Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 33 - Hoàng Thu Huyền

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 33 - Hoàng Thu Huyền

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ).

 

doc 76 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 33 - Hoàng Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33:
 Ngày soạn : 25 /4/2010. Ngày dạy : Thứ hai , ngày 3/5/2010
Tập đọc – Kể chuyện ( 2 tiết )
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ).
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
- Hiểu các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian  
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
3. Thái độ:
- DGHS sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc gì.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
- Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Con cò 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
+ Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò.
+ Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Bầu trời và mặt đất là chủ điểm cung cấp những hiểu các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con biết về người với thế giới tự nhiên xung quanh.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi 
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ?
Giáo viên giới thiệu truyện Cóc kiện Trời: Có nhiều em đã nhìn thấy con Cóc. Đó là một con vật nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xíu và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu:
Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho
Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cóc kiện Trời” qua đó các em sẽ hiểu được cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta: lẽ phải bao giờ cũng thắng. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài:
Đoạn 1: giọng kể khoan thai
Đoạn 2: giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn: một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,
Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi 
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
+ Kể lại cuộc chiến giữa hai bên.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
Giáo viên nói thêm: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động thiên đình.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi:
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh đọc truyện phân vai: người dẫn chuyện, Cóc, Trời
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh ( 20’ ) 
Mục tiêu: Giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động
Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
Giáo viên lưu ý học sinh: trong truyện có nhiều nhân vật, các em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời nhân vật đó.
Giáo viên lưu ý học sinh: khi kể lại truyện bằng lời của một nhân vật, ta cần xưng hô là tôi.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ).
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong, hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang hốt hoảng.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- Học sinh đọc tiếp nối 1 lượt bài
Cá nhân
Cá nhân.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa.
Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
 Học sinh thảo luận 
cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời
Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Học sinh đọc chuyện phân vai
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Câu chuyện được kể theo lời của một nhân vật trong truyện.
Học sinh tiếp nối nhau trả lời.
Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời.
Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời.
Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc.
Tranh 4: Trời làm mưa.
Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
Cá nhân
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ): GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 CHỮ KÍ BGH
 Ngày soạn : 25 /4/2010. Ngày dạy : Thứ ba , ngày 4/5 /2010
Chính tả
( Nghe - viết )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp tóm tắt truyện Cóc kiện Trời. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam Á.
Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: s/x ; o/ô.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT 2,3
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: vừa vặn, dùi trống, dịu giọng.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫ ...  những cách nhân hoá được tác giả sử dụng
 - Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
3.Thái độ : Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
1GV : Bảng phụ viết nội dung BT.
2HS : Vở viết.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1Khởi động : ( 1’ ) 
2Ôn tập :( 73’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập sau :
Caâu 1:: Tìm có trong đoạn văn sau :
 Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm , một bông hoa
rập rờn trước gió . Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng , khum khum , úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát . Bé bước ra v quá ! ’’
ườn khẽ reo lên : " Ôi ! Bông hồng đẹp
Caâu 2: a , Gaïch döôùi hình aûnh so saùnh trong caùc caâu thô sau : 
Laù thoâng nhö theå chuøm kim
Reo leân trong gioù moät nghìn aâm thanh
Laù luùa laø löôõi kieám cong
Vaây quanh baûo veä moät boâng luùa vaøng
Laù chuoái laø nhöõng con taøu
Boàng beành chôû naëng moät maøu gioù traêng
 Câu 3 :(2đ) : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân .
Cứ mỗi khi qua đường , mẹ lại nắm chặt lấy tay em .
Khi mẹ vắng nhà , em quét sân và quét cổng.
Bạn Lan ngoan , hiền và học giỏi.
Câu 4 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân : 
a, Mấy bạn học trò đang chơi đá cầu .
b, Mẹ em rất hiền .
c, Buổi sáng , em thường tập thể dục cùng mẹ .
d, Mẹ em là giáo viên tiểu học
Câu 5 : Dùng dấu gạch chéo để tách giữa hai bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ( cái gì , con gì ), và bộ phận câu trả lời câu hỏi là gì ( Làmgì , thế nào ) trong mỗi câu sau:
a, Tổ ong mật vừa chắc chắn , vừa ấm áp .
b, Mẹ tôi đan nón lá cọ , làn cọ xuất khẩu
d, Mẹ em là giáo viên tiểu học .
e,Mấy bạn học trò đang chơi đá cầu . 
Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân .
Cứ mỗi khi qua đường , mẹ lại nắm chặt lấy tay em .
Khi mẹ vắng nhà , em quét sân và quét cổng.
Q,Bạn Lan ngoan , hiền và học giỏi
Câu 6 : Ngắt đoạn văn sau thành câu và đặt dấu phẩy , dấu chấm cho phù hợp
 ( Viết lại đoạn văn cho đúng ngữ pháp) 
 Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều theo ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 
- Cho HS làm bài 
- Cho HS đọc kết quả làm bài 
- Giáo viên nhận xét , kết luận câu trả lời đúng
- Hát
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- HS đọc kết quả làm bài 
Từchỉđặcđiểm: 
Từchỉhoạtđộng,trạngthái :
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- HS đọc kết quả làm bài 
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- HS đọc kết quả làm bài 
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- 8 HS lên bảng làm bài
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập 
-HS làm bài 
- 1 HS lên bảng làm bài
3.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học 
 Luyện chữ 
I/ Mục tiêu : 
- Giúp Hs luyện viết đúng ,viết đẹp đoạn 2 bài Cóc kiện trời bằng kiểu chữ đứng nét đều
- Rèn tính cẩn thận cho HS
II/ Chuẩn bị :
1GV : Bảng phụ viết nội dung bài viết.Mẫu chữ ( BĐD)
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1Khởi động : ( 1’ ) 
- Hát
2Hướng dẫn HS luyện viết: ( 30’)
-GV nêu yêu cầu giờ học 
- GV treo mẫu chữ 
- HS quan sát nêu :
+ Mẫu chữ, kiểu chữ 
+ Độ cao của các con chữ 
+ Qui tắc viết kiểu chữ nét đều
- Gv viết mẫu câu đầu bài , cho hs nhận xét : 
+Vị trí viết câu dầu bài 
+ Cỡ chữ
+ Độ cao các con chữ 
+Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ , giữa các chữ trong một dòng
- HS quan sát , nêu ý kiến .Gv kết luận :
+ Viết giữa trang vở
+ Cỡ chữ nhỏ
+ Chữ C , k ,T cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Cho hs luyện viết : - GV đọc bài viết 
- 2 hs đọc bài viết
- Gv đọc bài cho hs viết
 - GV thu bài chấm , nhận xét 
3. Tổ chức cho hs xem bài viết đẹp(5’ ) : GV cho học sinh xem những bài viết đẹp của HS trong lớp
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học 
	 CHỮ KÍ BGH
 Ngày soạn : 25 /4/2010. Ngày dạy : Thứ sáu , ngày 7/5/2010
	Tập Việt : Tập làm văn ( 2 tiết )
	I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Ôn luyện về văn kể chuyện: Nói, viết về một người lao động ; Kể về một trò vui trong ngày hội
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng trình bày một bài văn kể chuyện
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc hoặc lao động chân tay mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó ).
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
- Biết kể về một trò vui trong ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
3.Thái độ : Thông qua môn học, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
1GV : Bảng phụ viết nội dung câu hỏi gợi ý.
2HS : Vở viết.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
.1Khởi động : ( 1’ )
2Hướng dẫn học sinh ôn tậpi :
Giới thiệu bài: Nói, viết về một người lao động và một trò vui trong ngày hội ( 1’ )
Hoạt động 1: Nói về một người lao động (13’)
Mục tiêu : Kể được một vài điều về một người lao động trí óc hoặc lao động chân tay mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó )
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh kể tên một số nghề lao động 
Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị ), một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim
Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trên bảng phụ:
+ Người đó tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+ Người đó làm việc như thế nào ?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không ?
Giáo viên cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về một người lao động trí óc
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : Giúp học sinh viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể về một trò vui trong ngày hội ( 20’ )
Mục tiêu: Kể về một trò vui trong ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
-Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể về một trò chơi trong ngày hội.
-Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Em chọn kể về trò chơi nào , trong ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Em thích trò chơi nào nhất ? Trò đó như thế nào ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về trò chơi đó và về ngày hội đó ?
-Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
-Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể cho bạn bên cạnh nghe. 
-Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp
-Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
-Cho học sinh làm bài
-Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Hát
- Học sinh đọc bài
Học sinh nêu. 
Bác sĩ, Giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu . làm ruộng , chăn nuôi , đi biển , thợ xây , may hàng thêu , thợ may
Học sinh đọc
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Học sinh tiếp nối nhau kể lại 
Học sinh đọc 
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh kể:,
- Học sinh kể
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
Học sinh đọc bài
Cá nhân
3.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học 
 Luyện chữ 
I/ Mục tiêu : 
- Giúp Hs luyện viết đúng ,viết đẹp đoạn 3 bài Cóc kiện trời bằng kiểu chữ đứng nét thanh , nét đậm
- Rèn tính cẩn thận cho HS
II/ Chuẩn bị :
1GV : Bảng phụ viết nội dung bài viết.Mẫu chữ ( BĐD)
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1Khởi động : ( 1’ ) 
- Hát
2Hướng dẫn HS luyện viết: ( 30’)
-GV nêu yêu cầu giờ học 
- GV treo mẫu chữ 
- HS quan sát nêu :
+ Mẫu chữ, kiểu chữ 
+ Độ cao của các con chữ 
+ Qui tắc viết kiểu chữ đứng nét thanh , nét đậm
- Gv viết mẫu câu đầu bài , cho hs nhận xét : 
+Vị trí viết câu đầu bài 
+ Cỡ chữ
+ Độ cao các con chữ 
+ Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ , giữa các chữ trong một dòng
+ Cách trình bày các câu đối thoại
- HS quan sát , nêu ý kiến . Gv kết luận :
+ Viết giữa trang vở
+ Cỡ chữ nhỏ
+ Chữ C , k ,T cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
+ Các câu thoại xuống dòng, gạch đầu dòng , viết hoa chữ cái đầu dòng
- Cho hs luyện viết : - GV đọc bài viết 
- 2 hs đọc bài viết
- Gv đọc bài cho hs viết
 - GV thu bài chấm , nhận xét 
3 .Tổ chức cho hs xem bài viết đẹp( 5’ ): GV cho học sinh xem những bài viết đẹp của HS trong lớp
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học 
	 CHỮ KÍ BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_33_hoang_thu_huyen.doc