Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 24

Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 24

Tập đọc – Kể chuyện

Đối đáp với vua

I. Mục tiêu:

- Tập đọc: + Biết ngắt nghỉ câu đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 + Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- Kể chuyện: + Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

+ HSK,G; kể được cả câu chuyện theo lời của nhân vật, kể sáng tạo theo lời của mình.

- Bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, ham học hỏi của HS.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Sáng. Tiết 1: Chào cờ
Tập trung dưới cờ
Tiết 2,3: Tập đọc – Kể chuyện
Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
- Tập đọc: + Biết ngắt nghỉ câu đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 + Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Kể chuyện: + Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
+ HSK,G; kể được cả câu chuyện theo lời của nhân vật, kể sáng tạo theo lời của mình.
Bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, ham học hỏi của HS.
Rèn kĩ năng tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc biệt”, trả lời câu hỏi:
- Nội dung của tờ quảng cáo gồm những gì?
- Hình thức trình bày của một tờ quảng cáo?
2. Dạy bài mới
2.1 – Giới thiệu bài
2.2- Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc từ: + Yêu cầu HS đọc từng câu.
+ Đọc từ khó: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động
+ Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.
Luyện đọc câu: + Bài văn chia làm mấy đoạn?
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Hướng dẫn HS đọc câu khó: “Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá”
+ Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải, đặt câu “chỉnh”
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
2.3 – Tìm hiểu bài:
+ Vua Minh Mạng đi đâu? Làm gì?
+ Thái độ của quân lính thế nào?
Chốt ý đoạn 1: chuyến đi của vua.
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
+ Quân lính và vua đã làm gì khi thấy hành động của cậu bé?
Chốt ý 2: Sự thông minh, bản lĩnh của Cao Bá Quát.
+ Khi bị dẫn đến trước mặt vua cậu bé đã làm gì?
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối như thế nào?
+ Cao Bá Quát đã đối thế nào?
NC: Em hiểu ý nghĩa 2 vế đối đó thế nào?
GV giải nghĩa, chốt ý 3: sự thông minh, nhanh trí của Cao Bá Quát.
- GV chốt nội dung bài.
HS lắng nghe.
HS đọc nối tiếp.
Đọc cá nhân + ĐT.
Từng HS đọc từng câu.
1HS nêu.
4 HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc cá nhân.
- 4 HS đọc 4 đoạn.
- 1HS đọc, HSG đặt câu.
- Luyện đọc nhóm 4.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời.
HSK trả lời.
Đọc thầm đoạn 3 trả lời.
Thảo luận cặp đôi trả lời.
1 HS nêu.
HS đọc vế đối của CBQ.
HSG phát biểu ý kiến.
 - 2 – 3HS nhắc lại.
Tiết 2
2.4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3: cách nhấn giọng, cách ngắt, nghỉ trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 3.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
3. Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ.
- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh đẫ đánh số như SGK, nêu nội dung tranh.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Gọi 4 HS dựa vào thứ tự của các tranh đẫ sắp xếp kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh, kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật, kể sáng tạo theo lời kể của mình.
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 3 HS đại diện thi đọc.
- HSG đọc.
- 1 HS nêu lại.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 4 HS kể nối tiếp 4 tranh.
- HSTB, HSK, HSG lần lượt kể theo yêu cầu.
4. Củng cố dặn dò: + Yêu cầu HS nêu nội dung câu chuyện.
 + Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?
 + Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Tiết 4: 	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- HS yêu thích môn học, làm tính đúng, giải toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học
SGK Toán 3, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 1HSK, 1HSTB lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vở nháp:
 a) 2577 : 2 b) 7248 : 5
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài: HS làm 3 phép tính đầu của 3 phần a,b,c.
- Yêu cầu HS nhận xét: cách đặt tính, cách thực hiện chia, kết quả của các phép chia có số 0 ở thương.
- GV nhận xét kết quả, chốt cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Tìm x
- x là thành phần gì trong phép tính?
- Muốn tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia ta làm thế nào?
- Để tìm x ta vận dụng phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 3HS lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Cửa hàng có bao nhiêu kg gạo?
- Đã bán bao nhiêu gam?
- Như vậy sau khi bán rồi thì cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
- Gọi HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.Chốt dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán giảI bằng hai phép tính.
Bài 4:Tính nhẩm
- GV viết 6000 : 3 = ?, y/c HS đọc phép tính.
- Y/c HS chia nhẩm, nêu kết quả, cách chia nhẩm.
- Thực hiện chia nhẩm những số như thế nào?
- GV nhận xét, yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quả.
- Chốt cách chia nhẩm.
- Yêu cầu HS tìm một số phép tính chia và thực hiện chia nhẩm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở nháp.
- HSTB,HSK,HSG lần lượt làm 3 phép tính.
- HS nhận xét.
- Chú ý theo dõi.
- HSTB trả lời, HSK nhận xét câu trả lời.
- 1HS nêu.
- HS làm vở nháp.
- HSTB chữa bài, HSK- G nhận xét cách làm, cách đặt tính.
 - 1HS đọc.
 - HS đọc bài toán, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HSTB nêu, HSK-G nhận xét.
1 HS nêu yêu cầu.
HS đọc.
- HS lần lượt nêu.
- HSK,G trả lời.
- HS tính nhẩm, nêu kết quả nối tiếp.
- HSG thực hiện.
3. Củng cố dặn dò: - Bài học hôm nay các em luyện tập được những kĩ năng gì?
 - GV nhận xét, dặn dò HS.
Chiều: GV chuyên soạn giảng
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Sáng: GV chuyên soạn giảng
Chiều. Tiết 1: Tiếng Việt (T)
TĐ: Mặt trời mọc ở đằngtây!
I. Mục tiêu:
- HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài:Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu-skin.
- HS có thêm hiểu biết về khoa học, bồi dưỡng lòng ham học hỏi, ham hiểu biết.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện “Đối đáp với vua”, trả lời câu hỏi:
- HSTB: Nội dung của câu chuyện là gì?
- HSK,G: Cao Bá Quát thông minh và nhanh trí như thế nào?
2. Dạy bài mới
2.1 – Giới thiệu bài
2.2- Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc từ: + Yêu cầu HS đọc từng câu.
+ Đọc từ khó: Pu-skin, hãnh diện, vô lí.
+ Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.
 - Luyện đọc câu: + Bài văn chia làm mấy đoạn?
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Hướng dẫn HS đọc câu khó: “Mặt trời mọc ở đằng// tây! //
+ Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải, đặt câu “vô lí, hãnh diện”
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
2.3 – Tìm hiểu bài:
+ Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?
+ Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí?
Chốt ý 1: sự vô lí trong câu thơ. 
MR: GV giới thiệu cho HS hiện tượng mặt trời mọc, mặt trời lặn, nguyệt thực.
+ Pu-skin đã giúp bạn chữa thơ như thế nào?
+ Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí?
+ Bài thơ của Pu-skin nổi tiếng như thế nào? Từ đó Pu-skin được mọi người coi trọng như thế nào?
Chốt ý 2: Sự thông minh, tài giỏi trong việc ứng tác thơ của Pu-skin.
GV chốt nội dung bài.
2.4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2: cách nhấn giọng, cách ngắt, nghỉ trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 2 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
HS lắng nghe.
HS đọc nối tiếp.
Đọc CN + ĐT.
Từng HS đọc từng câu.
1HSG nêu.
3 HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc cá nhân.
- 3 HS đọc 3 đoạn.
- 1HS đọc, HSG đặt câu.
- Luyện đọc nhóm 3.
-3 HS thi đọc 3 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
HS đọc đoạn 2 trả lời.
Thảo luận nhóm đôi trả lời.
HS K,G phát biểu ý kiến.
- 2.3HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 2 HS đại diện thi đọc.
- HSG đọc.
3. Củng cố dặn dò: - Bài đọc giúp em hiểu gì về Pu-skin?
 - Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Tiết 2: Toán (T)
Luyện tập
I-Mục tiêu: 
- Củng cố về phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Áp dụng để giải bài toán có lời văn.
- GD tính chính xác, khoa học. HS hứng thú học tập, giải toán nhanh.
II- Đồ dùng dạy học
-Vở bài tập Toán 3.
III- Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoàn thành vở bài tập
- Gv kiểm tra vở bài tập của HS, yêu cầu các em hoàn thành vở bài tập.
- GV chú ý quan sát, hướng dẫn HS yếu làm bài. 
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt kiến thức sau mỗi bài.
3. Bài tập bổ sung
Bài 1: Thư viện nhà trường nhận về 1965 cuốn sách. Thư viện đã phân về một số lớp 1/3 số sách đó. Hỏi còn lại bao nhiêu cuốn sách?
- GV chốt lời giải đúng, dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2:Có 2kg460g đường, người ta chia đều ra 5 túi. Hỏi 2 túi nặng bao nhiêu kg đường? 
Có tất cả bao nhiêu kg đường?
Chia đều vào mấy túi? Mỗi túi có bao nhiêu kg đường?
Muốn biết hai túi có bao nhiêu kg ta làm thế nào?
Chốt lời giải đúng, dạng toán chia đều.
Bài 3: (HSK – G)
Tìm hai số có hiệu bằng 2068, biết rằng nếu lấy số bị trừ cộng với số trừ cộng với hiệu thì bằng 4874.
Hai số cần tìm là thành phần gì trong phép tính?
Số trừ cộng với hiệu thì bằng số gì?
Vậy số bị trừ cộng với số trừ cộng với hiệu thì bằng gì?
Yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, chốt cách làm.
 Bài 4: (HSK-G)
 Một cái sân hình vuông có chu vi 20cm, người ta mở rộng về bên phải 2m, bên trái 1m. Hỏi sau khi mở rộng chu vi sân là bao nhiêu?
- Hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
- Sau khi mở rộng cái sân có hình gì? Số đo của các cạnh thay đổi thế nào?
- GV nhận xét, chốt cách làm.
- GV kết luân lời giải đúng.
- HS hoàn thành vở bài tập.
- HS làm bài
- HS chú ý theo dõi.
HS đọc bài toán, nêu cách làm, làm bài.
HSTB chữa bài ... ến 7giờ?
- GV nhận xét: còn 4 phút nữ là đến 7giờ. Như vậy có thể nói là 7giờ kém 4phút.
- Lưu ý HS cách xem và gọi giờ hơn, giờ kém.
- GV chỉnh đồng hồ chỉ một số giờ lẻ, yêu cầu HS quan sát, xem và nêu giờ chính xác đến từng phút.
- Kết luận: cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút, cách gọi giờ hơn, giờ kém.
2.3. Thực hành
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
GV chỉnh giờ đồng hồ như đồng hồ A, yêu cầu HS nêu vị trí kim dài, kim ngắn, kết luận giờ.
Nhận xét, yêu cầu HS tự làm với các đồng hồ còn lại, nêu giờ. Lưu ý HS ở ba đồng hồ D,E,G nêu giờ theo hai cách. (giờ hơn, giờ kém).
Chữa bài, chốt cách xem đồng hồ, xem giờ hơn, giờ kém. 
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
Yêu cầu 3HS lên bảng thực hiện trên mô hình đồng hồ đặt thêm kim phút vào mỗi mô hình đồng hồ để có giờ đúng theo thời gian đã cho.
GV nhận xét từng mô hình, y/c HS nêu vị trí của kim giờ, kim phút trong mỗi mô hình.
GV đưa ra một số giờ y/c HS thao tác trên mô hình theo thời gian đưa ra. Chốt cách xem đồng hồ.
Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: cử hai đội chơi mỗi đội 4 bạn, các em nối tiếp lên nối thời gian tương ứng với đồng hồ đã cho, đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
Tiến hành trò chơi.
Nhận xét, đánh giá. Chốt lời giải đúng.
HS quan sát, HSK,G nêu cấu tạo.
Chú ý theo dõi, trả lời.
HS quan sát đồng hồ, trả lời câu hỏi.
HS chú ý theo dõi.
Quan sát, trả lời.
HSTB nêu.
HSK trả lời.
1 HS nêu lại.
HS quan sát, nêu giờ.
HS nêu yêu cầu.
HSTB nêu.
HS thực hiện.
HS chú ý theo dõi.
- 1HS nêu y/c bài.
- 3HS lên bảng thực hiện.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
1 vài HS lên thực hiện.
HS lắng nghe.
HS nghe GV phổ biến luật chơi.
HS tham gia chơi.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu cách xem đồng hồ, giờ hơn, giờ kém.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Tiết 2: Chính tả
Nghe – viết: Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết lại chích xác đoạn văn tóm tắt truyện " Tiếng đàn ". Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm các bài tập về âm dễ lẫn s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
 - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
 - Giáo dục học sinh ý thức trình bày đúng quy định, giữ gìn VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học : 
 - Bảng con, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học :
1-Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc : san sẻ, lao xao, xẻ thịt, xu hướng.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
- GVđọc đoạn chính tả.
- Đoạn này miêu tả gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
 Chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao?
- Gv y/c Hs nêu từ khó.
- GV đọc từ khó HS viết bảng con.
- Viết bài: GV đọc 
- GV đọc cho HS soát lỗi
- Chấm bài, nhận xét.
2.3.Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c
- Yêu cầu h/s tự làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu các từ thi xem bạn nào tìm được nhiều từ nhanh và đúng.
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng, cách viết chính tả, giới thiệu cho HS về chiếc sáo, môn xiếc.
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con- Hs khác nhận xét.
- Lớp theo dõi SGK, 1 Hs đọc lại
- Hs TB- Y trả lời
- Hs K - G trả lời
- Hs TB- Y nêu
- 2 Hs TB- Y lên bảng, lớp viết ra nháp.
 - Hs nghe viết vào vở
- Hs đổi vở kiểm tra, soát lỗi.
- 1HS đọc.
HS tìm nhanh các từ.
- HS nêu các từ tìm được.
- HS chú ý theo dõi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách trình bày một đoạn văn đúng , đẹp?
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tiết 3: Tập làm văn
Nghe-kể: Người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu:
- Nghe, kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- HS nhớ và hiểu chuyện, thể hiện sự tự tin khi kể.
- HS có lòng thương người, biết giúp đờ người nghèo khổ.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ sgk.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc bài văn viết lại của tuần trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS nghe, kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung bức tranh.
- GV nhận xét, giới thiệu bức tranh.
- GV kể chuyện. Hỏi:
+ Vương Hi Chi gặp ai ở gốc cây?
+ Bà lão bán quạt đã phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- GV nhận xét các câu trả lời, chốt lời giải đúng về nộih dung câu chuyện.
- GV kể chuyện lần 2.
- Yêu cầu HS tập kể chuyện trong nhóm theo nhóm 3. GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ từng nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình bầu nhóm kể chuyện hay.
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật, kể sáng tạo theo lời của mình.
- GV: + Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
 + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
- GV giới thiệu nghệ thuật viết thư pháp.
- 2 HS đọc y/c, gợi ý.
- HS quan sát, nêu nội dung.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HSTB trả lời.
- HSK,HSTB lần lượt nêu.
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời hai câu hỏi.
- HS chú ý theo dõi.
- Luyện kể theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- HSK, HSG kể.
- HS phát biểu nối tiếp.
- HSK,G trả lời.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố dặn dò: + Khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn em làm gì?
 + Nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Tiết 4: Sinh hoạt
Sinh hoạt Sao
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, nhược điểm của tuần 24 từ đó có hướng phấn đấu trong tuần 25.
- Rèn ý thức tổ chức kỉ luật.
II- Hoạt động dạy- học :
 *Hoạt động1: Ôn định tổ chức:
 *Hoạt động2: Hướng dẫn sinh họat.
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần. 
* Các sao trưởng báo cáo các mặt hoạt động của sao mình: đạo đức, học tập, lao động vệ sinh..
* GV chủ nhiệm nhận xét chung:
- Ưu điểm:
.
..
..
- Nhược điểm:...
..
.
- Y kiến của Hs:
2 Bình bầu thi đua trong tuần.
Tuyên dương:.
3. Phương hướng tuần 25:
- Duy trì tốt các nề nếp đã đạt đựơc.
- Các em ngoan, đi học đều, đúng giờ.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. 
- Vệ sinh lớp, vệ sinh thân thể tốt
4.Vui văn nghệ 
_____________________________________________
Chiều: Tiết 1: Thể dục
Nhảy dây. Trò chơi “Ném trúng đích”
I.Mục tiêu:
 Tiếp tục ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 Chơi trò chơi: Ném trúng đích.
HS tập luyện tốt, đảm bảo sức khoẻ.
II.Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: sân rộng, sạch sẽ.
Phương tiện: dây nhảy, còi, bóng
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung.
- Khởi động: 
2.Phần cơ bản:
 Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Chơi trò chơi: “ Ném trúng đích”
3. Phần kết thúc:
Thả lỏng.
- GV củng cố nội dung bài.
1-2 ph
2-3ph
10 - 12ph
10-12ph
2-3ph
1-2ph
- Tập hợp 3 hàng ngang.
- Xoay các khớp chân, tay. 
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân.
- Chia tổ tập luyện theo khu vực.
- GV quan sát, nhắc nhở, tăng yêu cầu cho HS tập tốt.
- Tổ chức cho HS thi nhảy dây.
- GV nêu tên trò chơi, h/d HS chơi
Cho HS chơi thử và tổ chức cho HS chơi.
- Đi đều, thả lỏng tay chân.
- Tập hợp 3 hàng ngang, lắng nghe.
Tiết 2: Tiếng Việt (T)
Phân biệt chính tả l/n; ch/tr
I. Mục tiêu:
- HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các phụ âm đầu l/n; ch/tr.
- Có ý thức học tập tốt, sử dụng đúng âm vần khi viết chính tả.
II. Đồ dùng dạy học
Các bài tập làm thêm, bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Củng cố kiến thức
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ đặc điểm bắt đầu bằng l/n; các từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng ch/tr.
- Gọi HS trình bày, đọc các từ tìm được.
- GV: Em hãy đặt câu với từ vừa tìm được.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài tập bổ sung
Bài 1: Tìm những chữ viết sai chính tả trong các thành ngữ sau và sửa lại cho đúng:
- Hai lăm rõ mười - Nên thác xuống ghềnh
- Lăng nhặt trặt bị - Lúi cao sông dài
- Trín bỏ nàm mười - Lo bụng đói con mắt
- Niệu cơm gắp mắm - Miệng cười trúm trím
- Che già măng mọc - Tra chuyền con lối
- Giúp HS hiểu nghĩa của một số thành ngữ.
Bài 2: Điền từ láy có âm đầu l hay n vào chỗ trống cho phù hợp:
 Nước chảy.. Ngôi sao.
- Chữ viết.	Tinh thần
- Ruộng khô. Hạt sương..
- Cười..	Căn phòng
- Khóc. Xe cộ đi..
- Chữa bài, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Điền vào chỗ trống ch hay tr:
Những ánh .ớp bạc phếch, .ói loà. Mưa rơi lác đác rồi .út ào xuống .ắng núi,..ắng rừng. Khe suối ơ dòng đá cuội đang .ở thành dòng chảy mỗi lúc một đau. Bỗng ốc, con khe nước dềnh ra như một con sông rộng.
- Nhận xét, đánh giá chốt lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập, ghi nhớ các hiện tượng chính tả.
- Nhận xét tiết học.
HS tìm và viết ra vở nháp.
HS lần lượt nêu.
HSK,G đặt câu.
HS nêu yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm bài tìm lỗi sai, sửa vào vở.
Chữa bài, chốt lời giải đúng.
HS chú ý theo dõi.
HS nêu yêu cầu bài.
HS thảo luận nhóm đôi tìm từ thích hợp điền vào phiếu bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày.
1 HS nêu yêu cầu bài.
HS hoạt động theo nhóm 4 thảo luận, làm bài.
2 nhóm thi tiếp sức điền ch/tr.
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 3: Thủ công
Đan nong đôi (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS đan được tấm đan nong đôI, dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- HS khéo tay đan được các nan đan khác nhau, đều và đẹp.
- HS yêu thích môn học, có ý thức thực hành tốt, giữ vệ sinh lớp học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các vật liệu, dụng cụ cần thiết: kéo, giấy bìa cứng
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu quy trình đan nong đôi.
 + Tác dụng của việc đan nong đôi.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Thực hành
- Yêu cầu HS nêu tên, đặc điểm của mẫu đan đã học.
- Gọi HS nêu lại quy trình, các bước thực hiện đan nong đôi.
- GV nhận xét, nêu lại quy trình, yêu cầu HS thực hiện đan tấm đan nong đôi.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lưư ý HS quá trình đan chú ý về màu sắc của tấm đan, nan đan, nẹp và dồn các nan đan.
2.3. Đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm trên mặt bàn.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá về: màu sắc, kĩ thuật đan, kĩ thuật dán nẹp.
- Yêu cầu HS đánh giá chéo sản phẩm.
- GV nhận xét chung, đánh giá, tuyên dương HS hoàn thành tốt.
1 HS nêu.
2-3 HS nêu quy trình.
 - HS thực hành đan nong đôi.
 - HS chú ý theo dõi.
HS trưng bày sản phẩm.
2-3 HS nêu lại
- HS đánh giá, báo cáo.
3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại quy trình đan nong đôi. 
 - GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_khoi_3_tuan_24.doc