Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 22

A. Mục tiêu :

 1 . Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém

- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 2. Kể Chuyện.

 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày 01 tháng 02 năm 2010
Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tên bài dạy: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ.
(SGK:33) Thời gian dự kiến: 70’
A. Mục tiêu : 
 1 . Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém
- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
	2. Kể Chuyện.
 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
B. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc
C. Các hoạt động dạy học:
 1. HĐ1:Bài cũ: Bàn tay cô giáo
 2. HĐ2: GTB - Luyện đọc.
	 - Gv đọc diễm cảm toàn bài.
	 - Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
	- Gv mời Hs đọc từng câu.
	+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
	- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
	- Gv mời Hs giải thích từ mới: nhà bác học, cười móm mém - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
	- Đọc từng đoạn trước lớp.
	+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
	+ Một Hs đọc cả bài.
 3.HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	- Gv yêu cầu Hs đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
	+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
	- Gv phát chốt lại: Ê-đi-xơn là nhà bác học người Mĩ (1847 – 1931). Oâng đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Oâng đi bán báo kiếm sống và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông trở thành một bác sĩ vĩ đại.
	+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người ở khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.
	- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận câu hỏi:
	+ Bà cụ mong muốn điều gì?
	Bà mong nuốn Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
 	+ Vì sao cụ muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo?
	Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm
	+ Mong muốn của cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
	Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng diện.
	- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4.
	+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
	Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người vàlao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa
	+ Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
	- Gv nhận xét, chốt lại: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.. 
 4.HĐ4: Luyện đọc lại, củng cố.
	- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
	- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
	- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
	- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
 5.HĐ5: Kể chuyện.
	- Gv cho Hs phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ.
	- Gv nhắc nhở Hs: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
	- Gv yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.
	- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. 
 6.HĐ6:Củng cố-dặn dò.
	-Về luyện đọc lại câu chuyện.
	- Chuẩn bị bài: Cái cầu.
 - Nhận xét bài học
D. Phần bổ sung:Rèn cho hs yếu đọc bài
 Môn: TỐN
Tên bài dạy: THÁNG – NĂM(TT)
(SGK:108) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : Giúp học sinh :
Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
 học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm  ) nhanh, chính xác. 
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
B.Đồ dùng dạy học: 
	 tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, tờ lịch năm.
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1:Bài cũ Tháng - năm 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
 2.HĐ2: GTB- Thực hành 
Bài 1 : Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 8 tháng 3 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định phần lịch tháng 3 trong tờ lịch trên. Sau đó, xem lịch tháng 3, ta xác định được ngày 8 tháng 3 là thứ ba
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 01 tháng 5 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định tháng 4 có 30 ngày. Sau đó, ta tính dần ngày 29 tháng 4 là thứ bảy, ngày 39 tháng 4 là chủ nhật, ngày 01 tháng 5 là thứ hai. Vì vậy khoanh vào câu B
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
3.HĐ3:Củng cố – dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : hình tròn, tâm, đường kính, bán kính . 
Bài tập về nhà:3,4/sgk/109
D. Phần bổ sung : Rèn cho hs yếu làm tốn .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn:ÂM NHẠC 
Tên bài dạy:ƠN TẬP BÀI HÁT:CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.
GIỚI THIỆU KHUƠNG NHẠC VÀ KHĨA SOL
(SGV: 51) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
	 - Hs biết bài hát đúng giai điệu , thuộc lời 2 của bài hát.
 	- Hát kết hợp với động tác phụ họa.
 	- Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca.
	- Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
	- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
B.Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ, kèn, thanh phách 
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1: Bài cũ 
	- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát.
	- Gv nhận xét.
 2. HĐ2: GT bài- Oân lại bài: cùng múa hát dưới trăng
	- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
	- Gv giúp Hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
	- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. 
	- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
 3. HĐ3: Giới thiệu khuông nhạc và khoá sol
	- Khuông nhạc gòm 5 dòng kẻ song song, cách đều nhau – 5 dòng 4 khe.
	- Hs quan sát nhận xét khuông nhạc
	- Khoá sol: đặt đầu khuông nhạc 
	Nốt sol đặt trên dòng kẻ thứ 2
	- Hs nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc
4. HĐ4: Tổng kềt – dặn dò.
	- Về tập hát lại bài.
	- Chuẩn bị bài sau
	- Nhận xét bài học.
D. Phần bổ sung : Bỏ hoạt động 2
......................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................... 
Ngày 2 tháng 2 năm 2010
Môn: TẬP ĐỌC
Tên bài dạy: CÁI CẦU
(SGK: 36 ) Thơøi gian dự kiến: 35’
A .Mục tiêu :
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng, ..., 
Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ th
Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: chum, ngòi, sông Mãâ
Hiểu nội dung chính của bài thơ: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Học thuộc lòng bài thơ.
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ theo SGK
C. Các hoạt động dạy học :
1.HĐ1: Bài cũ: GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Nhà bác học và bà cụ và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
 2.HĐ2:GTB - Luyện đọc.
Gv đọc diễm cảm toàn bài
	*Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu: chum, ngòi, sông Mãâ
Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu 
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
3.HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu bài
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: 
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào ?
Giáo viên: cầu Hàm Rồng là chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, trên đường vào thành phố Thanh Hoá. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng nên được gọi là núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc nên gọi là núi Ngọc. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mĩ thường xuyên bắn phá vị trí này nhằm phá cầu, cắt đứt đường chuyển quân, chuyển hàng vào miền Nam của ta. Bố của bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu nổi tiếng đó.
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?
Bạn nghĩ đến sợ ...  viết. Các em yếu Gv hướng dẫn và đọc từng câu
..
Môn: MỸ THUẬT
Tên bài dạy:VẼ TRANG TRÍ:VẼ MÀU VÀO DỊNG CHỮ NÉT ĐỀU.
( VTV:30) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
 Biết cách vẽ màu vào dòng chữ. 
 Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
 Hs làm quen với kiểu chữ nét đều
B.Đồ dùng dạy học: 
Bảng mẫu chữ nét đều.
 Một số bài vẽ của Hs .
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1:Bài cũ - Tìm hiểu về tượng.
- Gv gọi 2 Hs lên nhận xét các bức tượng. 
 - Gv nhận xét.
 2.HĐ2: GTB - Quan sát, nhận xét..
- Gv giới thiệu nhiều mẫu chữ đều và chai nhóm cho Hs thảo luận theo gợi ý.
- Gv hỏi:
+ Mẫu chữ nết đều của nhóm em có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
- Gv kết luận.
+ Các nét chữ đều bằng nhau.
+ Trong một dòng chữ, có thể có một màu hay hai màu ; có màu nền hoặc không có màu nền.
3.HĐ3:Cách vẽ tmàu vào dòng chữ.
- Gv nêu yêu cầu bài tập
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểuc hữ
- Gv gợi ý cách vẽ.
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu trước. Màu sát nét chữ
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
+ Màu của các dòng chữ phải đều.
4.HĐ4:Thực hành.
- - Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
5.HĐ5: Nhận xét, đánh giá..
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Cách màu có rõ ràng không?
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi tô màu vào các nét chữ đều.
- Gv nhận xét.
6.HĐ6:Củng cố – dặn dò
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái bình đựng nước.
Nhận xét bài học.
D. Phần bổ sung : 
	Ngày 4 tháng 2 năm 2010
Môn: TẬP VIẾT
Tên bài dạy: ƠN CHỮ HOA P
 (VTV: 9) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
	 - Củng cố cách viết chữ viết hoa P ( Ph )
	- Viết tên riêng : Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ. 
*Giaĩ dục hs tình yêu quê hương,đất nước,qua câu ca dao :Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam 
B.Đồ dùng dạy học: 
	Chữ mẫu P ( Ph ), tên riêng: Phan Bội Châu và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1:Bài cũ 
 GV nhận xét bài viết của học sinh.
 Cho học sinh viết vào bảng con : Lãn Ông
 Nhận xét 
 2. HĐ2: Giới thiệu bài- Hướng dẫn viết trên bảng con
Luyện viết chữ hoa
 GV gắn chữ P trên bảng
Cho HS viết vào bảng con
 Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, B
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ P hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Ph, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần
 Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
 GV cho học sinh đọc tên riêng : Phan Bội Châu
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Bội Châu 2 lần
 Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
 GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc 
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Phá, Bắc. 
*Giaĩ dục hs tình yêu quê hương,đất nước,qua câu ca dao :Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam 
 Giáo viên nhận xét, uốn nắn
 3. HĐ3: : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
 Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ P : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ph, B : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Phan Bội Châu: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
 Cho học sinh viết vào vở. 
Chấm, chữa bài 
 Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
 Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
 4. HĐ4: Nhận xét – Dặn dò : 
	GV nhận xét tiết học.
	Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
	Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : Q. 
D.Phầnbổsung: 
Môn: TỐN
Tên bài dạy:LUYỆN TẬP .
(VBT: 26) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
	- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ).
	- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.
 	- Học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
B.Đồ dùng dạy học: 
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1:Bài cũ - Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 
	GV sửa bài tập sai nhiều của HS
	Nhận xét vở HS
2.HĐ2: GTB - Hướng dẫn thực hành
	Bài 1 : Viết thành phép nhân và ghi kết quả: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS đọc bài làm của mình 
GV Nhận xét 
	Bài 2 : điền số
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét 
	Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được trên cả 3 xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số lít xăng 3 xe chở trước, sau đó mới tính được số lít xăng còn lại của 3 xe.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
3. HĐ3: Nhận xét – Dặn dò : 
	- Chuẩn bị : Luyện tập 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về làm bài 3 skg/114
D. Phần bổ sung : 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tên bài dạy:NĨI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ĨC.
(SGK:38) Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu : 
 Nói, viết về một người lao động trí óc.
 Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó ).
Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. 
B.Đồ dùng dạy học: 
Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK,
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. HĐ1:Bài cũ - nói về trí thức. Nghe – kể : Nâng niu từng hạt giống
Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống 
Nhận xét.
 2.HĐ2: GTB - Nói về một người lao động trí óc 
Bài 1 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc
Bác sĩ, Giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu 
Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị ), một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim
Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trong SGK:
+ Người đó tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+ Người đó làm việc như thế nào ?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không ?
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh, trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về một người lao động trí óc
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
3.HĐ3:Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống 
Bài 2
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
4.HĐ4:Củng cố – dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. 
Về nhà viết lại bài văn
D. Phần bổ sung : 
 *SINH HOẠT LỚP TUẦN 22*
 I.Kiểm điểm tình hình tuần qua :
 1.Học tập: Các em học và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
 	Nhưng vẫn còn một vài em lười học.
 2.Hành kiểm: Các em ngoan,vâng lời lễ phép với thầy cô giáo.
 Chăm sóc tốt bồn hoa.
 3.Văn thể : Tập được một số bài hát về mừng Đảng ,mừng xuân.
 	- Thể dục xếp hàng nhanh nhẹn,tập các động tác đều.
 - Tham gia kể chuyện tấm gương đạo đức HCM.
 	- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ,lớp học sạch sẽ.
 	-Tuyên dương :Em Cung,Hạnh..
	- Động viên giúp đỡ:Em Phương
II.Phương hướng tuần tới:
 1.Hạnh kiểm: Duy trì nền lớp.Khơng được chơi các trị chơi nguy hiểm trong dịp tết Nguyên Đán.
 2.Học tập:Phát động tuần học tốt,thi đua giữa các nhóm.Chấn chỉnh nền nếp học tập sau khi nghỉ Tết.
 3.Văn thể mỹ :Tiếp tục tập thêm một số bài hát.
	Chăm sóc bồn hoa.
III. Công tác vui chơi giải trí :
	Cho các em hát bài hát mà em yêu thích.
 Tập cho hs kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngày 8 tháng 02 năm 2010
Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tên bài dạy:ƠN TẬP.
Môn: TỐN
Tên bài dạy:ƠN TẬP.
Môn: ÂN NHẠC
 Tên bài dạy:ƠN TẬP
Ngày 9 tháng 02 năm 2010
Môn: TẬP ĐỌC 
Tên bài dạy:ƠN TẬP.
Môn: TỐN
Tên bài dạy:ƠN TẬP.
Môn: CHÍNH TẢ
 Tên bài dạy:ƠN TẬP
2 TIẾT CỊN LẠI GV DỰ KHUYẾT SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_3_tuan_22.doc