Tiết 2: Tập đọc:
CHIẾC BÚT MỰC ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.( HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi)
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. ( Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 5 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2010 Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2: Tập đọc: CHIẾC BÚT MỰC ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.( HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi) - Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. ( Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5.) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài Trên chiếc bè và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chuyển sang tuần 5 và tuần 6, các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm có tên gọi trường học. Bài đọc chiếc bút mực mở đầu chủ điểm. * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài.( Hướng dẫn HS cách đọc) - Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. +) Đọc từng câu. +) GV quan sát, uốn nắn HS đọc đúng các từ dễ sai. +) Luyện đọc từ khó: Hồi hộp, nức nở, lo sợ, loay hoay. +) Đọc từng đoạn trước lớp. +) GV hướng dẫn đọc câu dài. +) Gọi HS giải nghĩa một số từ : hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên. - Luyện đọc theo nhóm. +) Thi đọc giữa các nhóm. +)Gọi HS nhận xét. +) GV nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc theo câu. - HS đọc các từ khó. - Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.// - Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.// - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS nêu. +) HS đọc bài theo nhóm. +) HS đọc bài. +) HS nhận xét. - Cả lớp đọc bài. - Học tiết 1 bài tập đọc: Chiếc bút mực. - HS về nhà đọc lại bài và suy nghĩ trả lời các câu hỏi ở cuối bài, để chuẩn bị cho tiết sau. Tiết 3: Tập đọc: CHIẾC BÚT MỰC ( Tiết 2) I. Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.( HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi) - Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. ( Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5.) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài: Chiếc bút mực. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a, Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 1 và 2. - Những từ ngữ nào cho biết Mai, mong được viết bút mực ? - Gọi HS đọc tiếp đoạn 3. - Chuyện gì xảy ra với Lan ? - Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ? - Cuối cùng Mai quyết định ra sao ? - Gọi HS đọc đoạn 4. - Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào ? - Vì sao cô giáo khen Mai ? GV: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực ( mà mình đã cho bạn mượn bút mất rồi) nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. - Qua câu chuyện này giúp em hiểu được nội dung gì ? b, Luyện đọc lại: - Gọi HS đọc bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. 4. Củng cố: -Câu chuyện này nói về điều gì ? - Em thích nhân vật nào ? Vì sao ? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau và đọc trước bài “ Cuộc họp của chữ viết” - 4 HS đọc bài. - HS đọc đoạn 1 vầ 2. - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp mỗi mình em viết bút chì. - HS đọc đoạn 3. - Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở. - Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc. - Mai lấy bút đưa cho Lan mượn. - HS đọc đoạn 4. - Mai thấy tiếc nhưng em vẫn nói: “ Cứ để bạn Lan viết trước” - Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. - Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. - 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc theo phân vai ( Người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai.) - Đọc cả bài. Nói về chuyện bạn bè thương yêu giúp đỡ nhau. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài “ Cuộc họp của chữ viết” Tiết 4: Thể dục: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác của bài phát triển chung: Vươn thở, tay, chân, lườn. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tuơng đối chính xác, nhanh và trật tự. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1. Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động. - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp. - Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại” - Kiểm tra 2 – 4 HS thực hiện 4 động tác thể dục đã học. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Phần cơ bản: * Chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. - GV giải thích động tác, sau đó hô khẩu lệnh và dùng lời chỉ dẫn cho HS bằng cách nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn theo ngược chiều kim đồng hồ từ tổ 1 đến hết. Sau khi chuyển thành vòng tròn, GV cho đứng lại ( bằng khẩu lệnh) rồi quay mặt vào tâm cũng (bằng khẩu lệnh). - GV giải thích, nhận xét. - Tiếp theo, tập chuyển về đội hình ban đầu. Tập 2 -3 lần. +) TTCB: Đứng nghiêm. +) Khẩu lệnh : “ Thành vòng tròn di thường ( chạy thường” ...bước ( chạy) !” +) Động tác: Sau khẩu lệnh, HS lần lượt (bắt đầu từ tổ trưởng tổ 1) đi ( chạy) thường ngược chiều kim đồng hồ tạo thành vòng tròn theo sự chỉ dẫn của GV... đến khi có khẩu lệnh dừng lại mới dừng và khi nào có khẩu lệnh quay mặt vào tâm mới quay vào. - Cho HS ôn lại 4 động tác của bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. +) Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu. +) Lần 2: GV hô nhịp không làm mẫu. - Chia tổ luyện tập - Thi đua giữa các tổ. - GV nhận xét, chọn ra tổ tập đẹp và đúng nhất. * Trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ” - GV nêu tên trò chơi, HS chơi thử, chơi thật. 3. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng. - HS và GV hệ thống lại nội dung giờ học. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò: Về nhà ôn lại 4 động tác của bài thể dục phát triển chung. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV GV CHIỀU Đạo đức : TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 1) I. Mục tiêu: - Kể được một số việc mà các em lớp 3 tự làm lấy. - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. - Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học : - Vở bài tập Đạo đức 3. - Tranh minh họa tình huống (Hoạt động 1 tiết 1). - Phiếu thảo luận nhóm ( hoạt động 2 tiết 1). III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là người giữ lời hứa ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Dạy bài mới: * Hoạt động 1 : Xử lí tình huống - Yêu cầu cả lớp xử lí tình huống dưới đây : - Lần lượt nêu ra từng tình huống: Gặp bài toán khó, Đại đang loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài giải sẵn cho Đại chép. Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? - Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý : - Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? - Gọi 2 HS nêu cách giải quyết - Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn vừa trình bày không ? Vì sao? -Theo em có còn cách giải quyết nào khác tốt hơn không ? * KL: Mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm - Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung của BT2 - VBT. - Mời lần lượt đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp. * Kết luận: Cần điền các từ: a/ cố gắng - bản thân - dựa dẫm. b/ tiến bộ - làm phiền. ª Hoạt động 3: Xử lí tình huống - Lần lượt nêu ra từng tình huống ở BT3 (VBT) và yêu cầu HS suy nghĩ cách giải quyết. - Gọi 1 số HS nêu cách giải quyết của mình, lớp nhận xét bổ sung. * GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 4. Củng cồ: - Vì sao chúng ta cần làm lấy công việc của mình. - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Chúng ta nên tự làm lấy những công việc của mình ở nhà, ở lớp. - Sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy việc của mình. - HS trả lời. - HS theo dõi GV và tiến hành trao đổi để giải đáp tình huống do GV đặt ra. - Hai em nêu cách giải quyết của mình. - HS theo dõi nhận xét bổ sung. - Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình. - Các nhóm thảo luận theo tình huống - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có. - 2 HS đọc lại nội dung câu a và b sau khi đã điền đủ. - Lắng nghe GV nêu tình huống. - Lần lượt từng HS đứng nêu lên ý kiến về cách giải quyết của bản thân. - Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến của bạn, giải thích về ý kiến của mình. - Tự làm lấy công việc của mình giúp mình sẽ mau tiến bộ. - Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyên về các tấm gương tự làm lấy việc của mình. - Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. Tin: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY Mĩ thuật: GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010 Tiết 1: Thể dục: ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT I. Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải quay trái đúng cách. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chủ động. - Giáo dục các em rèn luyện thể lực. - Chơi trò chơi: “ Thi xếp hàng”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện : - Địa điểm: Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp d ... heo cặp. * Kết luận: SGV. d) Củng cố - Dặn dò: - Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và xem trước bài mới. - Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: + Nêu lí do tại sao không nên mặc áo quần và giày dép quá chật. + Kể ra một số việc làm bảo vệ tim mạch. - Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài - Lớp trao đổi suy nghĩ và nêu về một số bệnh về tim mạch mà các em biết. - Lớp thực hiện đóng vai theo hướng dẫn của giáo viên. - Lớp quan sát các hình trong SGK, đọc các câu hỏi và đáp của các nhân vật trong hình + Lứa tuổi thiếu nhi là hay mắc bệnh thấp tim + Để lại di chứng bặng nề cho van tim, cuối cùng gây ra suy tim. + Do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hay do viêm khớp không chữa trị kịp thời và dứt điểm. - Lần lượt các nhóm lên đóng vai bác sĩ và bệnh nhân nói về bệnh thấp tim. - Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận dựa vào các hình 4, 5, 6 trong SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Nêu kết quả thảo luận theo từng cặp. - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung - Hai học sinh nêu nội dung bài học - Về nhà học bài và xem trước bài mới ------------------------------------------------ Tiết 4: Mĩ thuật: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO Nặn quả I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình, khối của một số quả Biết cách nặn quả. - Nặn được một số quả gần giống với mẫu. II.Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh một số loài quả. - Một số quả thực: quả cà chua, chuối... - Một số bài nặn quả của học sinh III. Các hoạt động dạy học: *Giới thiệu bài: Dùng quả cây thực, quả cây bằng đất nặn đã chuẩn bị để giới thiệu bài tập nặn. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Em hãy cho biết tên những quả cây vừa được quan sát ? - Quả này có đặc điểm gì ? (dài, tròn...) - Màu sắc của chúng như thế nào ? Lúc còn non và khi chín có giống nhau không ? - Ngoài những quả em thấy ở đây, em còn có biết những quả cây nào nữa ? - Em thích nhất quả cây nào ? Hoạt động 2: Cách nặn quả - Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm. - Nặn thành khối có dáng quả trước. - Nặn gọt dần cho giống với mẫu. - Sửa hoàn chỉnh và gắn dính các chi tiết lại với nhau (cuống, lá...) Lưu ý: Trong quá trình nặn, gọt sửa nếu thấy chưa ưng ý có thể nhào đất nặn lại từ đầu. - Chọn đất màu phù hợp để nặn quả. Nếu dùng đất sét thì phải để khô mới tô màu. Hoạt động 3: Thực hành -Em có thể quan sát mẫu để nặn hoặc tưởng tượng nhớ lại rồi nặn quả mà mình thích. -Đặt bảng con lên bàn để nhào đất nặn Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -Chọn một số sản phẩm cho cả lớp quan sát, nhận xét về: . Hình dáng, đặc điểm, màu của quả. . Em thích quả nào nhất. _______________________________________ Tiết 5 Âm nhạc: HỌC HÁT: BÀI ĐẾM SAO Nhạc và lời: Văn Chung A/ Mục tiêu:- Biết hát theo giai điệu và đúng lòi 2, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách. B/ Đồ dùng dạy học: Băng nhạc bài Đếm sao và các nhạc cụ quen dùng (thanh phách, song loa...) C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ KT bài cũ: - Kiểm tra 3HS hát bài: Bài ca đi học. - Nhận xét ghi điểm. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động 1: Dạy hát a) Giới thiệu bài: ghi bảng Cho HS xem tranh minh hoạ và nghe hát mẫu b) Dạy hát: - Cho HS đọc đồng thanh lời ca trên bảng phụ. - Dạy HS hát từng câu theo lối móc xích. - Cho cả lớp tập hát nhiều lần. - Chia nhóm, HS luyện tập theo nhóm. GV sửa chữa - Yêu cầu cả lớp hát lại, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản - GV hướng dẫn và làm mẫu. + Đôïng tác 1:(2 câu hát đầu): 2 tay giơ cao mềm mại rồi uốn cong cho 2 tay chạm vào nhau ở đầu ngón, lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiiêng người sang trái rồi sang phải nhịp nhàng. + Động tác 2: Giữ nguyên động tác tay, quay tròn tại chỗ khi hát 2 câu cuối bài. - Yêu cầu HS hát múa theo GV. - Cho từng nhóm trình diễn trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm hát hay múa dẻo. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Lần lượt 3 em lên hát, lớp theo dõi nhận xét. - Quan sát tranh minh hoạ và lắng nghe băng hát mẫu. - Cả lớp đọc đồng thanh lời ca. - Hát từng câu theo GV. - Cả lớp tập hát nhiều lần. - HS tập hát theo nhóm. - Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo phách. - Quan sát GV làm mẫu. - Cả lớp hát múa theo GV. - Lần lượt từng nhóm lên trình diễn trước lớp - Lớp hát lại bài hát 1 lần. - Về nhà tập luyện thêm. Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009 Tiết 3: Tự nhiên xã hội : HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A/ Mục tiêu : Sau bài học học sinh biết: - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoạc mô hình. - Kể tên các bộ phận trong hệ bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. Giải thích tại sao hàng ngày mọi người phải uống đủ nước. B/ Đồ dùng dạy học : - Các hình liên quan bài học ( trang 22 và 23 sách giáo khoa), C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài “Phòng bệnh tim mạch “ +Nêu các nguyên nhân bị bệnh thấp tim ? + Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận Bước 1: Yêu cầu quan sát theo cặp hình 1 trang 22 và trả lời : + Chỉ đâu là thận và đâu là ống dẫn nước tiểu ? Bước 2 :- Làm việc cả lớp - Treo tranh hệ bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu vài học sinh lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động 2 Thảo luận nhóm -Bước 1 : Làm việc cá nhân Yêu cầu học sinh quan sát tranh 23 đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong tranh ? Bước 2 : Làm việc theo nhóm : - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 23 và trả lời các câu hỏi sau + Nước tiểu được tạo thành ở đâu ? +Theo bạn nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ? + Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu ? + Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào? + Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ? Bước 2 : Làm việc cả lớp -Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp - Giáo viên khuyến khích học sinh cùng một nội dung có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau. - Cả lớp nhận xét bổ sung. *Giáo viên kết luận: SGV. c) Củng cố - Dặn dò: - Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ - Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài - Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. - Lần lượt từng HS lên bảng chỉ và nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu, lớp theo dõi nhận xét. - Dựa vào tranh 23 quan sát để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong hình. - Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. + Nêu nước tiểu được tạo thành ở thận và được đưa xuống bóng đái bằng ống dẫn nước tiểu. +Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở bóng đái. + Thải ra ngoài bằng ống đái. + Mỗi ngày mỗi người có thể thải ra ngoài từ 1 lít – 1 lít rưỡi nước tiểu. - Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. Về nhà học bài và xem trước bài mới. Tiết 2: Luyện từ và câu : SO SÁNH I. Mục tiêu : - HS nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém. - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2. - Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung khổ thơ trong bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. - Chấm vở 1 số em. - Nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: *Bài 1: - Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng bài tập 1, cả lớp theo dõi sách giáo khoa. - Yêu cầu HS làm bài tập vào nháp. - Mời 3 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Giúp HS phân biệt hai loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. * Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc thành tiếng về yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm. - Cho HS tự tìm các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. - Mời 3 em lên bảng làm bài (Tìm các từ so sánh rồi gạch chân). - GV chốt lại lời giải đúng. *Bài 3 : - Yêu cầu 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm lại và suy nghĩ làm bài. - Yêu cầu HS thực hiện vào vở. - GV mời HS làm. - GV chốt lại lời giải đúng. *Bài 4: - Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 4. - Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém ? +) Vậy các từ so sánh có thể thay thế dấu gạch (- ) phải là từ so sánh ngang bằng. - Nhắc HS có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Mời 2 HS lên bảng làm bài sau đó đọc kết quả. - GV chốt lại ý đúng. 4. Củng cố - Nhắc lại nội dung bài học về so sánh. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn về nhà học xem trước bài mới. - 2HS lên bảng làm bài: Bố mẹ, cô dì, chú cháu, ông cha, cha chú, cậu mợ, chú thím, mẹ con. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Cả lớp theo dõi giới thiệu bài. - Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập1 - Cả lớp đọc thầm bài tập. - Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm. - 3 HS lên bảng làm bài. (Các từ được so sánh với nhau: a. cháu - ông ; ông - buổi trời chiều ;cháu – ngày rạng sáng. b. trăng - đèn c. những ngôi sao - mẹ đã thức vì con...) - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Hai em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm. - HS tự làm bài. - 3 em lên bảng lên bảng thi làm bài. - Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng là (a. hơn - là - là ; b. hơn; c. chẳng bằng - là) - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Một em đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc thầm bài tập 3. - Lớp thực hiện làm vào giấy nháp. - 1 em lên bảng thực hiện làm BT3 lớp nhận xét. (quả dừa - đàn lợn; tàu dừa - chiếc lược) - 1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 4 trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm. - So sánh ngang bằng. - Cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng lên bảng chữa bài. Đáp án: như, là, tựa, như là, tựa như,như thế, ... - Lớp theo dõi nhận xét. - 2 HS nhắc lại các kiểu so sánh hơn kém. - Về nhà học thuộc bài và xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: