Giáo án giảng dạy Tuần 17 Lớp 3

Giáo án giảng dạy Tuần 17 Lớp 3

Toán:tiết 81

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TT)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết cách nhẩm giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc đơn . Ghi nhớ qui tắc tính giá trị biểu thức dạng này.

2. Kĩ năng: vận dụng làm các bài tập

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì trong học toán.

II/ ĐDDH :

1. GV: SGV, SGK

2. HS: SGK, VBT

 III/ Các hoạt động dạy - học: :

A / ÔĐTC: (1 phút)

B / KTBC: (4 phút)

- KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau:

 12 + 7 x 9 375 - 45 : 3

- Nhận xét ghi điểm.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 17 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
----------- JJJ-------------
Soạn: 9/12/2010
Giảng:
Toán:tiết 81
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TT)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh biết cách nhẩm giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc đơn . Ghi nhớ qui tắc tính giá trị biểu thức dạng này.
2. Kĩ năng: vận dụng làm các bài tập
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì trong học toán.
II/ ĐDDH : 
1. GV: SGV, SGK
2. HS: SGK, VBT
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau:
 12 + 7 x 9 375 - 45 : 3
- Nhận xét ghi điểm.
C / Bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc :
* Giới thiệu quy tắc
- Ghi lên bảng 2 biểu thức : 
 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 
- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
? Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên?
- KL: Chính điểm khác nhau này mà cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
- Ghi bảng: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 
 = 31
- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".
- Mời 1HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.
- Nhận xét chữa bài.
? Em hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
? Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?
- Viết lên bảng biểu thức: 3 x ( 20 - 10 )
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên và thực hành tính vào nháp.
- Mời 1HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét chữa bài.
- Cho HS học thuộc QT.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Hướng dẫn tương tự.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vơ. 
- G ọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Dủng cố- Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
1’
15’
5’
5’
6’
4’
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
+ Ta phải thực hiện phép chia trước: 
 Lấy 5 : 5 = 1 rồi lấy 30 + 1 = 31
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét bổ sung:
 ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 
 = 7 
+ Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.
+ Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức.
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung 
 3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10
 = 30
- Nhẩm HTL quy tắc.
- 1HS nêu yêu cầu BT.
- 1 em nhắc lại cách thực hiện.
- 2HS làm bài trên bagr, cả lớp làm vào bảng con.
 a/ 25 – ( 20 – 10 ) = 25 – 10 
 = 15
 b/ 416 – ( 25 – 11 ) = 416 – 14
 = 402
- Một em yêu cầu BT.
- C ả lớp làm bài vào vở.
- Hai học sinh lên bảng tính, lớp bổ sung .
 a/ ( 65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 
 = 160
 b/ 81 : ( 3 x 3 ) = 81 : 9 
 = 9
- 1HS đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải, lớp bổ sung:
Giải :
Số sách xếp trong mỗi tủ là :
240 : 2 = 120 ( quyển)
Số sách xếp ở mỗi ngăn là :
120 : 4 = 30 ( quyển ) Đ/S: 30 quyển sách 
- 2HS nhắc lại QT vừa học.
* RKN:
GV...........................................................................................................................................
HS..........................................................................................................................................
Tập đọc - Kể chuyện:tiết 33
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục tiêu: 
1. Tập đọc :
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc toàn bài, phát âm đúng các từ : vùng quê nọ, nông dân, vịt dán,...Phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ : công đường, bồi thường,...
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi.
2. Kể chuyện ;
- Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
- Rèn kĩ năng nghe : Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ ĐDDH : 
1. GV: SGK
2. HS: SGK
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Về thăm quê và TLCH.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
C / Bài mới:
 Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Tập đọc
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ: 
* Đọc mẫu toàn bài.
- Cho học sinh quan sát tranh.
* HD đọc câu:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. GV theo dõi sửa lỗi phát âm.
* HD đọc đoạn:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (Mồ Cô , bồi thường ).
* HD đọc nhóm:
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm:
* Đọc đồng thanh:
- + Mời 3 nhóm thi đọc ĐT 3 đoạn.
+ Mời 1HS đọc cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
?Câu chuyện có những nhân vật nào?
?Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? 
? Theo em, nếu ngửi mùi thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm trao đổi và TLCH:
? Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
? Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm trong quán Mồ Côi xử thế nào?
? Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Mời một em đọc đoạn lại 2 và 3, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
? Tại sao Mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc đúng 10 lần? 
? Mồ Côi đã nói gì sau phiên tòa ?
- KL: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ ... 
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Mời lần lượt mỗi nhóm 4 em lên thi đọc phân vại đoạn văn. 
- Mời một em đọc cả bài.
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 ­) Kể chuyện 
* Nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* H/dẫn kể toàn bộ câu chuyện heo tranh.
 - Treo các tranh đã chẩn bị sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. 
- Gọi một em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Yêu cầu từng cặp học sinh lên kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện. 
- Giáo viên cùng lớp bình chọn em kể hay nhất .
 D. Củng cố dặn dò : 
? Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. 
1’
15’
12’
7’
17’
3’
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu.
- Luyện đọc các từ ở mục A theo hướng dẫn của GV.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- Tìm hiểu các TN mới ở sau bài đọc.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm nối tiếp nhau thi ĐT3 đoạn trong bài.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1 câu chuyện 
+Trong câu chuyện có chủ quán, bác nông dân và chàng Mồ Cô.
+ Về tội bác nông dân vào quán hít các mùi thơm của gà quay, heo rán mà không trả tiền 
- Một em đọc đoạn 2 của bài cả lớp theo dõi và trả lời :
+ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ không mua gì cả.
+ Xử bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.
+ Bác giãy nảy lên 
- 1 em đọc đoạn lại đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm theo .
+ Vì bác xóc 2 đồng bạc đúng 10 lần mới đủ 20 đồng.
+ Mồ Côi nói : bác này đã bồi thường đủ số tiền vì một bên hít mùi thơm và một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 4 em lên phân vai các nhân vật thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1 Học sinh đọc lại cả câu chuyện. 
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Quan sát 4 tranh ứng với ND 3 đoạn.
- 1 Học sinh khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Từng cặp tập kể.
- 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
+ Truyện ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.
* RKN:
GV........................................................................................................................
HS........................................................................................................................
Đạo đức :tiết 17
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (T2)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết công lao của các liệt sĩ với quê hương, đất nước.
2. Kĩ năng: HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II/ ĐDDH : 
1. GV: Một số bài hát về chủ đề bài học.
2. HS: VBT Đ Đ
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (2 phút)
? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ
C / Bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Xem tranh kể lại những người anh hùng. 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- Yêu cầu Các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :
? Người trong tranh (ảnh) là ai ?
? Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ? 
? Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó ? 
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã nêu trên.
* Hoạt động 2: Báo cáo kết quả sưu tầm 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu .
-Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét và bổ sung. 
- Giáo viên kết luận .
* Hoạt động 3: Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ theo chủ đề về TB,LS.
- Cho HS xung phong hát, múa, đọc thơ...
- GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.
* KL chung: TB, LS là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực.
D. Dặn dò: 
Về nhà cần thực hiện tốt những điều đã được học.
1’
1 ... GV: 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
2. HS: VCT
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- Yêu cầu 2HS lên bảng viết 5 từ có vần ăc/ăt, cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
C / Bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc 1 lần đoạn chính ta.
- Yêu cầu 2em đọc lại.
?Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
?Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai ?
- Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh .
- Đọc lại đoạn văn để học sinh soát lỗi .
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở. 
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2 lên 
- Yêu cầu 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và chốt ý chính .
- Mời 5 em đọc lại kết quả .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
D. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về học bài và làm bài xem trước bài mới.
1’
6’
16’
3’
5’
3'
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài .
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc lại đoạn chính tả.
+ Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh ... 
+ Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con ( Hải , Cẩm Phả , Bét – tô – ven , pi – a – nô )
- Nghe - viết vào vở.
- Dò bài và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài .
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- 2 nhóm lên thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 5HS đọc lại kết quả đúng: 
+ ui : cúi , cặm cụi , bụi , bùi , dụi mắt , đui , đùi , lùi , tủi thân 
+ uôi : tuổi trẻ , chuối , buổi , cuối , đuối , nuôi , muỗi , suối  
- 3 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
------------------------¯-----------------------
Soạn: 12/12/2010
Giảng:
Toán:	tiết 85
HÌNH VUÔNG
 I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS nhận biết về h. vuông qua yếu tố cạnh và góc của nó. 
2. Kĩ năng: Vẽ được hình vuông đơn giản .
3. Thái độ: Giáo dục HS thích học toán.
II/ ĐDDH : 
1. GV: Các mô hình có dạng hình vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài 
2. HS: 
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- KT 2HS bài Hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
C / Bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
 a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Giới thiệu hình vuông .A B
 C 	D
- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.
? Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- KL: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại KL.
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự kiểm tra các góc và tìm ra câu trả lời .
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông .
- Gọi hai học sinh lên bảng kẻ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
D. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
1’
12’
7’
6’
5’
3’
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát mô hình.
- 1HS lên đo rồi nêu kết quả.
- Lớp rút ra nhận xét:
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. 
- Học sinh nhắc lại KL.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. .
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hình vuông : EGHI .
+ Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận :
- Ta có : 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. 
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài .
RKN:
GV..........................................................................................................................................
HS........................................................................................................................................
Tập làm văn : tiết 17
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Dựa vào tiết tập làm văn miệng tuần 16 HS viết được một bức thư cho bạn bè cùng lứa tuổi kể những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) theo gợi ý trong SGK
2. Kĩ năng:. Trình bày đúng thể thức, đủ ý một bức thư Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả.
3. Thái độ: biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư
II/ ĐDDH : 
1. GV: Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư .
2. HS: VBT TV
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- Gọi 1HS kể lại câu chuyện “ Kéo cây lúa lên “.
- Yêu cầu 1HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét ghi điểm.
C / Bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm BT:
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Yêu cầu lớp đọc thầm trình tự mẫu một lá thư trên bảng. 1HS đọc to.
- Mời 1HS giỏi nói mẫu phần đầu lá thư của mình 
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em thi đọc lá thư của mình trước lớp. 
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt. 
D. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà đọc lại tất cả các bài TĐ và HTL từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và KT.
1’
30’
3’
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn về cách viết thư .
- 1 em giỏi nói mẫu phần lí do viết thư trước lớp. 
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại lá thư của mình trước lớp từ ( 5 – 6 em )
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
 * RKN: 
Gv.......................................................................................................................
Hs......................................................................................................................
Tự nhiên xã hội:tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ I
 I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể .
2. Kĩ năng: Nêu chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu một số việc nên làm để bảo vệ các cơ quan đó. Nêu một số hoạt động nông nghiệp , công nghiệp và thương mại , thông tin liên lạc . Vẽ sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình.Thẻ ghi tên và chức năng của từng cơ quan.
3. Thái độ: yêu thích thiên nhiên, hiểu biết về xã hội
II/ ĐDDH : 
1. GV: Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
2. HS: sgk
 III/ Các hoạt động dạy - học: :	
A / ÔĐTC: (1 phút)
B / KTBC: (4 phút)
- Khi đi xe đạp ta cần đi như thế nào cho đúng luật giao thông?
- Nhận xét đánh giá.
C / Bài mới:
 Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 : Trò chơi ai nhanh ai đúng ?
 Bước 1 - Chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ về các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu vệ sinh đối với từng cơ quan.
 Bước 2 : 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và lên gắn được thẻ đúng vào từng tranh .
- Kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm 
 Bước 1 : - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2. 3, 4 trang 67 SGK và thảo luận theo gợi ý :
+ Hãy cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp ,thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình đó?
- Liên hệ thực tế để nói về các hoạt động nông nghiệp ở địa phương?
Bước2 - Mời đại diện các nhóm lên dán tranh sưu tầm được và trình bày trước lớp .
-Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung .
*Hoạt động3 : vẽ sơ đồ gia đình . 
Bước 1 :- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân .
- Vẽ sơ đồ của gia đình mình .
Bước 2 : -Yêu cầu lần lượt một số em lên chỉ sơ đồ mình vẽ và giới thiệu . 
 D. Củng cố - Dặn dò:
Về nhà ôn lại bài chuẩn bị giờ sau KT học kỳ I.
1’
9’
10’
8’
3’
 Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các bức tranh về các cơ quan đã học: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu , thần kinh  thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. 
- 4 nhóm lên thi gắn thẻ vào bức tranh đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất .
- Tiến hành thảo luận nói về các hoạt động có trong các hình 1, 2, 3 ,4 trong SGK.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp .
- Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung nếu có .
- Lớp làm việc cá nhân từng em sẽ vẽ về sơ đồ gia đình mình lên tờ giấy lớn .
- Lần lượt từng em lên chỉ sơ đồ và giới thiệu trước lớp .
* RKN:
Gv..............................................................................................................................
Hs.......................................................................................................................
Sinh hoạt (tuần 17)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần.
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung.
a) Ưu điểm: 
1. Nề nếp:- Sĩ số ., đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
2. Học tập: - Có ý thức học tập tốt, nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học : ..
3. Hạnh kiểm: - Ngoan, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
4. TDVS: - TD: Tập nghiêm túc, đúng động tác.
 - VS: VSCN + VSTT sạch sẽ, gọn gàng. Tự giác trong lao động.
b) Khuyết điểm: - 1 số em làm việc riêng và nói chuyện trong giờ học:
 - Quên vở bài tập: 
 - Chưa tự giác trong lao động: ..
2. Bình bầu tổ cá nhân xuất sắc:
 - Tổ: .
 - Cá nhân: ..
3. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
- Duy trì tốt nề nếp học tập. 
- Tiếp tục luyện chữ đẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc