thời gian
-Nhận xét
-Nghe, nhắc lại
-Quan sát mẫu
-9 giờ
-Làm bài tập
- HS làm miệng : Lúc đó 12 giờ đêm nên chắc chắn trời không nắng.
- HS trả lời : Kim dài chỉ số 12. lúc đó là 6 giờ.
-------------------------------------------------------------------------------@&?----------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012
TIẾT 1-2: ANH VĂN
(GV chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 3: MÔN : TOÁN 	
BÀI : LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu: 	
- Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút). 
- Biết xác định 1/ 2 , 1 /3 của một nhóm đồ vật. 
* Biết đọc rõ ràng các số chỉ giờ trên mặt đồng hồ và làm theo mục tiêu chung
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - BT 1 / 15 SGK
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm học sinh.
- 2 HS lên bảng làm.
B. Dạy - học bài mới: (30’)
 1. Giới thiệu bài (2’)
 Hoạt động 1: (9’)Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: VBT/ 20
- Yêu cầu hs suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm.
- Lớp làm VBT.
* HS làm bài
- Đổi chéo vở chữa bài.
Hoạt động 2: (9’) 
 Bài tập 2:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu hs đọc tóm tắt, dựa vào tóm tắt, đọc đề toán.
-Yêu cầu hs suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm.
- 1 hs đọc.
- Mỗi chiếc thuyền chở 4 người . Hỏi 5 thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người ?
- 1 hs lên bảng.
- Lớp làm VBT.
Bài giải:
Năm chiếc thuyền chở được số người là:
54 = 20 ( người )
ĐS: 20 người.
*Đọc bài làm
Hoạt động 3 (10’)Bài tập 3:
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Hs quan sát.
- Lớp làm VBT.
* Làm vào vở
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ,về bảng nhân, chia đã học.
**************************************
TIẾT 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(GV chuyên dạy)
**************************************
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích yêu cầu:
- Tổng kết, đánh giá tuần 3
- Triển khai xây dựng nề nếp tuần 4
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
* Tổng kết các hoạt động tuần 3:
- GV nêu nhiệm vụ 
- GV nhận xét chung các mặt:
Ưu điểm:
+ Đi học đều, đúng giờ
+ Học bài và làm bài đầy đủ
+ Đa số có đủ đồ dùng học tập...
Tồn tại: 
+ Một vài em chưa có đủ đồ dùng học tập
+ Trực nhật chưa tốt...
* Sinh hoạt tập thể
- GV tập cho HS một số trò chơi giải trí
* Phương hướng tuần 4:
- Ổn định mọi nề nếp,đem đủ đồ dùng học tập
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp,thực hiện đúng các nội quy lớp.
- Lớp Trưởng báo cáo tình hình của lớp
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_3_truong_thi_ha.doc