Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 13 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 13 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I/ Mục đích, yêu cầu

A- Tập đọc

1/ Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai: bok Pa, Núp, lũ làng, mọc lên, làng Kông Hoa, Bok Hồ,

2/ Hiểu các từ khó, từ địa phương.

 Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

B- Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

III/ Các hoạt động dạy - học

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo án Buổi 1 Tuần 13 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Người con của Tây Nguyên
I/ Mục đích, yêu cầu
A- Tập đọc
1/ Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai: bok Pa, Núp, lũ làng, mọc lên, làng Kông Hoa, Bok Hồ,
2/ Hiểu các từ khó, từ địa phương.
 Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
B- Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
 A- Tập đọc
I. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc HTL các đoạn bài “Cảnh đẹp non sông” .
II. Dạy bài mới
1/ Luyện đọc: 
a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần.
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc nối tiếp câu (2 lần)
 Luyện đọc: bok Pa (boóc pa), Núp, lũ làng, Bok Hồ (Bác Hồ)
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 phần)
+ Phần 1: Từ đầu đến “cầm quai súng chặt hơn”.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Đúng đấy!”.
 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
 Giải nghĩa thêm: kêu (gọi, mời) coi (xem, nhìn)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Một học sinh đọc đoạn 1, đồng thanh đoạn 2, 3...
2/ Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 GV: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
 HS: Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ GV: ở Đại hội về, anh Núp cho dân làng biết những gì ?
 HS: Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
+ GV: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 HS: “Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa ... khắp nhà.”
+ GV: Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?
 HS: Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ ... đúng vậy, đúng vậy.
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời: 
+ GV: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?
 HS: Đại hội tặng dân làng ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy...., một huân chương cho anh Núp, một huân chương cho cả làng.
+ GV: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
 HS: Mọi người coi đó là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem.
4/ Luyện đọc lại:
- Học sinh nêu cách đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, đoạn cuối thể hiện sự trang trọng, cảm động. Lời anh Núp mộc mạc, sôi nổi. Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi.
 - Thi đọc đoạn 3
 B- Kể chuyện:
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Chọn kể một đoạn của câu chuyện: “Người con của Tây Nguyên” theo lời một nhân vật trong truyện.
2/ Hướng dẫn học sinh kể bằng lời của nhân vật.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài
 GV: Trong đoạn văn mẫu, người kể đã nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1?
 HS: Người kể đã nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời anh Núp.
- Giáo viên nhắc học sinh: 
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế hoặc một người dân làng Kông Hoa. Lưu ý, người kể cần xưng “tôi” nói lời của một nhân vật từ đầu đến cuối truyện.
+ Kể đúng chi tiết trong câu chuyện nhiều từ, câu có thể diễn đạt khác
- Học sinh chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Từng cặp học sinh tập kể (3 phút)
- 3 học sinh thi kể trước lớp -> nhận xét bạn kể hay, đúng nhất
C- Củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc học sinh về tập kể câu chuyện.
- Chuẩn bị bài “Vàm Cỏ Đông”.
Toán
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn?
I/ Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
- Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- áp dụng để giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy - học
Tranh vẽ minh hoạ bài toán SGK
III/ Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ
 Một học sinh chữa bài 3 ; một học sinh khác chữa bài 4 (tiết trước)
B- Dạy bài mới
1/ Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2 cm
 Đoạn thẳng CD dài 6 cm
 Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB?
- Học sinh thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 (lần)
- Giáo viên nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn AB. Ta nói rằng độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
2/ Giới thiệu bài toán:
- Phân tích: Thực hiện theo 2 bước:
+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? 30 : 6 = 5 (lần)
+ Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? (bằng tuổi mẹ)
* Giáo viên nêu: Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3/ Thực hành
a/ Bài 1: 
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh thực hiện theo mẫu và viết vào vở
Ví dụ: 8 : 2 = 4 nên 8 gấp 4 lần 2 hoặc 2 bằng của 8
- Gọi học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp.
- Giáo viên chữa bài.
b/ Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước SGK.
 Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
	 24 : 6 = 4 (lần)
 -> Số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới
c/ Bài 3 : Có thể thực hiện theo 2 bước mẫu đã học
	 Có thể thực hiện cách khác:
Ví dụ: Tính 6 : 2 = 3 (lần) viết 
 Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng
4/ Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 học sinh nhắc lại cách tìm 1 số bằng một phần mấy số lớn
- Giao bài tập về nhà
Đạo đức
 Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 2)
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, trường.
- Học sinh tích cực tham gia công việc của lớp, trường
- Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp việc trường
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Giáo viên chia 4 nhóm, mỗi nhóm xử lý 1 tình huống
a. Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ, hoa nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. 
 Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn ?
b. Tình huống 2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?
c. Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi, một số bạn làm ồn. 
 Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì ?
d. Tình huống 4: Khiêm được phân công mang lọ hoa chuẩn bị cho ngày 
8 – 3 nhưng đúng hôm đó, Khiêm bị ốm. 
 Nếu là Khiêm, em sẽ làm gì ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh và giáo viên nhận xét, kết luận:
a- Khuyên Tuấn đừng từ chối
b- Xung phong giúp các bạn
c- Nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh
d- Nhờ gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp.
2/ Hoạt động 2: Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Các em suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường em có khả năng tham gia.
- Sau đó, giáo viên đề nghị mỗi tổ cử 1 đại diện đọc to phiếu đăng ký
- Giáo viên sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho học sinh.
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của người học sinh.
- Cả lớp hát “Lớp chúng ta kết đoàn”.
 Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu
Giúp học sinh :
- Rèn luyện kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn?
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn (2 phép tính).
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài 1: 	
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gợi ý học sinh thực hiện theo 2 bước:
 12 gấp 4 lần 3 (12 : 3 = 4) -> viết 4 vào ô trống tương ứng cột 2.
 3 bằng của 12 -> viết vào ô trống cột 2.
2/ Bài 2: 
- Gọi 2- 3 học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:
+ Muốn tìm con trâu bằng một phần mấy con bò thì phải biết số con trâu và số con bò.
+ GV: Đã biết số trâu (7 con) -> phải tìm số con bò bằng cách nào?
 HS: Vì số bò hơn số trâu 28 con nên số bò là: 7 + 28 = 35 (con)
+ Có 7 con trâu và 35 con bò. Muốn tìm số con trâu bằng một phần mấy số con bò thì phải tìm xem số con bò gấp mấy lần số con trâu ?
-> chọn phép tính 35 : 7 = 5 (lần) -> số trâu bằng số bò.
3/ Bài 3. Tiến hành tương tự bài 2.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước:
	Số con vịt đang bơi là: 48 : 8 = 6 (con)
	Số con vịt ở trên bờ là: 48 – 6 = 42 (con)
	Đáp số 42 con vịt
4/ Bài 4:
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. 
- Hướng dẫn học sinh xếp 4 hình tam giác như sau:
5/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu các kiến thức vừa luyện tập
- Giao bài về nhà
Tập đọc
 Cửa Tùng 
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Chú ý các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng....
2/ Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài
 Nắm được nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
III/ Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Vàm Cỏ Đông”
và trả lời câu hỏi SGK
B- Dạy bài mới	1/ Giới thiệu bài
	 2/ Luyện đọc
a/ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc đúng từ mục I
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (3 đoạn)
+ Nhắc nhở học sinh ngắt hơi đúng câu dài: 
 “Bình minh, / mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt nước biển, / nước biển nhuộm màu hồng nhạt.//”
 “Trưa, / nước biển xanh lơ / và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.//”
+ Học sinh tìm hiểu từ ngữ được chú giải SGK; giải thích thêm “Dấu ấn lịch sử” (dấu vết đậm nét, sự kiện quan trọng được ghi lại trong lịch sử của một dân tộc)
- Đọc từng đoạn trong nhóm bàn (3 phút)
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài
3/ Tìm hiểu bài
Đọc thành tiếp đoạn 1+2, trả lời: 
+ GV: Cửa Tùng ở đâu?
 HS: Cửa Tùng chính nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.
+ Giáo viên: sông Bến Hải thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị -> nơi phân chia 2 miền Nam – Bắc từ 1954 -> 1975. Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải.
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời: 
 GV: Cảnh 2 bên bờ sông bến Hải có gì đẹp ?
 HS: Hai bên bờ sông, cảnh thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
 GV: Em hiểu như thế nào là “Bà chúa của bãi tắm”?
 HS: Bà chúa của bãi tắm nghĩa là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Đọc thầm đoạn 3: 
 + GV: Sắc màu nước biển cửa Tùng có gì đặc biệt ?
 HS: Nước biển thay đổi 3 lần trong một ngày.
+ GV: Người xưa so sánh bãi biển cửa Tùng với cái gì ?
 HS: Bãi biển Cửa Tùng giống như chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá, cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.
4/ Luyện đọc lại
Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 và thi đọc.
5/ Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại nội dung bài văn.
- Giao bài về nhà.
Chính tả (Nghe ... tốt?
 1
 2
 3
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Hoạt động NGLL làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao mở rộng kiến thức, tăng cường tinh thần đồng đội.
4/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại một số hoạt động NGLL.
- Giao bài tập về nhà
Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than
I/ Mục đích, yêu cầu
1/ Nhận biết và sử dụng đúng một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ, tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.
2/ Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
III/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 học sinh làm miệng bài 1, bài 3.
B- Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, nêu yêu cầu.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Bài 1: 
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc nội dung, nêu yêu cầu.
- 1 học sinh đọc lại các cặp từ cùng nghĩa.
- Học sinh cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- Chữa bài:
+ Từ dùng ở miền Bắc, bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan
+ Từ dùng ở miền Nam: Ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, mì, vịt xiêm.
b/ Bài 2: 
- 2 học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu
- Học sinh trao đổi theo cặp để làm bài: tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm.
- Chữa bài:
 gan chi/gan lì - gan sứa/gan thế - mẹ nờ/mẹ à.
 chờ chi/chờ gì - hắn/nó - tui/tôi.
c/ Bài 3: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 – 2 học sinh nêu yêu cầu: Điền các dấu chấm, dấu chấm than thích hợp vào các ô trống.
- Học sinh đọc thầm, tìm dấu câu thích hợp để điền.
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài:
	3/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc lại nội dung bài 1, bài 2.
- Giao bài về nhà.
Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:	Giúp học sinh :
- Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 9.
- Biết vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán.
II/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc bảng nhân 9.
- Một học sinh chữa bài 4 tiết trước.
B- Dạy bài mới
1/ Bài 1: 
- Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu:Tính nhẩm.
- Học sinh vận dụng bảng nhân để tính nhẩm, giáo viên ghi kết quả.
* ở bài 1b, giáo viên giới thiệu: Khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích không thay đổi là tính chất giao hoán của phép nhân.
a/ 9 x 1 = 9	9 x 5 = 45	9 x 4 = 36	9 x 10 = 90
 9 x 2 = 18	9 x 7 = 63	9 x 7 = 72	 9 x 0 = 0
 9 x 3 = 27	9 x 9 = 81	9 x 6 = 54	 0 x 9 = 0
2/ Bài 2: 
- Gọi 2 – 3 học sinh nêu yêu cầu: Tính
- Củng cố cách hình thành bảng nhân cách tính theo thứ tự của biểu thức.
VD:	9 x 3 + 9 = 27 + 9 9 x 3 + 9 = 27 + 9 
	 = 36 = 36
3/ Bài 3: 
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc đề bài
- Gợi ý học sinh giải bài toán bằng 2 phép tính
Bước 1: Tìm số xe của 3 đội kia:	9 x 3 = 27 (xe)
Bước 2: Tìm số xe của 4 đội	27 + 10 = 37 (xe)
4/ Bài 4 : Củng cố kĩ năng học bảng nhân 9 và chuẩn bị cho việc học các bảng nhân ở tiết sau.
- Học sinh nêu yêu cầu : Viết kết quả phép nhân thích hợp vào chỗ trống.
M : 	6 x 1 = 6 viết 6 vào cùng dòng với 6 và thẳng cột với 1.
	6 x 2 = 12 viết 12 vào ô cùng dòng với 6 và thẳng cột với 2. 
- Học sinh tự làm các bài tiếp theo.
5/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập.
- Giao bài về nhà.
Mĩ thuật
Vẽ trang trí ”Trang trí cái bát“
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
III/ Các hoạt động dạy – học.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu một số cái bát, gợi ý học sinh nhận ra:
+ Hình dáng các loại bát
+ Các bộ phận của mỗi cái bát (miệng, thân, đáy bát)
- Học sinh tìm ra bát đẹp theo ý thích.
3/ Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát.
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý:
+ Cách sắp xếp hoạ tiết đối xứng hay không đều ?
+ Vẽ màu vào thân bát
4/ Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh thực hành, giaó viên quan sát giúp học sinh yếu:
+ Chọn cách trang trí
+ Vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu
5/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Học sinh tự giới thiệu bài vẽ của mình -> nhận xét
- Giáo viên dặn dò...
Chính tả (nghe -viết)
Vàm Cỏ Đông
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày rõ ràng đúng thể thơ 7 chữ (2 khổ đầu).
- Viết đúng tiếng có vần it/uyt...
III/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ
- 2 - 3 học sinh viết bảng con : khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay.
B- Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc 2 khổ thơ đầu, bài "Vàm Cỏ Đông".
- Một 1 học sinh xung phong đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Hướng dẫn nắm nội dung :
+ GV: Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào?
- Hướng dẫn cách trình bày đoạn thơ:
+ GV: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? 
 HS: Đoạn thơ viết theo thể thơ 4 dòng, 7 chữ.
+ GV : Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
 HS: Những chữ cần viết hoa là Vàm Cỏ Đông, Hồng vì là tên riêng của sông.
	ở, Quê, Anh, ơi, Đây.... là chữ đầu các dòng thơ.
+ GV: Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu ?
 HS: Nên trình bày cách lề 1 ô ly...
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ, lưu ý từ khổ...
b/ Giáo viên đọc cho học sinh soát bài.
c/ Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài 2: 
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- 2 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít.
b/ Bài 3: (lựa chọn)
- 3 nhóm thi đua làm bài 3°.
- Chữa bài, chốt lời giải đúng.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
 Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Viết thư
I/ Mục đích, yêu cầu
1/ Rèn kỹ năng viết: Biết viết thư cho 1 bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh khác (miền Trung, miền Nam) theo gợi ý SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư.
2/ Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả; biết bộc lộ tình cảm thân ái...
III/ Các hoạt động dạy – học.
A- Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 học sinh đọc bài viết về cảnh đẹp của đất nước -> nhận xét,
B- Dạy bài mới	1) Giới thiệu bài
	2) Hướng dẫn học sinh tập viết thư cho bạn.
a/ Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
- Một học sinh đọc đề bài và cách gợi ý.
+ GV: Bài yêu cầu viết thư cho ai ?
 HS: Bài yêu cầu viết thư cho 1 bạn học sinh thuộc tỉnh miền khác với miền em đang ở
- Giáo viên: Việc đầu tiên em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào?
* Lưu ý: Nếu không có bạn thật ở miền khác thì viết cho 1 bạn mình biết qua sách báo hoặc 1 người bạn em tưởng tượng ra. 
+ GV: Mục đích viết thư là gì ?
 HS: Mục đích viết thư là muốn làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ GV: Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
 HS: Nêu lý do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn – hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+ GV: Hình thức của lá thư như thế nào ?
 HS: Tương tự như mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”.
- Gọi 3 – 4 học sinh nói tên, địa chỉ bạn muốn viết thư.
b/ Hướng dẫn học sinh làm mẫu.
c/ Học sinh viết thư
- Viết xong, gọi 5 - 7 em đọc thư .
- Giáo viên chấm điểm.
4/ Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên biểu dương những học sinh viết thư hay.
- Giao bài về nhà.
Toán
 Gam
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh :
- Nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và 
ki - lô - gam.
- Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng áp dụng vào giải toán.
III/ Các hoạt động dạy-học
1/ Kiểm tra bài cũ
Chữa bài 4 (SGK) -> nhận xét, cho điểm
2/ Bài mới	a) Giới thiệu bài
	b) Hướng dẫn học sinh hiểu về gam
- Yêu cầu học sinh nêu tên đơn vị đo khối lượng đã học : kg
- Giáo viên : Để đo khối lượng vật nhỏ hơn 1kg ta còn có đơn vị nhỏ hơn 
ki – lô - gam. Đó là gam.
 Gam là đơn vị đo khối lượng.
 Gam viết tắt là g.1000g = 1kg.
- Một vài học sinh nhắc lại -> cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên giới thiệu các quả cân thường dùng
- Giáo viên giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ và cân mẫu để học sinh quan sát
	(2 loại đồng hồ cùng 1 kg)
3/ Thực hành
a/ Bài 1: Học sinh quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài và trả lời:
- Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ? (200g)
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu ? (500g + 200 = 700g bằng trọng lượng 2 quả cân).
 * Tương tự với 2 tranh còn lại.
b/ Bài 2:
- Học sinh quan sát hình vẽ cân quả đu đủ = cân đồng hồ.
- Hướng dẫn học sinh đếm nhẩm: 200, 400, 600, 800 -> kết qủa là 800g
- Học sinh tự làm bài 2b.
c/ Bài 3: - Học sinh đọc đề bài và tự làm.
	 - Chữa bài: 100g + 45g – 26g = 119g
	96g : 3 = 32 g
d/ Bài 4:
- Học sinh đọc kĩ bài toán, phân tích và giải.
- Một học sinh làm trên bảng -> chữa bài.
	Số gam sữa trong hộp là: 
 455 – 58 = 397 (g)
	 Đáp số 397 g
g/ Bài 5: (nếu còn thời gian).
- Tiến hành tương tự bài 4.
	Cả 4 túi mì chính cân nặng: 210 x 4 = 840 (g)
	Đáp số: 840 g mì chính
4/ Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại khái niệm về gam.- Giao bài về nhà.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Tự nhiên xã hội
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I/ Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
III/ Các hoạt động dạy-học
A- Kiểm tra bài cũ : Nêu một số hoạt động ở trường ?
B- Bài mới
1/ Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
- Học sinh quan sát các hình trang 50, 51, trả lời với bạn bên cạnh :
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm trong tranh
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
- Một số cặp lên hỏi và trả lời
- Học sinh khác bổ sung
2/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Lần lượt từng học sinh trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ -> thư ký ghi lại
Cả nhóm cùng nhận xét: Những trò chơi nào có ích? Những trò chơi nào nguy hiểm ?
-> Cả nhóm lựa chọn trò chơi và chơi vui vẻ, an toàn
- Một số nhóm lên trả lời
- Giáo viên phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Giao bài về nhà, dặn dò.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 3 tuan 13 BL.doc