Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

 Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI - SO SÁNH

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

Kiến thức: nắm được một kiểu so sánh : so sánh sự vật với con người.

Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.

Kĩ năng : HS làm đúng yêu cầu bài tập kiểu so sánh sự vật với con người và tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, đúng, chính xác .

Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.

II/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Bảng phụ ghi câu thơ BT1, thẻ từ Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Học sinh: Xem trước bài tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động :

 Bài cũ: Đặt câu với các từ khai giảng, lên lớp

 Bài mới:

* Giới thiệu bài

HĐ1 Hướng dẫn làm bài tập

*Mục tiêu : HS làm đúng yêu cầu bài tập kiểu so sánh mới, so sánh sự vật với con người

*Cách tiến hành :

 Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề

 - Gv treo bảng phụ

 - Gv nhận xét – chốt ý – cho điểm

HĐ2: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.

*Mục tiêu : Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái: tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái của bài tập đọc “ Trận bóng dưới lòng đường”

*Cách tiến hành :

BT2: Chia 2 nhóm thi đua

 - Dán thẻ từ vào 2 cột đã chia sẳn trên bảng

 + Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào?

 - Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 và 2 của bài

 - Cho 2 nhóm thi đua tìm nhanh

 - Nhận xét – chốt ý

3.Hoạt động nối tiếp:

 - Nhận xét tiết học

+ Chuẩn bị: Từ ngữ về cộng đồng - Ôn tập câu Ai, là gì? - Hát

- Đọc đề

- Hs lên bảng làm.Cả lớp làm vở

- Theo dõi

- Đoạn 1 và 2- Thảo luận nhóm

-Thi đua

 -Nhận xét

 

doc 38 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2019
Đạo đức
 QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.Kiến thức : 
Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình
2.Kĩ năng : 
Học sinh thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi của các em.
3.Thái độ :
Giáo dục học sinh biết yêu quí, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
KNS:- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người khác
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. 
II/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Tranh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Khởi động
 Bài cũ : Hỏi câu hỏi của tiết trước
 Bài mới:*Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
*Mục tiêu: HS cảm nhận những tình cảm và sự quan tâm căm sóc của mọi người.
*Cách tiến hành:
 +Yêu cầu kể lại cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm chăm sóc.
 - Yêu cầu HS kể lại
 + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
 + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta, phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
Kết luận 
b. Hoạt động 2: Kể chuyện bó hoa.
 *Mục tiêu: HS phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình 
*Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện
 + Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
 + Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất?
Kết luận 
 KNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. 
c. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
 *Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi , việc làm thể hiện chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
*Cách tiến hành:
- Chia 5 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm 1 tình huống trong BT3 trang 13 -14 SGK
 - Gv kết luận
 + Các em có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng không?
3.Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
+ Bài nhà: Sưu tầm tranh ảnh,bài thơ, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình.
+ Chuẩn bị: Quan tâm, chăm sóc ông ba,ø cha mẹ , anh chị em (tt)
- HS hát bài Cả nhà thương nhau.
 -HS trả lời
 Thảo luận
-HS kể lại
- Trả lời
-Vì phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ.
- Theo dõi
- Chia lớp 4 nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trả lời
- Nghe
- Thảo luận. Đại diện nhóm trả lời
- Phát biểu ý kiến
 * RÚT KINH NGHIỆM 
..	
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2019
Tập đọc – kể chuyện
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
KNS
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
A.Tập đọc:
 1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua, dốc bóng
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diển biến câu chuyện.
2.Kĩ năng:
 - Đọc đúng các từ khó: dẫn bóng, sững lại, khuỵu xuống, xuýt xoa
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được 1 đoạn câu chuyện theo lời kể của 1 nhân vật
B.Kể chuyện:
- HS biết nhập vai một nhân vật . 
- Kể lại được 1 đoạn câu chuyện theo lời kể của 1 nhân vật.
*KNS: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc. Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Tranh.
 2. Học sinh: Đọc và tập kể trước câu chuyện 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
*Bài cũ: Đọc và trả lời câu hỏi Nhớ lại buổi đầu đi học
* Bài mới:a Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
HĐ1 Luyện đọc:
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài.
*Cách tiến hành
 GV đọc mẫu
 b. Hướng dẫn luyện đọc – giải nghĩa từ .
 * Đọc từng câu
 - Luyện phát âm từ khó, ngắt dòng, nhấn giọng:
 - GV đọc đoạn cần ngắt giọng và nhấn giọng. 
 * Đọc từng đoạn
 - Hướng dẫn giọng đọc: 
 - Giải nghĩa từ khó: 
* Luyện đọc nhóm
 - Chia nhóm luyện đọc
 - Thi đọc giữa các nhóm
 - Các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh cả bài
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện
*Cách tiến hành 
 - Yêu cầu HS đọc bài
 + Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
 + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
 + Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 - Nhận xét - chốt ý
HĐ3. Luyện đọc lại:
*Mục tiêu: HS đọc lưu loát, diễn cảm và phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Cách tiến hành
 - Gọi HS đọc mẫu đoạn 1 hoặc 3
 - Đọc tiếp nối trong nhóm
 - Tổ chức thi đọc
 - Nhận xét
***** ***************************************
 Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 + Trong chuyện có những nhân vật nào?
 + Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện
 Vậy nếu chọn kể đoạn 1 em sẽ đóng vai 1 trong 3 nhân vật trên để kể
 - GV hỏi tương tự đoạn 2, 3 để xác định nhân vật mà mình sẽ đóng vai để kể.
 + Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
 2. Kể mẫu:
 - Gọi 3 HS khá kể trước
3. Kể theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 4 HS kể từng đoạn cho trong nhóm nghe
4. Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
- Nhận xét
3.Hoạt động nối tiếp:
 + Khi đọc câu chuyện này có bạn nói bạn Quang thật là hư . Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
 Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm khi nhìn cái lưng còng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máu xin lỗi ông cụ.
Nhận xét tiết học
- Nghe
- Các bạn chơi bóng đá dưới lòng đường
 - Không. Vì lòng đường đề dành cho xe cộ đi lại, nếu chơi bóng sẽ rất nguy hiểm.
- Theo dõi
- HS đọc từng câu
- Tìm từ khó đọc – luyện đọc
- Hs đọc đoạn
- HS đọc lại 
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
-1HS đọc .Cả lớp đọc thầm 
 - Dưới lòng đường
 - Vì Long mãi đá bóng suýt tông phải xe gắn máy. May mà bác lái xe dừng kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
- HS đọc đoạn 2
- Quang sút bóng lệch lên vĩa hè quả bóng đập vào đầu cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi đỡ cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết.
- Đọc đoạn 3 
- Theo dõi nhận xét
- Kể trong nhóm
 Thi kể
- Phát biểu ý kiến
* RÚT KINH NGHIỆM 
..	
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2019
Toán
 BẢNG NHÂN 7
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
Kiến thức: 
-Thành lập và ghi nhớ bảng nhân 7.
-Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
Kĩ năng: Học sinh tính nhanh, chính xác. Áp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Băng giấy ghi BT3, thẻ từ
- Học sinh: Đọc bảng nhân 7
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Khởi động
Bài cũ: 35 : 5 ; 47 : 4
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
HĐ1. Hướng dẫn thành lập bảng nhân:
*Mục tiêu: Hướng dẫn HS lập bảng nhân và thuộc lòng bảng nhân
*Cách tiến hành:
 - Cho HS dựa vào các bảng nhân đã học để thành lập bảng nhân 7
 + Hãy tìm các phép nhân có thừa số 7? ( GV viết bảng)
 + Khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích như thế nào?
 - GV đổi vị trí các thừa số trong phép nhân đã nêu để được bảng nhân 7
 + Hãy nhận xét các kết quả của các phép nhân này?
 + Cho biết 7 nhân 6 bằng bao nhiêu?
 + Vậy 7 nhân 7 bằng bao nhiêu? Vì sao?
 - Ta có thể tìm kết quả 7 x 7 bằng phép cộng tương ứng
 - Cho HS làm tiếp các phép tính còn lại
 - Cho HS nhận xét các thừa số và kết quả của bảng nhân 
 - Cho HS đọc đồng thanh bảng nhân và học thuộc
 - Thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân
HĐ2. Luyện tập – thực hành:
*Mục tiêu: Học sinh tính nhanh, chính xác các bài tập . Áp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân
- Thực hành đếm thêm 7
*Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề
 - Chia nhóm thi đua thành lập nhanh bảng nhân
 - Nhận xét
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề
 - Đề bài cho gì? Hỏi gì?
 - Gọi HS lên bảng làm 
 - Nhận xét – chốt ý
Bài 3: Treo băng giấy cho 2 nhóm thi đua điền
 + Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
 + Tiếp theo số 7 là số nào?
 + 7 cộng thêm mấy bằng 14?
 + Tiếp theo 14 là số nào?
 + Làm thế nào để tìm được số 21?
GV Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng trước nó cộng thêm 7 hoặc bằng số đứng sau nó trừ đi 7.
 - Cho 2 nhóm thi đua
 - Nhận xét và cho HS đọc lại dãy số
 3.Hoạt động nối tiếp:
 +Nhận xét tiết học
+ Bài nhà: Họ ... ả tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
 + Hãy nêu phép tính tìm số tấm bìa?
 + Vậy 7 chia 7 bằng mấy ( GV viết bảng)
 - Yêu cầu HS đọc lại phép chia và nhân vừa lập được
* GV hướng dẫn tương tự gắn 2 , 3 tấm bìa như 1 tấm bìa
 - Hãy dựa vào bảng nhân 7 và cho biết 28 : 7 = ?
 + Vì sao biết 28 : 7 = 4?
 - Hãy dựa vào bảng nhân 7 các nhóm thảo luận cho cô các phép tính còn lại
 - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 7
 - Yêu cầu HS nhận xét bảng chia (sbc, số chia, thương)
 - Yêu cầu HS học thuộc lòng. Xóa dần bảng
 - Yêu cầu nhóm đọc. Cả lớp đọc đồng thanh
HĐ2. Luyện tập thực hành:
*Mục tiêu: Áp dụng bảng chia để thực hiện các phép tính giải bài toán có liên quan.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề
 - Cho 2 dãy thi đua gắn thẻ từ
 - Nhận xét – chốt ý
 Bài 2: Phát 4 phiếu thảo luận
 - Cho các nhóm nhận xét
 - Nhận xét – chốt ý
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề
 + Đề bài cho gì? Hỏi gì?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm. 
 - Nhận xét – chốt ý.
 Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề
 - Gọi HS lên bảng
 - Nhận xét kết quả của bài 3 và 4
3)Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét tiết học
+ Chuẩn bị: Luyện tập
- 7 lấy 1 lần được 7
- 7 x 1 = 7
- Có 1 tấm bìa
- 7 : 7 = 1 tấm bìa
-7 : 7 = 1
- Đọc lại
- 28 : 7 = 4
- Vì 7 x 4 = 28 nên 28 : 7 = 4
- Nhóm thảo luận
- Đọc đồng thanh bảng chia 7
- Nhận xét và đọc số bị chia
- Học thuộc lòng
-Nhóm đọc. Cả lớp đọc đồng thanh
- Đọc đề
- Cả lớp lên bảng gắn
- Thảo luận và dán lên bảng
- Nhận xét
- Đọc đề
- Trả lời
- Cả lớp làm vở
- Đọc đề
- Cả lớp làm vào vở
- Nhận xét
* RÚT KINH NGHIỆM 
	..
 Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019
Tập làm văn
NGHE-KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Kiến thức : Hiểu được nội dung câu chuyện : “ Không nỡ nhìn” nhớ nội dung truyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại cho đúng..
Kĩ năng : Kể lại được câu chuyện : “ Không nỡ nhìn”. 
Thái độ : Học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
 II/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: tranh
 Học sinh: Đọc trước câu chuyện
 III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: 
 1.Khởi động
 *Bài cũ: Nhận xét tiết trước
 *Bài mới
Giới thiệu bài: 
HĐ1. Hướng dẫn học sinh phân tích đề:
*Mục tiêu : HSø hiểu đượcđ nội dung câu chuyện không nỡ nhìn
-GV cho HS đđọc đề bài tập làm văn
-Yêu cầu HS đọc câu chuyện kể
 HĐ2. Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn
*Mục tiêu :HS Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn
* Cách tiến hành: 
 - GV kể lần 1
 + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
 + Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
 + Anh trả lời thế nào?
 - GV kể lần 2
 - Gọi HS khá kể lại câu chuyện
 - Cho HS kể theo cặp
 - Cho 3 – 4 HS thi kể chuyện
 + Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
*GV Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật
*Hoạt động nối tiếp:
+ Nhận xét tiết học
-Hát
- HS đđọc đề
- Nghe
- HS khá kể
-Kể nhóm đôi
- Nghe và nhận xét
- Anh thanh niên là đàn ông khỏe mạnh mà không biết nhường chổ cho cụ già và phụ nữ / ích kỷ nhưng giả vờ lịch sự
* RÚT KINH NGHIỆM 
	..
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019
Tự nhiên và Xã hội
 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TT)
 (KNS)
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Kiến thức :
Vai trò của não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người.
Kĩ năng : HS biết nêu một ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Thái độ : Học sinh có ý thức giữ gìn cơ thể, não, các giác quan.
*KNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán hành vi có lợi và có hại
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
-Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Tranh, Sơ đồ thần kinh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
Bài cũ: Kiểm tra bài tiết trước
Bài mới
a Giới thiệu bài:
 - Cho HS chơi trò chơi: Con thỏ, ăn co,û uống nước chui vô hang”
 - Hướng dẫn HS chơi
 GV: Những bạn làm sai do chưa phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe, mắt nhìn, tay làm. 
 + Các em có biết cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể không? 
 + Bộ phận nào của cơ quan đó quan trọng nhất
2. Các hoạt động:
 a) HĐ1: Thảo luận tranh
 *Mục tiêu: Phân tích được vai trò của nảo trong việc điều khiển mọi hoạt đông có suy nghĩ của con người.
*Cách tiến hành:
 - Quan sát tranh và cho biết
 + Bất ngờ khi dẫm vào đinh Nam phản ứng ntn?
 + Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?
 + Sau đó Nam làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
 + Cơ quan nào điều khiển hành động đó?
 - Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận
 + Não có vai trò gì trong cơ thể?
GV: Tủy sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ như dẫm phải đinh, nam vứt đinh đó vào thùng rác để người khác không dẫm phải; thấy đói chúng ta ăn; muốn điểm cao chúng ta học chăm. Những suy nghĩ và hành động đó là do não điều khiển chúng ta.
b. HĐ2: Thảo luận phân tích ví dụ
*Mục tiêu HS nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
*Cách tiến hành: 
 - GV đưa ra ví dụ: Chúng ta đang viết chính tả
 + Khi đó cơ quan nào tham gia hoạt động?
+ Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó?
GV: Khi ta thực hiện mọi hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp. Điều khiển các cơ quan đó 1 cách nhịp nhàng.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ví dụ cho thấy não điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan
 + Hằng ngày chúng ta hoạt động học tập và ghi nhớ. Bộ phận nào giúp chúng ta học tập và ghi nhớ những điều đã học?
GV: Bộ não rất quan trọng, phối hợp điều khiển mọi hoạt động của các giác quan, giúp ta học và ghi nhớ
c. HĐ3: Thử trí thông minh
 - Cho HS cầm tay ngửi nghe 1 số đồ vật. Quả bóng,cái còi, quả táo, cái cốc
 - Bịt mắt HS lại cho các em nhận xét đồ vật trong tay em là gì.
 - Thi đua 
*3.Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét tiết học
-Hát
 - Nghe
- Cơ quan thần kinh
- Não
- Quan sát tranh
- Nam co ngay chân lên
- Tủy sống
- Rút đinh ra và vứt vào thùng rác để người khác không dẫm phải
- Não đã điều khiển hành động của Nam
- Đại diện nhóm trình bày
- Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể.
- Mắt nhìn, tai nghe, tay viết, nín thở để lắng nghe
- Não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan
- Quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục
- Não cũng giúp chúng ta học và ghi nhớ
- Nghe
- 1 số HS tham gia
- Đoán đúng thì được thưởng, sai thì không được chơi nữa
- Trả lời
* RÚT KINH NGHIỆM 
	..
Rèn Tốn
Bảng chia 7
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về bảng chia 7; giải tốn cĩ lời văn.
Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Bài 1. Tính nhẩm:
Kết quả:
56:7
= 
49:7 =
56:7
= 8
49:7 =7
0 : 7
= 
35:7 =
0 : 7
= 0
35:7 =5
70:7 =
21:7
= 
70:7
= 10
21:7
= 3
63:7 =
42:6
= 
63:7
= 9
42:6
= 7
14:7
= 
7 : 7
= 
14:7
= 2
7 : 7
= 1
42:7
= 
28:7
= 
42:7
= 6
28:7
= 4
Bài 2. Tính :
Đáp án:
a) 7
8+44
= 
a)
7
8+44
= 56
+ 44
= 
= 100
b) 7
10 30
= 
b)
7
10 30
= 70
- 30
= 
= 40
3. Hoạt động nối tiếp:
 -Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I. Mục tiêu
- Kiểm tra, theo dõi nền nếp lớp
- Động viên, khích lệ HS tích cực học tập, rèn luyện
II. Các hoạt động dạy- học
1. Nhận xét tuần 7
* Về học tập;
 -Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài
 - Đồ dùng học tập chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp
*Về đạo đức:
 -Lễ phép với các thầy cơ giáo
 - Duy trì nề nếp: Thực hiện đi học đều đúng giờ
 - Đi học đúng giờ, khơng bỏ giờ, bỏ tiết
 - Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ
 - Tham gia tập thể dục đầy đủ
3. HĐTT	
 + Lớp phĩ bắt nhịp cả lớp hát
4 .Phương hướng tuần 8
 - Tăng cường kiểm tra tình hình học tập của HS. 
 - Tham gia các hoạt động của nhà trường .
 - Khắc phục những hạn chế của tuần 7
 - Hs phải học bài trước khi đến lớp. 
 - Cố gắng học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng 10 năm 2019
TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT
Từ ngày 7/10/2019 đến ngày 11/10/ 2019
Ngày tháng 10 năm 2019
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc