Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

I/ Mục tiêu

- Bước đâù đọc đúng kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhận vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể chuyện: kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Dành cho HS khá, giỏi: HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.

RKNS: Xác định giá trị , Thể hiện sự cảm thông.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần8
Sáng: Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Tập đọc - kể chuyện.
Các em nhỏ và cụ già.
I/ Mục tiêu
- Bước đâù đọc đúng kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhận vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Kể chuyện: kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Dành cho HS khá, giỏi: HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.
RKNS: Xác định giá trị , Thể hiện sự cảm thông.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc. 
III/ Hoạt động dạy và học:
 Tập đọc.
A/Bài cũ : 5’
- 2-3 HS đọc thuộc bài thơ: Bận.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ bài đọc
2/ Luyện đọc.
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài. 15’
- Cho học sinh đọc đoạn 1,2 . Gv nêu câu hỏi :
- Các bạn nhỏ đi đâu?
- Điều gì khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
* Gv nhận xét bổ sung .
- Cho học sinh đọc đoạn 3 ,4 . Gv nêu câu hỏi :
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- HS trao đổi nhóm chọn 1 tên khác cho chuyện.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
* Nêu nội dung bài : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau
*Lồng ghép RKNS : - liên hệ với bản thân học sinh .Khi gặp tình huống như vậy em phải làm gì?
4/ Luyện đọc lại: 
- Bốn HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Một tốp HS tiếp (6 em) thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn cá nhân đọc tốt.
 Kể chuyện. 18’
1/ GV nêu nhiệm vụ:
2/ Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời 1 bạn nhỏ:
- Chọn 1 HS kể mẩu 1 đoạn.
- Trước khi kể em cần nói rõ em đóng vai bạn nào?
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
Nhận xét giờ học.
Tuyên dương những học sinh kể tốt .
 ----------------------------------------------------
 Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7trong giải toán.
- Biết xác định được 1/7 của một hình đơn giản.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2( cột 1,2,3). Bài 3,4.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(cột 4).
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- 3 HS đọc thuộc bảng chia 7. đố các phép tính trong bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính nhẩm.
- GV ghi bảng con , mỗi tổ một dãy .Gọi HS lên bảng làm. GV cùng cả lớp nhận xét kết quả.
 a) 7 x 8 = 7 x 9 = 7 x 6 = 7 x 7 =
 56 : 7 = 63 : 7 = 42 : 7 = 49 : 7 =
 b) 70 : 7 = 28 : 7 = 30 : 6 = 18 : 2 =
 63 : 7 = 42 : 6 = 35 : 5 = 27 : 3 =
 14 : 7 = 42 : 7 = 35 :7 56 : 7 =
b- Bài 2: Dành cho HS khá,giỏi (cột 4).
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính .
 28 7 35 7 21 7 14 7
 42 7 42 6 25 5 49 7
- Cho HS làm vào vở ,gọi 1 số HS đọc kết quả, đồng thời nêu cách chia .
c- Bài 3 : : Củng cố về giải toán. ( Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số). - Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm bài tập vào vở - GV theo dõi , giúp đỡ thêm.
 Giải:
 Cô giáo chia được số nhóm là.
 35 : 7 = 5(nhóm).
 Đáp số: 5 nhóm.
d- Bài 4:
- Cho HS quan sát số con mèo có trong hình a và hình b.
- Hình a có bao nhiêu con mèo? ( 21 con mèo).
- Hình b có bao nhiêu con mèo? ( 14 con mèo).
- Hướng dẫn HS trả lời được :
 - 1/7 số con mèo có trong hình a là: 21 : 7 = 3 (con).
 - 1/7 số con mèo có trong hình b là: 14 : 7 = 2(con).
 3/ Củng cố, dặn dò. 2’
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những bài làm tốt.
 ------------------------------------------------------
Tự nhiên -xã hội :
Vệ sinh thần kinh
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn , bảo vệ cơ quan thần kinh.
 - Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
 - Kể được 1 số loại thức ăn đồ uống có hại với cơ quan thần kinh.
KNS: - Kĩ năng tự nhận thức : Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích , so sánh , phán doán một số việc làm , trạng thái thần kinh , các thực phảm có lợi và có hại với cơ quan thần kinh.
- Kĩ năng làm chủ bản thân : Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày . 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Các hình trong SGK trang 32, 33.
 - Phiếu học tập .
III/ Hoạt động dạy và học:
 * Hoạt động 1 : 10’. Quan sát và thảo luận :
 - Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình ở trang 32 _ SGK
 + Thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp :
 + GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp. Mỗi HS chỉ nói về một hình
 * Hoạt động 2 : 10’ . Đóng vai :
 - Bước 1 : Tổ chức : Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lí.
 + GV phát phiếu cho từng nhóm, yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của một người có trạng thái tâm lí như trong phiếu.
 - Bước 2 : thực hiện .
 - Bước 3 : trình diễn trước lớp .
 * Hoạt động 3 : 10’ . Làm việc với SGK:
 + HS quan sát hình 9 - Thảo luận theo cặp . 
 + Một số HS trình bày trước lớp .
 + GV nêu thêm một số tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ .
VI/ Củng cố - dặn dò : 5’.
- HS liên hệ thực tế.
- GV nhận xét giờ học .
 *****************************
Sáng: Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011.
 Anh
Gv bộ môn dạy.
********************************************
Mỹ thuật
Gv bộ môn dạy
*****************************************
Thể dục
Gv bộ môn dạy
*****************************************
Tin
Gv bộ môn dạy
*******************************************
Buổi chiều 
 Tập đọc:
Tiếng ru
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Hiểu ý nghĩa : Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (trả lời được các câu hỏi tronh SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài).
- Dành cho HS khá,giỏi: HS khá ,giỏi thuộc cả bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài thơ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- 2 HS kể lại truyện : Các em nhỏ và cụ già.
- GV nhận xét cho điểm
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện đọc:
a- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
 + HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
 + HS tìm hiểu nghĩa từ mới: Đồng chí, nhân gian.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Con ong, con cá, con chim yêu những gì? vì sao?
- Hãy nêu cách tìm hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2?
- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
- Câu lục bát nào nói lên ý chính cả bài thơ?
- GV nêu: Bài thơ khuyên con ngời sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè. đồng chí.
4/ Học thuộc lòng bài thơ đối với HS khá, giỏi:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn HS đọc khổ thơ 1 ( diễn cảm).
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
5/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- 2 HS nhắc lại ý chính bài thơ.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------------
Chính tả : ( nghe viết )
Các em nhỏ và cụ già.
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng bài tập (2) a/b. 
II/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- 2 HS lên bảng viết : 
 + nhoẻn cười, nghẹn ngào . - trống rỗng, chống chọi .
- GV nhận xét cho điểm.
III/ Hoạt động dạy và học:
B) Bài mới. 28’
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc đoạn 4 của truyện.
 + Đoạn này kể chuyện gì ?
 - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả :
 + Không kể đầu bài, đoạn văn có mấy câu ?
 + Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa ?
 + HS tập viết chữ ghi tiếng khó :
 ngừng lại , nghẹn ngào , xe buýt .
- GV nhận xét .
b) GV đọc bài cho HS viết vào vở .
c) Đọc khảo lỗi . Chấm bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 - Bài 2 a/b: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Các em nhỏ và cụ già.
 a) Bắt đầu bằng d:
 Bắt đầu bằng gi :
 Bắt đầu bằng r :
b) Có thanh hỏi:
 Có thanh hỏi :...
- HS làm bài vào vở nháp - Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng.
 a) ( giặt , rát , dọc )
 b) ( buồn - buồng- chuông)
 - HS làm bài vào vở bài tập .
3/ Củng cố - dặn dò : 2’.
- GV nhận xét tiết học .
 ------------------------------------------------------
Toán :
Giảm đi một số lần
I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh :
- Biết thực hiện giảm 1 số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Mô hình con gà .
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ : 5’.
- 2 HS lên bảng thực hiện :
 a- Gấp 6 kg lên 8 lần ; Gấp 5m lên 10 lần .
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS cách giảm 1 số đi nhiều lần :
 - GV hướng dẫn HS sắp xếp mô hình con gà như hình vẽ ở SGK:
 + Hàng trên có mấy con gà ? ( 6 con gà )
 + Số con gà ở hàng trên so với hàng dưới như thế nào ?
 ( Giảm 3 lần )
 GV : giảm số gà hàng trên 3 lần thì được số gà hàng dưới . Nêu phép tính :
 6 : 3 = 2 (con gà )
 - GV ghi bảng như SGK- Cho HS nhắc lại .
 + Hàng trên : 6 con gà .
 + Hàng dưới : 6 : 3 = 2 (con gà )
 * GV hướng dẫn HS tương tự nh trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳngAB và CD ( nh SGK) .
 Hỏi : Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào ?
 (Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần ).
 - Gọi một số HS nhắc lại - HS ghi nhớ .
* Hoạt động 2 : Thực hành : 
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Gv : kẻ bảng yêu cầu 3 hs lên làm 
Lưu ý : Cho hs nhắc lại : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần .
Bài 2 . Cho hs nêu bài toán : 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm bài tập vào vở - GV theo dõi , giúp đỡ thêm
 - HS đọc yêu  ... ----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 14 tháng 10 năm 2011.
 Tập làm văn.
Kể về người hàng xóm.
I/ Mục tiêu:
- Biết kể về người hàng theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)( BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- 1 HS kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’.
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm BT.
a- BT1: 1 HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý.
- GV nhắc 1 số điểm lu ý: Em có thể kể 5- 7 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm người đó với gia đình em.
- 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 3 hoăc 4 HS thi kể.
b- BT2: GV nêu yêu cầu BT. Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể.
- HS viết xong, GV mời 5-7 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết tốt nhất.
3/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------
 Tự nhiên-xã hội
Vệ sinh thần kinh(TT).
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức ngủ.
- Dành cho HS khá, giỏi: Biết lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày. 
RKNS: - Kĩ năng tự nhận thức : Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh .
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích , so sánh , phán doán một số việc làm , trạng thái thần kinh , các thực phảm có lợi và có hại với cơ quan thần kinh.
- Kĩ năng làm chủ bản thân : Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày . 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK trang 6,7.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- Kể tên một số thức ăn, đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh ?
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: 12’ .Thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo cặp :
 + Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào trong cơ thể được nghỉ ngơi?
 + Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt ?
 + Hằng ngày, bạn thức dậy lúc mấy giờ ?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp :
 + HS trình bày kết quả thảo luận- GV kết luận 
*Hoạt động 2 : 15’. Thực hành :
Lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
- GV hướng dẫn cả lớp : Thời gian biểu là 1 bảng trong đó có các nhiệm vụ :
 + Thời gian. 
 + Công việc và hoạt động của cá nhân trong thời gian 1 ngày.
- HS làm việc cá nhân
- Làm việc theo cặp :
 + HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn bên cạnh.
- Làm việc cả lớp.
 + GV gọi vài HS lên bảng giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
 Hỏi: Tại sao ta phải lập thời gian biểu?
 Sinh hoạt học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
VI/ Củng cố, dặn dò. 3’.
- HS đọc mục: Bạn cần biết.
********************************************
Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính .
- Biết làm tính nhân , chia số có 2 chữ số với 9cho) số có 1 chữ số .
- Các bài tập cần làm: Bài1, bài 2( cột 1,2), bài 3.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(cột 3).Bài 4.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện:
 36 : x = 6 42 : x = 7
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Học sinh luyện tập: làm BT 1, 2, 3, 4.
- GV gọi HS đọc từng yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở- GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm X. Củng cố về tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính.
 a) X + 12 = 36 b) X x 6 = 30
 c) X - 25 = 15 d) X : 7 = 5
 e) 80 - X = 30 g) 42 : X = 7
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài ( kết hợp nêu miệng cách tìm).
b- Bài 2: Dành cho HS khá,giỏi( cột3).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính.
- Củng cố nhân, chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- 2 HS lên bảng thực hiện ( nêu miệng cách thực hiện).
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Củng cố về giải toán: (tìm 1 trong các phần bằng nhau) .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
 Giải:
 Số dầu còn lại trong thùng là.
 36 : 3 = 12(lít).
 Đáp số: 12 lít.
d- Bài 4: Dành cho HS khá,giỏi. Cho HS đọc yêu cầu bài . Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Đồng hồ chỉ:
- Cho HS quan sát mô hình đồng hồ ở SGk trang 40.
- Hướng dẫn HS khoanh vào phương (B).
 3/ Củng cố- dặn dò: 2’
Nhận xét tiết học: 
--------------------------------------------
 Đạo đức.
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em(t2).
I/ Mục tiêu: 
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm , chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ , anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Dành cho HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm ,chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
RKNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân .
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ , cảm xúc của người thân .
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức .
II/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: 8’. Xử lý tình huống và đóng vai.
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và tình huống:
 - Tình huống 1:
- Tình huống 2:	vở bài tập
 - GV kết luận:
Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không nên nghịch dại.
Tình huông 2: Huy nên giành thời gian đọc báo cho ông.
* Hoạt động 2: 8 ’. Bày tỏ ý kiến.
- GV đọc lần lợt từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành bằng cách giơ cao tấm thẻ màu đỏ, xanh, trắng.
- Thảo luận các lý do HS có thái độ trên.
- GV kết luận:
 + Các ý kiến a, c là đúng.
 + ý kiến b là sai.
* Hoạt động 3: 7’. HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chi em.
 - HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh.
 - Mời một vài HS giới thiệu với cả lớp.
 - Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 4 : 10’. HS múa hát, kể chuyện , đọc thơ về chủ đề bài học.
* Kết luận : Ông bà, cha mẹ , anh chị em là những ngời thân nhất của em, luôn yêu thương , quan tâm, chăm sóc em....
III/ Cũng cố- dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học .
 ------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét , đánh giá tuần 8 :
- Mọi hoạt động đều thực hiện nghiêm túc 
- Nhìn chung HS đi học đều , đúng giờ .
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc .
- Đồng phục đúng qui định.
* Tuyên dương : Mai , Trang , Chung ....
* Tồn tại : Một số nhóm trực nhật chưa thật sạch. 
 Một số em còn hay quên sách vở như: Lợi , long , Thắng .
- Một số em đi học chậm như: Thành
II/ Kế hoạch tuần 9 : 
 - Thực hiện nghiêm túc các nội qui của nhà trường.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
 --------------------------------------------------------
Chiều : Luyện Toán 
Tiết 2
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính .
- Biết làm tính nhân , chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số .
II/ Các hoạt động:
Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập
 Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính .
- GV ghi bảng gọi HS nêu kết quả GV ghi vào sau dấu bằng.
7 x 6 = ..42.. 7 x 5 = ...35.. 7 x 4 = ...28. 7 x 3 = ..21.....
42 : 7 = 6 35 : 7 = 5 28 : 7 = 4 21 : 7 = 3
0 : 7 = 0 7 : 7 = 1 28 : 4 = 7 7 x 2 = 14
 Bài 2 : Hs nêu yêu cầu . Viết vào ô trống :
Lưu ý: Gấp là nhân , giảm là chia , bớt trừ , thêm cộng .
Cho 3 học sinh đại diện cho 3 tổ lên bảng làm.
Gv chấm thi đua .
Đáp án đúng là:
 gấp 3 lần	 giảm 5 lần	bớt đi 5
 10 30 6 1
	gấp 6 lần	 giảm 3 lần thêm 3 đơn vị
 3 18 6 9
	giảm 7 lần	 thêm 2 đơn vị	gấp 7 lần
 35 5 7 49
Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm X. Củng cố về tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính
- Hs làm vào vở BT.
- Gv chấm bài .3 Hs lên chữa bài cho học sinh .
a) x : 7 = 2 b) 63 : x =7 c) X x 4 = 40
......................... ........................ .......................
....................... ....................... .......................
Bài 4. Đoạn thẳng AB dài 42 cm . Độ dài đoạn thẳng CD bằng 1/7 độ dài đoạn AB .
- Yêu cầu học sinh tập vẽ sơ đồ đoạn thẳng .
- Sau đó lập bài giải .( Dành cho học sinh khá giỏi )
- Kết quả đúng là :
a) Độ dài đoạn thẳng CD là : 6 cm
b) Vẽ đoạn thẳng CD vào chổ chấm :
...................................................................................................................
5 . Đố vui :( Nêu miệng ) Hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm , trong phép chia hết :
a) 7 chia cho 1 được thương lớn nhất .
b) 7 chia cho 7 được thương bé nhất .
III/ Cũng cố- dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học
 -------------------------------------------------
Luyện tiếng việt .
Tiết 3
I. Mục tiêu:
- Ôn lai mẫu câu Ai – là gì ?
- Viết lại những điều mình đã nghe , đã đọc kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu
II/ Các hoạt động:
Hướng dẫn học sinh làm theo các bài tập sau :
 Bài 1 : Xếp các bộ phận câu vào ô thích hợp :
- Cho học sinh lên bảng điền . mỗi bạn một câu.
- Gv theo dõi , nhận xét bổ sung .
a) Chuột nhắt chui tọt vào cái chai ở gần đấy .
b) Chuột già thò đuôi vào cái chai .
c) Mèo đi tìm một cái móc .
Ai ?
Làm gì ?
a) ....Chuột nhắt
chui tọt vào cái chai ở gần đấy
b).....Chuột già
thò đuôi vào cái chai
c)....Mèo
đi tìm một cái móc
Bài 2 . Chọn kể lại , sau đó nói ý nghĩa một trong hai câu chuyện :
- GV nhắc 1 số điểm lưu ý: Em có thể kể 5- 7 câu theo sát gợi ý đó. Củng có thể kể kỷ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm, tình tiết câu chuyện mà mình định kể.
- 1 HS khá, giỏi kể mẩu 1 vài câu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 3 hoăc 4 HS thi kể.
- Cho học sinh làm vào vở .
- Gv theo dõi nhận xét .Chấm bài .
 - Cục nước đá
 - Đàn chuột hoà thuận
III/ Cũng cố- dặn dò: 2’
Nhận xét giờ học
 -------------------------------------------------
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Trò chơi : Bịt mắt bắt dê
I. Mục tiêu:
- Ôn lại các trò chơi dân gian .
- Yêu cầu trật tự , nghiêm túc chơi.
II. Hoạt động dạy học :
1. Cách tổ chức 
- Gv nêu luật chơi 
- Hs chuẩn bị : 1 khăn bịt mắt , Mỗi lần chơi 2 em tham gia.
- Đại diện các tổ chơi.
 2. Đánh giá cách chơi: 
 Gv đánh giá , tuyên dương những đội chơi tốt .
- Nhận xét thi đua
III/ Cũng cố- dặn dò: 2’
Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_8_buoi_sang_pham_thi_tra_giang.doc