Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, quả quyết.

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B/ Kể chuyện:

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Dành cho HS khá, giỏi: Học sinh khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

C / Kĩ năng sống: - Tự nhận thức ; xác định giá trị cá nhân .

- Ra quyết định .Đảm nhận trách nhiệm .

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạt truyện.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Buổi sáng: Tuần 5
 Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2011.
 Tập đọc- Kể chuyện.
 Người lính dũng cảm.
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, quả quyết.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B/ Kể chuyện:
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
- Dành cho HS khá, giỏi: Học sinh khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
C / Kĩ năng sống: - Tự nhận thức ; xác định giá trị cá nhân .
- Ra quyết định .Đảm nhận trách nhiệm .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạt truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
 Tập đọc.
A/Bài cũ : 5’.
- 2 HS đọc nối tiếp bài: Ông ngoại và trả lời câu hỏi 2 ở SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 30’
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2/ Luyện đọc:
a- GV đọc toàn bài.
b- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trớc lớp.
 + GV lưu ý HS đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi.
 + HS tìm hiểu nghĩa từ khó trong bài.
 + Đặt câu với từ: Thủ lĩnh, quả quyết.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
 + 4 nhóm tiếp nối đọc 4 đoạn của truyện.
 + 1 HS đọc lại toàn truyện.
 Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: 15’
- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lổ hỗng dưới chân rào.?
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong trường?
- Vì sao chú lính nhỏ “ run lên” khi nghe thầy giáo hỏi?
- Ai là ngời lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao ?
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? vì sao?
4/ Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẩu 1 đoạn trong bài. Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đúng, đọc hay.
 “ Viên tướng........ dũng cảm”
 4 - 5 HS thi đọc đoạn văn.
- 4 HS phân vai, đọc lại truyện theo vai.
Kể chuyện. 18’
1/ GV nêu nhiệm vụ:
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
- HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạt trong SGK.
- Mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện.
- Sau mỗi lần HS kể, GV cùng HS nhận xét.
1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện,GV nhận xét cho điểm.
 C/Củng cố, dặn dò. 2’
 -GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------
 Toán
 Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
 ( có nhớ)
I/ Mục tiêu: 
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.( có nhớ).
- Vận dụng vào giải bài toán có một phép nhân .
- Các bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4) Bài 2,3.
- Dành cho HS khá, giỏi:Bài 1(cột 3).
II/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’. 
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
 13 x 3 11 x 6.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng: 26 x 3.
- Gọi HS lên bảng đặt tính ( viết phép nhân theo cột dọc).
 26
 x 3
 78
- Lưu ý HS viết 3 thẳng cột với 6, dấu x ở giữa 2 dòng.
- Hướng dẫn HS tính: ( Nhân từ phải sang trái).
 3 nhân 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1.
 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 Vậy : 26 x 3 = 78.
- Cho vài HS nêu lại cách nhân: 54 x 6 = ?
2/ Thực hành: Hs làm BT 1, 2, 3.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1:Dành cho HS khá, giỏi (cột 3).
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
- Gọi 1 số HS lên bảng, làm 1 số phép tính và nêu cách tính.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
b- Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV tóm tắt lên bảng.
 1 cuộn dài :35 m.
 2 cuộn dài :....m ?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 - Cả lớp làm bài vào vở.
 - Một HS lên bảng chữa bài.
 Giải
 2 cuộn vải như thế dài số mét là;
 35 x 2 = 70 (mét)
 Đáp số: 70 mét.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài: Tìm x: 2 HS nêu cách giải. GV ghi bảng.
 a ) x : 6 = 12 b ) x : 4 =23 
 ( HS nêu cách tìm SBC chưa biết).
 - Học sinh làm bài vào vở.
 - GV chấm một số bài cho HS – Nêu nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: 2’.
GV nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------ 
 Tự nhiên xã hội.
 Phòng bệnh tim mạch.
I/ Mục tiêu: 
- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Dành cho Hs khá ,giỏi: Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
- Kĩ năng sống :+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thờng gặp ở trẻ em .
_ Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- các hình trong SGK trang 20, 21.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’:
- Nêu các hoạt động có lợi cho tim mạch.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ giới thiệu bài.
2/ Các hoạt động.
 * Hoạt động 1: 10’.Động não:
- GV nêu yêu cầu mỗi HS kể tên về tim mạch mà em biết?
Hoạt động 2: 10’. Đóng vai.
- Bớc 1: Làm việc cá nhân: HS quan sát H1, 2, 3 và đọc các câu hỏi tìm hình.
- Bớc 2: Làm việc theo nhóm: HS thảo luận nhóm.
 + ở lứa tuổi nào, HS thờng hay bị bệnh thấp tim?
 + Bệnh thấp tim nguy hiểm nh thế nào?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Bớc 3: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm xung phong đóng vai dựa vào các nhân vật trong hình 1, 2, 3.
Kết luận: Thấp tim là 1 bệnh về tim mạch.
* Hoạt động 3: 10’.Thảo luận nhóm:
- Bớc 1: Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc.
Kết luận: Muốn đề phòng bệnh thấp tim cần phải....( sgk).
C/ Củng cố – dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2011 
Chiều Tập đọc.
 Cuộc họp của chữ viết.
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng: Tấm tắc, dõng dạc.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung và câu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài học.
III/ Hoạt động dạy và học.
A/ Bài cũ: 5’.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện Người lính dũng cảmvà trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
B/Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc:
a-GV đọc bài:
b- Hướng dẫn HS luyện đọc. kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
- 1 HS đọc yêu cầu câu 3, GV chia lớp thành nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4, yêu cầu các nhóm trao đổi, tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp theo ý a, b, c, d.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
4/ Luyện đọc lại:
- GV mời 1 vài HS, mỗi nhóm 4 em, tự phân vai ( người dẫn chuyện , bác chữ A, đám đông, dấu chấm, đọc lại chuyện.)
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.
5/ Củng cố , dăn dò: 2’
- GV nhấn mạnh vai trò của dấu chấm câu.
- Nhận xét tiết học.
 *******************************
 Chính tả
 Người lính dũng cảm.
I/ Mục tiêu:
- Nghe viết chính tả ; Trình bày đúng hình thức văn xuôi .
-Làm đúng bài tập (BT2) a/b.
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô tróng trong bảng bài tập (3) a/b.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’ 
- 3 HS lên bảng viết: Hoa lựu, lũ bướm, con hươu.
- GV nhận xét cho điểm. 
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS tập chép:
a- Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc bài thơ, 2 HS nhìn bảng đọc lại bài.
- Bài văn xuôi?
- Tên riêng được viết như thế nào ?
- Những chữ nào trong bài thơ viết hoa?
- HS tập viết chữ khó vào nháp.
b- HS chép bài vào vở.
c- Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Gv chép lên bảng .
Hs làm miêng , sau đó làm vào vở BT
4/ Củng cố , dăn dò: 2’
- GV nhấn mạnh những lỗi sai của câu.
- Nhận xét tiết học.
 ********************************
 Toán.
 Luyện tập.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. ( có nhớ)
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
 Bài tập cần làm: Bài 1,Bài 2(a,b) Bài 3,4.
- Dành cho HS khá ,giỏi : Bài 2( c).Bài 5.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ: 5’.
- 2HS lên bảng thực hiện: (Đặt tính)
 25 x 6 24 x 5
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : HS làm BT 1, 2(a,b), 3, 4,5
- GV theo dõi, hứơng dẫn HS làm bài. Chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính. Yêu cầu HS nêu cách nhân, GV ghi bảng 1 số phép tính. Nhận xét.
 49 27 57 18 64
 x 2 x 4 x 6 x 5 x 3
b- Bài 2: cột c (Dành cho HS khá, giỏi). Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính.
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
 a) 38 x 2 53 x 4 c ) 84 x 3
 27 x 6 45 x 5 32 x4
 - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai nếu có.
c- Baì 3: Một HS đọc lại đề toán.
 GV tóm tắt lên bảng.
 1 ngày có :24 giờ.
 6 ngày có :....giờ ?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 Một HS lên bảng chữa bài.
 Giải
 6 ngày có số giờ là:
 24 x 6 = 144( giờ)
 Đáp số: 144 giờ
d- Bài 4: GV sử dụng mô hình đồng hồ gọi 3 HS lên bảng quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ : 
 a) 3 giờ 10 phút: b) 8 giờ 20 phút:
 c) 6 giờ 45 phút: d)11 giờ 35 phút:
- Nhận xét và củng cố về cách xem giờ.
 Bài 5: (Dành cho HS khá , giỏi)
*Trò chơi:
- Thi đua nêu nhanh 2 phép nhân có kết quả bằng nhau?
- Tổ chức cho các dãy thi với nhau. ( sử dụng bài tập 5).
- Ví dụ: 4 x 6 = 6 x 4 = 24
 5 x 6 = 6 x 5 = 30
* GV nhận xét.
 C/Củng cố, dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học:
 ***************************************
 Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2011
 Toán.
 Bảng chia 6.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn( có một phép chia 5).
- Bài tập cần làm:1,2,3 trang 24.
- Dành cho HS khá, giỏi . Bài 4.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đò dùng dạy toán.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’ 
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 6.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/Giới thiệu bài: .
 - HS thực hành trên bộ đồ dùng dạy học toán.
 + Cho HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. GV hỏi:
 6 lấy 1 lần đợc mầy? (6) viết bảng 6 x 1 = 6
- Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm 6 (chấm tròn) thì đợc mấy nhóm? ( 1 nhóm) 6 : ... ều hành cuộc họp ?
- GV nhận xét cho điểm.
 B/ Bài mới : 28’
 1/ Giới thiệu bài :
 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
 a- Bài tập 1 : GV nêu yêu cầu : Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật , có cái riêng.
 - Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ?
 - Thời tiết hôm đó như thế nào ? Ai dẫn em đến trường ?
 - Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ?
 - Buổi học đã kết thúc nh thế nào ? 
 - Cảm xúc của em về buổi học đó ?
 Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình .
 3-4 HS thi kể trước lớp .
 b- Bài tập 2 : 1HS đọc yêu cầu 
 - GV nhắc các em viết giản dị , chân thực 
 Sau khi HS viết xong mời 5 -7 em đọc bài viết của mình .
 Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn viết tốt nhất .
 3/ Củng cố - dặn dò : 2’.
- Nhận xét tiết học.
	****************************
 Tự nhiên xã hội.
 Hoạt động bài tiết nước tiểu.
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- Dành cho HS khá, giỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt và hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng sống : Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK ( Tr 22, 23).
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- 1 HS nêu cách phòng bệnh tim mạch.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài.
2/ Các hoạt động:
* Họat động 1: 15’ 
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
 GV yêu cầu HS quan sát H1 SGK để chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV treo hình phóng to lên bảng, yêu cầu HS chỉ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
* Hoạt động 2: 15’.Thảo luận.
- Bước 1: Làm việc cá nhân: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
 + Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
 + Trong nước tiểu có những chất gì?
- Bước 3: Thảo luận cả lớp: HS các nhóm đặt câu hỏi trả lời....
C/ Củng cố, dặn dò. 2’
- Gọi 1 số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này.
 ------------------------------------------------------------------------
 Toán.
 Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
- Các bài tập cần làm: 1,2
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ :5’ 
- 2 HS thực hiện:
 6 x 3 = 6 x 9 =
 18 : 3 = 54 : 9 =
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
 Cho HS đọc lại đề toán.
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo? ( Chị có tất cả 12 cái kẹo)
- Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo thì ta làm thế nào? ( Ta chia 12 cái kẹo thành ba phần bằng nhau, sau đó lấy đi một phần).
- 12 cái kẹo, chia thành ba phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo ?( mỗi phần được 4 cái kẹo ).
- 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
-Vậy muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm thế nào? ( Ta lấy 12 chia cho 3, thương tìm được trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo).
- Gọi một HS lên bảng giải.
 Giải:
 Chị cho em số kẹo là:
 12 : 3= 4( cái kẹo)
 Đ/S : 4 cái kẹo
- Vậy muốn tìm 1 phần mấy của một số ta làm như thế nào? ( Muốn tìm 1 phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần).
- Gọi một số HS đứng dậy đọc.
3/ Luyện tập:
 a- Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết số thích hợp nào vào chỗ chấm?.
a) của 8 kg là ... kg b) của 24 l là ..... l
c) của 35 m là ... m d) của 54 phút là ... phút.
- Gọi bốn HS lên làm.
- GV và HS nhận xét bài và cho điểm.
b- Bài 2: Cho HS đọc đề toán.
- GV tóm tắt lên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho cả lớp giải vào vở.
- Gọi một số HS lên bảng giải.
 Giải:
 Số mét vải cửa hàng đã bán là: 
 40 : 5= 8 ( mét)
 Đ/S: 8 mét.
 - GV chấm một số bài nhận xét.
C/ Củng cố, dặn dò: 2’
GV nhận xét giờ học. 
 ****************************************
 Đạo đức.
 Tự làm lấy việc của mình (T1).
I/ Mục tiêu: 
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy việc việc của mình ở nhf , ở trường.
- Dành cho HS khá, giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. 
- Kĩ năng sống : + Kĩ năng tw duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những thái độ , việc làm thể hiện sự ỷ lại , không chịu tự làm lấy việc của mình ).
+ Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình .
+ Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân .
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạt: Phiếu thảo thuận nhóm.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’ - Thế nào là gĩư lời hứa?
 - Người biết gĩư lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 
* Hoạt động 1: 10’. Xử lý tình huống:
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài giải sẵn cho Đại chép.
- Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- HS thảo luận nêu cácxử lý đúng.
- GV kết luận: Nên tự làm lấy việc của mình....
* Hoạt động 2: 10’.Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu học tập , yêu cầu các nhóm thảo luận: Điền những từ tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền , dựa dẫm vào chổ trống:( nội dung BT2).
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nêu kết luận.
* Hoạt động 3: 10’. Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống cho HS xử lý ( phiếu học tập cá nhân).
- HS suy nghĩ cáh giải quyết.
- Một vài HS nêu cách xử lý của mình.
- GV kết luận.
* Hướng dẫn thực hành:
- Tự làm lấy việc của mình ở trường , ở nhà.
- Sưu tầm chuẩn bị cho tiết 2.
 *********************************
 Hoạt động tập thể:
 Sinh hoạt sao.
 I/ Nhận xét ,đánh giá các hoạt động của HS trong tháng qua: 10’
 - HS trong tổ nhận xét, đánh giá lẫn nhau về các mặt:
 +Học tập	 
 + ý thức, nề nếp, sinh hoạt 15 '
 + Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân
 - Các tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ mình.
 - Cả lớp nhận xét chung
 - Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp
 - Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ
 II/ GV phổ biến và triển khai kế hoạch tháng tới : 5’
 - Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bài đã có từ trước 
 - Duy trì nề nếp về chữ viết.
 - Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt. 
 - Kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi.
 - Tiến hành thu các khoản đóng góp theo chỉ tiêu đã đề ra
 - Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và sân trường.
 III/ Cho HS dọn vệ sinh trường , lớp: 15’
 - Ba tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi.
 - Vì sao chúng ta cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ?
 GV nhận xét tiết học
 *********************************
 Buổi chiều: Luyện toán
 . Luyện tiết 2 
I. Mục tiêu:
- Ôn lai bảng chia 6, nắm đươc mối quan hệ giữa nhân vá chia và giải toán về 
II. Hoạt động dạy học :
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập .
1 . Tính nhẩm : - Hs nêu miệng
 - Gv nhận xét sửa lỗi .
Lưu ý : Ôn lại bảng chia 6
a) 12 : 6 = ........ 24 : 6 = ...... 30 : 6 = ......... 54 : 6 = .............
 6 x 2 = ........ 6 x 4 = ....... 6 x 5 = ........ 6 x 9 = ............
b) 6 : 6 = ......... 42 : 6 = ....... 6 x 3 = ........ 6 x 5 = ...........
18 : 6 = ....... 36 : 6 = ........ 18 : 6 = ......... 36 : 6 = .........
48 : 6 = ....... 60 : 6 = ........ 18 : 3 = ....... 30 : 5 = ..........
2 . Xếp đều 30 quả lê vào 6 đĩa . Hỏi mỗi đĩa có bao nhiêu quả lê ?
- GV tóm tắt lên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho cả lớp giải vào vở.
- Gọi một số HS lên bảng giải
3. Gv cho hs khoanh tròn vào đặt vào dưới hình 
- HS ôn lại cách giải bài toán về nhiều hơn
4 . Đố vui :( Dành Hs khá giỏi )
Viết chữ sô thích hợp vào ô trống , sao cho : 8
 +
 5 
************************************
 Luyện tiếng việt
 Tiết 3 .
I, Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết lại bài văn đã đọc , bằng lời của mình .
II. Hoạt động dạy học :
Hs đọc yêu cầu của bài 
Gv nêu gợi ý cho học sinh.
1 . Đọc truyện và trả lời câu hỏi ở dưới .
 Mới và cũ 
Tín học lớp 2 . Đầu năm học mới , chú đạt hỏi Tín :Năm nay , lớp cháu có gì mới ?
Tín đáp :
- Cô giáo là cô giáo cũ của cháu , Lớp học và sách vỡ các môn học cũng là lớp cũ sách cũ . Nhưng cháu có các bạn mới .
Thế các bạn cũ của cháu học lớp nào ?
Các bạn ấy học lên lớp 3 , chú ạ .
a)Tín học lớp mấy ?
...............Lớp 2 ....................
b) Lớp học mới của Tín có gì đặc biệt ?
........................có các bạn mới ................
c)Các bạn cũ của Tín học lớp nào ?
................ học lớp 3 ................
d) Qua câu trả lời của Tín em hiểu điều gì ?
* Tín học kém , bị ở lại lớp 2 .
Tín là học sinh giỏi , học lớp riêng .
Tín học trượt lơpso vưới các bạn cũ .
2 . Kể lại câu chuyện “ Cậu bé đứng ngoài lớp học”
Học sinh làm bài vào vở BT
Gv theo dõi sửa sai.
Chấm bài cho học sinh .
III. Cũng cố dặn dò :
	********************************
 Hoạt động tập thể
 ATGT : Bài 1
I Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường bộ , tên gọi các đường bộ .
- Nhận biết điều kiện , đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và cho an toàn .
II . Các hoạt động :
hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường bộ .
 Cho hs quan sát bốn bức tranh ở SGK .
+ Tranh 1 : Giao thông trên đường quốc lộ .
+ Tranh 2 : Giao thông trên đường phố .
+ Tranh 3 : Giao thông trên đường tỉnh ( huyện )
+ Tranh 4 : Giao thông trên đường xã ( đường làng )
Giáo viên cho hs nhận xét các con đường trên .
GV : Kết luận 
- Hoạt động 2 : Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ .
+ Hs thảo luận và trả lời .
+ Tại sao đường quốc lộ , có đủ các điều kiện trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông ?
+ Hs trả lời , gv kkết luận .
Hoạt động 3 : Quy định đi trên đường quốc lộ , tỉnh lộ .
+ GV đưa ra các tình huống .
* Người đi trên đường nhỏ ( đường huyện ) ra ddường quốc lộ phải đi như thế nào ?
* Đi bộ trên đường quốc lộ , đường tỉnh phải đi như thế nào ?
Hs trả lời , Gv kết luận 
II . Củng cố – dặn dò :
Gv nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_5_buoi_sang_pham_thi_tra_giang.doc