Giáo án giảng dạy Tuần 20 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 20 Khối 3

Tiết 2: Toán:

ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

I. Mục tiêu:

- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung diểm của một đoạn thẳng.

- GDHS yêu thích học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vẽ sẵn bài tập 3 vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 20 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Từ ngày /02/2010 đến /02/2010
Thứ/ ngày
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai 
/02
1
Chào cờ
3
Toán 
Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng.
4
Tập đọc
Ở lại với chiến khu.
5
TĐ-KC
Ở lại với chiến khu.
Thứ ba 
/02
1
Thể dục
2
Toán 
Luyện tập
3
Chính tả
Ở lại với chiến khu.
4
Tập đọc
Chú ở bên Bác Hồ.
5
TNXH
Ôn tập: Xã hội.
Thứ tư 
/02
1
Toán 
So sánh các số trong phạm vi 10 000.
2
LTVC
MRVT: Tổ quốc – Ôn tập dấu phẩy. 
3
TNXH
Thực vật.
4
Âm nhạc
Học hát: Em yêu trường em.
5
Thứ năm 
/02
1
Toán 
Luyện tập.
2
Chính tả
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
3
Tập viết
Ôn chữ hoa N (NG)
Mỹ thuật
5
Đạo đức 
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (T 2)
Thứ sáu 
/02
1
Toán 
Phép cộng các số trong phạm vi 10.000
2
TLV
Báo cáo hoạt động.
3
Thủ công
Ôn tập kiểm tra chương II (tt)
5
Ngày soạn: / 01 / 2010
 TUẦN 20 
 Thứ hai ngày 17 tháng1 năm 2011
NGHỈ RÉT
------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
HỌC BÀI NGÀY 11 THÁNG 1
-----------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
HỌC BÀI NGÀY 12 THÁNG 1
----------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011
NGHỈ RÉT
 ----------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
NGHỈ RÉT
 TUẦN 21 
 Thứ hai ngày 24 tháng1 năm 2011
THI CUỐI KÌ I LỚP 1, 2, 3.
 ----------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
THI CUỐI KÌ I LỚP 4, 5.
 -------------------------------------------------------- ------------------ 
 Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
 -------------------------------------------
Tiết 2: Toán: 
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu: 
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung diểm của một đoạn thẳng.
- GDHS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vẽ sẵn bài tập 3 vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các số từ 9990 đến 
10 000.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu điểm ở giữa :
- Vẽ hình lên bảng như SGK: 
 A O B
- Giới thiệu: A, B, C là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự : điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B ( hướng từ trái sang phải) O là điểm giữa hai điểm A và B. Khái niệm “Điểm ở giữa” xác định vị trí điểm O trên, ở trong đoạn thẳng AB. Ta gọi O là điểm ở giữa của 2 điểm A và B.
- HS nêu vài VD, lớp nhận xét bổ sung.
* Giới thiệu trung điểm của đọan thẳng: 
- Vẽ hình lên bảng: 
A 3cm M 3cm B
+ Gọi M là gì của đoạn thẳng AB ?
+ Em có nhận xét gì về độ dài của hai đoạn thẳng MA và MB ?
- Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB viết là: MA = MB.
M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Cho HS lấy VD. 
b) Luyện tập:
Bài 1: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
- Gọi HS đọc kết quả. 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu bài tập 2.
- Yêu cầu lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả. 
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- Treo hình đã vẽ sẵn, yêu cầu HS quan sát kĩ và đọc yêu cầu bài rồi tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 B I C
 A O D
 G K E 
4. Củng cố:
- Vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng MN, yêu cầu HS lấy trung điểm P của MN. 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học và làm bài tập. Xem trước bài sau. “ Luyện tập”
- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Cả lớp quan sát, theo dõi GV giới thiệu về điểm ở giữa của 2 điểm.
- Tự lấy VD.
- Tiếp tục quan sát và nêu nhận xét:
+ M là điểm ở giữa của 2 điểm A và B.
+ Độ dài của 2 đoạn thẳng đó bằng nhau và cùng bằng 3cm.
- Nghe GV giới thiệu và nhắc lại.
- Lấy VD.
- Một em nêu đề bài 1.
 A M B
 O
 C N D 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- 3 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
a/ Có ba điểm thẳng hàng là : A, M, B ; M, O, N ; C, N, D. 
b/ M là điểm giữa của 2 điểm A và B. 
 N là điểm giữa của 2 điểm C và D. 
 O là điểm giữa của 2 điểm M và N. 
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp làm bài.
- 3HS nêu kết quả, lớp bổ sung: Câu a, e là đúng ; câu b, c, d là sai.
- O là trung điểm của đoạn thẳng A và B vì A , O , B thẳng hàng và 
AO = OB = 2 cm 
- H không là trung điểm của đoạn EG vì EH không bằng HG
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Một em lên bảng vẽ và xác định.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì B, I, C thẳng hàng và BI = IC 
+ O là trung điểm của đoạn AD vì: 
AO = OD.
+ O là trung điểm của đoạn IK vì:
IO = OK.
+ O là trung điểm của đoạn GE vì:
GK = KE.
- 1HS lên bảng lấy trung điểm P của MN
 A B
- HS về nhà học bài và xem trước bài sau.
Tiết 3 - 4: 	 Tập đọc - Kể chuyện: 
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời nhân vật (người chỉ huy với các, với các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây( trả lời được các câu hỏi tong SGK)
- Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (HS:Khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
- GDHS tinh thần vượt khó. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 để hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “ Báo cáo anh bộ đội”. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+ Treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc đoạn 2.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ Gọi một vài nhóm đọc bài.
+ GV nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
*) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
+ Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại ?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
+ Lời nói của Mừng có gì cảm động?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. 
+ Thái độ của trung đội trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Mời một em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
*) Luyện đọc lại : 
- Đọc lại đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng xúc động). 
- Mời 2HS thi đọc đọc văn.
- Mời 1HS đọc cả bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
c/ Kể chuyện: 
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. 
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi một em đọc các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em khá kể mẫu đoạn 2.
- Yêu cầu HS tập kể theo nhóm. GV theo dõi.
- Gọi 4 em đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện.
- Mời 1 em kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương..
4. Củng cố: 
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới .
- 3HS lên bảng đọc bài. nêu nội dung bài đọc.
- Lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc các từ: lán, lượt, yên lặng, không lui.
- Đọc tiếp nối 4 đoạn trước lớp. Luyện đọc đoạn 2.
- HS luyện đọc câu dài.
- Tìm hiểu các từ mới trong SGK. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ HS đọc bài theo nhóm.
+ HS nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Đọc thầm, trả lời.
+ Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các em nhỏ về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới rất khó khăn, thiếu thốn, các em khó lòng chịu nổi.
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng không được tham gia chiến đấu.
 + Lượm , Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại. 
+ Vì các bạn không muốn bỏ chiến khu về ở chung ví tụi Tây, tụi Việt gian.
+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt  và hứa sẽ về báo lại với trung đoàn về nguyện vọng của các em. 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 
- Lớp lắng nghe.
- 2 em thi đọc lại đoạn. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Một em đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- 1 em kể mẫu.
- Tập kể theo nhóm.
- Đại diện 4 nhóm kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 
- Nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện. 
- HS về nhà luyện đọc lại bài và xem trước bài sau “ Chú ở bên Bác Hồ”.
CHIỀU: Đạo đức: 
 ĐOÀN KẾT THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức 
- Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- GDHS Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể do liên đội, trường tổ chức. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài hát, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới.
- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi thế giới và thiếu nhi Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em có thể tham gia vào các hoạt động nào để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế?  ... và câu : 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC . DẤU PHẨY
I. Mục tiêu: 
- Nắm được nghĩa một số từ về ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chổ thích trong đoạn văn (BT3).
- GDHS yêu thích học Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại nội dung bài tập 1. 
 - Ba tờ giấy A4 viết 3 câu in nghiêng bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhân hóa là gì ? Nêu VD về những con vật được nhân hóa trong bài "Anh Đom Đóm".
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1. 
- Yêu cầu cá nhân làm bài vào vở bài tập.
- Mời 3 em làm vào 3 tờ giấy dán sẵn trên bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng .
- Gọi HS đọc lại .
Bài 2 : 
- Yêu cầu đọc bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau kể về các vị anh hùng và công lao của từng vị đó.
- Mời một số em thi kể về các vị anh hùng mà mình biết.
- GV và HS cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng. 
Bài 3:
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
 - Mời 3 em lên bảng thi làm bài trên phiếu.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Mời 3 – 4 em đọc lại 3 câu văn vừa đặt dấu phẩy. 
4. Củng cố:
- Hãy nêu các từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc. 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
- Hai em lên bảng làm miệng.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài. 
- Một em đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Thực hành làm vào phiếu bài tập.
- 3HS lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Cùng nghĩa với từ “Tổ quốc”
Đất nước , nước nhà , non sông ..
Với từ “ bảo vệ”
Giữ gìn , gìn giữ
Với từ “ xây dựng”
Xây dựng, kiến thiết .
- Một em đọc bài tập 2. Lớp đọc thầm.
- Cả lớp hoàn thành bài tập.
- Nối tiếp nhau kể về các vị anh hùng và công lao của từng vị đó chẳng hạn: Trưng Trắc, Lí Bí , Triệu quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, v.v
- Lớp lằng nghe bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng dân tộc.
- 1 HS đọc lại đề bài tập 3 .
- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài. 
- 3 HS lên thi làm trên bảng, lớp theo dõi nhận xét chữa bài.
 Bấy giờ , ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa.Trong những năm đầu , nghĩa quân còn yếu , thường bị giặc vây .Có lần giặc vây rất ngặt , quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi .
- 2 em trả lời. 
- HS về nhà học bài và xem trước bài sau.
Tiết 5: Thể dục:
 TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
 I. Mục tiêu: 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi một cách chủ động
- GDHS rèn luyện thể lực
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. 
- Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi, dụng cụ để tập rèn tư thế cơ bản. 
 III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
1.Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Kiểm tra trang phục.
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Gọi HS kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét đánh giá.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. 
- Chơi trò chơi : (qua đường lội).
2/ Phần cơ bản :
* Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc:
- GV điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
- Lớp tập hợp theo đội hình 1 -4 hàng dọc thực hiện đi đều theo sự điều khiển của GV một lần. 
* GV chia lớp về từng tổ để luyện tập.
- GV đến từng tổ nhắc nhớ động viên HS tập.
- Thi trình diễn giữa các tổ đi đều 1 lần x 15 m.
* Làm quen trò chơi “ Lò cò tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích và hướng dẫn HS cách chơi.
* Làm mẫu, rồi cho HS chơi thử từng hàng 1 -2 lần .
- HS thực hiện chơi trò chơi.
- Giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi.
- GV nhắc nhớ HS đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi.
3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà thực hiện lại. 
 § § § § § § § § 
 § § § § § § § §
 § § § § § § § § 
 § § § § § § § §
 GV
 GV
CHIỀU NGHỈ HỌC - SƠ KẾT HỌC KÌ I
TUẦN 22
NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH
Tiết 2: Mĩ thuật: 
	 VẼ ĐỀ TÀI :” NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI .”
A/ Mục tiêu :
 ª Học sinh biết tìm ,chọn nội dung đề tài ngày tết hoặc lễ hội của dân tộc , của quê hương -Vẽ được bức tranh về đề tài ngày têt , ngày lễ hộ của quê hương .
-Học sinh thêm yêu quê hương đất nước .
B/ Đồ dùng dạy học:
*Giáo viên : . Hình vẽ minh họa một số bức tranh của thiếu nhi vẽ đề tài : Ngày tết ngày lễ hội của đát nước . 
*Học sinh : Một số bài vẽ hoặc hình chụp về cảnh lễ hội .
C/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các đồ dùng học tập của HS .
- Nhận xét và ghi điểm từng HS.
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
-Trong cuộc hàng ngày có rất nhiều cảnh vui nhộn Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách vẽ đề tài ngày tết hoặc lễ hội .
 b) Hoạt động 1 :Tìm chọn nội dung đề tài
-Cho quan sát một số bức tranh vẽ về cảnh lễ hội khác nhau và gợi ý bằng các câu hỏi :
-Những bức tranh nào vẽ về đề tài lễ hội ?
-Vâïy các hình vẽ về ngày hội có không khí như thế nào ?
-Hình ảnh trang trí ngày tết hoặc lễ hội thường có những cảnh gì ?
-Hãy kể một vài hoạt động ngày tết hoặc lễ hội ở quê em ?
 c) Hoạt động 2 : Cách vẽ
 -Hướng dẫn muốn vẽ đẹp được bức tranh theo đề tài “ Ngày tết , lễ hội “ta cần chú ý điều gì ?
-Sau khi có chủ đề rồi em làm gì ?
-Vẽ về hoạt động nào ?
-Ngòai những hình ảnh chính được vẽ em cần chú ý thêm điều gì ?
-Sau đó ta tô màu như thế nào ? 
-Giáo viên nhận xét bổ sung cho học sinh .
 d) Hoạt động 3 : Thực hành 
-Yêu cầu thực hành vẽ vào giấy .
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh 
-Hướng dẫn lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh tiêu biểu và hình ảnh phụ hợp lí trước khi vẽ vào bài .
 e) Củng cố - Dặn dò :
-Cho về tiếp tục vẽ ở nhà để hoàn chỉnh bức tranh 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về øquan sát các đồ vật trong nhà .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
-Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài .
-Cả lớp theo dõi và nhận xét :
-Các bức tranh vẽ về đề tài “ Ngày tết hoặc lễ hội “ ta có thể vẽ với nhiều cảnh khác nhau với không khí tưng bừng và náo nhiệt .
-Là những hoạt động như rước lễ , trò chơi ,
 -Học sinh khác nhận xét ý kiến của bạn mình 
-Các hình ảnh chính như : hoa , cờ , người với đủ loại quần áo nhiều màu sắc khác nhau 
- Một số em kể về các ngày lễ hội ở nơi em đang ở 
-Phải chọn những hình ảnh nói về đề tài “ Ngày tết hoặc lễ hội làm hình ảnh chính cho bức vẽ 
-Đêû có bức tranh đẹp trước hết ta phải lựa chọn chủ đề .
-Nhớ lại những hình ảnh tiêu biểu (Làm lễ , cảnh hoạt động về các trò chơi như : đua thuyền , chọi gà , đu , rước đèn , )
-Vẽ và sắp xếp các hình ảnh tiêu biểu phải nằm chính giữa bức tranh .
-Ngoài các hình ảnh tiêu biểu cần lựa chọn thêm các hình ảnh phụ đưa vào để bức tranh thêm sinh động sau đó có thể tô màu cho bức tranh chọn màu tươi sáng và rực rỡ .
-Học sinh tiến hành vẽ vào giấy .
-Phác khung hình chung chọn các hình ảnh .
-Vẽ phác các nét chính của bức tranh .
-Tìm màu tùy ý để tô vào bức tranh .
-Quan sát các đồ vật có chạm trổ , khắc tượng ,thật kĩ -Chuẩn bị tiết học sau.
----------------------------------------------------------------
Tiết 5:	 Âm nhạc: 
HỌC HÁT: EM YÊU TRƯỜNG EM (tiết 2)
 A/ Mục tiêu: - Biết hát đúng theo giai điệu lời bài hát, kết hợp vận động phụ họa
Tập biểu diển bài hát. 
 B / Đồ dùng dạy học: Mọt vài động tác phụ họa cho bài hát ; nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn lời 1 và học lời 2 của bài hát
- Tổ chức cho HS ôn lại lời 1 của bài hát.
- Tập cho HS hát lời 2 (giai điệu giống lời 1).
- Mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Cùng với cả lớp nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay".
- Yêu cầu HS đọc tên các nốt nhạc.
- Cho HS dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng, yêu cầu HS chỉ vị trí các nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay".
- GV giới thiệu thêm vị trí 2 nốt L - S.
- Cho HS luyện tập ghi nhớ gọi tên nốt và vị trí nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay"
* Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập biểu diễn bài hát, ghi nhớ tên gọi và vị trí các nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay".
- Cả lớp hát lời 1 của bài hát nhiều lần.
- Tập hát lời 2 theo hướng dẫn của GV. Sau đó luyện tập nhiều lần theo nhóm, cá nhân.
- Hát cả 2 lời của bài hát.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp với múa.
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn trược lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn và nhóm biểu diễn hay nhất.
- Đ - R - M - F - S - L - S - (Đ).
- Một số em chỉ vị trí các nốt nhạc trên "khuông nhạc bàn tay".
- Ghi nhớ 2 nốt L - S.
- HS luyện tập nhiều lần.
- Cả lớp hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.
-------------------------------------------------------
 Ngày soạn: /02/2010
Ngày giảng: Thứ năm, /02/2010
Tiết 4:	 SINH HOẠT LỚP 
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
 B/ Hoạt đông dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cảu trò
* Tổ chức cho HS hát - múa:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu học tập.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập luyện các bài múa của Sao nhi đồng đã được học.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thở 1 - 2 lần.
- Cho HS chơi chính thức. Tính điểm thi đua (em nào thua lò cò 1 vòng).
* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe.
- Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn tập luyện các bài hát, múa tập thể đã học: Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong HCM ; Chúng em là mầm non của Đảng ; Bông hồng tặng mẹ và cô ...
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Chủ động tham gia chơi trò chơi.
=====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 20.doc