Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Buổi 2

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Buổi 2

Luyện tập làm văn

Kể lại buổi đầu em đi học.

I. Mục tiêu:

 - Rèn kĩ năng nói: kể lại đúng câu chuyện

 - Rèn kĩ năng viết: viết đoạn văn ngắn (5-7câu) ghi lại kỉ niệm về buổi đầu em đi học.

II. Hoạt động trên lớp

 A.Bài cũ:

- 1 HS đọc lại đoạn viết của mình về: Ghi lại nội dung câu chuyện Bài tập làm văn bằng 4-5 câu.

- Nhận xét, đánh giá.

 B.Bài mới: Giới thiệu.

 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Viết đoạn văn từ 5- 7 câu kể lại buổi đầu em đi học.

 - Hướng dẫn:

 

docx 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 HS K đọc - Giáo viên Hướng dẫn lại cách đọc	
- HS đọc nối tiếp câu (1 lần – HSY- Giáo viên hướng dẫn từ khó nếu HS đọc sai)
 ? Bài này được chia thành mấy đoạn?
 - HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp hỏi lại một số cõu hỏi cuối bài.
b.Luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu , nêu Y/c đọc: Đọc theo vai. 
- HS đọc trong nhóm theo hình thức phân vai .
- Giáo viên cho các nhóm thi đọc 
- Nhận xét (HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương)
Bài: Cuộc họp của chữ viết.
- Dạy tương tự như trên.
III.Củng cố – dặn dò:
 - HS nêu lại nội dung 
 - Nhận xét tiết học
******************************
Tuần 7. Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012.
Luyện tập làm văn
Kể lại buổi đầu em đi học.
I. Mục tiêu: 
 - Rèn kĩ năng nói: kể lại đúng câu chuyện 
 - Rèn kĩ năng viết: viết đoạn văn ngắn (5-7câu) ghi lại kỉ niệm về buổi đầu em đi học.
II. Hoạt động trên lớp
 A.Bài cũ: 
- 1 HS đọc lại đoạn viết của mình về: Ghi lại nội dung câu chuyện Bài tập làm văn bằng 4-5 câu.
- Nhận xét, đánh giá.
 B.Bài mới: Giới thiệu.
 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Viết đoạn văn từ 5- 7 câu kể lại buổi đầu em đi học.
 - Hướng dẫn: 
 ? Buổi đầu em đi học là lúc em vào học lớp mấy? ( buổi đầu vào học lớp 1).
 ? Hôm đó vào thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy, buổi sáng hay buổi chiều? 
 ? Trước khi đi em chuẩn bị như thế nào?( dậy sớm làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chuẩn bị quần áo, sách vở, giầy dép,)
 ? Xuất phất lúc mấy giờ? Thời tiết lúc đó thế nào? Bố, mẹ hay anh chị dẫn em đi? Đi bằng phương tiện gì?
? Khi đến trường: Cảm giác của em ra sao?(bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt hay vui mừng, phấn khởi, háo hức). Bước vào lớp, vào chỗ ngồi, cảm xúc lúc đó như thế nào?
 - Nhắc các em viết giản dị, chân thật.
 - Học sinh viết bài và trình bày bài trước lớp
 - Nhận xét, đánh giá.
 - GV chấm một số bài và sửa lỗi cụ thể cho từng em.
 - Gọi một số HS có đoạn viết hay, có tính sáng tạo đọc to trước lớp cho cả lớp nghe
C. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học
Luyện luyện từ và câu.
Ôn tập
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố, rèn kĩ năng sử dụng các cụm từ chỉ “thời gian” trong những câu văn cụ thể.
 - Củng cố, rèn kĩ năng xác định bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? Vì sao?
 - Củng cố, rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu.
II. Hoạt động trên lớp
Bài 1: Em hãy dùng cụm từ: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ để thay thế cho cho cụm từ khi nào dưới đây:
a/ Khi nào lớp bạn đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng? ( lúc nào, bao giờ)
b/Khi nào bạn về thăm ông bà? (tháng mấy)
c/ Bạn vẽ bức tranh này khi nào? ( lúc nào)
d/ Khi nào chúng mình đi thăm cô giáo? ( lúc nào, mấy giờ)
 Lưu ý HS: từ mấy giờ và lúc nào là chỉ thời gian gần, 
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào?
Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn.
Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:
- Hoa gạo nở đỏ rực trên những cành cây.(Hoa gạo nở như thếnào trên những cành cây.
- Đàn cò đậu trắng xóa trên cánh đồng.(Đàn cò đậu như thế nào trên cánh đồng.)
Bài 4: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a/ Những cây hoa héo tàn vì không được tưới nước.
b/ Vì nắng to, cánh đồng nứt nẻ.
c/ Vì ham chơi, Hà bị điểm kém.
d/ Thỏ thua rùa vì quá chủ quan.
Luyện toán
Luyện tập( 2 tiết)
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố,rèn kĩ năng thực hiện phép chia về chia hết, chia có dư.
 - Nhớ được đặc điểm của số dư: số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
II. Hoạt động trên lớp
 A.Bài cũ: : 
 - 2 Học sinh lên bảng làm (đặt tính, tính)
 36 : 6 = 6 50 : 7 = 7 dư 1
 - Nhận xét
 ? Phép chia 36 cho 6 được gọi là phép chia gì?
 ? Phép chia 49 cho 7 được gọi là phép chia gì?
 B. Bài mới: Giới thiệu : Ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư. 
1. Hướng dẫn HS làm bài tập sách giáo khoa
 Bài1: - Gv ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, 2 HS/ lượt lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
 17 2 35 4 42 5 58 6
 16 8 32 8 40 8 54 9
 1 3 2 4	
 ? Em có nhận xét gì về các phép chia vừa thực hiện?
 ? Hãy so sánh số dư và số chia trong các phép tính trên?
 KL: Củng cố về phép chia có dư, đặc điểm của số dư trong phép chia có dư.
Bài 2: - Tương tự bài 1.( làm 2 cột đầu)
Bài3: Học sinh đọc thầm đề toán rồi giải
Bài giải
Số học sinh giỏi của lớp đó là:
27 : 3 = 9 (học sinh)
Đáp số: 9 học sinh
* Bài 4: a. Trả lời: Trong các phép chia có dư với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là 2.
 Mở rộng: Trong các phép chia có dư với số chia là 4 thì số dư lớn nhất là 3.
 Trong các phép chia có dư với số chia là 5 thì số dư lớn nhất là 4.
 Trong các phép chia có dư với số chia là 6 thì số dư lớn nhất là 5.
 v.v 
 GV: Để giúp các em hiểu hơn bài này, hãy thực hiện tính rồi viết theo mẫu sau đây: 
 b. 17 2 26 3 31 : 4 49 5 
 16 8 
 1 
 17 : 2 = 8 (dư 1)  . 
* Bài5: Hùng gấp được 24 cái thuyền, Dũng gấp được số thuyền bằng nữa số thuyền của Hùng. Hỏi: 
 a. Dũng gấp được bao nhiêu cái thuyền?
 b. cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền?
 - Học sinh đọc bài tập - làm bài vào vở – Chấm bài
Bài giải
Số thuyền Dũng gấp được số cái thuyền là:
24 : 2 = 12 (cái)
Cả hai bạn gấp được số cái thuyền là:
24 + 12 = 36 (cái)
Đáp số: 12 cái thuyền; 36 cái thuyền
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
*******************************
 Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2012.
Luyện toán
Bảng nhân 7
I.Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
II.Hoạt động dạy và học:
A.Bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6.
 Hỏi 1 số phép tính trong bảng.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính, Gv kết hợp ghi bảng( theo thứ tự bảng nhân 7)
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bộ sau đó tổ chức cho HS HTL bảng nhân 7. 
 Kl: Củng cố bảng nhân 7
Bài 2: - HS tự đọc đề và làm bài – 1 HS lên bảng trình bày. GV chấm điểm một số bài.
Bài giải
4 tuần lễ có số ngày là:
4 x 7 = 28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày.
Bài 3: - 1 HS đọc Y/c của bài.
- GV cho HS đếm thêm 7 theo nhóm bàn, sau đó gọi một số HS thực hiện đếm trước lớp.
- Gv kẻ bảng như SGK, Y/c 1 HS lên bảng điền số vào ô trống.
7
14
21
42
63
- HS kẻ bảng, làm bài vào vở. 
 Kl: Củng cố bảng nhân 7
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Luyện toán.
Luyện tập.
I. Mục tiêu
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán.
- Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
II. Hoạt động dạy và học
 A.Bài cũ : 
- gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 7. Hỏi 1 số phép tính trong bảng để kiểm tra mức độ thuộc.
 B. Bài mới :
Bài 1: Tính nhẩm
a. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính, Gv kết hợp ghi bảng
- Gọi 1 số HS nối tiếp ( mỗi em 1 cột) đọc lại toàn bộ .
 Kl: Củng cố bảng nhân 7
b- Tương tự câu a, (GV chỉ cần ghi bảng 3 cột đầu)
 - HD HS rút ra nhận xét: 
 ? Hãy so sánh kết quả của 7 x 2 và 2 x 7?
 ? Em có nhận xét gì về cách viết của hai thừa số 2 và 7?
 - Tương tự với 4 x 7 và 7 x 4; 7 x 6 và 6 x 7; 
 ? Trong phép nhân, khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì kết quả như thế nào?
(không thay đổi.)
 Kl: Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân 
Bài 2: - HS tự đọc đề và làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- 4 HS lên bảng trình bày. Nhận xét, đánh giá.
 KL: Củng cố cách thực hiện dãy tính từ trái sang phải.
Bài 3: Tương tự bài 2.
Bài 4: - Gv kẻ bảng như SGK
a. ? Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? , ? Có bao nhiêu hàng?
 ? Mỗi hàng có 7 ô vuông và có 4 hàng. Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? Em đã làm thế nào? ( 7 x 4 = 28)
GV: Đây chính là Y/c BT số 4: Viết phép nhân thích hợp tương ứng.
b. ? Bây giờ tính theo cột: Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông? Có bao nhiêu cột? Có tất cả bao nhiêu ô vuông? ( 4 x 7 = 28)
Bài 5: Trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm thi điền nhanh.
a- 28 ; 35 ; 42 ; .... ;.... ;..... ;.... (nhóm 1).( viết theo thứ tự tăng dần)
b- 63 ; 56 ; 49 ;.... ;.... ;..... ;.... (nhóm 3) - ( viết theo thứ tự giảm dần)
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Luyện viết
Luyện chính tả- Thực hành luyện viết.
I. Mục tiêu
 - Rèn chữ viết cho học sinh
 - Nghe-viết đúng chính tả đoạn 1 của bài Lừa và ngựa
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa E-Ê thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng (Ê-đê) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Em thuận anh hoà..... chữ cỡ nhỏ.
II. Hoạt động trên lớp
 A.Bài cũ: HS viết vào giấy nháp các từ ngữ: Xồm xoàm, oái oăm
 B.Bài mới: Giới thiệu
1.Chính tả:
- Nêu mục tiêu bài học: Nghe viết chính tả đoạn 1 của bài Lừa và ngựa.
- 2 HS đọc đoạn viết
- Hướng dẫn HS nhận xét
 ? Bài viết có mấy câu?
- HS viết những tiếng khó có trong bài viết.
- GV đọc HS chép bài vào vở: GV theo dõi, uốn nắn
 - GV đọc - HS tự chữa lỗi
- Chấm bài, nhận xét.
2. Luyện viết chữ đẹp bằng vở thực hành luyện viết.
 - Cho HS quan sát chữ mẫu E- Ê
 - GV hướng dẫn lại cách viết chữ E- Ê
- GV nêu và viết mẫu từ ứng dụng, HD HS cách viết từ ứng dụng
 - HS thực hành viết vào vở thực hành
 - GV quan sát giúp đỡ HS
 - GV chấm bài – Nhận xét
C. Củng cố – Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Biểu dương những HS viết đúng, viết đẹp.
Luyện Tập làm văn.
Kể chuyện Trận bóng dưới lòng đường.
I. Mục tiêu: 
 - Rèn kĩ năng nói qua việc kể lại câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật, nhớ nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được câu chuyện thành một đoạn văn ngắn chừng 7-9 câu.
II. Đồ dùng
 - Tranh SGK: trận bóng dưới lòng đường.
III. Hoạt động trên lớp
 A. Bài cũ: 1 HS đọc đơn xin phép nghỉ học.
 B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Kể chuyện 
- HS đọc yêu cầu bài: Kể lại nội dung câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường ( theo lời của 1 nhân vật) 
- Hướng dẫn cách thực hiện.
- 1 HS khỏ kể mẫu, nhắc HS chỉ kể tóm tắt chuyện. 
- HS thi kể- Nhận xét.
HĐ2. ghi lại nội dung câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu bài: Ghi lại nội dung câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường ( theo lời của 1 nhân vật) bằng 7- 9 câu.
- HD HS ghi lại nội dung câu chuyện theo Y/c.
- Nhắc HS chữ đầu đoạn phải viết lùi vào 1 ô.
- GV chấm điểm một số bài.
 VD: Theo lời của Quang: 
 Vào chiều chủ nhật vừa rồi, tớ cùng Vũ, Long và một số bạn nữa rủ nhau đi đá bóng. Sân bóng là lòng đường trước nhà Vũ. Trận bóng vừa bắt đầu thì tớ cướp được bóng, tớ liền chuyền sang cho Vũ, Vũ chuyền ngay cho Long. Long dốc bóng lao về phía đối phương nên tí nữa đã lao vào xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn sợ xanh mặt và bỏ chạy. Nhưng chỉ được một lát, hết sợ, chúng tớ lại tiếp tục chơi. Lần này, tớ quyết định chơi bóng bổng. Quả bóng lao vút lên nhưng lệch hướng, bay lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già khiến cho cụ ngã xuống. Cả bọn hoảng sợ, chạy hết. Riêng tớ sợ tái cả người khi nhìn lại ông cụ đang được một bác đứng tuổi đỡ lên xe xích lô sao giống ông nội của mình. Tớ liền chạy theo vừa mếu máo, vừa xin lỗi. 
IV.Củng cố dặn dò
 - Ghi nhớ cách viết đoạn văn.
 - Kể chuyện Bài tập làm văn cho người thân nghe.
******************************
 Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012.
Luyện toán.
Gấp một số lên nhiều lần.
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Rèn KN thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần.
- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên 1 số lần.
* HS K-g: làm thêm một số bài tập nâng cao.
II.Đồ dùng.
- Bảng phụ ghi nội dung BT3
III. Hoạt động dạy và học:
 A.Bài cũ : Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 7.
 B. Bài mới :
1. Ôn lại kiến thức.
 ? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
 ? Muốn gấp 3 lên 6 lần ta làm thế nào và kết quả là bao nhiêu?
- Nhận xét, đánh giá.
 GV: Rèn KN thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
2.Thực hành : các BT SGK – T33.
Bài 1: - 1HS đọc nội dung bài toán.
- GV vừa hỏi vừa tóm tắt bài toán bằng 
vẽ sơ đồ lên bảng.
 ? Bài toán cho biết em năm nay bao nhiêu tuổi? ( 6 tuổi) 
 ? Bài toán còn cho biết gì? ( tuổi chị gấp 2 lần tuổi em)
 ? Bài toán hỏi gì? 
 ? Muốn tìm tuổi chị ta làm thế nào?
 ? Việc tìm tuổi chị chính là chúng ta đã gấp mấy lên mấy lần? ( gấp 2 lên 6 lần).
- 1 HS lên bảng trình bày, lớp làm vở.
Bài giải:
Tuổi của chị là: 6 x 2 = 12 ( tuổi)
Đáp số: 12 tuổi.
Bài 2: - HS tự đọc đề bài.
 ? làm thế nào để biết mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
 ? Việc tìm số cam mẹ hái chính là chúng ta đã gấp mấy lên mấy lần? ( gấp 7 lên 5 lần).
 - HS tự trình bày vào vở. Gv theo dõi, giúp đỡ thêm.
 KL: Củng cố gấp 1 số lên một số lần.
Bài 3: - 1 HS đọc Y/c 
 - GV treo bảng phụ, Y/c HS Q/s bảng, chú ý cột thứ nhất.
Số đã cho
3
6
4
7
5
0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị
8
Gấp 5 lần số đã cho
15
 - Gv chỉ vào ô có số 8 và hỏi: Tại sao ở đây là số 8? 
Giảng: Vì dòng này cho biết nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị, có nghĩa là: ta lấy số ở dòng trên( số đã cho) cộng thêm 5 thì được số dòng dưới ( tương ứng cột), cụ thể lấy 3 + 5 = 8)
- Tương tự Gv chỉ voà ô có số 15 và hỏi: Tại sao ở đây là số 15?
Giảng: Vì dòng này cho biết gấp 5 lần số đã cho, có nghĩa là: ta lấy số ở dòng trên( chỉ vào số 3 - số đã cho) nhân với 5 thì được số dòng này ( tương ứng cột).
 ? Vậy để điền được số ở dòng thứ hai ta làm thế nào? ( lấy số dòng đầu - số đã cho cộng thêm 5 )
 ? Để điền được số ở dòng cuối cùng ta làm thế nào? ( lấy số dòng đầu- số đã cho nhân với 5).
- Gọi 2 HS tìm số ở cột tiếp theo.
- Cho HS thi điền số nhanh theo nhóm 4.( phát bảng nhóm cho các nhóm)
Đáp án:
Số đã cho
3
6
4
7
5
0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị
8
11
9
12
10
5
Gấp 5 lần số đã cho
15
30
20
35
25
0
 KL: Củng cố nhiều hơn 1 số đơn vị và gấp 1 số lần.
* Bài 4: Dành cho HSK-G:
 Con hái được 7 quả cam. mẹ hái được số cam bằng 8 lần số cam của con bớt đi 6 quả. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt: 7 quả
 Số cam của con : 6 quả
 Số cam của mẹ: 
 Số cam của mẹ bớt đi 6 quả.
Bài giải.
 8 lần số cam mẹ hái là: Số cam mẹ hái được là:
 8 x 7 = 56( quả) 8 x 7 – 6 = 50 ( quả)
 Số cam mẹ hái là Đáp số: 50 quả.
 56 – 6 = 50( quả)
 Đáp số: 50 quả.
C. Củng cố, dặn dò.
 ? Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào?
 - GV nhận xét giờ học.
Toán.
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố và vận dụng về gấp 1 số lên nhiều lần và nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
II. Hoạt động dạy và học :
 A.Bài cũ : - GV nêu Y/c: Gấp các số sau lên 7 lần: 3; 8; 6
 - Gọi 3 HS nêu kết quả.
 - Nhận xét, đánh giá. 
 B.Thực hành.
 Bài 1 : - HS nhìn sách, nối tiếp nêu kết quả.
 Ví dụ : 4 gấp 6 lần được 4 x 6 = 24.
 - Nhận xét, kết luận.
 Bài 2 : - GV nêu Y/c Bt và ghi lần lượt từng phép tính lên bảng 
 - HS làm bài trên bảng con. Gv kết hợp Y/c 1 số HS nêu cách tính.
 KL: Củng cố về nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số )
Bài 3 : - HS tự đọc bài và làm bài.
- Gv chấm điểm một số bài.
 - 1 HS lên bảng chữa bài : 
Bài giải
Số bạn nữ tham gia buổi tập múa là :
 6 x 3 = 18 ( bạn )
Đáp số : 18 bạn 
- HS nhận xét bài giải của bạn.
 KL: Củng cố về giải toán
Bài 4: - Y/c HS thực hiện lần lượt từng Y/c của bài.
 b. ? CD dài gấp đôi AB có nghĩa CD dài bao nhiêu cm? ( 6 x 2 = 12cm)
 c. ? MN dài bằng 1/3 AB vậy MN dài bao nhiêu cm? (6: 3= 2cm)
 - 1 HS lên bảng trình bày. - Nhận xét,
* Bài 5: Dành cho HSK-G: Em Tí năm nay 6 tuổi. Tuổi bố bằng 5 lần tuổi Tí cộng với 9. Hỏi bố bao nhiêu tuổi? 
Tóm tắt: 6 tuổi
 Tuổi Tí : 
 5 lần tuổi Tí 9 tuổi
 Tuổi bố
Bài giải.
Cách 1 Cách 2
 5 lần tuổi Tí là: Số tuổi của bố là
 6 x 5 = 30 (tuổi) 6 x 5 + 9 = 39 (tuổi)
 Số tuổi của bố là: Đáp số: 39 tuổi
 30 + 9 = 39 (tuổi)
 Đáp số: 39 tuổi
 C. Củng cố - dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học 
Luyện luyện từ và câu.
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái - So sánh.
I. Mục tiêu.
 - Củng cố về từ chỉ HĐ, trạng thái; tìm được các từ chỉ HĐ, trạng thái trong bài tập đọc,
 bài tập làm văn.
- Biết thêm và bước đầu rèn KN sử dụng kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
II. Hoạt động dạy và học.
 A. Bài cũ: - Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong câu thơ sau:
 Trẻ em như búp trên cành.
 ? Các hình ảnh so sánh trong câu thơ trên là kiểu so sánh gì? (so sánh giữa sự vật và con người )
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
 1 Giới thiệu bài: Ôn về từ chỉ HĐ, trạng thái; ôn về so sánh.
 2. Thực hành.
Bài 1: Gạch chân các hình ảnh so sánh và ghi lại từ so sánh trong các câu văn sau:
 a. Mỗi bông hoa cỏ may như một các tháp xinh xắn, lộng lẫy, nhiều tầng.
 b. Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
 c. Quả nhót chín hồng
Như chiếc đèn lồng
Đón chào mùa hạ.
 d. Nếu mẹ tan thành ánh trăng
Thì con ơi, con hãy là đồng lúa.
ánh trăng mơn man, đồng lúa rì rào
Mẹ con mình cùng hát
Những bài ca không lời đẫm sương.
- HD HS xác địnhY/c: 
+ bài Y/c ta làm những việc gì? ( 2 việc: việc 1: gạch chân các hình ảnh so sánh; 
việc 2: ghi lại từ so sánh)
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở.
Đáp án. 
 a. Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn, lộng lẫy, nhiều tầng. Từ ss: như
b. Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Từ ss: như.
c. Quả nhót chín hồng
 Như chiếc đèn lồng
 Đón chào mùa hạ. Từ ss: như
d. Nếu mẹ tan thành ánh trăng
Thì con ơi, con hãy là đồng lúa.
ánh trăng mơn man, đồng lúa rì rào
Mẹ con mình cùng hát
 Những bài ca không lời đẫm sương. Từ ss: tan thành, hãy là.
Bài 2: Tìm trong bài thơ các từ chỉ hoạt động , thái độ.
Các bạn và bé.
Ong hút mật hoa
Gà vui nhặt thóc
Vịt mò cua ốc
Tằm tìm lá dâu
Chú bê áo nâu
Hả hê gặm cỏ
Còn anh nhím nhỏ
Nhặt nấm, trái cây
 Đàn kiến suốt ngày
Rủ nhau cõng gạo
Chị Gà đi dạo
Để trứng chuột khiêng
Anh Mèo lặng yên
Mải mê rình cá
bé chăm học quá
Cả nhà đều yêu.
- HD HS xác địnhY/c: 
+ bài Y/c ta làm những việc gì? ( 2 việc: việc 1: tìm từ chỉ HĐ; việc 2: tìm từ chỉ thái độ)
- HS thảo luận theo nhóm 4, 1 nhóm trình bày. các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, lớp ghi bài vào vở.
 Đáp án
Từ chỉ hoạt động
hút, nhặt, mò, tìm, gặm,nhặt, rủ, cõng, đi, khiêng, rình 
Từ chỉ thái độ
 vui , hả hê, lặng yên, mải mê, yêu.
C. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ cách so sánh, các từ so sánh.
Luyện tập đọc
Trận bóng dưới lòng đường - Bận.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng. 
- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật 
II. Hoạt động trên lớp
Bài cũ: HS nhắc lại tên hai bài TĐ đã học
 B Bài mới: Giới thiệu bài
1. Bài: Trận bóng dưới lòng đường.
a. Luyện đọc
- 1 HS K đọc - Giáo viên Hướng dẫn lại cách đọc
- HS đọc nối tiếp câu (1 lần – HSY- Giáo viên hướng dẫn từ khó nếu HS đọc sai)
 ? Bài này được chia thành mấy đoạn?
 - HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp hỏi lại một số cõu hỏi cuối bài.
b.Luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu. 
 ? Truyện có mấy nhân vật ?
- GVnêu Y/c đọc: Đọc theo vai. 	
- HS đọc trong nhóm theo hình thức phân vai .
- Giáo viên cho các nhóm thi đọc 
- Nhận xét (HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương)
2. Bài: Bận.
a. Luyện đọc
- 1 HS K đọc - Giáo viên Hướng dẫn lại cách đọc
- HS đọc nối tiếp câu (1 lần – HSY- Giáo viên hướng dẫn từ khó nếu HS đọc sai)
 ? Bài này có mấy khổ thơ?
 - HS đọc nối tiếp theo khổ – GV kết hợp hỏi lại một số cõu hỏi cuối bài.
b.Luyện đọc HTL
- GV đọc mẫu,nêu Y/c đọc: Đọc TL 
- HS đọc trong nhóm 
- Giáo viên cho các nhóm thi đọc 
- Nhận xét (HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương)
III.Củng cố – dặn dò: - HS nêu lại nội dung - Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an tang buoi lop 3.docx