Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 15

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 15

II. Hoạt động dạy học

A. Bài cũ

-Nêu phần ghi nhớ của bài luyện từ và câu ở tiết trước (làm lại bt2)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

 Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.

2.Các hoạt động dạy-học:

HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.

 - Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên đồ chơi ứng với mỗi trò chơi trong mỗi bức tranh. Học sinh trình bày bài trước lớp:

- Gv nhận xét bổ sung

Bài 2: Học sinh tự làm vào vở

- Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, cờ tướng,

- Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm

Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở

Sau đó làm miệng trước lớp

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
 Toán
Chia cho số có hai chữ số
I: Mục tiêu
Giúp học sinh : 
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số(chia hết ,chia có dư)
II: Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài ở nhà của HS.
2.Dạy bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.
* Trường hợp chia hết: 672 : 21 =?
Cho HS tự thực hiện ở bảng con.
a. Đặt tính
 672 21
 63 32
 42
 	 42
 0
b. Học sinh nêu cách chia.
* Trường hợp chia có dư 779 : 18
a. Đặt tính và tính:
 779 18
 72 43	
	 59
 54	 
 5 	 
Gv: Cần giúp học sinh tập  ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 77 : 18 = ? 
Có thể làm tròn số: 80 : 20 = 4 
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh tự đặt tính rồi tính
( Cho học sinh làm rồi sau đó chữa bài)
Bài 2: Cho HS đọc đề bài, suy nghĩ.
 Học sinh làm bài vào vở 
	 Bài giải
Số bộ bàn ghế xếp vào một phòng là:
240 :15 = 16 ( bộ)
 Đáp số: 16 bộ bàn ghế
Bài 3:Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta làm thế nào ?(HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta lấy tích chia cho thừa số đã biết )
 a.) x x 34 = 714 b) 846 : x = 18 
 X = 714 : 34 x = 846 : 18
 X = 21	x = 47
Củng cố –Dặn dò : Chốt lại kiến thức
 _______________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi
I. Mục tiêu
- Học sinh biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1,BT2) phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại(BT3);nêu được 1 vài từ ngữ miêu tả tình cảm ,thái độ của con người khi tham gia các trò chơi(BT4) 
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
-Nêu phần ghi nhớ của bài luyện từ và câu ở tiết trước (làm lại bt2)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
	Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
2.Các hoạt động dạy-học:
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. 
 - Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên đồ chơi ứng với mỗi trò chơi trong mỗi bức tranh. Học sinh trình bày bài trước lớp:
- Gv nhận xét bổ sung
Bài 2: Học sinh tự làm vào vở 
Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, cờ tướng,
Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm
Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở
Sau đó làm miệng trước lớp 
HĐ2: GV và HS cả lớp nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
 ________________________________
Lịch sử
Nhà trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu: Nêu được 1 vài sự kiện về sự quan tâm của nhà trần tới sx nông nghiệp :Nhà trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt ;lập Hà đê sứ ;năm1248nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ;khi có lũ lụt ,tất cả mọi người phải tham gia đắp đê;các vua trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
-Nhà Trần đã có những việc làm gì để cũng cố, xây dựng đất nước?
2.Các hoạt động dạy- học
HĐ1:	Làm việc cả lớp
-Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
-Gv đặt vấn đề cho học sinh thảo luận: 
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xất nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn gì?
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
Kết luận:Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng có khi gây lũ lụt làm ảnh hưởng tói sản xuất nông nghiệp.
HĐ2: Làm việc cả lớp
-Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
-Kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ: mọi ngời đề phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
 HĐ3: Thảo luận nhóm 
 -Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công việc đắp đê? ( Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được đắp, nông nghiệp phát triển)
3. Cũng cố,dặn dò.
 -ở địa phương em đã làm gì để chống lũ lụt? ( Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều)
--------------------------------------------
Buổi chiều
Cô Loan dạy
--------------------------------------------
 Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Địa lí 
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ (Tiếp theo)
I: Mục tiêu :- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống ;dệt lụa ,SX đồ gốm ,chiếu cói ,chạm bạc ,đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. 
Ii:Hoạt động dạy học 
3, Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống 
HĐ1 :Làm việc theo nhóm
Bước 1: Hs các nhóm dựa vào tranh, ảnh, sgk,và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
	-Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ( nhiều hay ít nghề; trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
- Khi nào một làng trở thành làng nghề, 
- Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
Bớc 2: Học sinh nhóm trình bày kết quả thảo luận
HĐ2: Làm việc cá nhân
Học sinh quan sát các hình vẽ về sản phẩm gốm Bát Tràng và trả lời câu hỏi – Học sinh trình bày kết quả quan sát tranh trong SGK 
Gv:Nguyên liệu cần thiết là một loại đất đặc biệt 
( sét cao lanh). Không phải ở đâu củng có. Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định : Nhào nhuyễn đất, để tạo dáng , phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra.
4. Chợ phiên
HĐ3 : Làm việc theo nhóm
Bước 1: - Các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau đây.
-Chợ phiên ở đồng bằng Băc Bộ có đặc điểm gì?( Hoạt động mua bán ,ngày họp chợ ,hàng hoá bán ở chợ)
Mô tả về chợ theo tranh, ảnh
Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hànghoá nào?
Bước 2:- Học sinh trao đổi kết quả trước lớp.GV giúp học học sinh hoàn thiện câu trả lời.
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
 Cả lớp và gv nhận xét 
Củng cố –Dặn dò : Hệ thống kiến thức
 --------------------------------------------------
Toán
Chia cho số có hai chữ số ( tiếp)
I. Mục tiêu
 - Thực hiện phép chia với số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số(chia hết ,chia có dư)
II. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài ở nhà của HS.
2.Dạy bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.
* Trường hợp chia hết:	8192 : 64 = ?
a, Đặt tính	8192 64__
b, Tính từ trái sang phải	64_	128
	- Qua 3 lần chia	179
	- Chú ý: Giúp học sinh ước 	125_
 lượng tìm thương ở mỗi lần chia.	 512
Chẳng hạn:	 512_
	179 : 64 = ? có thể ước lượng	 0
	17 : 6 = 2 (dư 5)
	512 : 64 = ? có thể ước lượng
	51 : 6 = 8 (dư 3)
* Trường hợp chia có dư	1154 : 64 = ?
	Tiến hành tương tự như ví dụ trên.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính
	Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh chọn phép tính thích hợp
Bài giải
Thực hiện phép tính ta có:
: 12 = 291 (dư 8)
Vậy số bút chì đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì.
Đáp số: 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì.
Bài 3: Cho học sinh nhắc lại quy tắc tìm 1 số chưa biết; tìm số chia chưa biết. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài
_______________________________
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục đích yêu cầu:-Kể lại được câu chuyện ,(đoạn chuyện )đã nghe đã đọc nói về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu truyện ( đoạn truyện )đã kể.
II Chuẩn bị: 
	-Một số chuyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi: có tính truyện cười, thiếu nhi, đăng báo, sách truyện đọc lớp 4.
II.Hoạt động dạy học
A:Bài cũ
	Gọi 1- 2 HS kể chuyện “Búp bê của ai” bằng lời kể của búp bê.
B:Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài.Gv giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Các hoạt động dạy- học
HĐ1:Giáo viên HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
a. Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề	
	Học sinh đọc đề bài và cả lớp chú ý SGK. GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài
	Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
	(Lưu ý: Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể vì không có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em )
	- Học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Yêu cầu học sinh kể chuyện đúng chủ điểm .
	- Học sinh chọn câu chuỵên để kể.
	- Học sinh nối tiếp nhau nêu tên chuyện mình kể.
b, Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
	- Từng cặp học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
	- Thi kể chuyện trước lớp.
HĐ2: Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố – dặn dò: Chốt lại kiến thức
 GV nhận xét tiết học, khen những học sinh chăm chú học, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay, yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân.
 Chuẩn bị: Kể câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn.
 ______________________________
Tập đọc
Tuổi ngựa
I: Mục tiêu : 
 1. Biết đọc với giọng đọc vui nhẹ nhàng;đọc đúng nhịp thơ,bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm 1 khổ thơ trong bài. 
 2. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4;thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài.)
Ii:Hoạt động dạy học 
A: Bài cũ 
B: Bài mới 
 1. Giới thiệu bài .Hôm nay các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa
 2.Các hoạt động dạy- học
HĐ1:Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Đọc 2 -3 lượt. Gv kết hợp sữa lỗi phát âm cách đọc giúp hiểu từ “đại ngàn” 
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1-2 em đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài
 - Bạn nhỏ tuổi gì ?
 -Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? 
 -Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu? 
Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 3 
 -Điều gì hấp dẫn Ngựa Con trên những cánh đồng hoa?	
Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 4 
 -Trong khổ thơ này, “ngựa con ” nhắn nhủ mẹ điều gì?	
 -Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào?	
HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc mỗi đoạn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2.
( nhấn giọng các từ :bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền)
3. Củng cố _d ... Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu cắm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
Bài 2; Hs làm bài tập vào vở.
 - Các em tự hỏi: là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ già của các bạn
3:Củng cố- dặn dò:
 - Một, hai học sinh nêu nội dung cần ghi nhớ của bài học. -Nhắc học sinh lưu ý khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự, có văn hoá.
 -------------------------------------------------
Buổi chiều
Thể dục
Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: “ lò cò tiếp sức”
I:Mục tiêu 
	-Kiểm tra bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng động tác theo thứ tự và chính xác.
	-Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1:Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ, trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 HĐ2: Phần cơ bản
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Nội dung kiểm tra bài thể dục phát triển chung:Học sinh thực hiện 8 động tác đã học 
-Tổ chức phương pháp kiểm tra: Mỗi đợt 5 học sinh 
- Các tổ đánh giá: Hoàn thành và chưa hoàn thành
 b. Trò chơi vận động: “Lò cò tiếp sức hoặc thỏ nhảy ”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 HĐ3: Phần kết thúc
- Tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
* Nhận xét tiết học
-----------------------------------------
Luyện chữ
Nhớ - viết: Tuổi ngựa
I: Mục tiêu :
-Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Tuổi ngựa
- HS viết đúng ,viết đẹp tốc độ viết nhanh.
II.Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS cách viết
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
- Hướng dẫn HS viết từ khó: trăm miền, đại ngàn, mấp mô, triền, đen hút, loá,
- Cả lớp viết bài vào vở
-HS tự đổi vở khảo lỗi cho nhau.
- GVthu chấm, nhận xét .
3 Củng cố –Dặn dò : Chốt lại kiến thức
 --------------------------------------------
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có 3,4chữ số cho số có hai chữ số.(chia hết chia có dư).
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính
GV ghi bài lên bảng, gọi 3 em lên làm.
1820 : 35 3388 : 49 3960 : 52
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS làm bài vào vở, GV gọi HS lên bảng chữa bài
8228 : 44 9280 : 57 8165 : 18
Bài 3: Tính bằng 2 cách
GV hướng dẫn HS cách làm
a) 216 : (8 x 9) = 216 : 72 b) 476 : (17 x 4) = 476 : 8
 = 3 = 7 
 216 : (8 x 9) = 216: 8 : 9 476 : (17 x 4) = 476 : 17 :4
 = 27 : 9 = 28 : 4
 = 3 = 7
Bài 4: Một HS đọc bài toán Gv phát vấn cách giải.
Bài giải
Ba bạn mua số cái bút là:
2 x 3 = 6 (cái bút)
Một cái bút có số tiền là:
9000 : 6 = 1500 (đồng)
Đ/S: 1500 đồng
* Nhận xét tiết học: Chốt lại kiến thức
------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
quan sát đồ vật
I:Mục tiêu:
 - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
 -Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc.
II-Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
 2 học sinh đọc dàn ý của bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp.
 2 học sinh dọc bài văn đã hoàn chỉnh.
B- Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:GVnêu mục tiêu của tiết học.
Các hoạt động dạy-học
HĐ1: Phần nhận xét:
Bài 1: Hs tự đọc bài và làm bài (Đọc các gợi ý a, b, c d).
 Hs trong tổ giới thiệu với bạn bè về đồ chơi của mình.
 Hs nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
Bài 2: Giáo viên hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
Hs: + Phải quan sát theo một trình tự hợp lý-từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, nhất là những đồ cùng loại.
HĐ2:Phần ghi nhớ: 
cho Hs nhắc lại nhiều lần.
HĐ3:Phần luyện tập:
Giáo viên cho HS nêu yêu cầu của bài.
Hs làm vào vở bài tập.
- Hs nối tiếp nhau đọc dàn ý trước lớp để cô và cả lớp góp ý, bổ sung.
Mở bài: 
Giới thiệu gấu bông: Đồ chơi em thích nhất.
Thân bài: Hình dáng: 
-Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
-Bộ lông: Màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mồm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
Hai mắt: Đen nháy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
Mũi: Màu đỏ nâu, nhỏ, trông như chiếc cúc áo đính trên mõm.
Trên cổ: Thắt một chiếc nơ đỏ làm nó thật là bảnh.
Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: Có một bông hoa giấy màu trắng làm nó thật đáng yêu.
Kết luận: 
- Em rất yêu gấu bông.Ôm gấu bông như một cục bông lớn em thấy rất dễ chịu.
Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Ghi nhớ cách lập dàn bài.
_________________________________
Toán
Chia cho số có hai chữ số( tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số(chia hết chia có dư)
ii. hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài ở nhà của HS.
2.Dạy bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.
* Trường hợp chia hết:
a)Đặt tính: 10105 : 43 = ?
b)Tính từ trái sang phải (vừa nói vừa viết lên bảng các lần chia)
10105	 43
 150 235
 215
 00
* Trường hợp chia có dư:
a. Đặt tính: 26345 : 35
b. Tính tự trái sang phải:
26345	 35
 184 752
 95 
 25
HĐ2:Thực hành:
Bài 1: Cho hs tự đặt tính và tính sau đó lên bảng làm bài.
Bài 2: Cho hs tự đọc đề ra viết tóm tắt toán và giải.
Tóm tắt
1giờ 15 phút : 38km 400m
1 phút : ? m
Bài giải:
1giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút ngời đó đi đợc là:
38400 : 75 = 512m
Đ/S: 512 m
-----------------------------------------------------
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí
I:Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
-Làm thí nghiệm nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chổ rỗng trong các vật đều có không khí.
II:Hoạt động dạy học:
HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
Bước 1: - Chia nhóm (2 lần)
Hs đọc kỉ mục thực hành
Bước 2: Học sinh làm thí nghiệm
+ 1-2 bạn ra hành lang chạy sao cho túi căng (như hình 1) rồi buộc lại.
+ lấy kim đâm thủng và để ngón tay lên đó xem có cảm giác gì?
Bước 3: Trình bày:
HĐ2:Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chổ rỗng của mọi vật.
Bước 1: Chia nhóm: nhóm 6
Bước 2: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
Cả nhóm cùng thảo luận đăt ra câu hỏi
+ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
+ Trong những chổ nhỏ li ti của miếng bọt biển (hoặc các vật thay thế như đã nêu ở mục đồ dùng) không chứa gì?
Làm thí nghiệm.
Bước 3: Trình bày
-Giáo viên kết luận chung cả hai hoạt động: xung quanh mọi vật và mọi chổ rỗng bên trong vật đều có không khí.
HĐ3 Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
Giáo viên nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Lớp không khí bao quanh trái đát được gọi là gì?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chổ rỗng của mọi vật.
*Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.
Nhận xét giờ học
Dặn HS vận dụng những thí nghiệm để chơI trò chơi
-----------------------------------
Sinh hoạt tập thể
 Sinh hoạt lớp
I:Mục tiêu:
HS tổ chức sinh hoạt lớp để kiểm điểm lại những ưu khuyết điểm của mình trong 1 tuần.
Tổ chức vui chơi củng cố lại kiến thức môn học trong tuần.
II:Hoạt động dạy học:
1:Sinh hoạt lớp:
Nhận xét chung 
Từng học sinh tự nhận xét.
2: Phổ biến kế hoạch tuần tới:
Lớp sẽ tiếp tục củng cố và xây dựng lại nề nếp lớp học.
Củng cố học sinh về chữ viết.
Huy động tranh ảnh sưu tầm, tranh vẽ của HS để trưng bày.
Tổ chức làm tốt công tác lao động chuyên và trực nhật lớp.
 -----------------------------------------------
Buổi chiều
Cô Loan dạy
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh quy trình các bài trong chơng.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Tổ chức ôn tập.
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài trong chương đã học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học ( khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích).
- Gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; thêu móc xích của các bài khâu, thêu đã học.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập 
- Dặn tiết sau sẽ tiến hành tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T2)
I:Mục tiêu:	
Giúp HS có khả năng: 
1 : Hiểu -Công lao của các thầy giáo ,cô giáo đối với hs 
	-HS phải kính trọng ,biết ơn ,thầy cô giáo 
2 Biết bày tỏ sự kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo 
II:Hoạt động dạy học
HĐ1: Đóng vai (bài tập 3)
A:Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 
Tình huống 1:( Nhóm: 1, 2, 3) , 
Tình huống 2( Nhóm 4, 5, 6).
B:Các nhóm thảo luận và sắm vai.
C:Các nhóm lên đóng vai
D:Phỏng vấn học sinh đóng vai
HĐ2: Thi kể chuyện
Học sinh làm việc theo nhóm
Học sinh kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kĩ niệm của mình 
Các câu chuyện mà các em nghe đều thể hiện bài học gì?....
Các em cần phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
HĐ3:Sắm vai xử lí tình huống
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
+ GV đưa ra ba tình huống. Mỗi nhóm thảo luận 1tình huống.
 Tình huống 1. Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục giảng bài được. Em sẽ làm gì?
 Tình huống 2: Cô chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Em sẽ làm gì để giúp cô?
 Tình huống 3: Em và một nhóm bạn trên đờng đi học về ..Trước tình hình đó em sẽ xử lí như thế nào?
GV yêu cầu học sinh làm việc cả lớp.Sau khi hs trình bày gv chốt lại và nhận xét bổ sung 
GV nhận xét tiết 
-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_15.doc