Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

Bài tập1: - Đọc và nêu yêu cầu của bài.

a, GV ghi bài tập lên bảng.

- Yêu cầu HS làm bảng lớp, nhắc lại cách thực hiện tính nhân, chia Nhân từ phải sang trái.

Chia từ trái sang phải.

Bài tập2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu. Hỏi HS:

+ Bài toán cho biết gì? yêu cầu gì?

+ Muốn biết bao nhiêu em được chia bánh cần biết gì?

+ Muốn biết có bao nhiêu cái bánh cần làm gì?

+ Ngoài cách tính đó còn cách tính nào?

- 2 em lên bảng, lớp làm nháp.

- Chữa bài nhận xét.

Bài tập3:

-Cho HS nêu yêu cầu.Gọi nhiều em nêu đề bài.

- Yêu cầu một em lên bảng giải.Chấm chữa bài

Bài tập 4:

- Đọc đề bài nêu yêu cầu.

-Giỏo viờn minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng lên bảng

 

doc 23 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2017
Sáng
Tiết 1	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt dưới cờ
 HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. 
Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ. Biết đọc giọng cảm xúc thay đổi giọng phù hợp với nội dung.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ: tận số, bùi nhùi, nỏ. Hiểu giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
- Dựa vào gợi ý, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của theo lời nhân vật. Kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ. Theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá.
- GDBVMT: Bảo vệ động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa qua chi tiết của bài.
- GDKNS: KN xác định giá trị, thể hiện sự thông cảm, tư duy phê phán, ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Đọc bài Con cò và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ. Hỏi HS: + Tranh vẽ gì?
2) Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu, hỏi HS:
*Hướng dẫn đọc. - Đọc từng câu.
- Luyện phỏt õm từ khú.
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
- Đọc từng đoạn trước lớp:
Luyện đọc câu dài:
Vượn mẹ giật mình,/ hết nhìn mũi tên/ lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận,/ tay không rời con.// Máu ở vết thương rỉ ra/ loang khắp ngực.//
Giải nghĩa từ: tận số, bùi nhùi, nỏ
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Đọc đồng thanh đoạn 2.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi:
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
4) Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức HS thi đọc.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: HS dựa theo tranh minh hoạ kể chuyện theo lời của nhan vật người thợ săn
2- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện: HS quan sát tranh nêu vắn tắt nhanh nội dung từng tranh.
+ Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
- Một HS kể mẫu
- HS luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi
- Gọi một số em kể.
- Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
C) Củng cố - dặn dò:
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
- Nhận xét giờ học. Liên hệ giáo dục HS.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp câu, kết hợp luyện đọc từ : xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ
Đọc nối tiếp câu lần 2.
- HS nêu: 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
Luyện đọc câu dài.
Luyện đọc đoạn lần 2.
Tận số: Là hết đời, chết.
Nỏ: Vũ khí hình cung, có càn lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây.
Bùi nhùi: Mớ rơm, rạ hoặc nắm cây, cỏ... để rối.
- HS đọc trong nhóm 4.
Thi đọc đoạn trong nhóm.
Đọc đồng thanh.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, TL:
+Con thú nào gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, TL:
+ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang cần sự chăm sóc.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, TL:
+ Vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, vắt sữa vào lá đặt lên miệng con. Sau đó nghiến răng
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, TL:
+ Đứng lặng người, chảy nước mắt, bẻ gãy nỏ
+ Phải bảo vệ động vật hoang dã/ bảo vệ môi trường sống xung quanh ta/ giết hại loài vật là tội ác...
- HS đọc theo nhóm 2.
- Thi đọc theo nhóm.
- HS quan sát tranh nêu vắn tắt nhanh nội dung từng tranh.
HS nêu.
- Một HS kể mẫu.
- HS kể trong nhóm 2.
- Từng nhóm luyện kể. 
- HS các nhóm đại diện thi kể.
- HS nêu nội dung của bài.
 _______________________________________________
Tiết 4	chính tả
 Nghe - viết: Ngôi nhà chung
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT2a; 3a.
- Viết đẹp, đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập chính tả.
- Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
* HSKG: Ngoài các yêu cầu trên, viết nhanh, đều đẹp có nét thanh đậm; đặt câu với từ bất kì ở BT2a.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS viết: rong ruổi, thong dong,trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
- GV nhận xét
B. Bài mới.
1.HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
* Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì?
- Y/c HS tìm những từ ngữ dễ viết sai =>hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
Dự kiến: thế giới, ngôi nhà chung, trái đất, môi trường sống, đấu tranh...
* Giáo viên đọc bài chính tả.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm và nhận xét một số bài chấm.
2.HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: 
- GV treo bảng phụ.
* Từ cần điền: nương đỗ, nương ngô, lưng đeo gùi, tấp nập, làm nương, vút lên.
Bài 3a:
3. Củng cố - Dặn dũ:
-Giỏo viờn nhận xột đỏnh giỏ tiết học
-Nhắc nhớ trỡnh bày sỏch vở sạch đẹp.
- HS viết bảng con
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
* HĐ cả lớp.
-... trái đất.
-...bảo vệ hoà bình, môi trường, đấu tranh chống bệnh tật, đói nghèo...
* HĐ cá nhân ( HS tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai). 
* HĐ cá nhân ( HS viết bài vào vở.)
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
* HĐ cá nhân ( HS làm vở BTTV)
- 2 HS lên bảng làm .
- Chữa bài.
HS Đặt câu với từ em thích.
* HĐ nhóm đôi - Đại diện trình bày.
HS nghe.
 ______________________________________
Chiều tiết 2 tiếng việt(TT)
Luyện tập: Thảo luận về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- HS thấy được ích lợi của môi trường tự nhiên & có ý thức bảo vệ môi trường.
- Viết được từ 5 đến 7 câu nêu được ý kiến của em về việc chống sự ô nhiễm môi trường.
* Các KNS cơ bản: KN tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; Đảm nhận trách nhiệm; Tư duy sáng tạo.
Viết được đoạn văn hay có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.
II. Đồ dùng. Bảng phụ ghi BT 2
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ1: Thảo luận các vấn đề về môi trường.
Bài 1: 
a) Kể tên 3 việc làm để bảo vệ môi trường mà em biết?
b) Kể tên 3 việc làm thể hiện ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt mà em biết?
Bài 2: GV treo bảng phụ ghi BT
Hãy thảo luận với bạn, với người thân về những vấn đề sau và ghi lại kết quả thảo luận.
a) Môi trường tự nhiên quanh chúng ta gồm những gì?
b) Mỗi thứ thuộc môi trường tự nhiên có ích cho con người như thế nào?
c) Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường tự nhiên?
2. HĐ2: Viết về bảo vệ môi trường.
Bài 3: Nêu một ví dụ về ô nhiễm môi trường ở địa phương em và ý kiến của em về việc chống sự ô nhiễm đó thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
- GV chấm 1 số vở.
- Đọc đoạn văn hay.
* HĐ nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
I Chốt: 
a) làm vệ sinh nhà ở, nơi tụ tập đông người; nạo vét sạch cống rãnh, hồ, ao; không chặt phá cây, phá rừng.
b) săn bắt thú rừng, vứt rác bừa bãi, nhổ bậy.
* HĐ nhóm 4.
a) Môi trường tự nhiên quanh ta gồm có bầu không khí; nguồn nước sạch ở hồ ao, sông, biển, mạch nước ngầm; cây cối.
b) Bầu không khí cung cấp không khí để con người thở. Nguồn nước sạch cung cấp cho con người nước uống, nước phục vụ trồng trọt và chăn nuôi và nước phục vụ sinh hoạt. Cây cối cung cấp thức ăn, bóng mát và khí ô-xi cho con người.
c)  vì môi trường nuôi sống con người.
* HĐ cá nhân.
+ Địa phương ô nhiễm : mùi khí thải từ các loại xe máy, xe ô tô
+ Chống ô nhiễm: tích cực trồng cây xanh ở hai bên đường mang lại bầu không khí thoáng đãng 
Viết được đoạn văn hay có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.
3. Củng cố - dặn dò: - Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?
 - Nhận xét giờ học
 ________________________________________________
Tiết 2 toán 
 Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các phép tính nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số( có 2 lần nhớ không liền nhau). 
- Học sinh biết tính và vận dụng được cách làm tính nhân vào giải toán thành thạo. Làm được các BT 1, 2, 3.
- HS có ý thức tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng con
III. Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: Đặt tính rồi tính: 
 12345 x 6 98455: 5 33450 : 3
- Gọi 1 em chữa bài 2 tiết 155.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
 b) Bài giảng:
Bài tập1: - Đọc và nêu yêu cầu của bài. 
a, GV ghi bài tập lên bảng. 
- Yêu cầu HS làm bảng lớp, nhắc lại cách thực hiện tính nhân, chia à Nhân từ phải sang trái.
Chia từ trái sang phải.
Bài tập2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu. Hỏi HS:
+ Bài toán cho biết gì? yêu cầu gì?
+ Muốn biết bao nhiêu em được chia bánh cần biết gì?
+ Muốn biết có bao nhiêu cái bánh cần làm gì?
+ Ngoài cách tính đó còn cách tính nào?
- 2 em lên bảng, lớp làm nháp.
- Chữa bài nhận xét.
Bài tập3: 
-Cho HS nêu yêu cầu.Gọi nhiều em nêu đề bài.
- Yêu cầu một em lên bảng giải.Chấm chữa bài
Bài tập 4: 
- Đọc đề bài nêu yêu cầu.
-Giỏo viờn minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng lờn bảng 
1 8 15 22 29
+ Muốn tính những ngày chủ nhật sau ta làm thế nào? àYêu cầu HS nháp và nêu các ngày chủ nhật trong tháng.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? à - Nhận xét giờ học.
- HS làm bảng con, ba HS làm bảng lớp. Cả lớp nhận xét chữa bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài. 
 Đặt tính rồi tính 
- 3 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a/ 10715 x 6 = 64290 ; 
 b/ 21542 x 3 = 64626
 30755 : 5 = 6151;
 48729 : 6 = 8121 ( dư 3 )
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Có bao nhiêu cái bánh.
+ Lấy 105 x 4.
+ Tính mỗi hộp chia được cho 2 em 
Vậy số em được chia bánh là: 
 105 x 2
- HS nêu yêu cầu.
-1em lên bảng, lớp làm làm vào vở.
-Chiều rộng hỡnh chữ nhật là : 
 12 : 3 = 4 (cm)
-Diện tớch hỡnh chữ nhật là :
 12 x 4 = 48 (c m2)
 Đ/S: 48 cm2
- HS đọc đề bài nêu yêu cầu.
+ Lấy ngày đó cộng 7.
8 + 7 = 15, 15 + 7 = 22, 
22 + 7 = 29
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- Vài HS tự nêu.
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sáng
chiều tiết 1 tập đọc
 Cuốn sổ tay
I. Mục tiê ... ý, diễn đạt rõ ràng.
* Các KNS cơ bản: KN giao tiếp( lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận); Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
*Ngoài các yc trên, viết từ 7 câu trở lên; ND phong phú, diễn đạt hay có hình ảnh so sánh, nhân hoá.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc về bức thư gửi cho người thân.
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. HĐ1: Hướng dẫn HS kể. 
Bài 1: GV treo bảng phụ.
- Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Yêu cầu chính của bài là gì?
- GV gạch chân dưới yêu cầu chính của bài.
- 2 HS đọc
- Đọc yêu cầu của bài.
 + ..trao đổi ý kiến về câu hỏi "Em cần làm gì để bảo vệ môi trường"
- GV phân nhóm: 4 HS / 1 nhóm.
+ Nêu tên đề tài nhóm mình chọn kể?
- Yêu cầu các nhóm trao đổi ý kiến về việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà mình đã làm:
VD : Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? Việc tốt đó được làm ở đâu, vào lúc nào? Em đã tiến hành công việc đó ra sao? Kết quả như thế nào?
- Yêu cầu đại diện từng nhóm lên thi kể trước lớp.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
2. HĐ2: Hướng dẫn HS viết.
 Bài 2:
- Y/c HS trình bày những điều vừa nói vào vở.
+ Lưu ý: Cách dùng từ, sử dụng dấu câu cho chính xác. Đoạn văn ngắn nhưng trình tự phải hợp lí, diễn đạt rõ ràng...
- Y/c 1 sô HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét
C. Củng cố - dặn dò: 
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống xung quanh mình?
- Nhấn mạnh nội dung chính của bài. Nhận xét giờ học.
- Các nhóm thảo luận trong2 phút =>Đại diện nhóm nêu tên đề tài
 nhóm mình chọn.
- Học sinh làm việc theo nhóm. 
- Học sinh kể trước lớp.
- Các bạn trong nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu của bài.
HĐ cá nhân( HS làm bài vào vở).
HS: Viết từ 7 câu trở lên; ND phong phú, diễn đạt hay có hình ảnh so sánh, nhân hoá.
- Đọc bài viết trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
HS nêu.
	______________________________________________
 tiết 2 toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
HSKG: Ngoài các yêu cầu trên, biết đặt đề toán chính xác từ tóm tắt; hoàn thành thêm BT2.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ một đề toán thuộc dạng toán: " Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
- Yêu cầu cả lớp giải bài toán vào giấy nháp.
B. Bài mới.
- HS thực hiện theo yêu cầu
Bài 1:
- Y/c HS làm lần lượt vào giấy nháp các phép tính.
- Chữa bài - nhận xét.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tính giá trị biểu thức có dấu ( ) làm như thế nào?
* Chốt:Cách tính giá trị của biểu thức số.
Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán, yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt:
 3 người : 7500 đồng.
 2 người : ? đồng.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
* Chốt: Cách giải dạng toán rút về đơn vị.
Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
+ Nhận xét các đơn vị đo có trong bài?
 + Để những đại lượng có cùng đơn vị đo cần phải làm như thế nào?
+ Muốn tính diện tích hình vuông cần biết gì?
+ Để tìm cạnh khi biết chu vi làm như thế nào?
 + Tính S?
- Yêu cầu học sinh làm bài => Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì? 
+ Muốn tính diện tích hình vuông làm như thế nào?
* Chốt: Tính diện tích hình vuông.
 Bài 2 ( HShọc tốt)
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
 5 tiết toán : 1 tuần.
 175 tiết toán.: ? tuần
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 => Giáo viên chốt lại các bước giải của dạng toán" Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
- Chữa bài, nhận xét. 
- Đọc yêu cầu của bài.
* HĐ cá nhân ( HS làm bài ).
- 2 học sinh lên bảng làm.
a/ ( 13829 + 20718 ) x 2 = 34547 x 2 
 = 69094
b/ (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4 
 = 2864
+ Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và biểu thức gồm phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Đặt đề toán theo tóm tắt.
* HĐ cá nhân làm bài, chữa bài.
Mỗi người nhận số tiền là : 
 75000 : 3 = 25 000 (đồng )
- Hai người nhận số tiền là :
 25 000 x 2 = 50 000 ( đồng ) 
 Đ/S: 50 000 đồng 
- Đây là dạng toán rút về đơn vị.
- Đọc bài toán.
-.. không cùng đơn vị đo.
-... đổi để chúng có cùng đơn vị đo.
Đổi 2 dm 4cm = 24 cm.
- Cạnh hình vuông.
-...lấy chu vi chia 4.
* HĐ cá nhân ( làm vào vở).
-...Cách tính diện tích hình vuông.
-... cạnh nhân cạnh
- Đọc đề toán, phân tích bài toán, xác định dạng toán.
* HĐ cá nhân.
Cả năm học Hường học số tuần lễ là:
 175 : 5 = 35(tuần)
 Đáp số: 35 tuần.
C. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật?	
 - Nhận xét giờ học.
 ___________________________________________
chiều tiết 2 toán( tt)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách giải bài toán có lời văn bằng các phép nhân, chia.
- Rèn học sinh cách giải và xác định được dạng toán trước khi giải.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy cho VD về chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu
2. Bài giảng
Hướng dần luyện tập
- GV ghi các BT hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Tính
11724 x 5 30745 x 3
47830 : 6 55730 : 4
Bài 2
- Gọi học sinh đọc đề.
Lan có 48 viên kẹo, Lan cho Hồng 1/4 số kẹo, Lan cho Huệ 1/3 số kẹo còn lại. Hỏi Huệ được bao nhiêu viên kẹo?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập.
Hiện nay bố 36, tuổi Dũng kém tuổi bố 4 lần. Hỏi 6 năm trước tuổi bố gấp mấy lần tuổi Dũng?
- Học sinh phân tích, tìm cách giải.
- Giáo viên nhận xét, chấm vở.
Bài 4: Gọi Học sinh đọc yêu cầu
May 5 bộ quần áo cần 10 m vải. Hỏi có 27 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy dm vải?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài 5: Hai số có tích bằng 3250, biết rằng nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất tăng thừa số thư hai thêm 7 đơn vị thì được tích mới bằng 4125. tìm thừa số thư nhất?
Bài 6: Mẹ chia kẹo cho Hồng và Lan, mỗi lần mẹ chia cho Hồng 6 viên kẹo lại chia cho Lan 4 viên Sau khi chia Hồng được nhiều hơn Lan 12 viên kẹo. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu viên kẹo?
3. Củng cố: 
Em vừa ôn về những dạng toán nào?
Nhận xét tiết học.
- HS cho ví dụ
- 1 em lên bảng làm, lớp nhận xét.
HS làm bảng con, 4 HS lên bảng làm, chữa bài.
- Đọc đề.
- Giải bài toán theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 em chữa bài
Lan cho Hồng số cái kẹo là: 48 : 4 = 12(cái)
Lan còn lại số cái kẹo là: 48 – 12 = 36(cái)
Huệ được Lan cho số cái kẹo là:
 36 : 3 = 12 ( cái )
 Đáp số: 12 cái kẹo
- HS làm bài và chữa bài
- 1 em lên bảng, lớp làm vở, nhận xét bài của bạn.
Bài giải
Khi thêm vào thừa số thứ hai 7 đơn vị thì tích sẽ tăng thêm một số bằng 7 lần thừa số thứ nhất 
 Vậy7 lần thừa số thứ nhất là: 
 4125 -– 3250=875
 Thừa số thứ nhất là:
 875 : 7 = 125 
 Đáp số 125
Bài giải
 Mỗi lần chia Hồng được nhiều hơn Lan 
số kẹo là:
 6 - 4 = 2 ( viên kẹo)
 Số lần mẹ chia kẹo là:
 12 : 2 = 6 ( viên kẹo )
 Số kẹo Hồng được chia là:
 6 x 6 = 36 ( viên kẹo)
 Số kẹo Lan được chia là:
 4 x 6 = 24 ( viên kẹo)
HS nêu.
 ______________________________________________
tiết 3 hoạt động tập thể
 Sinh hoạt Sao
Tìm hiểu thêm về: Điều lệ Đội Thiếu Niên TP Hồ Chí Minh. Trò Chơi tự chọn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Biết thực hiện theo điều lệ Đội.
- Tự giác thực hiện theo điều lệ Đội.
II.Đồ dùng: Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu nội dung tiết học
2.Hướng dẫn HS học tập điều lệ Đội.
Điều lệ Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh đã được hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh( khóa VIII) Thông qua ngày 25- 7- 2003.
Điều lệ Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh có phần mở đầu và gồm 7 chương, 17 điều.
3. Hướng dẫn HS thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh
GV hướng dẫn từng nội dung có trong điều lệ Đội.
Lưu ý: 
- Các điều kiện vào Đội: Tuổi 9- 14. Các em thiếu niên phải tự nguyện xin vào Đội.
Người xin vào Đội phải được quá nửa số Đội viên trong chi đội đồng ý thì mới được kết nạp. Hội đồng cấp xã , phường hoặc Ban chấp hành Đoàn cùng cấp ra quyết định chuẩn y kết nạp đội viên.
- Lời hứa đội viên: + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
 + Tuân theo điều lệ Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
 + Giữ gìn danh dự Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ đội viên:
 + Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh và chương trình rèn luyện của đội viên.
+ Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Làm gương tốt cho thiếu niên, nhi đồng, giúp đỡ thiếu niên, nhi đồng trở thành đội viên Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia công tác nhi đồng. 
4.Trò chơi: HS tự chọn trò chơi và chơi.
5. Củng cố- dặn dò: 
- Đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
___________________________________________________________________ 
	Kí duyệt ngày ... tháng 4 năm 2017
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4: An có 5 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 120 viên bi. An cho bạn 2 hộp bi. Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi?
Bài 5: Dũng có 9 túi bi, Dũng cho bạn 18 viên bi thì Dũng còn lại 7 túi nguyên. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi.
Bài 4:
 + Tìm 1 hộp có bao nhiêu viên bi?
 + Tìm An còn lại mấy hộp bi?
 + Tìm số hộp bi còn lại tương ứng với 
bao nhiêu viên bi?
 Bài 5
+ Tìm Dũng cho bạn 18 viên bi => 
tương ứng với mấy túi?
+ Tìm số bi của 1 túi là bao nhiêu?
+ Tìm 9 túi có bao nhiêu viên bi ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2016_2017.doc