I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số
- Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1
- BT cần làm: BT1, 2 a, b(3 ý đầu)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
1. Kiểm tra bài cũ :(5p)
GV gọi HS lên bảng nêu cách quy đồng mẫu số các phân số
Cả lớp theo dõi và nhận xét .GV đánh giá ghi điểm .
2.Bài mới : (28p)
a: Giới thiệu bài .
GV nêu mục tiêu ,yêu cầu tiết học .
b : GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số cùng mẫu số.
Tuần 22 Thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2011 Toán So sánh hai phân số có cùng mẫu số I. Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số - Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1 - BT cần làm: BT1, 2 a, b(3 ý đầu) II. Hoạt động dạy- học . 1. Kiểm tra bài cũ :(5p) GV gọi HS lên bảng nêu cách quy đồng mẫu số các phân số Cả lớp theo dõi và nhận xét .GV đánh giá ghi điểm . 2.Bài mới : (28p) a: Giới thiệu bài . GV nêu mục tiêu ,yêu cầu tiết học . b : GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số cùng mẫu số. GV giới thiệu hình vẽ | | | | | | A C D B Và nêu câu hỏi để HS nhận ra độ dài của đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB GV cho HS so sánh độ dài của hai đoạn thẳng đó để nhận biết < GV: Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào ? HS trả lời, gv theo dõi gợi ý để hs nêu đúng quy tắc ở SGK. Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn Phân số nào có tử số lớn hớn thì lớn hơn Nếu tử số bằng nhau thì phân số đó bằng nhau. c. Luyện tập Bài 1: HS nêu yéu cầu bài .GV lưu ý HS : để làm bài tập các em phải so sánh tử số các phân số rồi trả lời theo yêu cầu bài tập . Hs làm bài cá nhân- 1 hs làm ở bảng phụ. HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ . Bài 2 : Hs nêu yêu cầu bài .Chữa miệng bài tập . Bài 3 :Hs nêu yêu cầu bài . GV treo bảng phụ ghi bài tập , gọi 1 hs làm Mộ số HS nêu cách so sánh : Các bạn khác nhận xét và nhắc lại cách tính 3. Củng cố- dặn dò :(4p) Giáo viên chấm một số vở, nhận xét giờ học . Dặn HS chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” - Nhận biết được câu kể “Ai thế nào?”trong đoạn văn (BT1 mục III). Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu tả một loại cây có dùng một số câu kể “Ai thế nào?”(BT2) * HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét bài tập 1. - Các băng giấy viết riêng từng câu văn ở bài tập 1 Luyện tập. - Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ :(5p) Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu: HS : Đặt 3 câu kể ai thế nào? Gv nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm. 2. Bài mới:(28p) a: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu câu: Bé Nga rất đẹp. - Yêu cầu học sinh xác định đó là kiểu câu gì. - Học sinh đọc thầm suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Giáo viên giới thiệu: Các em đã học về kiểu câu kể ai thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chủ ngữ trong câu kể ai thế nào? b: Tìm hiểu ví dụ ( phần nhận xét) Bài 1 :Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 (đọc cả mẫu). Cả lớp theo dõi trong SGK. - Học sinh đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn ở VBT. - Gọi hs lên gạch ở bảng phụ. - Một số học sinh dưới lớp phát biểu. - Cả lớp nhận xét, chốt bài đúng. - Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu câu kể ai thế nào? Hs trả lời. Giáo viên kết luận câu 1;2;4;5 là kiểu câu kể ai thế nào? Bài 2: Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập . Xác định chủ ngữ của câu văn vừa tìm được Hà Nội tưng bừng màu đỏ Cả một vùng trời bát ngát , cờ đèn và hoa . Bài 3 : GV nêu yêu cầu của bài GV: Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ? HS: Cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm , tính chất thông báo ở vị ngữ Chủ ngữ là một từ ? Chủ ngữ là một ngữ ? c : Phần ghi nhớ . 2- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm . GV mời một HS phân tích câu kể Ai thế nào để minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ . d : Phần luyện tập . Bài tập 1,2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp theo dõi. HS thảo luận theo cặp làm bài. HS hoàn thành bài tập ở vở bài tập . Một HS lên bàn GV tìm các câu theo yêu cầu ( đã chuẩn bị ) gắn lên bảng .Gọi HS nhận xét , chữa bài làm của bạn trên bảng . Nhận xét kết luận câu 3;4;5;6;8 là kiểu câu kể ai thế nào? . Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài tập . HS làm bài bài vào vở- đọc chữa bài.Lớp và gv nhận xét,bình chọn bạn có bài viết đúng và hay. 3.Củng cố – dặn dò (4p) Gv chấm một số vở. GV tổng kết bài, nhận xét tiết học . Lịch sử Trường học thời Hậu Lê I. Mục tiêu Biết được sự phát triển của GD thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức GD, chính sách khuyến học): + Đến thời Hậu Lê GD có quy cũ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; 3 năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo, + Chính sách khuyến khích học tập : Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá ở Văn Miếu. II. Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong SGK, tranh vinh quy bái tổ. - Sưu tầm một số mẫu chuyện về học hành, thi cử thời xưa. III. Hoạt động dạy - học A. Bài cũ - Gọi 1 HS nêu nội dung bộ luật Hồng Đức - GV nhận xét - ghi điểm. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài mới 2. Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê - HS đọc SGK, thảo luận, hoàn thành bài tập 1 ở VBT, đại diện các nhóm nêu ý kiến. - GV khẳng định: Giáo dục thời Hởu Lê có tổ chuíưc quy cũ, nội dung học tập là Nho giáo. 3. Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê - Cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? + Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập, tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu(kết hợp cho HS xem tranh).Sự phát triển về giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng Nhà nước, mà con nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt. C. Củng cố - dặn dò: - HS giới thiệu về tranh ảnh sưu tầm được. - Gv nhận xét tiết học. Chính tả( Nghe- viết) Sầu riêng I: Mục tiêu : - Nghe – viết đúng bài CT ; trình bày đúng đoạn trích. - Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT(2) a / b , BT do GV soạn. iI: đồ dùng dạy học GV viết bài tập 2 a, b lên bảng iII:hoạt động dạy học A: Bài cũ :(5p) HS thi nhau viết tiếng hoặc từ bắt đầu bằng âm r/ d /gi ; thanh hỏi, thanh ngã. B : Bài mới :(28p) 1: Giới thiệu bài 2: Hướng dẫn hs nghe-viết - HS đọc bài chính tả - GV nhắc các em những từ thường viết sai ,cách trình bày: Tên bài, những đoạn xuống dòng. - GV đọc HS viết chính tả - Chấm một số bài ,chữa lỗi 3: Hs làm bài tập - HS làm bài tập 2b: - HS đọc thầm bài, suy nghĩ làm bài tập vào vở - Lời giải đúng: Con đò lá trúc qua sông Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao lượn sóng Tây Hồ lăn tăn - HS làm bài tập 3 vào vở - GV chấm, chữa bài C. Củng cố –dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà viết lại Buổi chiều Thể dục Bài 41: Cô Hoà dạy Âm nhạc Thầy Dũng dạy Kĩ thuật Thầy Chính dạy Thứ tư, ngày 9 tháng 2 năm 2011 Tiếng anh Thầy Hoà dạy ( 2 tiết) Tập đọc Chợ tết I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu được ND: Cảnh chợ tết miền trung du có rất nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời đựơc các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích) - THDGMT ở mức độ gián tiếp. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ (5p) Gọi học sinh lên bảng đọc bài: Sầu riêng và trả lời: Hỏi: Những nét đặc sắc của hoa, quả, dáng cây sầu riêng? Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung đánh gi,á ghi điểm. B. Dạy bài mới:(28p) 1. Giới thiệu bài: Trong các phiên chợ, đông vui nhất là phiên chợ tết. Bài thơ: Chợ tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sẽ cho các em được thấy một bức tranh bằng thơ, miêu tả phiên chợ tết ở một vùng trung du. 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn: 4 dòng thơ 1 đoạn (đọc 3 lượt) - Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó: - Học sinh đọc chú giải sau bài và phân tích các cụm từ ở một số dòng thơ. - Học sinh luyện đọc theo cặp - Học sinh đọc cả bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài: Học sinh đọc từng đoạn của bài. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : - Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh như thế nào? ( Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, sướng hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh, con đường viền trắng mép đồi xanh.) - Mỗi người đến chợ tết với những dáng vẻ riêng ra sao? ( Thằng cu áo đỏ chạy lon xon,cụ già chống gậy bươc lom khom,cô yếm thắm he môi cười lặng lẽ, em bé nép đầu âu yếm mẹ) - Bên cạnh dáng vẻ riêng những người đi chợ tết có điểm gì chung? (vui vẻ) - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc? (mây trắng, sương hồng, đồi xanh, cỏ biếc, bò vàng, sương trắng, nắng tía, áo the xanh ,đồi thoa son.) - Qua bài thơ em rút ra ý nghĩa? Giáo viên chốt lại: Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp tết. c: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và HTL bài thơ. - Học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ - giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài thơ. - Hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn thơ từ câu 5 đến câu 12. - Học sinh nhẩm HTL bài thơ - Thi luyện đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ C.Củng cố – dặn dò (3p) - Giáo viên nhận xét tiết học – yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục HTL bài. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - So sánh hai phân số có cùng mẫu số. - So sánh được một phân số với 1. - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - BT cần làm: BT 1, 2(5 ý cuối), 3(a, c). II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: (5p) Gọi học sinh lên bảng GV hỏi: Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào? - So sánh hai phân số sau: à và Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung ,ghi điểm. B. Dạy bài mới. (28p) 1. Giới thiệu bài: . 2: Ôn kiến thức - Cho học sinh nhắc lại qui tắc so sánh hai phân số cùng mẫu số - Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó như thế nào? - Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó như thế nào? Cho ví dụ: 3: Thực hành Giáo viên tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài Bài 1: So sánh hai phân số học sinh đọc yê ... cho mỗi tổ thực hiện trò chơi một lần, sau đó giáo viên nhận xét, uốn nắn những em làm chưa đúng. - Giáo viên phổ biến lại cách chơi, luật chơi cho học sinh nắm vững. Các tổ chơi chính thức có thi đua. Tổ nào thắng được khen ngợi, tổ nào thua sẽ nhảy lò cò một vòng. 3. Phần kết thúc(3 - 5phút) - Cả lớp đi thương theo một vòng tròn, thả lỏng cơ thể - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà ôn nội dung nhảy dây đã học. Thể dục Kiểm tra nhảy dây- trò chơi '' Đi qua cầu'' I. Mục tiêu: - Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi '' Đi qua cầu''. Yêu cầu nắm được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện - Phương tiện: Ghế băng, dây nhảy và sân được kẻ sẵn khu vực kiểm tra. III. Hoạt động dạy và học: 1. Phần mở đầu ( 7p) - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ kiểm tra - Tập bài thể dục phát triển chung - Trò chơi '' Kết bạn'' 2. Phần cơ bản (23p) a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản - Kiểm tra nhảy dậy kiểu nhảy chụm hai chân: + Cả lớp đứng theo đội hình kiểm tra 3 hàng ngang ( theo 3 tổ). Mỗi lần kiểm tra 3 em thực hiện đồng loạt 1 lượt nhảy. + Giáo viên đánh giá theo các mức sau: + Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng động tác liên tục từ 6 lần trở lên, có ý thức kỷ luật tốt. + Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng động tác được liên tục từ 3-5 lần. + Chưa hoàn thành: Nhảy sai động tác hoặc chỉ nhảy được dưới 2 lần, chưa có ý thức cố gắng trong tập luyện. b. Trò chơi vận động : ''Đi qua cầu '' - Gv chia học sinh thành những đội đều nhau. - Gọi học sinh nêu lại cách chơi để học sinh nắm vững. - Cử 3 hs làm nhóm trưởng, tổ chức, điều khiển các bạn trong nhóm chơi, 3. Phần kết thúc (5p) - HS chạy chậm, thả lỏng tích cực, hít thở sâu - Gv nhận xét phần kiểm tra - Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. _______________________________ Thứ 6 ngày tháng năm 2007 Kỷ thuật Bài: Chăm sóc rau, hoa (Tiết 2) ********************** I, Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm được một số công việc chăm sóc hoa, rau: Tưới nứơc, làm cỏ, vun xới đất,, tỉa cây - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ rau, hoa II. Đồ dùng học tập. - Vườn đã trồng rau, hoa ở bài trước - Cuốc , bình tưới nước, rỗ đựng cỏ III. Địa điểm dạy. Dạy ở vườn trường IV. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài củ. (3 phút) - Hôm trước chúng ta học bài gì? - Kể tên một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới. Giới thiệu bài. (1 phút) 1. Hoạt động 1: (5 phút): Ôn kiến thức. Mục đích của việc tưới nước +Mục đích của việc tưới nước? + Tưới nước cho rau, hoa vào thời gian nào? + Tưới nước bằng dụng cụ gì? Giáo viên lưu ý học sinh: Phải tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống + Tỉa cây có mục đích gì? Giáo viên lưu ý học sinh: Chỉ nhổ những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu bệnh. + Vì sao phải thường xuyên làm cỏ cho hoa? + Tại sao phải xới đất? Giáo viên lưu ý nhắc học sinh thực hiện đúng kỷ thuật. 2. Hoạt động 2: (2 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị - Giáo viên yêu cầu tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh. - Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh. 3. Hoạt động 3: (2 phút): Phân công vị trí và giao nhiệm vụ cho các tổ + Giáo viên chia đất. - Giáo viên chia vườn rau, hoa đã trồng ở bài học trước làm 3 phần bằng nhau cho 3 tổ. + Giao nhiệm vụ thực hành:Tổ1:Tỉa cây,làm cỏ.Tổ 2:Tưới nước,tỉa cây.Tổ 3:Làm cỏ,xới đất. .4. Hoạt động 4: (18 phút): Học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa. - Giáo viên theo dõi, quan sát nắhc nhở những sai sót của học sinh và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn lao động. 5. Hoạt động 5: (4 phút): Đánh giá kết quả học tập. - Giáo viên gợi ý học sinh tự đánh giá. + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ + thực hiện đúng thao tác kỷ thuật. + Chấp hành đúng an toàn lao động, có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định. - Giáo viên nhận xét chung, đánh giá kết quả học tập của hoc sinh. 6. Hoạt động 6: (1 phút)Củng cố dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập của HS - Dặn dò:Chuẩn bị bài sau.......... Chăm sóc rau, hoa - Tưới nước, tỉa cây, làm cỏ, vun xới đất. - Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe Cung cấp nước hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. - Tưới nước lúc trời râm mát. - Gáo múc nước tưới hoặc bình có vòi hoa sen hoặc tưới bằng vòi phun. - Giúp cho cây có đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng. Vì cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây, che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Làm cho đất tươi xốp có nhiều không khí. 3 tổ trưởng kiểm tra dụng cụ các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra - 3 tổ trưởng nhận xét đất. Học sinh lắng nghe Các tổ nhận nhiệm vụ. - Học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa. - Học sinh thực hành xong thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động, chân tay. Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí giáo viên đưa ra Học sinh lắng nghe Luyện toán Luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số I. Mục tiêu: - Cũng cố về cách rút gọn phân số , cách quy đồng mẫu số các phân số - Luyện làm đúng các bài tập II. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Cũng cố kiến thức ? Nêu các bước để rút gọn một phân số ? Thế nào là một phân số tối giản ? Ví dụ ? Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm thế nào ? xác định mẫu số cgung trong trường hợp MS này chia hết cho MS kia * HĐ2: Luyện tập , thực hành 1, Điền số thích hợp vào ô trống ; ; ; 2 , Điền đúng ( Đ ) ,sai ( S ) vào ô trống 3 . Quy đồng mẫu số các phân số và và và - HS làm bài vào vở , BV theo dõ chấm chữa bài - Nhận xét, tổng kết giờ học Hướng dẫn thực hành Làm thí nghiệm khoa học : Âm thanh và sự lan truyền âm thanh I. Mục tiêu : - Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao thấp , trầm bổng khác nhau II. Chuẩn bị: Chia lớp làm 4 nhóm: Mỗi nhóm 5 chai hoặc cốc giống nhau. Que gõ bằng tre , gỗ. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống ? ích lợi của việc ghi lại âm thanh - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm B. Bài thực hành: tổ chức theo nhóm - GV hướng dẫn cách chơi: Đổ nước vào chai, cốc từ vơi đến gần đầy sắp xếp theo thứ tự - Sau đó từng nhóm biểu diễn: dùng que gõ lần lượt vào các chai, cốc ? Nhận xét các âm thanh phát ra khi gõ chai nhiều nước âm thanh sẽ trầm hơn) ? Nhận xét bài biểu diễn của các nhóm - HS và GV nhận xét. Tuyên dương tổ biểu diễn hay nhất Luyện Mỹ thuật Hoàn thành bài vẽ : Cái ca và quả I. Mục tiêu: - HS hoàn thành được bài vẽ Cái ca và quả - Biết quan tâm , yêu quý mọi vật xung quanh. II. Hoạt động dạy học: HĐ1:- HS hoàn thành bài vẽ Cái ca và quả - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. HĐ2: Nhận xét , đánh giá - HS đổi vở, nhận xét lẫn nhau. - GV đánh giá chung. Chọn một số bài vẽ đẹp để tuyên dương. Tổng kết giờ học. Tự học Môn toán I. Mục tiêu: - Cũng cố các kiến thức đã học về phân số - Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số II. Hoạt động dạy học: * HĐ1: HS hoàn thành các BT ở SGK - HS mở SGK - Hoàn thành bài 2;3 ( tr 122) , bài: 2 ;3 ; 4(tr 123 ) - GV theo dõi , hướng dẫn thêm cho HS yếu - Chữa bài : gọi HS nêu cách làm , cách viết từng bài * HĐ2: Gv ra thêm bài , HS làm vào vở 1, Viết tất cả các phân số có mẫu số là 10 và tử số bé hơn mẫu số.theo thứ tự từ bé đến lớn 2, Viết tất cả các phân số có tử số là 5 và mẫu số là số có một chữ số. Rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đế bé 3, Viết tất cả các phân số có tử số bằng mẫu số và tử số và mẫu số đều bé hơn 10 rồi viết dới dạng số tự nhiên. Theo mẫu: 1/1=1 4, (HS khá) Viết phân số ; ; theo thứ tự từ lớn đến bé. - HS làm bài, GV theo dõi, chấm , chữa. Tổng kết, nhận xét giờ học. Luyện toán Luyện tập các kiến thức trong tuần I. Mục tiêu: -Cũng cố về cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số, so sánh phân số với 1 - Luyện làm các bài tập II. Hoạt động dạy học; * Hđ1: Cũng cố kiến thức ? Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ?Nêu cách so sánh một phân số với 1 ? Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào * Hđ2: luyện tập 1 , Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn ; ; ; ; ; . 2 ,/Điền dấu > , < , = vào ô trống ; ; 1 ; 1 ; ; 3 , Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: ; ; ; ; -HS làm bài, GV theo dõi chấm chữa. - Nhận xét , tổng kết giờ học. Hướng dẫn thực hành Chăm sóc rau , hoa I. Mục tiêu: - Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa : tưới nước , làm cỏ , vun xới gốc - Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau, hoa. II . Đồ dùng thực hành: - Dầm xới , cuốc , bình tưới , nước , rổ đựng cỏ III. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Ôn lý thuyết ? Nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây ? Mục đích và cách tiến hành các công việc đó * HĐ2: Thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS - Phân công vị trí và giao nhiệm vụ cho HS - HS thực hành - GV theo dõi , hướng dẫn và nhắc nhở - Thu dọn vệ sinh sau khi làm * HĐ3: Đánh giá kết quả làm việc - Đánh giá công việc thực hành của HS - Khen ngợi những HS có ý thức lao động tốt. Tổng kết giờ học Luyện thể dục Ôn luyện các nội dung đã học của tuần 22 I. Mục tiêu : Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần : - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Củng cố trò chơi: Lăn bóng II.Đồ dùng dạy học : Còi thể dục , dây nhảy cá nhân. III .Hoạt động dạy và học : *HĐ1: Phần mở đầu : - GV cho HS xếp hàng. Nêu yêu cầu tiết học . - HS khởi động chân tay *HĐ2: Phần cơ bản a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và kỷ năng vận động. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân - HS khởi động lại các khớp. - 1 nhóm HS lên chơi thử. - Cả lớp cùng chơi . GV cùng HS quan sát và nhận xét b, GV cho HS chơi trò chơi “ Lăn bóng bằng tay ” - Các tổ tự chơi theo vị trí của tổ mình. - Thi đua biểu diễn giữa các tổ. - Biểu diễn chung cả lớp. *HĐ3. Phần kết thúc : - HS chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn. - Thả lỏng chân tay - GV hệ thống lại toàn bài, nhận xét tiết học ./.. Thứ 6 ngày tháng năm 2007
Tài liệu đính kèm: