Giáo án Ghép lớp 3 + 4 + 5 Tuần 1

Giáo án Ghép lớp 3 + 4 + 5 Tuần 1

PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc :

- Luyện đọc đúng : bình tĩnh, xin sữa, bật cười. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật .

- Hiểu nghĩa các từ: Kinh đô, om sòm , trọng thưởng .Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

- Giáo dục học sinh: khâm phục sự tài trí, thông minh của một bạn nhỏ .

 B. Kể chuyện :

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn .

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ghép lớp 3 + 4 + 5 Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Trình độ nhóm 3
Trình độ nhóm 5
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc :	
- Luyện đọc đúng : bình tĩnh, xin sữa, bật cười. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật .
- Hiểu nghĩa các từ: Kinh đô, om sòm , trọng thưởng .Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
- Giáo dục học sinh: khâm phục sự tài trí, thông minh của một bạn nhỏ .
 B. Kể chuyện :
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. Tranh minh hoạ 
2. HS: sách vở học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát vui.	
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi đề.
Tiết 1
HĐ 1: Luyện đọc:
- Đọc câu nối tiếp- Đọc từ khó
- Đọc nhóm đôi
- Đọc đoạn – Giải nghĩa từ.
- Đọc đồng thanh.
HĐ 2: Tìm hiểu bài .
Mục tiêu:Học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
- Yêu cầu đọc đoạn 1 từ : “ Ngày xưa  lên đường ”
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Cậu bé thưa với cha điều gì ? 
- Yêu cầu đọc đoạn 2 từ : “ Đến trước cung vua  lần nữa ”
- Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ?
- Yêu cầu đọc đoạn 3 từ : “ Hôm sau  thành tài ”
- Trong cuộc thử tài lần sau , cậu bé yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
 - Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- GV rút ra nội dung chính – ghi bảng :
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé .
* chuyển tiết: cho HS chơi trò chơi.
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về đọc, viết các số trong 100 000 và phân tích cấu tạo số, ôn tập về chu vi của một hình. 
- Rèn kĩ năng viết đọc số trong phạm vi 
100 000.
- GDHS tính chính xác ,cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. 
2. HS: sách vở học tập	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát vui.	
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ 1 :Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng.
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
- Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
HĐ2 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó gọi HS trả lời..
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Các số trong dãy số “b” là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho cả lớp.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.	
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài.	
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
– GV kết hợp chấm điểm. 
- Chữa bài cho cả lớp.
4.Củng cố 
 - Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HCN, HV.
- Nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
- Về làm bài luyện thêm. 
 -Chuẩn bị: “On tập các số đến 100000”
 Tiết 2:
HĐ 3 : Luyện đọc lại
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai .
- Nhận xét – sửa sai .
- Yêu cầu học sinh đọc nhóm ba.
- Tổ chức cho hai nhóm thi đọc theo vai. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
HĐ 4: Hd hs kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ
- HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ 
- HD kể trước lớp 
- GV nhận xét – tuyên dương .
4. Củng cố:
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ? 
- Giáo dục hs qua bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về kể chuyện cho người thân nghe .	
- Xem trước bài mới .
5. Dăn dò
MÔN:ĐẠO ĐỨC
BÀI: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
(Tiết 1)
I . MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- GDHS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV : Tranh vẽ, bảng phụ.
2. HS : sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cu: 
Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới : 
Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1 : Xử lí tình huống.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Gv tóm tắt thành các cách giải quyết chính.
- GV kết luận: 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK).
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK..
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
+ Ý (c) là trung thực trong học tập.
+ Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
HĐ 3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK).
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành :bìa màu đỏ
+ Phân vân :bìa màu vàng 
+ Không tán thành:bìa màu xanh
- Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình.
- GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt.
HĐ 4 : Liên hệ bản thân.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.
- Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập.
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
* GV chốt ND bài học. 
4. Củng cố 
-GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài.
- Xem trước bài mới.
MÔN: TOÁN
BÀI: ĐỌC, VIẾT , SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kỹ năng đọc viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn học sinh đọc viết đúng các số có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. 
2. HS: sách vở học tập, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở – n x chung.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi đề bài.
HĐ 1: Ôn tập về đọc và viết :
Mục tiêu:Học sinh củng cố cách đọc ,viết ,sosánh các số có ba chữ số
- GV ghi các số 456, 134, 227, 609, 780
+ Yêu cầu HS đọc số.
+ GV nhận xét, sửa sai .
HĐ 2: Bài tập:
Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con .
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức .
- GV dán 2 băng giấy ghi nội dung bài tập 2
 - GV nêu luật chơi .
 - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương .
 - GV chốt ý :
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập .
- GV nhận xét, sửa sai .
 Bài 4: 
- HS nêu YC bài
- Yêu cầu HS làm vở
- GV nhận xét, sửa sai .
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập .
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo .
- Gv nhận xét, sửa bài .
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
- Về nhà ôn tập thêm về đọc viết so sánh các số có 3 chữ số.
- Xem trước bài mới. 
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I . MỤC TIÊU:
-Luyện đọc
 + Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 + Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài: ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công -> HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhàvà ở ngoài xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. Tranh SGK 
2. HS: sách vở học tập, bảng con.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS. 
3. Bài mới:
 GV giới thiệu bài –Ghi đề bài.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, kết hợp giải nghĩa từ khó SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1: “Đầu.tảng đá cuội”
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Khóc tỉ tê: khóc nho nhỏ
+ Đoạn 2:”Tiếp.mới kể” 
+Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
ngắn chùn chùn: là ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi.
Đoạn 3: “Tiếpăn thịt em”
+ Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ như thế nào?
Đe bắt: đe doạ đòi bắt
+ Đoạn 4: “còn lại”.
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
Độc ác: thâm hiểm, hiểm ác
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
+ Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích?
- Yêu cầu HS rút ra nội dung chính của bài.
- GV chốt ý- ghi bảng:
Đại ý: Chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
 HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS nêu cách đọc diễn cảm và tự chọn một đoạn để thi đọc.
Nhận xét và tuyên dương.
4.Củng cố 
- HS nhắc NDC.
+ Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
5. Dăn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc bài văn.
 -Chuẩn bị bài “Mẹ ốm”
MÔN : MỸ THUẬT
GV BỘ MÔN DẠY
MÔN : MỸ THUẬT
GV BỘ MÔN DẠY
 Ngày soạn: Thứ bảy ngày 28 tháng 8 năm 2010
Ngày d ...  gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
-Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- GDHS ăn uống đủ chất giúp cơ thể khoẻ mạnh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. Tranh hình SGK phóng to.
2. HS: sách vở học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
Cho HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
“ Con người cần gì để sống”.
+ Nêu những điều kiện cần để con người sống và phát triển?
+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì?
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài- Ghi đề.
HĐ 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
- GV cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi 
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 SGK/ 6.
+ Những thứ gì H1 đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người?
 + Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người như : không khí.
 + Cơ thể lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình?
+ Vậy trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật và thực vật?
 HĐ2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- GV cho HS làm việc theo nhóm bàn.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo ý tưởng tượng.
- Theo dõi vàgiúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
4.Củng cố 
- Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài (T2)
MÔN: THỂ DỤC
BI : ƠN MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ -TRỊ CHƠI “NHÓM BA NHÓM BẢY”
 I. MỤC TIÊU:
 -Ôn tập một số kỹ năng đội hình, đội ngũ . Yêu cầu HS thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện. 
 -Trị chơi "Nhóm ba nhóm bảy.” Yêu cầu biết cách chơi và cùng tham gia chơi đúng luật và hào hứng trong khi chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ 1. Phần mở đầu:
-Nhận lớp GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
GV điều khiển HS chạy 1 vòng sân.
- Khởi động các khớp. 
- Giậm chân đếm theo nhịp 
HĐ 2. Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, trái, đứng nghiêm nghỉ, dn hng dồn hng,cho bo co khi ra vo lớp
-Chia nhóm.
- HS tập, GV kiểm tra uốn nắn cho các em. 
- HS tập theo nhóm, các nhóm trưởng điều khiển HS nhóm mình. 
- GV đi giúp đỡ sửa sai.
- Trị chơi vận động : “Nhóm ba, nhóm bảy”
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi , luật chơi. 
+ GV chơi mẫu HS quan sát cách thực hiện
HS từng tổ lên chơi thử Gv giúp đỡ sửa sai cho từng HS 
+ GV quan sát nhận xét biểu dương tổ thắng và chơi đúng luật.
HĐ 3. Phần kết thúc:
-Thả lỏng cơ bắp:Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cng HS
HS + G củng cố nội dung bài.
- GV nhận áet giờ học, nhắc nhở một số.
điều mà HS chưa nắm được.
-Nhận xét.
- Dặn dị
- GV ra bài tập về nhà.
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 -Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
-Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
-Giáo dục học sinh tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: phiếu giao việc. 
2. HS: sách vở học tập, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
Cho HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
Tính giá trị biểu thức 250+ m với m= 80.
-Với m= 80 thì 250+ m= 250 + 80 = 330.
b. Tính giá trị biểu thức 873 - n với n= 70
 -Với n= 70 thì 873-n = 873 - 70= 803.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài - Ghi đề .
HĐ1: Ôn lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ?
HĐ 2: Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Tính giá trị của biểu thức theo mẫu.
- Yêu cầu HS làm trên phiếu.
- GV cho HS đổi phiếu và kiểm tra, nhận xét.
Bài 2 :Tính giá trị biểu thức.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
a)35 + 3 x n	với n = 7.
-Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56.
d) 37 x (18 : y)	với y = 9.
-Nếu y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74.
Bài 4 :
-GV vẽ hình vuông- Gọi HS nêu cách tính chu vi hình vuông?
 a
P= a 4
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 3 em lần lượt lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa bài:
Hãy tính chu vi hình vuông với :	a = 3cm	a = 5dm	a = 8m.
 4. Củng cố: 
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét. 
5. Dăn dò:
-Về ôn lại bài và làm bài tập số 3 ở nhà. 
- Chuẩn bài “Các số có 6 chữ số”.
PHÂN MÔN:TẬP LÀM VĂN
BÀI : NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách điền tiếp vào giấy tờ in sẵn - HS nói được những điều em biết về Đội TNTP và điền được vào giấy tờ in sẵn.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành quy định chung của tổ chức Đội .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách . (Phô tô phát cho từng HS)
2. HS: sách vở học tập, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - KTBC: Kiểm tra vở HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ 1: HD làm bài tập. 
* Mục tiêu: Hs trình bày những hiểu biết về tổ chức đội TNTP HCM,biết điền đúng vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
- Yêu cầu đọc đề .
- GV nêu câu hỏi – HD thảo luận nhóm 
a) Đội thành lập ngày nào ?
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
c) Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
- HD tìm hiểu thêm về Đội 
- GV nhận xét chung – giáo dục HS 
HĐ 2: HD làm bài tập 2:
- Yêu cầu đọc đề 
- GV phát mẫu đơn .
- HD nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách .
- Yêu cầu hoàn thành bài tập .
- GV theo dõi – sửa sai – đánh giá chung .
4. Củng cố:
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
- Về nhà ôn tập thêm về đọc viết so sánh các số có 3 chữ số.
- Xem trước bài mới. 
MÔN: KỸ THUẬT
BÀI: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU.(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Một số mẫu vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu. 
2. HS: kim, chỉ, kéo, khung thêu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
 Cho HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mơi:
 Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a) Vải:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải và nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận:
- GV hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu.
b) Chỉ:
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK.
- GV giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.
Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của vải.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo .
- GV hướng dẫn HS quan sát H2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- GV sử dụng 2 loại kéo để cho HS quan sát và bổ sung thêm về đặc điểm, hình dáng của 2 loại kéo.
Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần vặn chặt vừa phải, nếu vặn quá chặt hoặc quá lỏng đều không cắt được vải.
- Yêu cầu HS quan sát H3 và nêu cách cầm kéo.
- GV chỉ định 1-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải.
HĐ 3 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và vật dụng khác.
- Yêu cầu HS quan sát H6 SGK. Kêu tên và nêu tác dụng những dụng cụ trong hình.	
- GV nghe và chốt y.
4. Củng cố:	
- Gọi HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dăn dò:
- Về xem lại bài, học bài ở nhà. 
- Chuẩn bị:”Vật liệu ,dụng cụ cắt khâu ,thêu
SHTT
SHTT
 MÔN: ATGT – LỚP 4
 BÀI: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I MỤC TIÊU
 1 kiến thức:
	-Hs biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông
	-Hs hiểu ý nghĩa và tác dụng và tầm quan trọng của biển báo giao thông 
 2 Kĩ năng:
	Hs nhận biết nội dung của biển báo giao thông ở khu vực gần trường học 
 3 Thái độ :
	- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo 
	-Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định 
II CHUẨN BỊ 
Gv: 23 biển báo hiệu 
Hs:Quan sát đường đi và vẽ 2-3 biển báo hiệu 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - KTBC: Kiểm tra vở HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Ôn tập và giới thiệu bài 
- Gv: Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn , trên đường người ta đặt các biển báo hiệu giao thông 
- Gv: gọi 2-3 hs lên bảng và yêu cầu Hs dán bảng vẽ về biển báo hiệu mà nhìn thấy cho cã lớp xem 
- Gv: Hỏi cả lớp xem các em đã từng thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của biển báo không .
HĐ 2: Trò chơi:
- Gv:Tổ chức cho Hs trò chơi
Cách chơi:chọn 3 nhóm , mỗi nhóm 4 em .Chia cho mỗi em một biển báo đã học (thầy chuẩn bị trên bàn 11tên biển báo hiệu ,có 11 tên đúng và 4 tên biển khác) . Lần lượt 3 em của 3 nhóm lên chộn tên biển báo đúng với biển em đang cầm. Em thứ 2 tiếp tục chọn tên biển báo mình đang cầm và gắn lên trên bảng 
- Cả lớp nhận xét. 
- Gv kiểm tra lại xem nhóm nào đúng hết, tuyên dương.em nào chọn sai phải nhảy lò cò về chổ .
Hs lắng nghe
2-3 hs thực hiện theo yêu cầu của Gv
Hs có thể trả lời :
Ví dụ :Biển cấm đi ngược chiều ,biển cấm đổ xe 
Hs lắng nghe Gv phổ biến trò chơivà thực hiện chơi theo nhóm
 4. Củng cố:
 - Gv tóm tắt lại một lần cho Hs ghi nhớ 
Biển báo hiệu GT gồm có 5 nhóm: Biển báo cấm ,biển hiệu lệnh ,biển báo nguy hiểm ,biển chỉ dẫn và nhóm biển phụ.Mỗi nhóm biển báo có nội dung riêng 
-Gv nhận xét kết quả tiết học.
 5. Dăn dò:
Dặn Hs:đi đường thực hiện theo biển , thấy có biển báo mới không biết nội dung ghi lại ,đến lớp cùng thảo luận.
DUYỆT:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(138).doc