Bài 12 Công ước Liên hợp quốc
Tiết 20 về quyền trẻ em . Ngày dạy :
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng:
-HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ:
-HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng
Bài 12 Công ước Liên hợp quốc Tiết 20 về quyền trẻ em . Ngày dạy : I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: -HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình 3. Thái độ: -HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới: a)/Khám phá: Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài. b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới :“Trẻ em hôm nay –thế giới ngày mai”. Khẩu hiệu của Unesco đã khẳng định trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước.Trẻ em được hưởng các quyền gì Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Công ước LHQ về quyền trẻ em” *Hoạt động 1: “Phân tích truyện đọc” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Trả lời câu hỏi : a/Không khí chuẩn bị Tết ở làng SOS Hà Nội đã diễn ra thế nào ? b/Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội ? *Chốt lại : *Đọc phần truyện đọc . a/Không khí chuẩn bị Tết ở làng SOS Hà Nội đã diễn ra: -Đầy đủ, ấm cúng: +Mua sắm quần áo, giày dép... +Chuẩn bị: bánh kẹo, hoa quả, thịt lợn, giò, chả. +Nấu bánh chưng . +Đón giao thừa . .. b/ Cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội : +Đầy đủ - Hạnh phúc . +Đầy tình thương yêu như bao đứa trẻ khác . *Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn thể nhân loại. Công ước LHQ đã ghi nhận 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em. *Hoạt động 2: “Giới thiệu về công ước ” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung *Để bảo vệ trẻ em .Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời gồm 54 điều -4 nguyên tắc -4 nhóm quyền -Công ước này là luật quốc tế về quyền trẻ em . -1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. -Để làm rõ công ước này. Năm 1991 Việt Nam ban hành bộ luật “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” *Hoạt động 3 : “Nội dung của 4 nhóm quyền ” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Gọi học sinh đọc 4 nhóm quyền ở SGK . *Đọc nội dung 4 nhóm quyền ở SGK . *4 nhóm quyền cơ bản : -Nhóm quyền sống còn: là những quyền đươc sống, được tồn tại như: được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe -Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bóc lột, bị bỏ rơi, bị phân biệt, đối xử,xâm hại . -Nhóm quyền phát triển: là những quyền nhằm đáp ứng cho trẻ em được phát triển 1 cách toàn diện như được học tập, vui chơi ,giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . -Nhóm quyền tham gia: là những quyền đươc tham gia vảo công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ em như: được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình . *Hoạt động 4: “Những việc làm cho trẻ em nơi em ở” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Chia nhóm thảo luận . -Thời gian : 2 phút . -Câu hỏi : a/Hãy nêu những việc làm ở địa phương em thực hiện quyền trẻ em ? (Nhóm 1-2) b/ Khi gặp phải những hành vi,việc làm vi phạm quyền trẻ em thì các em sẽ làm gì? ( Nhóm 3-4) *Chốt lại : -Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ, cử người lên trình bày . a/ Những việc làm ở địa phương em thực hiện quyền trẻ em : -Mở diễn đàn về quyền trẻ em . -Tiêm phòng 6 bệnh. -Phát thẻ KCB miễn phí cho trẻ từ 1 " 6 tuổi . -Tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học . -Dạy nghề cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn . -Thu gom những trẻ em lang thang vào ở tập trung . -Chống mua bán ,lạm dụng tình dục trẻ em . -Vận động trẻ em bỏ học trở lại trường . -Tổ chức các buổi vui chơi cho trẻ em . -Tổ chức sinh họat hè cho học sinh . -Truy tố hình sự nhữngngười khuấy rối tình dục ,hiếp dâm trẻ em . . b/ Khi gặp phải những hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em thì các em sẽ : -Ngăn cản –giải thích. -Đấu tranh ngăn cản quyết liệt bằng cách : +Báo với thầy cô, cha mẹ. +Nhờ các cơ quan, đoàn thể có chức năng giúp đỡ ( Đoàn, Đội, Hội phụ nữ, Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em .) ð Đảng ,Nhà nước ta rất quan tâm đến trẻ em . *Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em như ngược đãi ,làm nhục ,bóc lột trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc . c)Thực hành, luyện tập: *Hoạt động 5: “Làm bài tập ” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung +Bài tập a- trang 31 +Bài tập d : Hãy nhận xét về Lan . +Nếu là Lan thì em sẽ làm gì? +Bài tập đ: Là Quân thì em sẽ làm gì? +Bài tập e : Em sẽ làm gì khi: *Thấy người lớn đánh 1 em nhỏ . *Thấy bạn trốn học đi chơi điện tử . *Thấy 1 số em nhỏ gần nơi ở không biết chữ . -Đáp án: 4,5,7,8 -Lan sai, vì : +Lan đã có xe đạp. Đây là nguyện vọng không chính đáng . -Là Lan, em sẽ chấp nhận đi xe cũ, để mẹ dành tiền cho việc khác quan trọng hơn . -Là Quân, em sẽ : +Thông cảm cho cha mẹ mình (Vì sợ mình hư) +Giải thích cho cha mẹ rõ: bạn có bạn xấu, bạn tốt. -Gặp bạn tốt thì kết bạn . -Gặp bạn xấu thì xa lánh . -Em sẽ : +Ngăn cản . +Báo cho người lớn, báo với chính quyền +Ngăn cản, giải thích . +Báo thầy cô cha mẹ của bạn ấy . +Dạy chữ cho các em đó . +Vận động các em đến học các lớp học tình thương . d/Vận dụng: *Hoạt động 6: “Nhìn tranh đoán quyền gì” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Chia nhóm . -Phát tranh cho mỗi nhóm . -Câu hỏi : Xếp tranh sao cho tranh đó phù hợp với nhóm quyền . *Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?. *Các nhóm làm theo nhóm của mình, sau đó lên trình bày ở bảng lớn . - Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. - Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. 4/Hướng dẫn học tập ở nhà : -Chép nội dung bài học vào tập . -Làm bài tập g. -Xem trước bài 13 “Công dân Nước CHXHCNVN” +Đọc trước phần truyện đọc . +Trả lời những câu hỏi gợi ý . Bài 13 Công dân Nước CHXHCN Việt Nam. Tiết 22 Ngày dạy : I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Nêu được thế nào là công dân; căn cứ để xác định công dân của một nước; thế nào là công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam. - Nêu được mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. 2. Kĩ năng: -Biết và thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ: -Tự hào được là công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN trình bày suy nghĩ / ý tưởng, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày, đóng vai, kĩ thuật phòng tranh IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Hiến pháp 1992, Công ước LHQ về quyền trẻ em 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: a. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?. b. Em có cách ứng xử như thế nào trong những trường hợp sau? 1. Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ. 2. Em thấy một bạn nơi em ở chưa biết chữ. 3/Bài mới: a)/Khám phá: Chúng ta luôn tự hào là công dân nước cộng hòa XHXN VN. Vậy công dân là gì? Những người như thế nòa được coi là công dân nước cộng hòa XHCN VN? Để có câu trả lời chúng ta cùng vào tìm hiểu bài ngày hôm nay b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới : Giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà báo lão thành Trần Văn Giàu đã tự hào mình là công dân Việt Nam. Vậy công dân là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định 1 người là công dân 1 nước ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Công dân Nước CHXHCN Việt Nam” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Chia nhóm thảo luận . -Thời gian : 2 phút . -Câu hỏi : *Theo phần tình huống ở SGK *Đọc phần tình huống . -Các nhóm ghi úy kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ , cử người dán trên bảng theo quy định . *Hoạt động 1: “Thảo luận tình huống ” *Hoạt động 2: “Quốc tịch ” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung *Treo bảng phụ nói về Quốc tịch . -Giải thích về Quốc tịch . +Quốc tịch là căn cứ để xác định 1 người là công dân 1 nước . +Nguyên tắc để xác định trẻ em có Quốc tịch Việt Nam : 1)Nguyên tắc “nơi sinh”: -Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam . 2) Nguyên tắc “huyết thống”: -Có cả bố, mẹ là công dân Việt nam . -Có bố là công dân Việt Nam; còn mẹ là người nước ngoài . --Có mẹ là công dân Việt Nam; còn bố là người nước ngoài . *Gọi học sinh đọc và đối chiếu với phần thảo luận nhóm của nhóm mình thực hiện . *Chốt lại : -Công dân là gì ? -Căn cứ vào đâu để xác định ? -Chú ý nghe giáo viên giảng về quốc tịch . * Học sinh đọc và đối chiếu với phần thảo luận nhóm của nhóm mình thực hiện . *Vậy Alia là công dân Việt nam .Vì có có bố là công dân Việt Nam . *Trẻ em là công dân việt Nam nếu hội đủ 1 trong 2 nguyên tắc trên . "Công dân là người dân của 1 nước . "Người ta căn cứ vào Quốc tịch. *Công dân là người dân của 1 nước độc lập. Quốc tịch là căn cứ để xác định 1 người là công dân 1 nước. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch Việt nam . *Hoạt động 3: “ Phân tích truyện đọc” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Câu hỏi : *Qua tấm gương của vận động viên Thúy Hiền.Em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ của công dân đối với quê hương, đất nước ? *Đọc phần truyện đọc . *Qua tấm gương của vận động viên Thúy Hiền.Em có những suy nghĩ về nghĩa vụ của công dân đối với quê hương, đất nước : +Tự hào mình là công dân Việt Nam . +Quyết tâm học tập thật tốt . +Ra sức tu dưỡng các phẩm chất đạo đức . +Ra sức rèn luyện sức khỏe để chó thân thể khỏe mạnh . +Thực hiện tốt các nghĩa vụ của 1 công dân đối với quê hương, đất nước . +Sẳn sàng tham gia những hoạt động có ích . . Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung *Vậy : -Công dân Trung Quốc có -Công dân Lào có .. -Ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống ? *Chốt lại : "Quốc tịch Trung Quốc . "Quốc tịch Lào . "Khoảng 54 dân tộc . * Ở nước CHXHCN Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có Quốc tịch Việt Nam. Mọi công dân thuộc các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam. *Hoạt động 4: “Luyện tập” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Câu hỏi : a/Em hiểu thế nào là Quyền? b/ Em hiểu thế nào là Nghĩa vụ ? *Chia nhóm thảo luận : -Thời gian : 3 phút . -Câu hỏi : -Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có quyền và nghĩa vụ gì? *Chốt lại : a/Quyền là những việc, những điều mà công dân được hưởng b/ Nghĩa vụ là những việc, những điều mà công dân phải thực hiện . -Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ, cử người lên trình bày . -Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có quyền và nghĩa vụ : *Quyền : +Được có Quốc tịch . +Được học tập –Lao động . +Tự do đi lại . +Tự do kinh doanh . +Tự do tín ngưỡng . +Tự do bầu cử, ứng cử. +Bất khả xâm phạm về thân thể, về chổ ở . *Nghĩa vụ : +Bảo vệ tổ quốc. +Đóng thuế . +Tuân theo Hiến pháp và pháp luật. +Học tập –Lao động. *Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân được hưởng các quyền ;đồng thời công dân cũng phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với đất nước *Hoạt động 5: “Quan hệ công dân với nhà nước” c)Thực hành, luyện tập: *Hoạt động 6: “Làm bài tập” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung +Bài tập a: Ai là công dân Việt Nam ? *Gọi học sinh đọc phần tư liệu tham khảo . +Bài tập b . +Bài tập d : Tìm những người làm rạng danh đất nước Việt Nam ? -Những người là công dân Việt Nam : +Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài . +Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam . +Người Việt Nam dưới 18 tuổi -Hoa là công dân Việt Nam, bởi vì Hoa đượcsinh ra và lớn lên ở Việt Nam . +Nguyễn Trải . +Nguyễn Du . +Chủ tịch Hồ Chí Minh . +Trần Đại Nghĩa . +Tôn Thất Tùng . +Tôn Thất Bách . +Phạm Ngọc Thạch . +Đại tướng Võ Nguyên Giáp . d/Vận dụng: Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Câu hỏi : 1.Hãy nêu mục đích của việc nộp thuế ? ( Nhà nước dùng thuế để làm gì ?) 2. HS cần có trách nhiệm gì đối với tổ quốc VN?. - Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước. - Góp phần xây dựng tổ quốc VN ngày một phồn thịnh hơn. 4/Hướng dẫn học tập ở nhà : -Chép nội dung bài học vào tập . -Làm bài tập còn lại . -Xem trước bài 14 “Thực hiện an toàn giao thông” +Đọc trước phần số liệu . +Trả lời những câu hỏi gợi ý.
Tài liệu đính kèm: