Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 15

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 15

 Tập đọc + kể chuyện .

 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

 I – Mục đích yêu cầu :

 A – TẬP ĐỌC :

 + Rèn luyện kỷ năng đọc đúng : Nông dân , riêng năng ,lười biếng ,nghiêm giọng hũ bạc , nhắm mắt ,vất vả , thản nhiên . Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật (Ong lão ) .

 +Rèn kỷ năng đọc – hiểu :

 . Hiểu nghĩa các từ : Hũ , dúi , thản nhiên ,dành dụm ,

 . Hiểu ý nghã câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải .

 B. KỂ CHUYỆN :

 + Rèn kỷ năng nói .Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện , HS dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện ,kể tự nhiên phân biệt lời người kể vói giọng nhân vật ông lão .

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T UẦN 15 
Soạn : 10/ 12 /2004 .
Dạy : Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2004 .
 Tập đọc + kể chuyện .
 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
 I – Mục đích yêu cầu :
 A – TẬP ĐỌC : 
 + Rèn luyện kỷ năng đọc đúng : Nông dân , riêng năng ,lười biếng ,nghiêm giọng hũ bạc , nhắm mắt ,vất vả , thản nhiên . Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật (Oâng lão ) .
 +Rèn kỷ năng đọc – hiểu :
 . Hiểu nghĩa các từ : Hũ , dúi , thản nhiên ,dành dụm ,
 . Hiểu ý nghã câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải .
 B. KỂ CHUYỆN :
 + Rèn kỷ năng nói .Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện , HS dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện ,kể tự nhiên phân biệt lời người kể vói giọng nhân vật ông lão .
 + Rèn kỷ năng nghe và biết kể chuyện cho ngừơi thân nghe .
 II . CHUẨN BỊ :
 + GV . Tranh minh họa trong sách giáo khoa phóng to .
 + HS có sách giáo khoa .
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1)Ổån định : Trật tự 
2)Bài cũ : Gọi 3 em đọc bài , trả lời câu hỏi bài M ột trươìng tiểu học vùng cao .
 H .Bài đọc có những nhân vật nào ? (Hoàng ).
 H .Ai dẫn khách đi thăm trường ? . (KaThân )
 H . Đọc và nêu nội dung chính của bài ? (Xuân)
 3) Bài mớí :Giới thiệu bài , ghi đề bài ,1 em nhắc lại . 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A . Tập đọc
* Hoạt động 1 : Luyện đọc .
+ GV đọc mẫu lần 1 
+ Y/C đọc bài 
+ Y/C đọc thầm tìm hiểu bài 
H : Truyện hủ bạc của người cha là truyện cổ tích của dân tộc nào ? ( Là truyện cổ tích của dân tộc Chăm ) 
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát 
âm từ đọc sai. 
+ Y/C HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài ,chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS . 
+ Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếmnổi bát cơm .// Con hãy đi làm / và mang tiền về đây .// 
+ Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra .// Có làm lụng vất vả ,/ người ta với biết quý đồng tiền .//
+ Nếu con lười biếng ,/ dù cha cho một trăm hũ bạc / cũng không đủ .// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết / chính là hai bàn tay con.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài .. 
+ Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp , mỗi HS đọc một đoạn .
+ Y/C HS luyện đọc theo nhóm 
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm . 
+ HS + GV nhận xét tuyên dương . 
 *HĐ 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
+ YC HS đọc lại cả bài trước lớp .
H : Câu chuyện có những nhân vật nào ? 
H : Ôâng lão là người như thế nào ? 
H :Ôâng lão buồn vì điều gì ? 
H ÔÂâng lão mong muốn điều gì ở người con? 
H : Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà . Trong lần ra đi thứ nhất , người con đã làm gì ? 
*Ý1 : Niềm mong muốn của ông lão .
+YCHSdọc đoạn 2 .
H : Người cha đã làm gì với số tiền đó ? 
H : Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao? 
H : Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ? 
 * Ý2 : .Ôâng lão muốn thử đồng tiền của con .làm ra . : 
+ Y/C đọc đạon 3 
H : Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ? 
+ YC đọc đoạn 4 và 5 của bài .
H : Khi ông lão vứt tiền vào lửa , người con đã làm gì ? 
H : Hành động đó nói lên điều gì ? 
H : Oâng lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ? 
H : Câu văn nào trong truyện nói nên ý nghĩa của câu truyện ? 
H Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em ? . 
* Ý3 : Ôâng rất vui mừng vì sự thay đổi của con .
Þ NDC Câu chuyện cho chúng ta biết: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải . : 
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+ Y/C HS luyện đọc bài theo vai , sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp . 
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ HS nghe 
+ 1 em đọc đọc chú giải 
+ Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài 
+ HS trả lời 
 . 
+ Mỗi HS đọc một câu , tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài .,đọc lại từ đọc sai .
+ Đọc từng đoạn trong bài. . 
+ Đọc từng đoạn trước lớp . Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm , phẩy và khi đọc các câu khó .
 +HS luyện đọc .
+ Y/C HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới . HS đặt câu với từ thản nhiên , dành dụm . 
+ 5 em tiếp nối nhau đọc bài , cả lớp theo dõi bài trong SGK .
+ Mỗi nhóa2 em , lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm . 
+ã nhóm thi đọc tiếp nối 
+ 1 em đọc , cả lớp cùng theo dõi . 
+ Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão , bà mẹ và cậu con trai . 
+ Ông là người rất siêng năng chăm chỉ ?
+Ôâng lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng .
+Ôâng lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm , không phải nhờ vả vào người khác .
+ Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày , khi còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha .
+ 2 em nhắc lại . 
+1 em đọc ,lớp đọc thầm theo .
+ Người cha ném tiền xuống ao . 
+ Vì ông muốn thử xem đó có phải là tiền mà người con tự kiếm được không . Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả với kiếm được . 
+ Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền . 
+ 1 em đọc ,lớp đọc thầm theo .
+ Anh vất vả xay thóc thuê , mỗi ngày được hai bát gạo , anh chỉ dám ăn một bát . Ba tháng , anh dành dụm được chín mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha .
+ Người con vội thọc tay vào lửa đề lấy tiền ra . 
+ Hành động đó cho thấy vì anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó 
+ Ôâng lão cuời chảy cả nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động 
+ Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền ./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con .
+ 3 HS trả lời : Chỉ có sức lao động bằng chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời ./ Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn ./ Con phải chăm chỉ làm lụng vì chỉ có chăm chỉ mới nuôi sống con cả đời . . . 
+ 2 em nhắc lại .
+3 em nhắc lại NDC của bài.
+ 2 HS một nhóm và đọc bài theo các vai : người dẫn truyện , ông lão . 
KỂ CHUYỆN
* Sắp xếp thứ tự tranh :
+ Gọi 1 HS đọc Y/C 1 của phần kể truyện trang 122 , SGK . 
+ Y/C HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh .
+ Gọi HS nêu ý kiến , sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và Y/C HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh .
* Kể mẫu .
+ Y/C 5 HS lần lượt kể trước lớp , mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh . 
+ Nhận xét phần kể truyện của từng HS . 
* Kể trong nhóm :
+ Y/C HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe .
* Kể trước lớp :
+ YC HS tiếp nối nhau kể lại câu truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện 
+ Nhận xét, tuyên dương HS . 
+ 1 em đọc 
+ Làm việc cá nhân , sau đó 2 em ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau 
+ Đáp án : 3 – 5 – 4 – 1 – 2 
+ HS lần lượt kể truyện theo yêu cầu . Nội dung chính cần kể của từng tranh là : 
+ Tranh 3 : Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ , trong khi đó anh con trai lại lười biếng .
+ Tranh 5 : Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về nhà . 
+ Tranh 4 : Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà . 
+ Tranh 1 : Người cha ném tiền vào lửa , người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra .
+ Tranh 2 : Hũ bạc và lời khuyên của người cha với con . 
+ Kề truyện theo cặp 
+ 6 em kể , cả lớp theo dõi và nhận xét .1 em kể cả câu chuyện.
 4. Củng cố- dặn dò :
H : Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ? 
+ Nhận xét tiết học , Y/C HS về nhà kể lại câu truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau . 
 Đao đức .
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
 I . MỤC TIÊU : HS hiểu được :
 + Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ Quốc . Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ . 
 + HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh , liệt sĩ 
 + HS có thái độ tôn trọng , biết ơn các thương binh , gia đình liệt sĩ . 
 II . CHUẨN BỊ 
 + GV : Tranh minh hoạ truyện “ Một chuyến đi bổ ích ” 
 + HS : Có vở bài tập đạo đức 
 III. HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC :
 1. Oån định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 2 em lên trả lời 
 H : Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ? ( Hà ) 
 H : Em phải có thái độ như thế nào đối với hàng xóm láng giềng ? ( Thái ) 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1 : Phân tích truyện :
.* Mục tiêu : HS hiểu như thế nào lả thương binh liệt sĩ , có thái độ biết ơn đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ .
* Cách tiến hành :
+ GV kể truyện một chuyến đi bổ ích 
+ Y/C HS đọc truyện / 67 
+ GV nêu câu hỏi đàm thoại 
H : Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ? 
H : Qua câu truyện trên em có hiểu thương binh , liệt sĩ là những người như thế nào ? 
H : Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ ? 
* GV kết luận : Thương inh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để dành độc lập , tự do , hoà bình cho Tổ Quốc . Chúng ta cần phải kính trọng , biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ .
* HĐ2 : Thảo luận nhóm 
*. Mục tiêu : HS phân biệt được 1 số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương binh , gi ...  KT 3 em hát bài ngày mùa vui ( lời 1 ) 
( K’ Dói , Khanh , Xuân ) 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* HĐ1 : Dạy lời hai của bài ngày mùa vui 
+ HD ôn lại lời 1 bài hát 
+ HD hát theo giai điệu bài hát 
+ HD học hát lời 2 
Nhịp nhàng những bước chân 
Vang ngân tiếng vui cười 
Ai gánh lúa về sân phơi 
Nắng tươi cho màu thóc vàng 
Hội mùa rộn ràng quê hương 
Aám no chan hòa yêu thương 
Ngày mùa rộn ràng nơi nơi 
Có đâu vui nào vui hơn 
+ HD đọc lời ca 
+ GV hát mẫu 
+ Dạy hát từng câu 
+ HD hát theo nhóm 
+ Luyện hát lời 1 và lời 2 kết hợp ( theo phách hoặc theo nhịp 2 ) 
+ GV theo dõi sửa sai cho HS 
+ HD hát và múa đơn giản 
* HĐ2 : Giới thiệu một ài nhạc cụ dân tộc ( đàn bầu , đàn nguyệt , đàn tranh ) 
+ Giới thiệu trên tranh 
+ Đàn bầu 
+ Đàn nguyệt ( Đàn Kìm ) 
+ Đèn tranh ( Đàn thập lục ) 
* HĐ3 : Nghe nhạc 
+ Mở băng cho HS nghe bài hát thiếu nhi . 
+ Cả lớp hát lời 1 bài hát 
+ HS hát bài dãy bàn và cả lớp 
+ Cả lớp đọc lời ca hai lần 
+ HS lắng nghe 
+ Hát theo bàn , dãy bàn , cả lớp 
+ Từng nhóm hát 
+ Từng nhóm hát , dãy bàn hát và cả lớp hát 
+ Từng nhóm biểu diển trước lớp 
+ HS quan sát nhận biết 
+ HS lắng nghe 
4. Củng cố – dặn dò 
+ Về ôn lại lời 1 và lời 2 của bài “ Ngày mùa vui ”
+ GV nhận xét trong giờ học những ưu khuyết điểm 
chính tả
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I . MỤC TIÊU 
+ HS nghe – viết đúng đoạn từ Hôm đó . . . quý đồng tiền trong bài Hũ bạc của người cha .
+ Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt ui / uôi / S / X hoặc ac / ât .
+ Rèn luyện ý thức rèn chữ giữ vở cho HS và tính cận thận 
II . CHUẨN BỊ 
+ GV : Viết ND các bài tập lên bảng phụ 
+ HS : Có vở viết chính tả + vở bài tập 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
+ Gọi 2 em lên bảng viết từ khó , lớp viết bảng con ( Hà , Huệ ) 
+ GV đọc , màu sắc , hoa màu , mong tằm , no nè .
+ GV nhận xét , sửa sai , ghi điểm .
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề - 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi nội dung bài viết 
+ GV đọc đoạn văn một lượt .
+ H: Khi thấy cha ném tiền vào lửa , người con đã làm gì ? 
+ Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ? 
b. Hướng dẫn cách trình bày 
H : Đoạn văn có mấy câu ? 
H : Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? 
H : Lời nói của người cha được viết như thế nào ? 
c. Hướng dẫn viết từ khó 
+ Y/C HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
+ Y/C HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
d. HD viết chính tả : ( GV đọc HD cách viết , đọc cho HS viết bài ) 
+ Đọc cho HS soát lỗi 
+ HD đổi vở soát lỗi , thống kê lỗi sai
+ Thu chấm , sửa bài 
* HĐ2 : HD HS làm bài tập 
Bài 2 : 
+ Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Y/C HS tự làm 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Bài 3 : 
GV có thể chọn phần a hoặc phần b tuỳ theo lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc .
a. Gọi HS đọc Y/C 
+ Phát giấy và bút dạ cho các nhóm .
+ Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình .
+ Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
b. Tiến hành tương tự phần a 
+ HD về nhà làm 
+ Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại 
+ Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra 
+ Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra . Phải làm lụng vất vả với quý đồng tiền 
+ Đoạn văn có 6 câu 
+ Những chữ đầu câu : Hôm , Ông , Anh , Ông , Bây , Có .
+ Viết sau dấu hai chấm , xuống dòng gạch đầu dòng .
+ PB : sưởi lửa , thọc tay , chảy nước mắt , làm lụng , quý , . . . 
+ PN : sưởi lửa , thọc tay , đồng tiền , vất vả , quý , . . . 
+ 3 em lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở nháp . 
+ HS lắng nghe , viết bài 
+ HS soát lỗi 
+ 2 em đổi chéo vở 
+ Thu 7 em chấm 
+ 1 em đọc Y/C trong SGK 
+ 3 em lên bảng , HS dưới lớp làm nháp 
+ Đọc lại lời giải và làm bài vào vở , mũi dao – con muỗi ; hạt muối – muối bưởi ; núi lửa – nuôi nấng ; tuổi trẻ – tủi thân 
+ 1 em đọc Y/C trong SGK 
+ HS tự làm bài trong nhóm 
+ 2 em đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải . HS nhóm khác bổ sung 
+ Đọc lại lời giải và làm bài vào vở , sót – xôi . sáng 
+ Lời giải : mật – nhất – gấc 
3 . Củng cố dặn dò 
+ Nhận xét tiết học , bài viết của HS 
+ Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được . HS nào viết xấu , sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài .
+ HS cả lớp chuẩn bị bài sau 
TOÁN
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I . MỤC TIÊU : Giúp HS 
+ Biết cách sử dụng bảng nhân 
+ Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần 
II . CHUẨN BỊ : Bảng nhân như trong toán 3 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Oån định : hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng làm bài , nhận xét ghi điểm 
. Đặt tính rồi tính 
356 : 2 642 : 8 420 : 6
647 : 9 277 : 9 365 : 7
( Thảo , Phi , K’ Dung )
Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Giới thiệu bảng nhân . 
+ GV treo bảng nhân như trong sách toán 3 lên bảng . 
+ Y/C HS đếm số hàng , số cột trong bảng .
+ Y/C HS đọc các số trong hàng , cột đầu tiên của bảng .
+ Giới thiệu : Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học . 
+ Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân đã học .
+ Y/C HS đọc hàng thứ 3 trong bảng 
+ Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học ? 
+ Y/C HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy . 
+ Vậy mỗi hàng trong bảng này , không kể số đầu tiên của hàng ghi lại 1 bảng nhân . Hàng thứ 1 là bảng nhân 1 , hàng thứ hai là bảng nhân 2 , . . . hàng cuối cùng là bảng nhân 10 . 
* HĐ2 : Hướng dẫn sử dụng bảng nhân 
+ HD HS tìm kết quả của phép nhân 3 x 4 
+ Tìm số 3 ở cột đầu tiên ( hoặc hàng đầu tiên ) tìm số 4 ở hàng đầu tiên ( hoặc cột đầu tiên ) ; đặt thước dọc theo hai mũi trên , gặp nhau ở ô thứ 12 . Số 12 là tích của 3 và 4 . 
+ Y/C HS thực hành tìm tích của một số cặp số khác .
* HĐ3 : Luyện tập – thực hành 
Bài 1 : 
+ Nêu Y/C của bài toán và Y/C HS làm bài 
+ Y/C 4 em nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài . 
+ Chữa bài và cho điểm HS 
Bài 2 : 
+ HD HS làm bài tương tự như với bài tập 1 
+ HD HS sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia . Ví dụ : Tìm thừa số trong phép nhân có tích là 8 , thừa số kia là 4 .
+ Tìm 4 trong cột đầu tiên , dóng theo đúng hàng có số 4 vừa tím được để tím tích là 8 , sau đó dóng thẳng theo cột có 8 lên hàng đầu tiên của bảng nhân , thấy số 2 . Vậy 2 chính là thừa số cần tìm .
Bài 3 : 
+ Gọi HS đọc đề bài , thảo luận đề 
+ Hãy nêu dạng của bài toán 
+ Y/C HS tự làm bài 
Bài giải
Số huy chương bạc là :
8 x 3 = 24 ( huy chương )
Tổng số huy chương là :
24 + 8 = 32 ( huy chương )
Đáp số : 24 huy chương
+ Chữa bài và cho điểm HS 
+ Bảng có 11 hàng và 11 cột 
+ Đọc các số : 1 , 2 , 3 , . . . , 10 
+ Đọc số : 2 , 4 , 6 , 8 , 10 , . . . , 20 . 
+ Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2 
+ Các số trong hàng thứ 4 là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 3 . 
+ Thực hành tìm tích của 3 và 4 
+ Một số HS lên tìm trước lớp 
+ HS tự tìm tích trong bảng nhân , sau đó điền vào ô trống 
+ 4 em lần lượt trả lời 
+ 1 em lên bảng làm bài , HS làm bài vào vở bài tập 
+ HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
+ 3 em đọc đề , 2 em thảo luận đề 
+ Bài toán giải bằng hai phép tính 
+ 1 em lên bảng làm bài , HS làm bài vào vở bài tập 
+ HS tự sửa bài 
3. Củng cố – dặn dò 
+ Y/C HS về nhà luyện tập thêm về các phép nhân đã học 
+ Nhận xét tiết học 
Thể dục
KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I . MỤC TIÊU 
+ Kiểm tra bài thể dục phát triển chung , Y/C HS thuộc bài và thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .
+ HS có ý thức luyện tập thành thạo đúng động tác 
II . ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN 
+ Địa điểm : trên sân trường 
+ Phương tiện : Còi , kẻ vạch để HS đứng kiểm tra 
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NỘI DUNG
ĐL
PP THỰC HIỆN
1. Phần mở đầu 
+ GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học 
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập 
+ Chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” 
+ Ôn bài thể dục phát triển chung 
2. Phần cơ bản 
a. GV chia từng nhóm KT bài TD phát triển chung 
+ KT bài TD 8 động tác ( 2 x 8 nhịp ) 
* Cách đánh giá : Đánh giá theo mức thực hiện động tác của từng HS 
+ Hoàn thành và chưa hoàn thành 
+ Đối với HS chưa hoàn thành GV cần tập thêm để đạt mức hoàn thành 
b. Trò chơi : “ Chim về tổ ” 
+ Nêu cách chơi 
+ HD thực hiện chơi 
3. Phần kết thúc 
+ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
+ Hệ thống lại bài học 
+ Nhận xét phần kiểm tra đánh giá , xếp loại , khen ngợi HS thực hiện tốt động tác .
+ Về ôn lại bài thể dục 8 động tác 
1 – 2’
1’
1’
1 – 2lần
3 – 5’
1’
2’
3 – 4’
+ Tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng dọc chuyển sang thành 4 hàng ngang 
+ Mỗi lần từ 3 đến 5 em thực hiện , dưới sự điều khiển của GV 
+ GV theo dõi nhận xét , đánh giá từng HS 
+ GV + HS theo dõi tìm em phạm luật xử phạt múa bài “ Con vịt ” 
+ GV nhận xét đánh giá , xếp loại các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc