Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 33

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 33

TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN

CÓC KIỆN TRỜI

I. Mục tiêu :

A. TẬP ĐỌC

*Đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nắng hạn , nứt nẻ , chum nước , nấp , náo động , nổi giận , lưỡi tầm sét , lâu lắm rồi , nổi lọan , . . .

 Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Đọc trôi chảy tòan bài .

* Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian , . . .

* Hiểu được nội dung : Nhờ sự dũng cảm , lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà trời , buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới .

 B :KỂ CHUYỆN :

1 .Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa , kệ d8ược một đoạn của câu chuyện , bằng lời cảu một nhân vật trong truyện.

2 :Rèn kỵ năng nghe.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007
TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu :
A. TẬP ĐỌC 
*Đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nắng hạn , nứt nẻ , chum nước , nấp , náo động , nổi giận , lưỡi tầm sét , lâu lắm rồi , nổi lọan , . . . 
 Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Đọc trôi chảy tòan bài . 
* Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian , . . . 
* Hiểu được nội dung : Nhờ sự dũng cảm , lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà trời , buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới . 
 B :KỂ CHUYỆN :
1 .Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa , kệ d8ược một đoạn của câu chuyện , bằng lời cảu một nhân vật trong truyện..
2 :Rèn kỵ năng nghe.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa bài tập đọc , các đọan truyện . 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát
2. Bài cũ : 3 em lên bảng đọc bảng , GV nhận xét , ghi điểm 
H : Thanh dùng sổ tay làm gì ? Hãy nói 1 vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh ? 
 H : Đọc và nêu NDC ? 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề . 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ YC đọc từng câu . GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng . 
+ YC đọc đọan . HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ . 
+ Giải nghĩa từ mới 
+ HD đọc theo nhóm 
+ YC đại diện nhóm đọc
+ YC đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ 1 em đọc lại cả bài 
+ GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài 
H: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 
H: Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời ? 
+ Chúng ta cùng tìm hiểu đọan 2 để biết cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quan nhà Trời như thế nào .
H : Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trứơc khi đánh trống ? 
H : Đội quân của nhà Trời gồm những ai ? 
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân của nhà Trời . 
+ Theo em , vì sao Cóc và các bạn lại thắng được đội quân hùng hậu của Trời ? 
+ Sau cuộc chiến thái độ của Trời như thế nào ? 
+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì ? 
+ Trong thực tế , khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa . Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân đã có câu ca : 
Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho
+ Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện , em thấy Cóc có gì đáng khen ? 
+ Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân , luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để sản xuất . 
* NDC : Do biết đòan kết nên Cóc và các bạn đã thắng được đội quân của Trời , buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới . 
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+ GV đọc mẫu đọan tòan bài lần hai 
+ GV gọi 3 em YC đọc bài trứơc lớp theo ba vai Trời , Cóc , người dẩn truyện . 
+ GV chia lớp thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em YC luyện đọc theo nhóm . 
+ Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp . 
+ Nhận xét và cho điểm HS 
+ HS nghe 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu . Chú ý phát âm từ đọc sai . 
+ HS nối tiếp nhauđọc theo đọan . Chú ý ngắt nghỉ đúng 
+ 2 em đọc chú giải 
+ HS đọc theo nhóm 2 
+ Đại diện nhóm đọc 
+ Đọc 1 lần 
+ Theo dõi bài trong SGK . 
+ Trả lời câu hỏi của GV 
+ Vì đã lâu ngày Trời không làm mưa , hạ giới bị hạn hán , muôn lòai đều khổ sở . 
+ Trên đường đi kiện Trời , Cóc gặp Cua , Gấu , Cọp , Ong và Cáo , vậy là tất cả cùng theo Cóc lên kiện trời . 
+ 1 em đọc lại đọan 2 trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
+ Trước khi đánh trống , Cóc bảo Cua bò vào chumnước , Ong đợi sau cánh cửa , Cáo , Gấu , Cọp thì nấp ở hai bên . 
+ Đội quân của nhà trời có Gà , Chó , , Thần Sét . 
+ HS đọc thầm đọan 2 và trả lời : Sắp đặt xong Cóc lấy dùi đánh 3 hồi trống . Trời thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo động cả thiên đình thì tức quá liền sai Gà ra trị tội Cóc . Gà vừa bay ra , Cóc liền ra hiệu cho Cáo , Cáo nhảy sổ ra cắn cổ Gà tha đi . Trời liền sai Chó ra trị tội Cáo , Chó vừa ra đến cửa thì đã bị Gấu quật chết tươi . Trời càng tức liền sai Thần Sét ra trị tội Gấu , Thần Sét hùng hổ cầm lưỡi tầm sét đi ra , chưa nhìn thấy địch thủ đã bị Ong từ sau cánh cửa bay ra đốt túi bụi , Thần vội nhảy vào chum nước thì bị Cua giơ càng cắp . Thần đau quá , nhảy ra thì bị cọp vồ . 
+ Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau . / Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải . 
+ Lúc đầu , Trời tức giận , sau cuộc chiến thấy mình núng thế Trời đành mời Cóc vào nói chuyện 
+ Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và còn dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là Trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần lên tận thiên đình . 
+ HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : Cóc thật dũng cảm , dám lên kiện Trời ; Cóc biết sắp xếp , phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời ; Cóc thương muôn lòai dưới hạ giới . . .
+2 em nhắc lại NDC 
+ HS theo dõi và đọc mẫu 
+ 3 em đọc bài . 
+ HS trong nhóm phân vai để đọc lại bài . 
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất . 
KỂ CHUYỆN
1. Xác định YC . 
+ YC HS đọc YC của phần kể chuyện trang 123 , SGK . 
2. HD kể chuyện . 
+ Chúng ta phải kể lại câu chuyệnbằng lời của ai ? 
+ Trong chuyện có nhiều nhân vật , em có thể chọn lời kể của Cóc , các bạn của Cóc , Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu . 
+ GV YC HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó . 
+ Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện ? 
+ GV YC HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh . 
+ GV gọi 1 HS khá , YC kể lọai đọan đầu của câu chuyện .
+ Nhận xét . 
3. Kể theo nhóm 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em , các em chọn cùng 1 nhân vật vào cùng 1 nhóm , YC các HS trong nhóm tiếp nối nhau kể chuyện. 
4. Kể chuyện 
+ GV gọi 3 em kế tiếp nối câu chuyện trước lớp . 
+ GV nhận xét . 
+ Gọi 1 em kể lại tòan bộ câu chuyện. 
+ 1 em đọc thành tiếng . 
+ Bằng lời của một nhân vật trong truyện . 
+ HS nghe GV HD . 
+ HS tiếp nối nhau trả lời trứơc lớp : Em kể theo lời của Cóc . / Em kể theo lời của Trời ./ . . . 
+ Xưng là “ Tôi ” 
+ 4 em tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : 
+ Tranh 1 : Cóc và các ab5n trên đường đi kiện Trời . 
+ Tranh 2 : Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời . 
+ Tranh 3 : Trời thương lượng với Cóc . 
+ Tranh 4 : Trời làm mưa . 
+ Ví dụ kể theo lời của Trời : Câu chuện đã xảy ra lâu lắm rồi , chính tôi cũng không còn nhớ đó là năm nào . Năm đó , tôi quên khônglà mưa . Cả năm trời hạn hán nên các lòai vật dưới hạ giới khổ sở lắm . Cỏ cây thì khô héo , đồng ruộng thì nứt nẻ , chim muông khátkhô cả cổ . Một hôm , đang ngồi nghĩ ngơi tôi bỗng nghe thấy trống thiên đình giục lên ba hồi gióng giả . Tôi bực mình lắm khi chẳng thấy ai ngòai chú Cóc bé tí tẹo , xấu xí đang đánh trống của thêin đình , . . . 
+ Tập kể theo nhóm , các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
3 em kể nối tiếp trước lớp
+ Cả lớp theo dõi và nhận xét . 
1 em kể lại toàn bộ câu chuyện 
5. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học . 
+ Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới 
--------------------------------------------------------------
TOÁN
KIỂM TRA
I. Mục tiêu : 
+ Kiểm tra kết quả học tập của HS cuối học kì II . tập trung vào các nội dung kiến thức sau 
+ Về số học : đọc , viết các số có đến năm chữ số ; tìm số liền trước , liền sau của một số có 5 chữ số ; sắp xếp các số có 5 chữ số theo thứ tự từ lớn đến bé ; thực hiện cộng , trừ các số có năm chữ số ; thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số , chia số 5 chữ số cho số có một chữ số . . Về đại lượng : 
+ Về giải tóan có lời văn : giải bài toán bằng 2 phép tính 
+ Về hình học : Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông . 
II. Đề kiểm tra :
*Phần 1 : Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi BT dưới đây 
*1. Số liền trước của số 21345 là : 
 A. 21355 B . 21346 C. 21335 D. 21334 
*2. Các số 21345 , 21543 , 21453 , 21354 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là : 
 A. 21345 , 21543 , 21453 , 21354 
 B. 21345 , 21354 , 21543 , 21453 
 C. 21345 , 21354 , 21453 , 21543 
 D. 21354 , 21345 , 21453 , 21543 
*3. Kết quả của phép cộng 45621 + 30789 là : 
 A. 76410 B. 76400 C. 75410 D. 76310 
*4. Kết quả phép trừ 97881 – 75937 là : 
 A. 21954 B. 21944 C. 21844 D. 21934 
*5. Diện tích của hình chữ nhật ABCD là :
A. 210 cm 70 mm
B. 200 cm A B
C. 21 cm 3cm
D. 20 cm D C 
*Phần 2 
 1. Đặt tính rồi tính 
 12436 x 3 98707 : 5 
2. Quận Ba Đình có 24040 HS tiểu học . Có một phần năm số HS đó tham gia kì thi tốt nghiệp tiểu học . Số HS nữ tham dự kì thi là 2612 HS . Hỏi quận Ba Đình có bao nhiêu HS nam đã tham gia kì thi tốt nghiệp tiểu học . 
+GV thu bài của HS chấm.
---------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
MỘT SỐ ĐIỀU KHỎAN TRONG LUẬT BẢO VỆ ,
CHĂM SÓC V ... n nắn sửa sai để các em hoàn thành
+Tập di chuyển bóng theo nhóm 2 người.
+HS ôn tập nhảy dây theo các khu vực
+HS thực hiện trò chơi theo sự hướng dẫn cuẢ gv .
+GV +HS hệ thống bài học
+HS lắng nghe.
Soạn : 25 / 4 / 2005 
Dạy :
Soạn : 28 / 4 / 2005 
Dạy : Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2005 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 33
I . MỤC TIÊU :
+ Nhận xét ưu khuyết điểm của tuần 33
+ Vạch ra phương pháp tuần 34 để thực hiện cho tốt
II . NỘI DUNG SINH HOẠT 
1) Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt 
2) Các tổ tự nhận xét trong tổ mình về các mặt 
3) GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt 
a) Đạo đức : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tâp cũng như sinh hoạt . Bên cạnh đó vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ học như : Hoàng , Thái , K’ Dói, Lý .Tâm , Kim 
b) Học tập : Có nhiều tiến bộ so với tuần qua , ý thức học tập ở các môn học được đi lên , học và làmbài ở nhà tương đối đấy đủ , rèn chữ , giữ vở khá sạch sẽ . Bên cạnh vẫn còn một số bạn chữ xấu , cẩu thả . viết dơ .
c) Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tự giác, có ý thức khá tốt.Nghỉ và đi học đúng thời gian trước và sau tết.Duy trì sĩ số tốt.
+ Biểu dương em : Hà , Huệ , Thảo , Tuấn , Hiền , Thân , Kim Xuân .
+ Phê bình Thái , Phi , Tâm , Lý , Hoàng , Xanh . Quang K Sơn .Dương , Dói .
4 ) Phương hướng tuần 34
+ Thi đua dành hoa chuyên cần . Đảm bảo sĩ số. 
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở cho sạnh sẽ ,đẹp 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ ,không nghỉ học ,bỏ học .
+ Gĩư vệ sinh cá nhân và an toàn giao thông đường bộ.
+ Tham gia học phụ đạo vào sáng thứ 7 ,và đầu giờ học mỗi ngày .	.
+ Tổng kết hoa chuyên cần trong lớp .
+ Động viên các em nộp các khoản tiền cuối năm .
+Ôn tập cuối năm cho HS . GD về ngày 30 / 4 / 1975 .
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
MỘT SỐ ĐIỀU KHỎAN TRONG LUẬT BẢO VỆ ,
CHĂM SÓC VA GIÁO DỤC TRẺ EM VIỆT NAM
I . Mục tiêu : 
+ HS hiểu và nắm được 1 số điều khỏan trong luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam . 
II. Các hoạt động dạy – học :
*GV nêu 1 số điều khoản trong luật bảo vệ , chăm sóc trẻ em Việt Nam cho HS hiẻu và nắm được .
*Điều 2 : Trẻ em không phân biệt gái trai , con trong giá thú , con ngòai giá thú , con đẻ , con nuôi , con riêng , con chung , không phân biệt dân tộc , tôi giáo , nguồi gốc hay địa vị xã hội , chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng ,đều được bảo vệ , chăm sóc , giáo dục và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luận . 
*Điều 8 : Trẻ em có quyề được bày tỏ ý kiến , nguyện vọng củamình về những vấn đề có liên quan đếnmình . 
*Điều 3 : Việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình , nhà trường , các cơ quan nhà nước , các tổ chức xã hội và cá nhân . 
*Điều 7 : Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ . Không ai có quyền buộc trẻ em phải sống cách li cha mẹ trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ . 
*Điều 11 : Trẻ em có quyề vui chơi , giải trí lành mạnh , được họat động văn hóa , văn nghệ , thể dục thể thao , du lịch phù hợp vớ lứa tuổi . 
*Điều 13 : 
Trẻ em có bổn phận : 
1. Yêu quý , kính trọng, hiếu thảo đối vớiông bà , cha mẹ , lễ phép với người lớn , thương yêu em nhỏ , đòan kết với bạn bè , giúp đỡ người ìa yếu , tàn tật , giúp đở gia đình làm những việc vừa sức mình . 
2. Chăm chỉ học tập , rèn luyện thân thể , tuân theo nội quy của nhà trường . 
3. Tôn trọng pháp luật ; thực hiện nếp sống văn minh , trật tự công cộng và an tòan gia thông ; giữ gìn của công ,tôn trọng tài sản của người khác . 
 + YC 2 HS nhắc lại những điều đã học.
THỂ DỤC
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. Mục tiêu :
+ Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người . YC thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích . 
+ Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật ” YC biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động . 
II. Chuẩn bị : 
+ Địa điểm : Sân trường , sạch sẽ , bảo đảm an tòan tập luyện 
+ Phương tiện : Chuẩn bị 3 em 1 quả bóng và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật ” 
III. Nội dung và PP thực hiện:
 Nội dung
ĐL
 PP thực hiện
1. Phần mở đầu :
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung YC giờ học 
+ Tập bài thể dục phát triển chung 
* Chạy chậm 1 vòng sân khỏang 200 – 300 m . 
2. Phần cơ bản . 
- Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người 
+ Từng HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng 1 số lần .
+ Chia số HS trong lớp thành từng nhóm mỗi nhóm 3 người . Từng nhóm đứng theo hình tam giác , thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau . Khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp tòan thân . 
* Nhảy dây kiểu chụm hai chân 
HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình 
- Trò chơi : Chuyển đồ vật ” 
+ GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , giải thích những trường hợp phạm quy để HS nắm được . Sau đó cho HS chơi thử , rồi cho HS chơi chính thức . 
 + Khi các em chơi , GV làm trọng tài và thống nhất với các đội khi chạy về , các em chú ý chạy về bên phải hoặc trái của đội hình , tránh tình trạng chạy xô vào nhau . 
3. Phần kết thúc :
+ Đứng thành vòng tròn , cúi người thả lỏng 
+ GV cùng HS hệ thống bài 
+ GV nhận xét giờ học 
+ GV giao bài tập về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân .
1 – 2’
2 x 8 nhịp 
10 – 12’
4 – 5’
7 – 9’
1 – 2’
2 – 3’
1 – 2’
GV nhận lớp tập ho8p5 4 hàng dọc chuyển thành 4 hàng ngang
+HS luyện tập theo nhóm 3.GV theo dõi uốn nắn HS .
+HS tập theo khu vực quy định.
+Lớp chơi trò chơi .GV theo dõi tìm em phạm quy xử phạt .
+GV +HS hệ thống bài học.
+Lớp lắng nghe.
TẬP ĐỌC
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I . Mục tiêu :
+ Đọc đúng các tiếng khó và từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : 
PB : đồng nội , lướt qua , nhuần thấm , lúa non , phảng phất , nội cỏ , . . . 
PN : nhuần thấm , thanh nhã , giọt sữa , tinh khiết , thanh khiết , . . . 
+ Ngắt ngỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc trôi chảy được tòan bài . 
+ Hiểu ngĩa của các từ ngữ trong bài : nhuần thấm , thanh nhã , tinh khiết , làng Vòng , thanh khiết , . . . 
+ Hiểu được nội dung của bài : Bài cho ta thấy vẽ đẹp và giá trị của cốm , một thức quá đồng nội và tình yêu triều mến , lòng trân trọng của tác giả đối với sự cần cù , khéo léo của người nông dân để làm ra thứ quả này . 
II. Chuẩn bị 
+ Tranh minh họa bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
+ Một vài chiếc lá sen , một ít cốm 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng làm bài .
H : Tiếng mưa trong rừng cọ gợi nhớ những âm thanh nào ? Lý 
H : Về mùa hè , rừng cọ có gì thú vị ? Hợi
H : Nêu NDC của bài ? Dương
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ YC đọc từng câu . GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng . 
+ YC đọc đọan . HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ . 
+ Giải nghĩa từ mới 
+ HD đọc theo nhóm 
+ YC đại diện nhómđọc bài.
+ YC đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ GV hoặc 1 em đọc lại cả bài 
+ GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài 
+ YC HS đọc thầm lại đọan 1 và hỏi : H: Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ? 
H: Trong bài Mùa thu của em các em đã biết cốm được gói bằng lá sen . Chính vì vậy , mùi thơm của lá sen gợi cho con người nhớ tới cốm . 
H: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ? 
H: Hãy tìm những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm . 
H: Vì sao tác giả coi cốm là thức quà riêng biệt của đồng nội ? 
* NDC : Hiểu được giá trị của cốm , một thứ quà của đồng nội .
* HĐ3 : Học thuộc lòng một đọan văn 
+ GV YC HS tự chọn và học thuộc lòng một đọan trong bài . 
+ Tổ chức cho 5 HS thi đọc thuộc lòng đọan văn em thích . YC từng HS nêu rõ vì sao em thích đọan văn đó . 
+ Nhận xét , tuyên dương HS đọc thuộc lòng nhanh , đọc hay 
+ HS nghe 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu . Chú ý phát âm từ đọc sai . 
+ HS nối tiếp nhauđọc theo đọan . Chú ý ngắt nghỉ đúng 
+ 2 em đọc chú giải 
+ HS đọc theo nhóm 2 
+ Đại diện nhóm đọc 
+ Đọc 1 lần 
+ 1 em đọc trước lớp . Lớp theo dõi bài trong SGK 
+ HS trả lời câu hỏi của HS 
+ Mùi thơm của lá sen thỏang trong gió gợi nhớ đến cốm 
+ HS đọc thầm đọan 2 và trả lời : Hạt lúa non mang trong mình giọt sữa thơm , phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ , kết tinh các chất quý , trong sạch của trời . 
+ Cốm được làm ra bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác , một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn . 
+ Cốm được coi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì nó mang trong mình , tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng lúa . . 
+2 em nhắc lại NDC.
+ HS tự học thuộc lòng 
+ 5 em lần lượt đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trước lớp . Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc lòng hay nhất 
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 33.doc