Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 29

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 29

I. Mục tiêu:

- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (Nội dung ghi nhớ)

- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2 mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống cho trước (BT4).

- HSKG đặt được hai câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho ở BT4.

II.Đồ dùng:

- Bảng phụ ghi bài tập 3

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2012
Nghỉ bù Giỗ Tổ Hùng Vương
Thứ ba ngày 30 tháng 04 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Thứ tư ngày 04 tháng 04 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn:03 tháng 04 năm 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 05 tháng 04 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 143: 
LUYỆN TẬP
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I.Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Hoàn thành BT1,2; HSKG hoàn thành BT3,4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- HS làm bài tập 4
- Nhận xét, đánh giá
2. Phát triển bài:
Bài 1(151):
- Gọi HS đọc bài toán 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi giải, 1 HS làm bảng phụ
 Nhận xét, đánh giá
* Bài 2 (151):
 - Gọi HS đọc bài toán
 - Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi giải, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3 (151): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Em hãy nêu cách giải bài toán?
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi làm bài, 1 HS lên bảng làm 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 4 (151): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS tóm tắt rồi làm bài, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- Cả lớp hát.
- 1 HS thực hiện
- 1 HS đọc bài toán 
- HS tóm tắt & làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
 Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 8 - 3 = 5 (phần)
 Số bé là:
85 : 5 x 3 = 51
 Số lớn là:
51 + 85 = 136
 Đáp số: SB: 51; SL: 136
- Nhận xét,đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- HS tóm tắt & làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ
 Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 (phần)
 Bóng đèn trắng là:
250 : 2 x 3 = 375(bóng)
 Bóng đèn màu là:
250 + 375 = 625(bóng)
 Đáp số: Đèn trắng: 135 bóng
 Đèn màu: 625 bóng
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán
- Lớp 4A có 35 HS; lớp 4B cố 33 HS & lớp 4A trồng được nhiều hơn lớp 4B 10 cây.
- HS nêu.
- HS tóm tắt & làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp.
Bài giải
Số HS lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:
 35 - 33 = 2 (học sinh)
Mỗi HS trồng số cây là:
10 : 2 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng số cây là:
35 x 5 = 175 (cây)
Lớp 4B trồng số cây là:
33 x 5 = 165 (cây)
 Đáp số: Lớp 4A: 175 cây
 Lớp4B: 165 cây
- Nhận xét đánh giá	
- 1 HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó.
- HS tóm tắt & làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 9 - 5 = 4 (phần)
 Số bé là:
72 : 4 x 5 = 90
 Số lớn là:
90 + 72 = 162
 Đáp số: SB: 90; SL: 162
- HS nêu.
Tiết 2: Tập làm văn: (ÔN) 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết viết cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- Biết viết bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh.
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập viết được bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh có đủ 3 phần: thân bài, mở bài, kết bài.
II. Đồ dùng: 
- Một số ảnh về cây cối
- Đề bài và gợi ý viết sẵn lên bảng lớp.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS hát.
- Đọc đoạn kết bài tả cây cối mà em thích.
2. Phát triển bài: 
2.1. Tìm hiều đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài
Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích.
* GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
- Gợi ý: Chọn tả cây ăn quả mà em thích.
- Yêu cầu HS giới thiệu về cây định tả.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
2.2. HS viết bài.
- Lập dàn ý sau đó viết bài
- Cho 1 HS làm bảng phụ
- Hết thời gian trình bày
- Nhận xét, đánh giá
Kết luận:
- Để viết bài văn miêu tả cây cối hay, cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc
- HS đọc đề bài
- HS chọn đề bài mình thích để tả.(Cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa).
- HS nêu cây định tả: VD: cây doi, cây nhãn, cây bưởi,
- HS đọc gợi ý
+ Mở bài: Giới thiệu cây định tả.
+ Thân bài: Tả bao quát:; Tả chi tiết các bộ phận của cây.
+ Kết bài: Nêu ích lợi; tình cảm của bản thân với cây. 
- HS lập dàn ý & viết bài
- HS trình bày bài
VD: Trong khu vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả nhưng em rất thích cây doi bên bờ ao.
 Cây doi này đã được mấy năm tuổi. Bố em trồng khi em mới biết đi, biết chạy. Bây giờ thì nó đã lớn rồi. Cây doi không cao lắm. Thân nó mập mạp & từ đó ra bao nhiêu nhánh khác nhau. Cây rắn chắc, khỏe mạnh. Tán cây rậm rạp, xum xuê. Lá doi rất dày & xanh đậm. Vào mùa ra hoa kết trái, cây doi được tô điểm bởi những chùm hoa trắng xinh xắn. Rồi theo thời gian, những chùm quả được ra đời. Chúng lớn dần & đỏ mọng trên cây bắt đầu thu hút lũ chim chóc, ong bướm về đây.
 Mỗi loài cây có một sức hút riêng. Cây doi không đặc biệt nhưng là loài cây giản dị, mộc mạc & được nhiều người yêu thích.
- HS nhận xét, đánh giá.
- Để viết bài văn tả cây cối hay cần quan sát kỹ về hình dáng, các bộ phận của cây,
Tiết 3: Luyện từ và câu: Tiết 58 
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
Những kiến thức đã biết 
Kiến thức mới được hình thành
- Nắm được cách đặt câu khiến.
- Biết thế nào là lời yêu cầu, đề nghị ; biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (Nội dung ghi nhớ)
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2 mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống cho trước (BT4).
- HSKG đặt được hai câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho ở BT4.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- 1HS lên bảng đặt câu khiến. 
 Nêu ghi nhớ
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.I. Nhận xét:
* Bài 1, 2(110):
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung
- 1 HS đọc câu nêu yêu cầu, đề nghị
* Bài 3 (110):
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa?
* Bài 4 (110):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Theo em như thế nào là lịch sự khi yêu cầu đề nghị?
- Tại sao phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị?
2.II. Ghi nhớ: (SGK)
- Yêu cầu HS nói các câu yêu cầu, đề nghị 
2.III. Luỵên tập:
* Bài 1 (111):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Thảo luận cặp.
- Gọi các cặp trình bày
- Nhận xét,đánh giá
* Bài 2 (111):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Gọi 2 nhóm trình bày.
- Nhận xét,đánh giá
* Bài 3 (111):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hoạt động cá nhân.
- Hết thời gian trình bày
- Nhận xét,đánh giá
3. Kết luận:
- Khi bày tỏ yêu cầu đề nghị em cần phải nói như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài,chuẩn bị bài sau 
- Cả lớp hát.
- 2 HS thực hiện.(VD: Các bạn hãy giữ trật tự!)
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS nêu câu đề nghị: 
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
- Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.
- Nào để bác bơm cho.
- 1HS đọc yêu cầu
- Hùng nói bất lịch sự với bác Hai, Hoa nói lịch sự
- 1 HS đọc yêu cầu
- Là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe. Có cách xưng hô phù hợp.
- Cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu, đề nghị để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm cho mình.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 3 HS tiếp nối nêu câu đề nghị.
- 1HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện cặp trình bày.
- Lan ơi cho tớ mượn cái bút.
- Lan ơi cậu có thể cho tớ mượn cái bút này được không?
 - Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm
- Một số nhóm trình bày.
b. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ!
c.Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!
d.Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
- Nhận xét,đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS hoạt động cá nhân
- Một số HS trình bày
- Bố ơi, bố cho con xin tiền mua một quyển sổ ạ!
- Bác ơi, cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ!
- Nhận xét.
- Cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu, đề nghị để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm cho mình.
Tiết 4: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Ngày soạn: 04 tháng 04 năm 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 06 tháng 04 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 145
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
I.Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Hoàn thành BT 2,4. HSKG hoàn thành BT1,3.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Gọi 1 HS chữa bài tập 4.
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(152): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán 
- Yêu cầu HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2 (152):
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3 (152): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Em hãy nêu cách giải bài toán?
- Yêu cầu HS làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1 HS lên bảng làm 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 4 (152):
- Gọi HS đọc bài toán 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài:
+ Cả lớp làm bài vào vở.
+ 1HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của chúng
- Về nhà xem lại các bài tập
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS lên bảng chữa.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài toán 
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
Đáp án : a. SB: 30; SL: 45. 
 b. SB: 12; SL: 48.
- Nhận xét,đánh giá
- 1 HS đọc bài toán & tự tóm tắt bài.
- HS thảo luận rồi làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ
 Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 10 - 1 = 9 (phần)
 Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
  ... u thuyền ở duyên hải miền Trung: Trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến nghành du lịch ở đây phát triển: Cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá.
II. Đồ dùng:
- Tranh hình trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Kể tên những nghề chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung? 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Hoạt động du lịch.
- Cho HS thảo luận cặp 
- Quan sát lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung
- Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- Gọi 2 cặp trình bày
- Nhận xét, bổ xung.
- Quan sát hình 9 bãi biển Nha Trang 
* GV giới thiệu về bãi biển này.
- Hãy kể tên những bãi biển khác mà em biết ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
* GV: Đồng bằng duyên hải miền Trung không chỉ có các bãi biển đẹp mà còn có nhiều cảnh đẹp về di sản văn hóa thế giới
- Hãy nêu tên một số thắng cảnh và di sản văn hóa?
* Câu hỏi tích hợp GDBVMT: Để giữ gìn cảnh đẹp và di sản văn hoá ở đồng bằng duyên hải miền Trung theo em người dân ở đây và khách đến du lịch phải làm gì?
2.2. Phát triển công nghiệp.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển đường giao thông nào? Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì?
- Cho HS quán sát hình 10 giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu thuyền.
- Kể tên các sản phẩm hàng hóa làm từ đường?
- Nêu các công đoạn sản xuất đường mía?
* GV giới thiệu khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi.
2.3. Lễ hội.
- Hoạt động cả lớp
- Cho HS đọc SGK kể tên các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
* GV giới thiệu về Lễ hội Cá Ông: ở nhiều vùng ven biển người dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông đặc biệt ở Khánh Hòa có lễ hội cá Ông gắn với truyền thuyết cá voi cứu người trên biển người dân tham gia lễ hội với mong muốn sẽ được giúp đỡ gặp thuận lợi khi đi biển.
- Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- Ngành công nghiệp nào ở đồng bằng duyên hải miển Trung phát triển?
* Bài học (tr 142)
3. Kết luận:
- Hãy nêu một số điểm du lịch nổi tiếng ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Ở địa phương em có danh lam thắng cảnh nào đẹp? Theo em khi đến tham quan nơi đó ta phải có ý thức như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài & chuẩn bị bài sau: Thành phố Huế.
- Cả lớp hát.
- 1 HS trả lời: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm sát biển có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
- Đại diện cặp trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Một số bãi biển đẹp ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Sầm Sơn Thanh Hóa; Cửa Lò Nghệ An, Non Nước Đà Nẵng.
- Cố Đô Huế, Thánh Địa Mĩ Sơn (Quảng Nam); Phố Cổ Hội An (Quảng Nam); Động Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình).
- Để giữ gìn cảnh đẹp và di sản văn hoá ở đồng bằng duyên hải miền Trung, người dân ở đây và khách đến du lịch phải bảo vệ các cảnh đẹp & di sản văn hóa, không xả rác bừa bãi, 
- HS thảo luận nhóm
- Đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển đường biển, ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền phát triển.
- HS quan sát.
- Các sản phẩm hàng hóa làm từ đường: Bánh kẹo, sữa, nước ngọt
- HS tự nêu
- Các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng duyên hải miền Trung: Lễ rước cá Ông, Lễ mừng năm mới của người Chăm, Lễ hội Tháp Bà.
- Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm sát biển có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
- HS nêu: Công nghiệp đóng tàu, công nghiệp mía đường.
- 2HS đọc bài học
- HS nêu: Nha Trang, Sầm Sơn, Huế, 
- Hồ Núi Cốc; hồ Vai Miếu... Khi đến tham quan cần phải giữ gìn môi trường luôn xanh sạch đẹp.
- HS lắng nghe.
Tiết 3: Toán: Tiết 140 
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Củng cố về viết tỉ số của hai đại lượng & giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Hoàn thành BT1a,b; BT3; BT4. HSKG hoàn thành BT2;5.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Chữa bài 3 (149)
 Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
 * Bài 1(149):
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2 (149): HSKG
 - Gọi HS đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS làm bút chì vào SGK, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3 (149):
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Nêu cách giải bài toán đó?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 4 (149): HSKG
- HS đọc bài toán 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm vào vở, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 5 (149): HSKG
- HS đọc bài toán 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Cho biết chu vi muốn tìm chiều dài và chiều rộng ta phải tìm gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- HS trình bày
- 1 HS đọc yêu cầu
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- HS nêu.
- Tìm tổng số phần bằng nhau, tìm số bé, tìm số lớn
Bài giải
Số bé là: 1008: 8 = 135
Số lớn là: 1008 - 135 = 945
Đáp số: SB: 135; SL: 945
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng 
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ
 Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhât là:
125: 5 = 50(m)
Chiều dài hình chữ nhât là:
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: 50m; 75m
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Tìm nửa chu vi.
 Bài giải
Nửa chu vi là:
64 : 2 = 32(m )
Chiều rộng hình chữ nhât là:
(32- 8 ) : 2 = 12(m)
Chiều dài hình chữ nhât là:
12 + 8 = 20 (m)
Đáp số: 12m; 20m
- Nhận xét đánh giá
- HS nêu. 
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 57
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa,thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đôí với cảnh đẹp đất nước. (Trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài.)
- Đọc đúng: trắng xoá, Phù Lá,nồng nàn. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
* GDBVMT: Tình yêu Sa Pa - ý thức giữ gìn cảnh đẹp của đất nước.
II. Đồ dùng:
- Tranh trong SGK; tranh ảnh về Sa Pa.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu văn, đoạn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- Đọc bài Con sẻ 
- Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
Nhận xét,đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
 Sa Pa một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp các em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa.
2. Phát triển bài:
2.1. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1:Từ đầuliễu rủ
+ Đoạn 2:Tiếp.tím nhạt
+Đoạn 3 :Còn lại
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp
- GV đưa từ khó: gọi HS đọc 
- Câu: Những đám mâyhuyền ảo.
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối 
- Gọi HS đọc chú giải SGK.
- HS đọc theo cặp
- Gọi HS đọc bài 
- GV đọc mẫu
2.2. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1
- Gọi HS đọc trả lời câu hỏi
- Nêu cảnh đẹp trên đường lên Sa Pa?
- Tác giả đã dùng những từ ngữ tả màu sắc nào để miêu tả cảnh đẹp?
- Nội dung đoạn 1? 
* Đoạn 2
- Gọi HS đọc to đoạn 2
- Tác giả đã tả cảnh phố huyện ở Sa Pa bằng những hình ảnh nào?
- Em hiểu vàng hoe là gì?
- Đoạn 2 nói điều gì?
* Đoạn 3
- Gọi 1HS đọc đoạn 3
- Khí hậu ở Sa Pa thay đổi ntn trong ngày?
- Nội dung đoạn 3?
- 1 HS đọc câu hỏi 1
- Thảo luận cặp
- Nối tiếp trả lời
- HS đọc câu hỏi 2
- HS nối tiếp trả lời
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp SaPa ntn?
- Em học được gì qua cách miêu tả của tác giả?
- HS đọc thầm lại bài văn nêu ND bài?
2.3. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- 3HS đọc nối tiếp, lớp lắng nghe tìm giọng đọc
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét đánh giá
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng
- Nhận xét,đánh giá
3. Kết luận:
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu”của thiên nhiên?
* Câu hỏi tích hợp giáo dục BVMT: Phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp, nên Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát của nhiều khách trong nước, cũng như khách nước ngoài. Để giữ gìn cho Sa Pa luôn sạch đẹp thì mọi người dân ở đây và khách đến du lịch phải làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài
- Cả lớp hát.
- 1 HS đọc bài.
- Vì con sẻ nhỏ bé dám đương đầu chống lại con chó hung dữ để cứu con
- 1HS đọc
- 3HS đọc tiếp nối lần 1
- Đọc từ khó, câu dài
-3 HS đọc tiếp nối lần 2
- HS đọc theo cặp
- Những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, những thác nước tựa mây trời, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa,..
- trắng, trắng xoá, rực lên, đen huyền,trắng tuyết,đỏ son
Đ1. Phong cảnh đường lên Sa Pa.
- 1HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm
- Nắng phố huyện vàng hoe, những em bé  quần áo sặc sỡ, người ngựa dập dìu.
- HS nêu.
Đ2. Phong cảnh một thị trấn nhỏ trên đường lên Sa Pa
- 1HS đọc 
- Thoắt cái  hiếm quý
Đ3. Cảnh đẹp Sa Pa
- HS đọc bài
- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây  liễu rủ
- Cảnh phố huyện rất vui mắt,rực rỡ sắc màu  tím nhạt
- Ngày liên tục đổi mùa ... hiếm quý
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa
- Nắng phố huyện vàng hoe
- Cách miêu tả sinh động, hấp dẫn, quan sát tinh tế
*Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đôí với cảnh đẹp đất nước.
- Vì phong cảnh ở đây rất đẹp.Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_29.doc