Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 31

Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 31

Bác sĩ Y-éc-xanh

I/ Mục tiêu :

*Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

Hiểu nội dung:

+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.

+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. ( trả lời các CH 1,2,3,4,SGK)

*Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.

II/ Chuẩn bị :

GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, ảnh bác sĩ Y-éc-xanh

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 4 tháng 04 năm 2011
Tập đọc 
Bác sĩ Y-éc-xanh 
I/ Mục tiêu : 
*Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
Hiểu nội dung:
+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. ( trả lời các CH 1,2,3,4,SGK)
*Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. 
II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, ảnh bác sĩ Y-éc-xanh
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : - Đây là ảnh bác sĩ Y-éc-xanh. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Lạt đều có đường phố mang tên ông. Vậy Y-éc-xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho đường phố của thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước ta. Học bài bác sĩ Y-éc-xanh, các em sẽ rõ điều đó.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
GV đọc mẫu toàn bài: giọng kể chậm rãi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân 
Giáo viên nói thêm về Y-éc-xanh, về Nha Trang:
Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỹ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam. Ong là học trò của nhà bác học vĩ đại Lu-i Pa-xtơ. Ông rời nước Pháp sang Việt Nam từ thuở còn trẻ để nghiên cứu các bệng nhiệt đới. Giữa lúc dịch hạch lan tràn, ông không sợ nguy hiểm, sang Hồng Công để nghiên cứu về căn bệnh này và đã phát hiện ra vi trùng dịch hạch, đối với nước ta, ông có rất nhiều công lao: sáng lập ra Viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam, phát hiện ra vùng đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, đem cây ki-na vào trồng ở cao nguyên Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
Nha Trang: Thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Cho cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài ( từ Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách đến hết )
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn và hỏi :
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
+ Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?
Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh ?
Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?
“Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./ Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời 
Tiết 2
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn cuối trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên cho học sinh hình thành nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, phân vai: người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
Giáo viên lưu ý học sinh: bà khách là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bà khách, ta cần xưng hô là tôi.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ).
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
*Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
*Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
*Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Các nhóm tự phân vai
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ). Lời kể tự nhiên, sinh động.
Câu chuyện được kể theo lời của bà khách
Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh
Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị.
Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người
Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh 
Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
Cá nhân
Củng cố – Dặn dò : 
Đọc yêu cầu học sinh đọc bài 
Những câu nào cho thấy long yêu nước của Y- éc xanh 
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Nhân số có năm chữ số
với số có một chữ số
I/ Mục tiêu : 
* Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp ) HS cần làm BT 1,2,3(b)
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : Luyện tập chung 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 14273 x 3 
GV viết lên bảng phép tính : 14273 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
x
14273
 3
42819
3 nhân 3 bằng 9, viết 9
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
Vậy 14273 nhân 3 bằng 42819
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hoạt động 2 : thực hành 
Bài 1: tính :
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm 
Hai học sinh làm bài bảng học sinh lớp làm vào vỡ 
Giáo viên sửa bài 
 21526 40729 17092 15180
 3 2 4 5
 64587 81458 68368 75900
Bài 2 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
Học sinh làm vào bảng 
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
57273
78420
74936
Bài 3 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 
Đề bài cho biết gì
Lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho lần sau chuyển gấp đôi 
Đề bài hỏi gì 
Hỏi cả hai lần chuyển được bao nhiêu kg thóc 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
Yêu cầu học sinh làm bài trên bảng 
Giáo viên sửa bài 
Giải 
Số thóc chuyễn lần hai 
27150 x 2 = 54300 (Kg)
Số thóc chuyển hai lần là 
54300 + 27150 =81450 (Kg)
Đáp số : 81450 ( Kg )
Củng cố – Dặn dò : ( 1’
Yêu cầu học sinh làm bài thi đua tổ 
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
57273
78420
74936
Dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập . 
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 14273 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 3.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
Cá nhân
Học sinh đọc yêu cầu đề bài
Học sinh sửa bài 
Học sinh đọc yêu cầu bài 
Học sinh lắng nghe làm bài 
Học sinh đọc yêu cầu đề bài 
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời 
Học sinh làm bài trên bảng 
[[
Đạo đức 
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2)
I/ Mục tiêu :
* Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người .
* Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường . 
@ Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
	II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập đạo đức,
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 1 )
Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ? 
Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?
Nhận xét bài cũ.
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 2 )
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mộ ...  của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh lắng nghe
Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
Học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. 
Hai học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
[
Củng cố – Dặn dò : 
Mặt trăng có hình gì?
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 61 : Ngày và đêm trên Trái Đất
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Chính tả
Bài hát trồng cây 
I/ Mục tiêu :
* Nhớ - viết đúng, trình bày đúng quy định bài chính tả. Làm đúng BT(2) a/b . 
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Bài hát trồng cây
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc các khổ thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Đoạn thơ có mấy khổ ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mê say, quên 
Học sinh nhớ viết chính tả 
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. 
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
rong ruổi
rong chơi 
thong dong
trống giong cờ mở 
gánh hàng rong 
Bài tập 3a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
cười rũ rượi 
nói chuyện rủ rỉ 
rủ nhau đi chơi 
lá ru xuống mặt hồ 
Bài tập 3b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Đoạn thơ có 4 khổ 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó:
Học sinh làm bài và sửa bài 
Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi.
Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách.
Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ.
Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên.
Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.
Củng cố – Dặn dò : 
Viết lại các từ học sin viết sai 
GV nhận xét tiết học.Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
* Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải bài toán bằng hai phép tính. HS cần làm BT 1,2,3,4. 
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Bài mới :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét sửa 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì
Một kho chứa 27280 Kg gồm thóc nếp và thóc tẻ số thóc nếp bằng một phần tư số thóc tẻ 
+ Bài toán hỏi gì ?
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu Kg thóc Kg
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Giải 
Số Kg thóc nếp là
27280 : 4= 6820 ( Kg )
Số Kg thóc tẻ là 
27280 – 6280 = 21000 (Kg)
Đáp số = 21000(Kg)
 =6820(Kg)
Bài 4:
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
15000 : 3 =?
Nhẩm :15nghìn : 3 = 5nghìn
Vậy : 15000 :3 = 5000 
24000 : 4 = ? 
Nhẩm :24 nghìn : 4 = 6 nghìn 
Vậy :24000 : 4 = 6000 
56000 : 7 = ?
Nhẩm : 56nghìn : 7 = 8 nghìn 
Vậy : 56000 : 7 =8000
Hát
HS nêu 
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh thực hiên 
Gọi học sinh nhắc lại tựa bài 
Học sinh làm bài trên bảng 
Học sinh nêu lại cách trình bày đặt tính 
Học sinh đọc yêu cầu 
Học sinh tự làm
Học sinh đọc đề bài 
Học sinh tự làm 
Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh thi làm lại bài 4
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu : 
* Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề : Em cần làm gì để bào vệ môi trường?
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. 
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
[
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : Viết thư 
Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài 
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
+ Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường
+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả
[
Diễn biến cuộc họp: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường
Nêu tình hình
Môi trường xung quanh trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi đang bị ô nhiễm.
Nguyên nhân
Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao, hồ
Cách giải quyết
Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, ao, hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng 
Giao việc cho mọi người
Tất cả các thành viên trong nhóm có trách nhiệm vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho sạch sẽ.
Hát
Học sinh đọc 
Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường 
Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người
Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
Học sinh lắng nghe. 
Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 
4 tổ thi tổ chức cuộc họp 
Củng cố – Dặn dò : 
-Giáo viên thu chấm một số bài làm xong trước.
-Nhận xét về cách viết của học sinh.
-Đọc cho cả lớp nghe bài làm tốt
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Nói, viết về bảo vệ môi trường. 
SINH HOẠT LỚP
( Lồng ghép SHNGLL Chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị)
I . MỤC TIÊU : 
 - Giúp học sinh hiểu được việc đi học đúng giờ, biết lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đở bạn bè trong lớp và những em nhỏ  Hiểu được ngày lễ lớn trong tháng..
 - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới 
 II. CHUẨN BỊ :
 - Báo cáo tuần qua.
 - Kế hoạch tuần tới.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét qua các báo cáo của cán sự lớp 
 3. Triển khai công tác tuần tới : 
 * Tuyên truyền chủ điểm cho HS hiểu ngày 30/04 là ngày Miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước. Tích cực thi đua lập thành tích trong học tập. Tích cực học tập và làm theo 5 Điều Bác Hồ Dạy. Thực hiện đúng theo Nội quy của lớp học, nhà trường . Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân . Giữ trật tự trong lớp học hăng hái phát biểu trong học tập, giúp đỡ những bạn bè về học tập như: đọc chưa đúng chuẩn kiến thức kỹ năng hoặc tính toán còn chậm , chưa đúng .
- Thực hiện đi học đúng giờ, đầu tóc, quần áo, thân thể sạch sẽ trước khi đến lớp. Thực hiện vệ sinh răng miệng. Thực hiện tốt về an toàn giao thông . 
 4. Sinh hoạt tập thể : 
- Thực hiện nghiêm túc trong sinh hoạt tập thể .
 5. Tổng kết :
- Hát kết thúc .
- Nhận xét tiết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_31.doc