Giáo án giảng dạy Tuần 6 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 6 Khối 3

 CHIỀU Đạo đức

TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2).

 I. Mục tiêu:

- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.

- Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

- Hiểu được ích lợi cuả việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

 II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu minh họa dành cho hoạt động 2; Vở bài tập Đạo đức lớp 3.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 6 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
 CHIỀU	Đạo đức 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2).
 I. Mục tiêu: 
- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
- Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
- Hiểu được ích lợi cuả việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. 
 II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu minh họa dành cho hoạt động 2; Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu công việc tự làm lấy của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài học (tiết 2)
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
- GV yêu cầu HS tự liên hệ. 
+ Các em đã từng tự làm những việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện được điều đó như thế nào? 
+ Em cảm thấy thế nào khi làm hoàn thành công việc của mình ?.
- Yêu cầư HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV kết luận: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo bạn.
* Hoạt động 2: Đóng vai 
- GV chia lớp thành 4 nhóm; giao nhiệm vụ 2 nhóm xử lí.
+) Tình huống 1: Ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
 Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn thế nào ?
+) Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo: “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho”.
 Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?
- Gọi từng nhóm lên trình bày trò chơi đóng vai trước lớp. 
* GV kết luận: Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
- Cho HS trao đổi và làm BT6 ở VBT.
- GV nêu từng nội dung, HS nêu kết quả của mình trước lớp, những HS khác bổ sung.
(Đồng ý ở các câu a, b, đ )
* Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác.
4. Củng cố:
- Goị HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà chuẩn bị bài “ Quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ, anh chị em.”
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn trả lời.
- HS theo dõi GV và tiến hành suy nghĩ và nêu kết quả về những công việc mà bản than tự làm lấy. Qua đó bày tỏ cảm giác của mình khi hoàn thành công việc. 
- Lần lượt từng HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Các nhóm thảo luận các tình huống theo yêu cầu của GV. 
- Lần lượt từng nhóm trình diễn trước lớp.
- Lớp trao đổi nhận xét.
- Từng cặp trao đổi và làm BT6.
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước lớp. 
- Lớp theo dõi và nhận xét ý kiến bạn.
- HS nhắc lại nôi dung giờ học.
* Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Mỹ thuật:
VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu :
- HS hiểu thêm về trang trí hình vuông.
- Biết được cách vẽ tiếp được họa tiết và tô màu hình vuông .
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.( Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp).
* HS thấy được vẻ đẹp của hình vuông được trang trí .
II. Đồ dùng dạy học: 
– Một số bức tranh họa tiết trang trí hình vuông, bài mẫu hình vuông của lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các đồ dùng học tập của HS. 
- Nhận xét và ghi điểm từng HS. 
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách vẽ “ họa tiết trang trí hình vuông” 
b) Hoạt động 1 :
*Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Cho HS quan sát hình vuông trang trí họa tiết và kết hợp cho HS nhận xét .
- Em có nhận xét gì về sự khác nhau trong cách trang trí về họa tiết, cách sắp xếp, màu sắc của hình này ?
- Có những họa tiết nào được trang trí ?
- Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
- Có những màu sắc nào được vẽ trên hình vuông và độ đậm nhạt của họa tiết ?
c)Hoạt động 2 : Cách vẽ họa tiết :
- Yêu cầu HS quan sát (hình a) ở vở tập vẽ 3.
- GV hướng dẫn HS mẫu trên bảng cách vẽ tiếp họa tiết .
- Hướng dẫn HS vẽ theo các bước như sách giáo khoa. 
-Vẽ xong hướng dẫn HS chọn và tô màu hình vuông. 
 d) Hoạt động 3: Thực hành 
- Yêu cầu thực hành vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông vào vở tập vẽ 3.
- Hướng dẫn chọn màu thích hợp để tô vào họa tiết.
- GV mời 2 HS lên vẽ trên bảng. 
- Theo dõi và giúp đỡ HS.
4. Củng cố:
- Gợi ý cho HS nhận xét xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà quan sát hình dáng màu sắc cái chai .
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi GV giới thiệu bài. 
- Hai HS nhắc lại đầu bài .
- Cả lớp cùng theo dõi tranh vẽ về trang trí họa tiết hình vuông để nhận xét :
- Qua bức vẽ trang trí hình vuông vừa quan sát ta thấy hình vuông này vẽ trang trí vẫn là mảng chính.
- Quan sát từng họa tiết ở hình vuông từ đó đưa ra các nhận xét khác nhau.
- Tranh vẽ họa tiết trang trí các hình như hoa, lá ,vật chim , thú , trăng 
- Cả lớp theo dõi GV nên hướng dẫn kết hợp quan sát hình vuông trong sách tập vẽ lớp 3 để chốc nữa làm bài luyện tập vẽ tiếp các họa tiết chưa hoàn chỉnh vào hình vuông.
- Vẽ phác nét cơ bản đối xứng qua trục trước , vẽ các họa tiết trang trí ở các góc hình vuông sau.
- Vẽ nét chi tiết và sửa cho cân đối. 
- Tô màu theo ý thích.
-Vẽ trang trí họa tiết tiếp vào hình vuông trong sách tập vẽ, có thể nhìn các họa tiết đã vẽ sẵn trong các hình để vẽ tiếp 
-Sau đó tô màu để diễn tả các chi tiết của bức tranh.
- 2 HS lên vẽ trên bảng .
- Lớp nhận xét bình chọn bạn vẽ đẹp.
- Quan sát về hình dáng và màu sắc của một số cái chai để tiết sau học vẽ theo mẫu “ cái chai”.
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
CHIỀU 	 Ôn: Toán:
ÔN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu : 
 - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số cho số có một chữ số.
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán lớp 3 tập 1.
III. Các hoạt động dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm các phép tính sau.
 48 4 84 2 66 6 36 3
 4 12 8 41 6 11 3 12
 08 04 06 06
 8 4 6 6
 0 0 0 0
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. ( Tính)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
 48 6 69 3 24 2 54 6 32 4 15 3
 48 7 6 23 24 12 54 9 32 8 15 5
 0 09 04 0 0 0
 9 4
 0 0
- Gọi HS nhận xét.
-Gv nhận xét.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
a, 1 b, 1
 của 84 kg là : 84 : 4 = 21(kg) của 66 l là : 66 : 6 = 11( l ) 
6
c, 1 d, 1
 của 68 phút là : 68 : 2 = 34( phút) của 60 phút là : 60 : 3 =20(phút) 
3
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?( Cho biết 1 hộp đựng 6 cái cốc)
- Bài toán hỏi gì ? ( 48 cái cốc xếp vào mấy cái hộp)
- Muốn biết 48 cái cốc xếp vào được bao nhiêu hộp ta làm như thế nào ?
( Ta lấy tổng số cốc chia cho số cốc đựng trong 1 hộp)
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở.
Tóm tắt: Bài giải.
6 cái cốc : 1 hộp Xếp được số hộp là:
48 cái cốc : ... hộp ? 48 : 6 = 8
 Đáp số: 8 hộp. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Gv nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại và xem trước bài sau: “ Phép chia hết và phép chia có dư”.
Tin:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
An toàn giao thông:
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
- HS biết một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thông thường hay gặp.
- HS nhận biết được một số biển báo hiêu giao thông đường bộ.
- HS biết tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Biển báo hiệu gioa thông đường bộ như trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ghi nhớ của bài: “ Giao thông đường sắt”
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Dạy bài mới:
a, Biển báo hiệu giao thông là gì ?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
b, Một số biển báo hiệu cần biết:
- GV cho HS quan sát một số biển báo hiệu cần thiết và cho HS nhận xét từng biển báo hiệu đó.
+) Biển báo nguy hiểm:
- GV cho HS quan sát 3 biển báo nguy hiểm và nhận xét.
• Biển báo đường hai chiều:
• Biển báo đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn:
• Biển báo đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- GV chốt lại: Đặc điểm của các biển báo nguy hiểm là đều có hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng. Ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần thiết.
+) Biển chỉ dẫn:
- GV cho HS quan sát 4 biển chỉ dẫn và nhận xét.
• Biển chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ sang ngang.
• Biển chỉ dẫn cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ.
• Biển chỉ dẫn xe buýt.
• Biển chỉ dẫn có chợ.
- GV chốt lại: Đặc điểm của biển chỉ dẫn là hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh. Ở giữa có hình hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
- Khi đi trên đường chúng ta cần tuân theo những gì ?
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về học bài và khi đi ra đường chúng ta cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của các biển báo, hoặc các biển chỉ dẫn.
- HS trả lời: Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã đóng, không chạy chơi trên đường sắt.
- Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường. Người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo an toàn giao thông.
• Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen hai mũi tên ngược chiều.
• Có hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen hàng rào.
• Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen một cái đầu tàu.
• Có hình vuông, nền màu xanh trong đó có hình người đi bộ màu đen.
• Có hình vuông, nền màu xanh...
• Có hình chữ nhật, nền màu xanh, ở giữa có hình ô tô ca.
• Có hình vuông, nên màu xanh, ở giữa có hình tam giác màu vàng.
- Khi đi trên đường chúng ta cần tuân theo sự chỉ dẫn của các biển báo hiệu.
- Khi đi trên đường chúng ta cần tuân theo sự chỉ dẫn của  ... 12 quả cam 
-Vài HS nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
Tiết 3: 	 Chính tả (nghe viết) 
BÀI TẬP LÀM VĂN
 A/ Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo. Phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như s/x (BT 3a)
GD các em rèn chữ viết đúng đẹp, giữ vở sạch. 
 B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 2 và bài tập 3a .
 C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 học sinh lên bảng viết 3 tiếng có vần oam .
- Cả lớp viết vào bảng con các từ: cái kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe- viết :
 * Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc ND bài tập làm văn. 
- Yêu cầu hai em đọc toàn bài . 
- Giáo viên hướng dẫn nhận xét chính tả trong bài: 
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Yêu cầu làm bảng con và viết các tiếng khó 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở. 
* Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề .
* Chấm chữa bài
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Gọi 3 học sinh lên bảng thi làm đúng , nhanh. Sau đó đọc kết quả. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả.
- Cho cả lớp chữa bài vào VBT: khoeo chân, người lẻo khoeo, ngoeo tay.
 Bài 3a
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3a.
- Yêu cầu học sinh làm vào VBT.
- Gọi 3HS thi làm bài trên bảng(chỉ viết tiếng cần điền âm đầu s/x)
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 3HS đọc lại khổ thơ đã điền đúng âm đầu.
- Yêu cầu cả lớp chữa bài vào VBT.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới 
- 3HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp viết vào bảng con các từ GV yêu cầu.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Hai học sinh đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Lớp nhận xét trả lời theo gợi ý giáo viên .
- Những chữ trong bài cần viết hoa: Chữ đầu câu và tên riêng )
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cô – li –a , quần lót, ngạc nhiên... 
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm.
- Học sinh làm vào vở bài tập 
- 3HS lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.
- 3 em nhìn bảng đọc lại kết quả. 
- Lớp chữa bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
- 2HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 em lên bảng tìm các tiếng cần điền âm đầu trong bài .
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn làm đúng nhất.
- 3 HS đọc khổ thơ.
- HS chữa bài vào VBT (nếu sai).
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai, xem trước bài mới.
Tiết 2: 	Luyện Từ và Câu: 
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
 A/ Mục tiêu : Tìm được một số từ về trường học qua bài giải ô chữ. Biết điền đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu văn. 
 B/ Đồ dùng dạy học: - 2 tờ giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ ở bài tập 1.
 - Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT2.
 C/ Hoạt động dạy học:	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh làm bài tập 1.
- Một học sinh làm bài tập 3.
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài 1: - Gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập 1 .
-Yêu cầu lớp đọc thầm và theo dõi ô chữ và chữ cần điền (LÊN LỚP).
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm rồi làm bài tập vào nháp .
- Dán 2 tờ giấy lên bảng mời 3 nhóm HS(mỗi nhóm 10 em) thi tiếp sức điền vào ô trống để được các từ hoàn chỉnh. Sau đó đại diện mỗi nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, đọc từ mới xuất hiện .
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Cho cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
* Bài 2 : - Gọi 1em đọc yêu cầu bài tập 2(Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh làm vào VBT.
- Mời ba học sinh lên bảng làm bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng.
3) Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học về so sánh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu 
- Hai em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách giáo khoa.
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm 
- 2 nhóm mỗi nhóm 10 em lên chơi tiếp sức mỗi em điền nhanh một từ vào ô trống. Đọc kết quả các từ đã hoàn chỉnh. 
- Lớp theo dõi nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
- 1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- 3 em lên bảng lên bảng làm bài.
a, Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
.............................................
- Lớp theo dõi nhận xét, chữa bài.
- Hai em nhắc lại các từ thường dùng nói về nhà trường 
- Về nhà học bài, xem lại các BT đã làm..
Tiết 3: 	 Tự nhiên xã hội: 
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
 A/ Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nêu được cách phòng tránh các bệnh kể trên.
GDHS biết được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. 
 B/ Đồ dùng dạy học: Các hình liên quan bài học ( trang 24 và 25 sách giáo khoa),
 C/ Các hoạt đọng dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “cơ quan bài tiết nước tiểu “
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
Bước 1 : -Yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi :
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ?
Bước 2 :- Yêu cầu các cặp lên trình bày kết quả thảo luận .
-Theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng nhất .
Hoạt động 2: Quan sát -Thảo luận 
 Bước 1 : làm việc theo cặp 
-Yêu cầu từng cặp cùng quan sát hình 2, 3, 4 , 5 trang 25 SGK thảo luận các câu hỏi
+ Cho biết các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi một số cặp trình bày kết quả .
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi gợi ý :
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh các bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày cần phải uống đủ nước ?
* Giáo viên rút kết luận (sách giáo khoa).
- Liên hệ thực tế.
- GDHS biết được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
 3/ Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn học sinh về nhà học và em trước bài mới.
- 1HS chỉ và nêu ten các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ câm.
- 1HS nêu chức năng của thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.
-Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp trao đổi suy nghĩ trả lời .
+ Để cơ quan bài tiết nước tiểu không bị nhiễm trùng .
- Một số cặp lần lượt lên báo cáo.
- Lớp theo dõi bình chọn cặp trả lời đúng.
- Lớp tiến hành làm việc theo cặp thảo luận dựa vào các hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt từng cặp lên báo cáo kết quả thảo luận. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Cần phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo....
+ Để bù cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày để tránh bị sỏi thận.
- Nêu bài học SGK.
- HS tự liên hệ với bản thân.
-Về nhà học bài và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày, xem trước bài mới 
Tiết 5: 	Âm nhạc: 
ÔN BÀI HÁT ĐẾM SAO - TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
 A/ Mục tiêu: - HS Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca , biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, biết hát kết hợp vận động phụ họa và chơi các trò chơi âm nhạc.
 - HS hào hứng tham gia TC âm nhạc và biểu diễn.
 - Giáo dục HS tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp.
 B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ:
 - Gọi 2 h/s lên bảng hát lại bài Đếm sao
2/ Bài mới: - Giới thiệu bài mới, ghi đề lên bảng
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao
- Cho HS nghe băng nhạc.
- Yêu cầu cả lớp vừa hát vừa gõ nhịp 3.
- Tổ chức cho HS thi đua theo nhóm (Biểu diễn)
- Cùng với cả lớp nhận xét, tuyên dương những nhóm biểu diễn tốt.
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
a) Đếm sao: Yêu cầu HS nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
 Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao
 ...
 Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao.
b) Trò chơi hát âm a, u, i:
- GV viết lên bảng 3 âm a, u, i. GV chỉ vàu âm nào thì cả lớp hát theo âm đó thay lời ca bài Đếm sao. Khi xoè bàn tay thì hát bằng lời ca.
 Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
Hát là a a a a a a a a...
 u u u u u u u u...
- Cho HS hát thi đua theo tổ.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương.
* Củng cố, dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại bài hát, vỗ tay đệm theo nhịp.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn luyện bài hát.
- 2 HS lên bảng hát 
- Cả lớp chú ý nghe băng nhạc.
- Cả lớp hát và gõ nhịp 3.
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm biểu diễn tốt.
- Đếm từ 1 đến 10 ông sao như GV hướng dẫn.
- Tham gia chơi TC âm nhạc.
- Cả lớp hát lại bài hát, vỗ tay.
- Về nhà ôn luyện bài hát.
Tiết 5: 	SINH HOẠT SAO
 A/ Mục tiêu: - HS ôn các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. Nắm được những ưu khuyết điểm của tuần trước.
 - Chơi TC "Tìm người chỉ huy".
 B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS hát múa.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp tập hợp thành một vòng tròn và ôn các bài : Tiếng chào theo em ;
Em yêu trường em; Lời chào theo em, ...
- Tập bài hát mới: Hành khúc Đội TNTPHCM.
* Tổ chức cho HS chơi TC “ Tìm người chỉ huy”
- GV nêu tên TC, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 lần rồi cho chơi chính thức.
- Sao trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua.
- Nêu phương tuần tới.
* Dặn dò: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em tham gia tích cực.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp hát múa.
- Hát bài bài Hành khúc Đội TNTPHCM theo hướng dẫn của GV.
- Tham gia chơi TC “ tìm người chỉ huy.
- Về nhà hát lại nhiều lần bàlaij hát vừa tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 6.doc