Giáo án giảng dạy Tuần 36 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 36 Khối 3

Tiết 2 - 3 Tập đọc – Kể chuyện:

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. Mục tiêu :

1.Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa. Bảng phụ viết các gợi ý từng đoạn câu chuyện.

 

doc 91 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 36 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Từ ngày 11/5/2009 đến ngày 15/5/2009
Thứ ngày 
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
(11/5/09)
1
Chào cờ
.
2
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000(tt).
3
Tập đọc
Sự tích chú cuội cung trăng.
4
TĐ-KC
Sự tích chú cuội cung trăng.
Thứ ba
(12/5/09)
1
Thể dục
 Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
2
Toán
Ôn tập về đại lượng.
3
Chính tả
Nghe viết: Thì thầm.
4
Tập đọc
Mưa.
Thứ tư
(13/5/09)
1
Toán
Ôn tập về hình học.
2
LT-Câu
Từ ngữ về thiên nhiên - Dấu chấm, dấu phẩy.
3
TNXH
Bề mặt lục địa. 
4
Mỹ thuật
Vẽ tranh: Đề tài mùa hè.
5
Âm nhạc 
Ôn tập các bài hát đã học.
Thứ năm
(14/5/09)
1
Đạo đức 
Dành cho địa phương.
2
Toán
Ôn tập về hình học (tt).
3
Chính tả 
Nghe viết: Dòng suối thức.
4
Tập viết 
Ôn chữ hoa A,M,N,V (kiểu 2).
Thứ sáu
(15/5/09)
1
Toán
Ôn tập bốn về giải toán.
2
TLV
Nghe kể: Vươn tới các vì sao- Ghi chép sổ tay.
3
TNXH
Ôn tập học kỳ II.
4
Thủ công 
Ôn tập chương III và chương V.
Thứ sáu
(15/5/09)
1
Luyện:TLV
Nghe kể: Vươn tới các vì sao- Ghi chép sổ tay.
2
Luyện:Â.N
Ôn tập các bài hát đã học.
3
Sinh hoạt 
Sinh hoạt sao.
 Cam lộ ngày 4 tháng 5 năm 2009
 BGH 	 TT Chuyên môn 	 Người lập 
TUẦN 36
 Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ:
TẬP CHUNG TOÀN TRƯỜNG
--------------------------------------------------------
Tiết 2 - 3	Tập đọc – Kể chuyện: 
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục tiêu :
1.Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa. Bảng phụ viết các gợi ý từng đoạn câu chuyện. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một đoạn và 
trả lời câu hỏi bài "Mặt trời xanh của tôi"
- Gọi 1HS nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
*Luyện đọc:
a,Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đọc mẫu:
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- Đọc từng đoạn : 
- Gọi 3 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn . Nhắc HS chú ý ngắt giọng ở các dấu câu.
Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ 
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc bài theo 2 lần .
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Đọc trước lớp : Gọi 3 HS bất kì yêu câu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. 
- Đọc đồng thanh. 
*Tìm hiểu nội dung:
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- Đặt câu hỏi HS tìm hiểu bài:
+ Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
+ Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì ?
+ Vì sao vợ Cuội mang chứng bệnh hay quên?
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? 
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi số 5 trong SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu ý mình chọn .
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện , chúng ta thấy chú Cuội ngồi bó gối , mặt buồn rầu , có thể chú rất nhớ nhà , nhớ trái đất vì mặt trăng quá xa trái đất .
 - Chú Cuội trong trăng là người như thế
 nào ? 
* Luyện đọc lại bài:
- Đọc mẫu toàn bài lần 2, sau đó hướng dẫn lại về giọng đọc.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài tước lớp. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
KỂ CHUYỆN
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 132 , SGK.
- Hướng dẫn kể chuyện 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý nội dung truyện trong sách giào khoa.
+ Đoạn 1 gồm những nội dung gì ? 
- Gọi 1 HS khá kể lại nội dung đoạn 1 
+ Kể theo nhóm. 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3HS, yêu cầu HS trong từng nhóm tiếp nối nhau kể lại từng đoạn.
- Gọi 1HS kể lại cả bài.
4. Củng cố: 
- Gọi HS nêu lại nội dung của bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Tuyên dương những em tích cực học tập và về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những 
dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- Đọc mỗi em một câu ( câu ngắn đọc 2 câu). Đọc 2 lượt.
- Luyện phát âm.
- HS đọc chú giải trong SGK.
- 3HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.
- HS đọc theo nhóm.
- 3 nhóm đọc bài trước lớp. Lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS theo dõi nhận xét.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
- 1HS đọc toàn bài , lớp theo dõi bạn đọc .
+..Vì Cuội thấy được hổ mẹ cứu sống hổ con bằng là thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng.
+..Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người .
+..Vì vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ một bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa .Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên.
+.Vì một lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước giải tưới cho cây thuốc , vùa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ tới , túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo theo cả cuội bay lên trời 
- 1 HS đọc trước lớp .
- Quan sát.
- Chú Cuội có tấm lòng nhân hậu , phát hiện ra cây thuốc quý chú liền đem về nhà trồng dùng nó để cứu sống người bị nạn ,chú rất chung thuỷ, nghĩa tình, khi vợ bị ngã chú đã tìm cách để cứu vợ .
- Theo dõi đọc mẫu .
- HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc bài .
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và chọn nhóm đọc hay nhất.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Đoạn 1 gồm 3 nội dung: Giới thiệu về chàng tiền phu tên Cuội , chàng tiền phu 
gặp hổ , chàng tiền phu phát hiện ra cây thuốc quý 
- 1HS kể lớp theo dõi nhận xét .
- Các nhóm thi nhau kể chuyện.
- 1HS kể lại toàn bộ ND câu chuyện.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4:	 Toán: 
ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số. Luyện giải bài toán có hai phép tính .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1HS lên bảng sửa bài tập về nhà 
- Chấm vở hai bàn tổ 1.
- GV nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- Ôn tập về 4 phép tính trong phạm vi
 100 000 .
 b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu bài tập trong sách 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm đặc biệt là thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chẳng hạn :
 3000 + 200 0 x 2 nhẩm như sau : 
 2 nghìn nhân 2 = 4 nghìn . Lấy 3 nghìn cộng 4 nghìn = 7 nghìn , 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu bài tập trong sách .
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
- Mời hai em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3:
 - Gọi một em nêu đề bài 3 SGK
- Hướng dẫn HS giải theo hai bước.
- Mời một em lên bảng giải bài .
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp.
- Gọi HS chữa bài nêu cụ thể cách làm của từng số cần điền ở các ô trống.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học và làm bài tập, xem trước bài sau.
- Một em lên bảng chữa bài tập số 5 ( bài toán dạng xếp hình ) 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi GV giới thiệu 
-Vài HS nhắc lại đầu bài.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vở bài tập .
- 1 em nêu miệng kết quả nhẩm :
a/ 3000 + 2000 x 2 = 3000 + 4000
 = 7000
( 3000 + 2000 ) x 2 = 5000 x 2 
 = 10 000 
 b/ 14000 – 8000 : 2 = 14 000 - 4000 
 = 10 000
 (14000 – 8000) : 2 = 6000 : 2
 = 3000
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Một em đọc đề bài 2 trong sách giáo khoa .
- Hai em lên bảng đặt tính và tính :
- HS làm bài vào vở. 
 998 8000 5749 29999 5
+ 5 002 - 25 x 4 49 5999
 6000 7975 22976 49 
 49
 4
5821 +2934 + 125 = 8880 
3524 + 2192 + 4285 = 10000
3058 x 6 = 18348
10712 : 4 = 2678
- Hai em khác nhận xét bài bạn . 
- Một em nêu đề bài tập 3 trong sách .
- Lớp làm vào vở . Một em giải bài trên bảng 
Giải :
Số lít dầu đã bán là :
6450 : 3 = 2150 ( l )
-Số lít dầu còn lại :
6450 – 2150 8 =4300 ( l )
 Đáp số: 4300 lít dầu 
- HS khác nhận xét bài bạn .
- 1HS đock yêu cầu.
- HS làm bài ra nháp.
- 4HS lên bảng chữa bài.
 326 221 689 427 
 x 3 x 4 x 7 x 3
 978 844 4823 1281
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
- Xem trước bài mới .
CHIỀU Đạo đức:
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG : PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
I. Mục tiêu : 
- Học sinh biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự . Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội. 
II. Đồ dùng dạy học: 
« Tranh ảnh cổ động phòng chống các tệ nạn xã hội . 
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu:
- Giới thiệu giải thích cho HS hiểu thế nào là các tệ nạn xã hội .
- Nêu tác hại của một số tệ nạn xã hội mà em biết ?
ª Hoạt động 1 Xử lí tình huống . 
- Nêu các tình huống :
- Trên đường đi học về em gặp một đám thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi chửi bới , đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào ? 
- Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao ?
- Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác . Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào ? 
- Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí tình huống trước lớp 
- GV lắng nghe nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
ª Hoạt động 2
 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động về phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Gọi các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
4. Củng cố:
- HS nhắc lại nộ ... Keo, ...
- Tên một số hội: Phủ Giầy, chùa Hương, Lim, bơi trải, chọi trâu, đua voi, đua thuyền, thả chim, hội khoẻ Phù Đổng, ...
Thể thao
- Từ ngữ chỉ hoạt động thể thao: vận động viên, cầu thủ, đấu thủ, trọng tài, huấn luyện viên, ...
- Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng nén, bóng bầu dục, bóng chày, bóng bàn, bơi lội, bắn súng, ...
Ngôi nhà chung
- Tên các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Lào, Ma-lai-xa, Xin-ga-po, Bru-nây, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Đông Ti-mo, Việt Nam.
- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mĩ, Ca-na-đa, ...
Bầu trời và mặt đất
- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: mưa, bão, gió, nắng, hạn hán, lũ lụt, gió xoáy, gió lốc, ...
- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: xây dựng nhà cửa, trồng cây, đắp đê, đào kênh, trồng rừng, ...
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc đã học và chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 8)
I. Mục tiêu:
- HS đọc thầm bài Cây gạo và dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng nội dung có liên quan tới bài tập đọc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3/ 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu tên một số nước Đông Nam Á.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Bài luyện tập:
A. Đọc thầm: 
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đền khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:
 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?
a) Tả cây gạo.
b) Tả chim.
c) Tả cả cây gạo và chim.
 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?
a) Vào mùa hoa.
b) Vào mùa xuân.
c) Vào hai mùa kế tiếp nhau.
 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?
a) 1 hình ảnh.
b) 2 hình ảnh.
c) 3 hình ảnh.
( 3 hình ảnh : Cây gạo sừng sững như một tháp dèn khổng lồ ; hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi ; Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.)
 4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hoá ?
a) Chỉ có cây gạo được nhân hoá.
b) Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.
c) Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều đựoc nhân hoá.
 5. Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hoá cây gạo bàng cách nào ?
a) Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về cây gạo.
b) Gọi cây gạo bằng một tư vốn dùng để gọi người.
c) Nói với cây gạo như nói với người.
- GV cho HS đọc thầm bài tập đọc sau đó chọn câu trả lời đúng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung giờ học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau kiểm tra.
CHIỀU Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 9)
I. Mục tiêu:
- HS nhớ lại hai khổ thơ đầu của bài thơ mưa.
- Yêu cầu HS viết đúng đẹp.
- HS viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một cuộc thi đấu thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* HS làm bài: 
A. Nhớ - viết: “ Mưa ”( 2 khổ thơ đầu, sách Tiếng Việt 3, tập 2, tuần 34, trang 134)
Mưa
Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
Mặt trời lật đật
Chui vào trong mây.
Chớp đông chớp tây
Rồi mưa nặng hạt
Cây lá xoè hoa
Hứng làn gió mát.
B. Tập làm văn:
 Viết một doạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể vè một trận thi đấu thể thao.
- HS suy nghĩ và làm bài.
 Nhà thi đấu thể thao của thành phố em khá khang trang. Nơi đây thường diễn ra các cuộc thi đấu bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền. Em đã được xem một buổi thi đấu bóng chuyền tại đây. Những hàng ghế nhựa từ thấp lên cao đầy kín người. Cổ động viên của mỗi đội ngồi dồn cùng một khu mang theo cờ, hoa và biểu ngữ, ... để cổ vũ cho đội nhà. Những cú phát bóng hiểm hóc, những cú tâng bóng và những cú đập bóng nhanh, mạnh dồn dập qua lại hai bên lưới. Những khuôn mặt chăm chú, những cái áo ướt đẫm mồ hôi của vận động viên. Điểm số đuổi nhau sát nút. Tiếng còi của trọng tài lảnh lót, những tràng vỗ tay tán thưởng đường bóng hay, những tiếng hô đồng loạt : Cố lên ! Cố lên ! ... Trận đấu thật sôi nổi và cuốn hút.
- GV thu bài.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các bài tập làm văn đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối kì II.
Ôn toán:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức, tìm x.
- Tính chu vi diện tích của hình chữ nhật.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở viết chiều. VBT toán 3/2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng khoanh vào số lớn nhất trong dãy số sau:
 42 963 ; 44 158 ; 43 669 ; 44 202.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Ôn tập: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi SH chữa bài.
 16427 + 8109 93680 – 7245 3608 x 4 18752 : 3
 16427 93680 3608 18753 3
 + - x 07	6251
 8109 7245 4 15
 24536 86435 14432 03
 0
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán và làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 x : 3 = 1527 3 x x = 1578
 x = 1527 x 3 x = 1578 : 3
 x = 4581 x = 526
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
 (9 + 6) x 4 = 15 x 4 28 + 21 : 7 = 28 + 3
 = 60 = 31
- Gọi HS nhận xét và nêu cách làm.
- GV nhận xét.
Bài 4: Tính diện tích, chu vi hình chữ nhật ABCD biết chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCDlà:
(5 + 3) x 2 = 16(cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
5 x 3 = 15(cm)
 Đáp số: Chu vi: 16cm; Diện tích: 15cm.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 5: Một vòi nước chảy vào bể trong 4 phút được 120l nước. Hỏi 9 phút vòi nước đó chảy vào bbể được bao nhiêu lít nước ? ( Số lít nước chảy vào bể trong mỗi phút là như nhau).
- Gọi HS đọc bài toán, nêu những dữ liệu của đầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Bài giải:
Số lít nước mỗi phút vòi nước chảy vào bể là:
120 : 4 = 30(l)
Số lít nước chảy vào bể trong 9 phút là:
30 x 9 = 270 (l)
 Đáp số: 270l
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung tiết ôn tập.
- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị thi cuối kì II.
----------------------------------------------------------------
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết tìm số liền sau của một số ; biết so sánh các số ; biết sắp xếp một nhóm 4 số ; biết công, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng nào có 31 ngày.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 tờ lịch treo tường, hình vẽ bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
+ Viết số liền trước của mỗi số sau: 8270 ; 35 461 ; 10 000.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Ôn tập:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- HS đọc thầm yêu cầu của bài và trả lời miệng.
- Gọi HS nêu những tháng có 31 ngày trong năm.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- Gọi nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- Giơ bảng nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các dạng toán để giờ sau thi cuối kì II.
- HS lên bảng viết.
+ Số liền trước của 8270 là 8269.
+ Số liền trước của 35 461 là 35 460
+ Số liền trước của 10 000 là 9999
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài.
+ Số liền trước của 92 458 là 92 457
 Số liền sau của 69 509 là 69 510
+ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
 69 134 ; 69 314 ; 78 507 ; 83 507
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
86 127 + 4258 = 90 385
65 493 – 2486 = 63 007
4216 x 5 = 21 080
4035 : 8 = 504 (dư 3)
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS quan sát tờ lịch và trả lời.
+ Trong một năm, các tháng có 31 ngày là: Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng tam, tháng Mười và tháng Mười Hai.
- HS khác nhận xét bạn trả lời.
- HS nêu yêu cầu tìm x.
- HS làm vào bảng con.
X x 2 = 9328 x : 2 = 436
 X = 9328 : 2 x = 436 x 2
 X = 4664 x = 872
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS chữa bài.
Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
9 x 2 = 18(cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 9 = 162(cm)
 Đáp số: 162cm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị thi cuối kì II.
 Thứ năm ngày 19 tháng 5 năm 2011
THI CUỐI HỌC KÌ II LỚP 1 – 2 – 3
 Thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2011
 THI CUỐI HỌC KÌ II LỚP 4 – 5

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 34.doc