Giáo án giảng bài Tuần 2 Lớp 3

Giáo án giảng bài Tuần 2 Lớp 3

Tập đọc – Kể chuyện

AI CÓ LỖI

I/ Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc :

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng bài Tuần 2 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 15 tháng 08 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
AI CÓ LỖI
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Tập đọc :
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
Hiểu ý nghĩa: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Giao tiếp: ứng xử có văn hóa.
	Thể hiện sự cảm thông.
	Kiểm soát cảm xúc.
III/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Đơn xin vào Đội
GV gọi học sinh đọc bài Đơn xin vào Đội 
Giáo viên hỏi :
+ Phần đầu đơn viết những gì ?
+ Ba dòng cuối đơn viết những gì ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
 “Ai có lỗi ?”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ?
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ?
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
Giáo viên gọi học sinh trả lời
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân, Đồng thanh.
Kiêu căng
En-ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Học sinh trả lời : sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn.
Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không có đủ can đảm để xin lỗi bạn.
Học sinh trả lời
Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố En-ri-cô.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” 
Củng cố : 
+ Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Ai có lỗi ?” cho chúng ta thấy phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn.
Học sinh quan sát.
Học sinh kể tiếp nối.
Thứ hai, ngày 15 tháng 08 năm 2011
Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ). 
Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3); bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 3.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Giới thiệu phép trừ 432 - 215
GV viết phép tính 432 – 215 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
+ Vậy 432 – 215 bằng bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
Giới thiệu phép trừ 627 - 143
GV viết phép tính 627 – 143 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
 Bài 2 : GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
432 – 215= ?
–
 432
 215
 217
627 – 143 = ?
–
 627
 143
 484
541 – 127 = 414; 422 – 114 = 308
564 – 215 = 349; 783 – 356 = 427
627 – 443 =184; 746 – 251 = 495
516 – 342 = 174; 935 – 551 = 684
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài
Bài giải
Số con tem bạn Hoa sưu tầm được là:
335 – 128 = 207 (con tem)
Đáp số: 207 con tem
Thứ ba, ngày 16 tháng 08 năm 2011
Toán
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ).
Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).
	Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (a); bài 3 (cột 1, 2, 3); bài 4.
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
 Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV gọi HS nêu lại cách tính
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
567 – 325 = 242; 868 – 528 = 340
387 – 58 = 329; 100 – 75 = 25
a) 542 – 318 = 224; 660 – 251 = 409
b) 727 – 272 = 455; 404 – 184 = 220
752 – 426 = 326; 371 – 246 = 125
621 – 390 = 231
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo cả hai ngày bán được là:
415 + 325 = 740 (kg)
Đáp số: 740 ki-lô-gam gạo.
Thứ ba, ngày 16 tháng 08 năm 2011
Luyện từ và câu
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Tìm được một vài từ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Là gì? (BT2).
Đặt được các câu hỏi cho bộ phận câu in đậm (BT3).
Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị :
GV :, bảng phụ viết sẵn 3 cột trong bài tập 1 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : 
+ Từ chỉ sự vật là từ chỉ gì ?
+ Cho ví dụ về 2 từ chỉ người, chỉ con vật, chỉ đồ vật, chỉ cây cối.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Mở rộng vốn từ về trẻ em; ôn kiểu câu đã được học ở lớp 2 : Ai ( cái gì, con gì ) – là gì ? bằng cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ về trẻ em 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Hoạt động 2 : Ai ( cái gì, con gì ) – là gì ? 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Gọi học sinh đọc mẫu câu a
+ Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Là gì” ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh sửa bài bằng cách đọc câu hỏi lên.
Hát
Chỉ người, chỉ con vật, chỉ đồ vật, chỉ cây cối 
Bác sĩ, công nhân, Con chó, con mèo, Cái ghế, cái bàn, Cây bàng, cây phượng.
Học sinh làm bài.
HS đọc: 
Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Là gì” là măng non đất nước.
Học sinh làm bài 
Học sinh làm bài.
Học sinh đọc.
Nhận xét – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : So sánh. Dấu chấm 
Thứ ba, ngày 16 tháng 08 năm 2011
Tự nhiên xã hội 
I/ Yêu cầu cần đạt:
Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 	Nâng cao: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và sạch mũi, miệng.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng tìm kiếm vàø xử lí thông tin: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp ... g 1 : hướng dẫn nghe - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai.
Đọc cho học sinh viết
Giáo viên đọc thong cho học sinh viết vào vở.
Chấm, chữa bài
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh viết vào bảng con
HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở
Học sinh sửa bài 
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 08 năm 2011
Tập làm văn
I/ Yêu cầu cần đạt: 
	Bước đầu viết được đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội. (SGK tr. 9).
	Chú ý: yêu cầu tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV.
	Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : 
Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Ghi bảng.
Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội.
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 2: thực hành viết đơn
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
Hát
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn.
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
Nhận xét – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 08 năm 2011
Đạo đức 
I/ Yêu cầu cần đạt:
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Nâng cao: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động 
Bài cũ : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1 ) 
Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? 
Quê Bác ở đâu ?
Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta ?
Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ?
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Kính yêu Bác Hồ 
Hoạt động 1 : học sinh tự liên hệ 
GV chia nhóm, đưa câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong ? Thực hiện như thế nào ?
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? Vì sao ?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
Giáo viên cho học sinh tự liên hệ trước lớp.
Giáo viên khen những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 2 : học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu ( tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, ... ) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. 
GV cho học sinh trình bày kết quả sưu tầm được. 
 Giáo viên khen những học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay. Giáo viên giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
GV kể chuyện. 
Cho học sinh đọc lại chuyện
GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
Hoạt động 3 : tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên hỏi :
+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ?
+ Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ?
Học sinh hát
Học sinh trả lời
HS thảo luận nhóm đôi
Học sinh tự liên hệ 
HS trình bày kết quả sưu tầm dưới nhiều hình thức : hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh, 
Học sinh đóng vai Phóng viên và phỏng vấn các bạn. Câu hỏi gợi ý :
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
+ Quê Bác ở đâu ?
+ Bác sinh vào ngày, tháng nào ?
+ Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ ?
+ Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ hoặc Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
+ Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào khi nào ? Ở đâu ?
Nhận xét – Dặn dò :
Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 )
Thứ sáu, ngày 19 tháng 08 năm 2011
Sinh hoạt chủ nhiệm 
Tuần:2
I/ Mục tiêu:
1. Nhận xét về tình học tập tuần 2.
2. Nhận xét về tình hình thực hiện nội qui trường, lớp
3. Phương hướng tuần 3.
4. Vui chơi văn nghệ.
II/ Nội dung sinh hoạt:
	1/ GVCN đánh giá tình hình của lớp sau 01 tuần học.
* Về học tập:	Các em vẫn chưa vào nề nếp trong học tập . 
	Đa số các em chưa tích cực học tập, chưa làm bài đủ.
* Về đồ dùng: Cịn nhiều em chưa cĩ đủ đồ dùng học tập (Phong, Chế Linh, Kha, Khang, Nhí, Tâm Như). Một số em thường xuyên bỏ quên tập, sách ở nhà (Hồng Thảo, Thái Bảo, Truyền, Ngọc Mỹ)
* Về đạo đức cũng như việc chấp hành nội qui:
Các em cịn nĩi chuyện nhiều trong giờ học. Chưa biết sinh hoạt nhĩm, cịn nhiều bạn đi học trễ.
Việc xếp hàng ra vào lớp học chưa tốt.
* Các tổ hãy bình chọn bạn đã học chăm ngoan trong tuần để làm gương cho các bạn khác. ( Các tổ chọn).
* Khen ngợi và nhắc nhở HS
	Sang tuần 3, cơ mong rằng các sẽ tiến bộ hơn.
* Ý kiến HS: Hứa sẽ cố gắng học tốt hơn
	2/ Kế hoạch tuần 3:
* Lớp:
+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
+ Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường, lớp.
+ Cần tăng cường rèn luyện đọc và viết.
*Tổ:
+ Các tổ thực hiện thi đua học tập.
* Từng HS: 
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh lớp học.
+ Kiểm tra tập sách đầy đủ trước khi đến trường.
Ý kiến của HS: Hứa sẽ chăm học, ngoan ngỗn.
3/ Kết luận của GV:
+ Nhắc lại những việc cần thực hiện.
+ Khen ngợi và nhắc nhở học sinh.
+ Các em cần giữ trật tự trong lớp học, cố gắng mua đầy đủ tập sách. Bạn nào cĩ anh chị cĩ tập sách cũ thì tặng cho bạn.
4/ Tổ chức cho học sinh hát, kể chuyện ở lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
..
 BGH KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ................................................... Trương Thị Chung
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc