Tiết 28+29 GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các từ ngữ : luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu,yên lặng, rớm lệ,
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với nhân vật .
- Nắm đợc diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện.
B. Kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp nội dung.
- Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Tuần 10 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện Tiết 28+29 giọng quê hương I. Mục tiêu A. Tập đọc - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các từ ngữ : luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu,yên lặng, rớm lệ, - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với nhân vật . - Nắm đợc diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện. B. Kể chuyện - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp nội dung. - Rèn kĩ năng nghe. II. Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ bài đọc SGK - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Mở đầu - GV nhận xét về bài kiểm tra giữa HKI B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu- HS nối nhau đọc từng câu trong bài - Kết hợp tìm từ khó- HS đọc * Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp - Đọc câu mẫu - Kết hợp giải nghĩa từ khó * Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm ba – Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 3. HD tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời nội dung câu hỏi 1 của bài - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời nội dung câu hỏi 2 của bài - HS đọc thầm đoạn 3 trả lời nội dung câu hỏi 3 và 4 của bài 4. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3 - 2 nhóm HS đọc phân vai - 1 nhóm thi đọc toàn chuện theo vai - Nhận xét Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ - Dựa vào 3 tranh minh hoạ kể lại 3 đoạn của câu chuyện 2. HD kể lại câu chuyện theo tranh - HS QS từng tranh - 1 HS nêu nhanh từng sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn - Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể một đoạn của câu chuyện - 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện IV. Củng cố, dặn dò - Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện ? ( Giọng quê hơng rất có ý nghĩa đối với mỗi ngời : gợi nhớ đến quê hương, đến những người thân, đến những kẻ niệm thân thiết .... ) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài Toán Tiết 46: Thực hành đo độ dài. A- Mục tiêu: - HS biết dùng bút và thước thẳng để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho tưrớc. Đo độ dài bằng thước thẳng và ghi lại số đo đó. - Rèn Kn đo độ dài đoạn thẳmg. B- Đồ dùng: GV : Thước cm- Thước mét. HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 2/ Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng HT 3/ Thực hành: * Bài 1(tr47 ): - HD vẽ: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng cần vẽ. - Học sinh thực hành cá nhân - GV quan sát hướng dẫn những học sinh chưa hiểu - Chữa bài, nhận xét. * Bài 2(tr47 ) - Đọc yêu cầu? - HD đo chiếc bút chì: Đặt một đầu bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thớc. Tìm điểm cuối của bút ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì. - Học sinh thực hành – Học sinh báo cáo kết quả - Nhận xét, cho điểm. * Bài 3(tr47 ) - Cho HS quan sát thớc mét để có biểu tượng chắc chắn về độ dài 1m. - Ước lượng độ cao của bức tường lớp bằng cách so sánh với độ cao của thước mét. - GV ghi KQ ước lượng và tuyên dương HS ước lượng tốt. 4/ Củng cố: - Vẽ đoạn thẳng MN = 1dm3cm? - Chấm bài, nhận xét. * Dặn dò: Tự học-Tiếng việt Rèn đọc : Giọng quê hương I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Giọng quê hơng - Đọc kết hợp trả lời câu hỏi II. Đồ dùng GV : SGK HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài : Giọng quê hương - 3 HS đọc bài - Nhận xét bạn đọc 2. Bài mới a. HĐ1: Đọc tiếng - HS theo dõi - GV đọc mẫu, HD giọng đọc - Đọc câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó * Đọc đoạn+ Đọc nối tiếp 3 đoạn - Kết hợp luyện đọc câu khó * Đọc đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Bình chọn nhóm đọc hay - Đọc cả bài + 3 HS đọc cả bài b. HĐ 2 : đọc hiểu - GV hỏi HS câu hỏi trong SGK - HS trả lời c. HĐ 3 : đọc phân vai - GV HD giọng đọc của từng vai - Gọi 1 nhóm đọc phân vai- Đọc phân vai theo nhóm - Các nhóm thi đọc phân vai - Bình chọn nhóm đọc hay Tiếng việt ( Ôn ) Rèn viết: Luyện viết chữ đẹp bài 10 I . Mục tiêu - Rèn kỹ năng viết đúng cỡ chữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn t thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh . II . đồ dùng dạy học GV : Chữ mẫu III Hoat động dạy học * GV hớng dẫn học sinh rèn viết . - Học sinh quan sát chữ mẫu - 1 học sinh nêu qui trình viết từng chữ trong bài - GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết - HS viết bảng con – 1 học sinh lên bảng thực hiện – nhận xét bài của bạn - GV nhận xét - Học sinh đọc câu ứng dụng – GV giải nghĩa câu ứng dụng - Học sinh quan sát và nêu độ cao của từng chữ . - Học sinh quan sát bài 10 và nêu yêu cầu viết – GV nêu lại cho học sinh rõ - Học sinh viết vào vở – GV quan sát sửa sai cho học sinh. - GV thu bài cham và nhận xét . * Củng cố nhận xét : Nhận xét tiết học Về nhà học bài ....................................................................................... Sáng Thứ ba ngày 26 tháng10 năm 2010 Mĩ thuật Đồng chí giáo viên chuyên soạn dạy ......................................................................... Toán Tiết 47 : Thực hành đo độ dài ( tiếp) I. Mục tiêu Giúp HS : - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đơn vị đo độ dài. - Biết so sánh các đơn vị đo độ dài. - Thi đua nhau làm tốt các bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Thước mét và ê ke cỡ to. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em. 2. GV hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 : a) Đọc bảng ( theo mẫu): - GV mở bảng phụ chép ND bài tập 1 phần a - Cho HS đọc ND bài tập ( Đọc lần lượt) b) Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam. - GV cho HS nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam. - GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: + Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất - GV yêu cầu HS giải thích cách làm: VD: + Đổi số đo chiều cao của các bạn về cùng đơn vị đo xăng- ti- mét. + Số đochiều cao của các bạn đều giống nhaulà có 1m và khác nhau ở xăng ti mét. Vậy chỉ cần so sánh các số đo theo xăng- ti- mét với nhau, ta biết được bạn Hương cao nhất. Bài 2: a) Đo chiều cao các bạn ở tổ em và viết kết quả vào bảng: - GV hướng dẫn HS thực hành theo tổ b) ở tổ em, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, đánh giá kết quả học tập của từng nhóm, từng HS. - Dặn HS về nhà xem trước bài mới. _________________________________________________________ Chính tả ( N - V) Tiết 19 : Quê hương ruột thịt I .Mục tiêu : * Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt. Biết viét hoa chữ đầu và tên riêng trong bài. - Luyện viết tiéng có vần khó (oai/oay), tiếng có âm đầu và thanh dễ lẫn :l/n. - Rèn cho HS ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viét sẵn câu văn bài tập 3. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : 3 em B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết 2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc toàn bài 1 lượt. - Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết. - Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài : + Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy ? (Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa : Quê, Chị, Sứ, Chính,Và ) - HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dẽ lẫn. VD : nơi, trái sai, da dẻ, ngày xưa, 2.2 GV đọc HS viết bài vào vở. - GV quan sát nhắc nhở. 2.3 Chấm, chữa bài. - HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn bài tập chính tả 3.1 Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT2. - Cả lớp kiểm tra kết quả. Mời vài em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào VBT. - GV cho lớp làm bài vào VBT rồi chữa bài. 3.2 Bài tập 3 - Thi viết trên bảng lớp (từng cặp 2em nhớ và viết lại, những HS khác làm bài trong VBT). GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương HS thuộc câu văn, viết đúng và đẹp. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học khen HS viết bài sạch đẹp. - Dặn HS về nhà tự nsoát lỗi bài viết. ______________________________________________________ Âm nhạc (Giáo viên chuyên soạn dạy ) .............................................................................................................. Chiều: Tin ( Đồng chí Tuân soạn dạy) .................................................................................................. Toán ( ôn ) Luyện tập chung. I . Mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố, luyện tập về nhân chia theo hàng ngang hoặc cột dọc. - Biết so sánh các đơn vị đo độ dài đã học và giải bài toán có lời văn. - Rèn ý thức ngồi học đúng tư thế, thi đua nhau làm tốt các bài tập. II. Đồ dùng dạy học : - Vở luyện tập toán III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính nhẩm: - GV hướng dẫn HS nhẩm và ghi kết quả vào vở. 6 x 4 = 24 12 : 6 = 2 7 x 3 = 21 7 x 5 = 35 42 : 7 = 6 6 x 8 = 48 6 x 6 = 36 28 : 7 = 4 7 x 8 = 56 Bài 2: Tính: - GV hướng dẫn mẫu sau đó cho HS thực hành vào vở. - GV kiểm tra bài làm của HS , nhận xét. Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống( >, <, =) - GV hướng dẫn HS làm bài, sau đó HS tự làm bài rồi chữa bài, chốt kết quả đúng: * Chốt kết quả đúng: 3m 50cm > 3m 45cm 5m 75cm < 5m 80cm 2m 40 cm = 240cm 7m 2cm > 700cm 8m 8cm < 8m 80cm 9m 90cm < 909cm Bài 4 Dạng toán, GV giúp HS hiểu và làm bài - HS đọc tóm tắt, nêu miệng tóm tắt: - HS nêu dạng toán, GV giúp HS hiểu và làm bài Bài giải Mẹ hái được số quả cam là: 14 x 2 = 28 ( quả ) Đáp số: 28 quả cam. Bài 5 : a) Đo độ dài đoạn thẳng AB dài là: 12cm b) Vẽ độ dài đoạn thẳng MN bằng 1/4 đoạn thẳng AB.( 12 : 4 = 3cm) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen HS làm bài tốt. ...................................................................................... ... Kiểm tra bài cũ B- Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS viết chính tả 2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc thong thả, rõ ràng 3 khổ thơ đầu của bài Quê hương . - Hai HS đọc lại 3 khổ thơ đầu. - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? - HS tập viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai. 2.2 GV đọc cho HS viết. - GV theo dõi, uốn nắn. 2.3 Chấm, chữa bài - HS tự chữa lỗi bằng bút chì . - GV chấm, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2 : - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài. HS làm bài vào vở bài tập - GV mời 3 HS lên bảng thi giải bài tập. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3 : - HS làm Bài tập trong VBT, sau đó nêu kết quả. - HS chữa bài theo lời giải đúng. Câu a) nặng – nắng ; lá - là Câu b) cổ – cỗ ; co – cò - cỏ 4. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò về nhà. _____________________________________________________ Thủ công Tiết 10 : Ôn tập chương I : Phối hợp gấp, cắt, dán hình( tiếp). I . Mục tiêu - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cát, dán để làm đồ chơi. - Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. - HS hứng thú với giờ học gấp hình. II. Đồ dùng học tập: - Các mẫu của bài 1,2,3,4,5. - Giấy màu, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhắc nhở cách chuẩn bị đồ dùng học tập. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tổ chức hướng dẫn HS kiểm tra gấp hình - GV gọi HS nhắc lại tên các bài đã học trong chương I. + Gấp tàu thuỷ hai ống khói. + Gấp con ếch. + Gấp , cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. + Gấp, cát, dán bông hoa. - GV nêu yêu cầu kiểm tra. - GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học trong chương I 3. Trưng bày sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm rồi đánh giá sản phẩm 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen những HS thực hành tốt. - Dặn HS về nhà thực hành lại bài đã học, chuẩn bị giấy thủ công, kéo hồ dán để giờ sau tiếp tục học: cắt, dán chữ I, T. _________________________________________________________ Chiều: Âm nhạc (Giáo viên chuyên soạn dạy) ................................................................................................. Tự học – Toán Luyện tập: Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số, giải toán... I Mục tiêu - Luyện tập để học sinh nắm cách chia số có hai chữ số, cho số có một chữ số . - Củng cố về giái toán “Gấp một số lên nhiều lần “ . - Rèn thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học III . Hoạt động dạy học *. Hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài. Bài tập 1 Đặt tính rồi tính - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và nêu cách tính - Học sinh làm vào vở – mời 1 số học sinh lên bảng - Lớp đổi vở kiểm tra chéo - nhận xét bài trên bảng . 86 : 2 64 : 3 80 : 4 38 : 4 86 2 64 3 80 4 38 4 45 6 96 3 48 5 88 4 42 7 9 3 2 45 9 8 22 3 0 6 3 0 8 6 8 0 0 Bài tập 2 Bài toán : Hồng cắt được 15 bông hoa , Huệ cắt được nhiều gấp 3 lần số hoa của Hồng , Hỏi Huệ cắt được bao nhiêu bông hoa ? Tóm tắt Hồng 15bông Huệ ? bông hoa Bài giải Số bông hoa Huệ cắt đợc là : 15 x 3 = 45 ( bông ) Đáp số : bông hoa IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Sáng: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 Toán Tiết 50 : Bài toán giải bằng hai phép tính. I. Mục tiêu: Giúp HS : - Giúp HS làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học -Tranh vẽ tương tự như trong SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : 3 em. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài toán 1 : - GV giới thiệu bài toán. Vẽ sơ đồ lên bảng, sau đó hướng dẫn HS cách giải : Bài giải a) Số kèn ở hàng dưới là : 3 + 2 = 5 (cái) b) Số kèn ở cả hai hàng là : 3 + 5 = 8 (cái) Đáp số : a) 5 cái kèn. b) 8 cái kèn. Bài toán 2 : GV giới thiệu bài toán. - Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng. GV phân tích bài toán, hướng dẫn cách làm bài. Bài giải Số cá ở bể thứ hai là : 4 + 3 = 7 (con) Số cá ở cả hai bể là : 4 + 7 =11 (con) Đáp số : 11 con cá. 3. Thực hành. Bài 1,2 : HS làm vào vở, sau đó lên bảng chữa. Bài 3 : HS làm vào vở, GV chấm chữa bài. Bài giải Bao ngô cân nặng là : 27 + 5 = 32 (kg) Cả hai bao cân nặng là : 27 + 32 = 59 (kg) Đáp số : 59kg. 4. Củng cố,dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò về nhà. _________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 10 Tập viết thư và phong bì thư I. Mục tiêu - Dựa theo mãu bài tập đọc Thư gửi bàvà gợi ý về hình thức – nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân. - Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư ; ghi rõ nội dung trên bì thư để gửi theo đường bưu điện. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết sẵn gợi ý ở BT1. - Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn. - Giấy rời và phong bì thư HS chuẩn bị đến lớp. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - GV KT 1 HS đọc bài Thư gửi bà, nêu nhận xét cách trình bày một bức thư. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục, đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - HS đọc thầm nội dung bài. - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý viết trên bảng. - Mời bốn hoặc năm HS nói mình sẽ viết thư cho ai ? - Gọi một HS làm mẫu nói về bức thư của mình sẽ viết theo gợi ý. VD : + Em sẽ viết thư cho ai ? + Dòng đầu thư, em sẽ viết thế nào ? + Em sẽ viết lời xưng hô như thế nào ? + Trong phần nội dung em sẽ hỏi thăm điều gì, báo tin điều gì ? + Phần cuối thư , em chúc điều gì, hứa hẹn điều gì ? + Kết thúc lá thư, em viết những gì ? - HS thực hành viết thư trên giấy rời. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - HS viết bài xong, GV mời một số em đọc bài trước lớp. GV nhận xét , chấm điểm. Bài tập 2 - HS đọc BT2, quan sát phong bì và viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì : + Góc bên trái (phía trên) : viết rõ ten và địa chỉ người gửi thư. + Góc bên phải (phía dưới) : viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư. + Góc bên phải (phía trên phong bì) : dán tem của bưu điện. - HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. GV quan sát và giúp đỡ thêm - Bốn hoặc năm HS đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp. ______________________________________________________ Tự nhiên và xã hội Tiết 20 Họ nội, họ ngoại I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng - Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại. - Xưng hô đúng với các anh em, chị em của bố mẹ. - Giới thiệu đượcvề họ nội, họ ngoại của mình. - ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt nội hay ngoại. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK trang 40,41. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn, và hồ dán. III. Các hoạt động dạy học Khởi động : GV cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau. HĐ1 : Làm việc với SGK * Mục tiêu :Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai. * Cáh tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý SGK. Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bầy kết quă thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. * Kết luận : - Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. - Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. HĐ2 : Kể về họ nội và họ ngoại * Mục tiêu :Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng HD các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. Trường hợp các em không có ảnh họ nội, họ ngoại yêu cầu các em kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình với các bạn trong nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên tường. Một vài nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình. HĐ3 : Đóng vai Bước 1 : Tổ chức, hướng dẫn HS đóng vai trong nhóm. Bước 2 : Thực hiện trình diễn trước lớp. * Kết luận : SGV HĐ4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học - Dặn dò về nhà. Hoạt động tập thể Kiểm điểm hoạt động tuần 10 I. Mục tiêu - Học sinh thấy đợc u điểm khuyết điểm trong tuần từ đó có hớng phấn đấu và sửa chữa khuyết điểm - Qua giờ sinh hoạt học sinh có tính tự rèn cao và có tinh thần phê và t phê . - Giáo dục cho học sinh có đạo đức tốt để giáo tiếp trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học - GV : Sổ theo dõi trong tuần . III.Hoạt động dạy học. a. Giới thiệu bài b. Tiến hành sinh hoạt * GV đánh giá chung các hoạt động trong tuần 1. Đạo đức : - Phần đông các em đã biết chào hỏi thầy cô và ngời lớn tuổi. Bên canh đó còn một số em cha ngoan . Cụ thể ( sổ theo dõi trong tuần ). 2. Học tập : - Các em đã đi vào nề nếp học tập ,ý thức trong học tập, học bài và làm bài trớc khi đến lớp . Cụ thể ( Sổ theo dõi trong tuần ). Bên canh đó vẫn còn một số em đi học muộn , trong lớp chưa chú ý nghe giảng còn nói chuyện riêng trong giờ học , một số em đi học còn hay quên sách vở . Cụ thể ( sổ theo dõi trong tuần ). 3. Các mặt hoạt động khác. - Các em dần dần đã đi vào nề nếp của lớp và của trờng . Ra tập thể dục tương đối nhanh nhẹn nhưng hiêu quả chưa cao. * Phương hướng tuần tới. - Thực hiện tốt các hoạt động của nhà trờng.( vệ sinh môi trờng theo qui định của nhà trờng ) - Tiếp tục duy trì nề nếp của trường và của lớp , học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp . - Thi đua lập thành tích kết quả học tập , chào mừng ngày 20 /10 - Học bài và thuộc bài ở nhà để để đạt nhiều đỉêm 10 mừng ngày 20 - 10- Tổ hợp điểm 10 để nhận giải thởng . - Tiếp tục ôn bồi dưỡng kiến thức nâng cao vào sáng thức 7 - Tiếp tục duy trì luật an toàn giao thông khi đi trên đường . - Thực hiện tốt các phong trào ở trường
Tài liệu đính kèm: