Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 34

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 34

2.2. Tìm hiểu nội dung

* HS đọc toàn bài

- Bài báo trên có mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn là gì?

- Người ta thống kê số lần cười ở người như thế nào?

- Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?

- Nếu luôn cau có, cáu giận có nguy cơ gì?

- Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?

- Có những bệnh gì lên quan đến những người không hay cười, cau có nổi giận?

- Em rút ra điều gì khi đọc bài báo này?

- Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống?

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Ngày soạn: 03 tháng 05 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 05 năm 2012
Tiết 1: 
 CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Toán: Tiết 166
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo)
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết chuyển đổi & thực hiện được các phép tính với số diện tích.
- Củng cố về chuyển đổi & thực hiện được các phép tính với số đo diện tích.
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích.
- Hoàn thành BT1,2,4. HSKG hoàn thành BT3.
- Giáo duch HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Yêu cầu HS thực hiện:
 5phút 20giây = .... giây
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(172):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp
- Gọi 2 cặp trình bày
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2(172):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vở, 3HS làm bảng phụ
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3(173): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm nháp, 1HS làm bảng
phụ 
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 4 (173):
- Gọi HS đọc bài toán
- Tổ chức cho HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu lại một số đơn vị đo diện tích? 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau: Ôn tập về hình học.
- Cả lớp hát.
- 1 HS thực hiện: 5phút 20giây = 320giây
- HS lắng nghe, ghi bài.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp.
- HS trình bày
1m2 = 100dm2 1km2 = 1 000 000m2 
1m2 = 10 000cm2 1dm2 = 100cm2 
- Nhận xét,đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vở 3HS làm bảng phụ
a) 150 000cm2; 10 300dm2; 211 000cm2
 10dm2; 10 cm2; 1 000cm2
b) 13m2; 6 m2; dm2 ; m2 ; m2
c) 509dm2; 80 050cm2; 7m2; 5m2
- Nhận xét,đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 1HS làm bảng phụ 
2m2 5dm2 > 25dm2
3dm2 5cm2 = 305cm2 
3m2 99dm2 < 4m2
 65 m2 = 6500dm2 
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
Bài giải
 Diện tích của thửa ruộng là:
 64 25 = 1600 (m2)
 Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
 1600 = 800 (kg)
 800kg = 8 tạ 
 Đáp số: 8 tạ
- Nhận xét, đánh giá 
- HS nêu. 
- HS lắng nghe. 
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 67
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài đọc.
- Biết đọc trôi chảy rành mạch bài báo.
- Biết tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc sống lâu.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc sống lâu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng: não, nổi giận. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. 
II. Đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, đoạn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- 1HS đọc thuộc lòng bài Con chim chiền chiện & trả lời câu hỏi
 Nhận xét,đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu  400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp  hẹp mạch máu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3HS nối tiếp đọc 
- GVđưa từ khó: não, nổi giận 
- 3HS đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Luyện đọc câu: Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki lô mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái & não thì tiết ra một chất làm cho con người ta có cảm giác sảng khoái, thoải mái.
- Tổ chức cho HS đọc theo cặp
- 2 cặp đọc
- GV đọc mẫu
2.2. Tìm hiểu nội dung
* HS đọc toàn bài
- Bài báo trên có mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn là gì?
- Người ta thống kê số lần cười ở người như thế nào?
- Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Nếu luôn cau có, cáu giận có nguy cơ gì?
- Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- Có những bệnh gì lên quan đến những người không hay cười, cau có nổi giận?
- Em rút ra điều gì khi đọc bài báo này?
- Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống?
2.3. Đọc diễn cảm 
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn, cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn Tiếng cười  mạch máu
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Một số HS đọc 
- Nhận xét đánh giá
- Tổ chức cho HS đọc cả bài 
- Nhận xét,đánh giá
3. Kết luận:
- Theo em bài báo này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Ăn “mầm đá” 
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc bài 
- Cả lớp lắng nghe.
- 1HS đọc bài 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1
- HS đọc.
- 3HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc câu.
- HS đọc bài theo cặp
- 2 cặp HS đọc
- 1 HS đọc bài
- 3 đoạn:
+ Đ1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng phân biệt con người với động vật.
+ Đ2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
+ Đ3: Những người có tính hài hước sẽ sống lâu.
- 1 ngày người lớn cười: 6 lần
 trẻ em cười: 400 lần
- Tốc độ thở tăng, các cơ mặt giãn thoải mái, não tiết ra chất làm con người sảng khoái thoả mãn.
- Hẹp mạch máu.
- Rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
- Bệnh trầm cảm, bệnh Stress
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc sống lâu.
- 3 HS đọc
 Toàn bài đọc chậm rãi nhấn giọng những từ ngữ tác dụng của tiếng cười. 
- HS luyện đọc theo cặp
- HS lắng nghe.
- Hs đọc bài theo cặp.
- HS đọc
- HS đọc cả bài.
- Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc sống lâu.
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 08 tháng 05 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn: 07 tháng 05 năm 2012
Ngày giảng: Thứ tư ngày 09 tháng 05 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 163
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, diện tích hình bình hành.
- Củng cố về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, diện tích hình bình hành.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình bình hành.
- Hoàn thành BT1, 2; BT 4 chỉ yêu cầu tính diện tích hình bình hành. HSKG hoàn thành BT 3.
II. Đồ dùng:
 - Bảng nhóm, bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh là 8 cm
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(174):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV vẽ hình lên bảng
- Cho HS quan sát, trả lời
- Nhận xét, bổ sung
* Bài 2(174):
- Gọi HS đọc bài toán
- Tổ chức cho HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3(174): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm vở , 1HS làm bảng phụ 
A B 
D C
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 4 (174): Chỉ yêu cầu tính diện tích hình bình hành (ABCD).
- Gọi HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu cách tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình bình hành? 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu
a) Đoạn thẳng DE// với đoạn thẳng AB.
b) Đoạn thẳng CD vuông góc với đoạn thẳng BC. A B
 C
 D E
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
Bài giải
Diện tích hình vuông hay hình chữ nhật là:
8 8 = 64 (cm2)
Chiều dài hình chữ nhật là:
64 : 4 = 16 cm )
Chọn đáp án: C
- Nhận xét,đánh giá
- 1HS đọc yêu cầu
- HS làm vở 1HS làm bảng phụ 
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên hai đường thẳng ấy lấy AD = 4cm; 
BC = 4cm.
- Nối C với D ta được hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 5cm và chiều rộng là 4cm.
Bài gải
Chu vi hình chữ nhật là:
(5 + 4) 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
5 4 = 20 (cm2)
Đáp số : 18 cm; 20 cm2
- Nhận xét,đánh giá
- 1HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
Bài giải
Diện tích hình bình hành ABCD là:
3 4 = 12 (cm2 )
Diện tích hình chữ nhật BEGC là:
3 4 = 12 (cm2 )
Diện tích hình H là:
12 + 12 = 24 (cm2 )
Đáp số: 24 cm2
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Tập đọc: Tiết 68
ĂN “MẦM ĐÁ”
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài đọc.
- Biết đọc trôi chảy rành mạch bài văn.
- Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. 
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng: tương truyền, lối nói, ninh. Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
II. Đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, đoạn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời câu hỏi
- Tiếng cười có tác dụng như thế nào trong cuộc sống?
Nhận xét,đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến dân lành
+ Đoạn 2: Tiếp đến chữ “đại phong”
+ Đoạn 3: Tiếp đến khó tiêu
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 
- GVđưa từ khó: tương truyền, lối nói, ninh
- Cho 4 HS đọc tiếp nối, một em đọc chú giải.
- Luyện đọc câu: Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.//
- Tổ chức cho HS đọc theo cặp
- Kiểm tra đọc cặp.
- GV đọc mẫu
2.2. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài
- Trạng Quỳnh là người như thế nào?
- Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì? 
- Vì sao Chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
- Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không? Vì sao?
- Chúa được Trạng cho ăn món ăn gì?
- Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng.
- HS đọc lại bài và tìm ý chính cho từng đoạn.
- Câu ch ... phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- HS lắng nghe.
Tiết 3: Luyện từ và câu: Tiết 68
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết thêm trạng chỉ mục đích cho câu.
- Biết thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1 mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Yêu cầu HS lên bảng đặt câu có từ miêu tả tiếng cười?
 Nhận xét,đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.III. Luỵên tập
* Bài 1(160):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm VBT, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2 (160):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài vào VBT, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét,đánh giá
3. Kết luận:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện có ý nghĩa gì? Trả lời câu hỏi nào?
- Nhận xét tiết học
- Đọc lại bài,chuẩn bị bài sau 
- Cả lớp hát.
- HS thực hiện: Xem vai hề của chú Xuân Hinh, cả nhà em ai cũng cười sặc sụa.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1HS làm bảng nhóm
. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.
. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
- Nhận xét, đánh giá
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 1HS làm bảng phụ
Đàn gà nhà em vừa mới xuống ổ, 10 chú gà con thật xinh xắn và đáng yêu. Bộ lông của những chú gà mới mượt làm sao, những chiếc mỏ màu vàng bé tí, hai cái chân nhỏ xíu như hai cái tăm.Những hôm trời sắp mưa, bằng đôi cánh rộng của mình gà mẹ xoè cánh ra ôm gọn đàn con của mình vào lòng.
- Nhận xét,đánh giá
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với & trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Ngày soạn: 09 tháng 05 năm 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 05 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 170
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết giải bài toán về tìm hai só khi biết tổng và hiệu của hai só đó.
- Củng cố về giải bài toán về tìm hai só khi biết tổng và hiệu của hai só đó.
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Hoàn thành BT1,2,3. HSKG hoàn thành BT4,5.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Gọi HS chữa bài 3(174) 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(175):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vở, 3HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2(175):
- Gọi HS đọc bài toán
- Tổ chức cho HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3(175):
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 4(175): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán
- Tổ chức cho HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, bổ sung.
* Bài 5 (175): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp làm vở, 1HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó? 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tìm hai só khi biết tổng hoặc hiệu & tỉ số của hai số đó.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 3HS làm bảng phụ
- Đáp án:
a)180; 138 b) 1016; 929 c)1882; 1389
- Nhận xét,đánh giá
- 1HS đọc bài toán
- HS làm vở ,1HS làm bảng phụ 
Bài giải
 Đội thứ hai trồng được số cây là:
 (1375 - 285) : 2 = 545 (cây)
 Đội thứ nhất trồng được số cây là:
 545 + 285 = 830 (cây)
 Đáp số: 545 cây; 830 cây
- Nhận xét,đánh giá
- 1HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bảng phụ 
Bài giải
Nửa chu vi thửa ruộng là:
530 : 2 = 265 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là:
(265 + 47): 2 = 156 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng là:
156 - 47 = 109 (m 
Diện tích của thửa ruộng là:
156 109 = 17004 (m2 )
Đáp số: 17004 m2
- Nhận xét, đánh giá
- 1HS đọc bài toán
- HS làmvở, 1HS làm bảng phụ 
 Bài giải
Tổng của hai số là:
135 2 = 270
Số phải tìm là:
270 - 246 = 24
Đáp số: 24
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài toán
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng
Bài giải
Số bé là:
(999 - 99) : 2 = 450
Số lớn là:
450 + 99 = 549
Đáp số: 450; 549
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Mỹ thuật:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Tập làm văn: Tiết 68
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả bưu điện khi đã nhận được tiền gửi.
- Biết điền những nội dung cần thiết vào điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu các yêu cầu trong điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng: 
- Mẫu thư chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Ở tuần 33 các em đã làm quen với loại giấy tờ in sẵn nào? 
 Nhận xét,đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (161):
- 1HS đọc yêu cầu
- Treo bảng phụ viết sẵn tờ Điện chuyển tiền mẫu hướng dẫn HS điền.
- Hướng dẫn HS cách điền.
+ Họ và tên người gửi: họ tên mẹ em
+ Địa chỉ: ghi theo hộ khẩu
+ Số tiền: viết bằng số trước, chữ sau.
+ Họ tên người nhận: họ tên của ông (bà) em
- Tổ chức cho HS tự điền vào phiếu, 1HS làm vào phiếu to.
- Gọi 1 số HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung
* Bài 2 (162):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS điền:
+ Tên độc giả : ghi tên mình
+ Địa chỉ: ghi nơi mình đang ở 
- Hết thời gian trình bày
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
3. kết luận:
- Khi viết đơn chuyển tiền đi em cần điền vào những đề mục nào?
- Nhận xét tiết học
- Ôn bài & chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- 1 HS trả lời
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS quan sát.
- HS lắng nghe; VD:
+ Họ và tên người gửi: Lê Thị Hiền
+ Địa chỉ: Hòa Bình - Khôi Kỳ - ĐT
+ Số tiền: 300 000 đồng
 Ba trăm nghìn đồng
+ Họ tên người nhận: Lê Văn Hà
- HS điền vào tờ thư chuyển tiền đi
- 1 số HS trình bày.
- Nhận xét bổ sung
- 1HS đọc yêu cầu
- HS làm bài. VD:
+ Tên độc giả : Lâm Thu Hà
+ Địa chỉ: Bãi Pháo - Khôi Kỳ - ĐT 
- HS trình bày
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Địa lí: Tiết 34
ÔN TẬP
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết một sô hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo : Khai thác hải sản, dầu khí, cảng biển, ...
- Biết hệ thống một số đặc điểm tự nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất ở vùng núi, đồng bằng, cao nguyên, thành phố.
I. Mục tiêu:
- Chỉ được trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính của nước ta: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: Núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, Đảo.
II. Đồ dùng:
 Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Biển nước ta có những khoáng sản gì? Nêu một vài biện pháp bảo vệ môi trường biển? 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Ai chỉ đúng.
- Làm việc theo nhóm 4
- GV chuẩn bị sẵn các địa danh: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi -păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, Cần Thơ, Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Các nhóm lên bốc thăm trúng địa danh nào, nhóm đó phải chỉ bản đồ địa danh đó. Nhóm nào chỉ đúng 1 địa danh nhóm đó được 3 điểm.
2.2. Ai kể đúng
- Bốc thăm trúng địa danh nào phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó?
2.3. Ai nói đúng.
- Các nhóm lên bốc thăm trúng thành phố nào phải nêu được 1 số đặc điểm của thành phố đó.
3. Kết luận:
- Nước ta có những đồng bằng lớn nào? kể tên một số con sông lớn ở nứơc ta?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài & chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- HS trả lời: Dầu mỏ, cát trắng, cá, tôm 
- HS lắng nghe.
- Các nhóm lên bốc thăm sau đó chỉ bản đồ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi -păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, Cần Thơ, Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Các nhóm lên bốc thăm sau đó trình bày.
- Các nhóm lên bốc thăm sau đó trình bày.
- HS nêu.
TUẦN 35
Ngày soạn: 10 tháng 05 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 05 năm 2012
Tiết 1:
CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Toán: Tiết 171 
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG HOẶC HIỆU 
VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Củng cố về giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Hoàn thành BT1 (Hai cột); BT2 (Hai cột); BT3. HSKG hoàn thành BT4.
- Giáo dục HS ý thức tự gác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_34.doc