Giáo án hoàn chỉnh Tuần 34 Lớp 3

Giáo án hoàn chỉnh Tuần 34 Lớp 3

TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN

TIẾT 100-101 SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU

A/-TẬP ĐỌC

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiện và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các CH trong SGK)

B/ KỂ CHUYỆN.Kể lại được tửng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC

q Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn ( phóng to, nếu có thể).

q Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hoàn chỉnh Tuần 34 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2013
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN 
TIẾT 100-101 SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
A/-TẬP ĐỌC
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiện và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các CH trong SGK) 
B/ KỂ CHUYỆN.Kể lại được tửng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK) 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn ( phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
- GV Kiểm tra 3 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Mặt trời xanh của tôi
B/ DẠY BÀI MỚI(5’)
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
2/ Luyện đọc
a). Đọc mẫu. 
b) Đọc từng câu.
c) Đọc từng đoạn. 
d) Luyện đọc theo nhóm.
e) Đọc trước lớp.
g) Đọc đồng thanh.
3/ Tìm hiểu bài:
- Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 
- Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì? 
- Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
- Giáo viên: Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện, chúng ta thấy chú Cuội ngồi bó gối, mặt rất buồn rầu, có thể là chú đang rất nhớ nhà, nhớ trái đất vì mặt trăng ở quá xa Trái đất, mọi thứ trên mặt trăng lại rất khác trái đất, chính vì vậy mà chú rất buồn.
- Giáo viên hỏi: Theo em, nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không? Vì sao?
- Chú Cuội trong truyện là người như thế nào? 
4/ Luyện đọc lại bài : 
- GV đọc mẫu toàn bài lần hai ( hoặc gọi 1 học sinh khá đọc).
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Luyện phát âm từ khó.
- Vì Cuội thấy được hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng.
- Cuội dùng cây thuốc quý để chứu sốngnhiều người.
- Vì vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liềnlấy đất nặn cho vợ bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa. Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên.
- Vì 1 lần vợ Cuội quên lời anh dặn đ0ã lấy nước giải tưới cho cây, vừa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ tới, túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo cả Cuội bay lên trời.
- Học sinh nghe giảng.
- Không vui vì khi xa người thân chúng ta sẽ rất cô đơn.
- Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây thuốc quý chú liền mang về nhà trồng và dùng nó để cứu sống nhiều người bị nạn. Chú cũng rất chung thuỷ, nghĩa tình, khi vợ trượt chân ngã chú tìm mọi cách để cứu vợ, khi được ở trên cung trăng chú luôn hướng về trái đất, nhớ thương trái đất.
KỂ CHUYỆN
1/ Xác định yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 132/SGK.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
- Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý nội dung truyện trong SGK.
- Đoạn 1 gồm những nội dung gì?
- Gọi 1 học sinh khá kể lại nội dung đoạn 1.
- Nhận xét.
3/ Kể theo nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu học sinh trong nhóm tiếp nối nhau kể lại từng đoạn truyện.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
4/ Kể chuyện. Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể laị toàn bộ câu chuyện.
C/ Củng cố, dặn dò.(5’)
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Tập kể theo nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
TOÁN Tiết : 166 
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp theo).
I. MỤC TIÊU.Giúp học sinh:
- Biết làm tính cộng , trừ , nhân , chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000 .
- Giải được bài toán bằng hai phép tính .
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Viết sẵn bài tập 1&4 trên bảng lớo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
Có 5 ô-tô chở được 12045 thùng hàng. Hỏi một đội có 8 xe như thế chở được bao nhiêu thùng hàng?+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:(25’)* Hướng dẫn ôn tập.
Bài tập 1.+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm.
+ Yêu cầu học sinh chữa bài.
+ Trong phần a. em đã thực hiện tính nhẩm như thế nào?
+ Em nhận xét gì về hai biểu thức ở phần a.
+ Vậy khi thực hiện bài tập ta cần chú ý điều gì?
+ Tiến hành tương tự như phần a.
Bài tập 2.+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán (khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ).
+ Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu.?
+ Bán được bao nhiêu lít? 
+ Bán được một phần ba số dầu nghĩa là như thế nào?
+ Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào?
+ Em nào còn cách làm nào khác?
Tóm tắt 6450 lít dầu
 đã bán ? lít dầu
+Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.(cột 1,2)+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi Học sinh chữa bài.
3. Củng cố & dặn dò:(5’)
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 con tính.
* 3 nghìn + 2 nghìn + x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn.
* (3 nghìn + 2 nghìn) x 2 = 10 nghìn.
+ Hai biểu thức trên đều có các số là: 3000; 2000; 2 và các dấu +; x giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau nên kết quả khác nhau.
+ Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức: nếu biểu thức có đủ các phép tính và không có dấu ngoặc, ta làm nhân, chia trước cộng, trừ sau. Nếu biểu thức có dấu ngoặc ta làm trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Học sinh đọc đề, Lớp làm vào vở bài tập, 
+ 8 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính.
+ 1 học sinh lên bảng tóm tắt, lớp theo dõi.
+ Có 6450 lít dầu.
+ Bán được một phần ba số lít dầu.
Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm 3 phầnbằng nhau thì bán được một phần.
+ Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tim ra số lít dầu đã bán, sau đó thực hiện phép trừ 6450 trừ đi số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu còn lại.
+ Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân 2 là tìm được số lít dầu còn lại.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 cách, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải Cách 1:
Số lít dầu đã bán: 6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu còn lại: 6450 – 2150 = 4300 (lít dầu)
 Đáp số : 4300 lít dầu.
Cách 2:
Số lít dầu đã bán: 6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu còn lại: 2150 x ( 3 – 1 ) = 4300 (lít dầu)
 Đáp số : 4300 lít dầu.
+ Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh trên tiếp nối nhau đọc bài làm của mình trước lớp, Lớp nhận xét.
ĐẠO ĐỨC T 34
DÀNHCHO ĐỊA PHƯƠNG
THĂM NGƯỜI GIÀ NEO ĐƠN
I Mục tiêu: 
Tổng kết lại các kiến thức về môn đạo đức đã học ở lớp 3
Giúp học sinh hiểu được mục tiêu học tập của môn đạo đức. HS có thể liên hệ vào thực tế thực hiện những công việc có thể làm được
II. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ : Bảo vệ môi trường(5’)
Bài mới(25’)
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh ôn lại tất cả các bài đạo đức đã học
Giới thiệu một số người neo đơn không nơi nương tựa
Trong HK2, các em đã được những bài đạo đức nào
Trong suốt năm học chúng ta đã được học mấy bài?
GV nhận xét bổ sung
GV liên hệ giáo dục tư tưởng đối với từng bài.
Củng cố,dặn dò (5’)
- Về nhà ôn tập lại các bài đã học -Tiết sau Thực hành kỹ năng cuối HK 2 - Nhận xét tiết học
****************************************
Thứ ba ngày 14 tháng 5 năm 2013
CHÍNH TẢ – NGHE VIẾT 
TIẾT 67 THÌ THẦM
I/ MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Đọc và viết đúng tên một số nước đông Nam Á (BT2)
- Làm đúng BT(3) a 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ :(5’)
- Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
B/ Dạy học bài mới:(25’) Giới thiệu bài.
Hướng dẫn viết chính tả.
a) Tìm hiểu về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc bài thơ 1 lần.
- Hỏi: Bài thơ nhắc đến những sự vật, con vật nào?
- Các  ... ảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Nghe giáo viên nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao 
- Bài gồm 3 nội dung:
a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.
b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Nghe giáo viên đọc và ghi lại các ý chính của từng mục.
- Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô. Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12-04-1961.
+ Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin.
+ Con tàu này đã bay 1 vòng quanh trái đất.
+ Nhà du hành vũ trụ người Mĩ, Am-xtơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
+ Ngày 21-07-1969.
 + Tàu A-pô-lô.
+ Đó là anh hùng Phạm Tuân.
+ Đó là chuyến bay trên tàu liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.
- Theo dõi bài đọc của giáo viên để bổ sung thông tin còn thiếu.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Một số học sinh nói trước lớp, mỗi học sinh chỉ nói về 1 mục, cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào sổ tay những ý chính của 1 trong 3 thông tin trong bài trên.
- Học sinh thực hành ghi sổ tay.
- Theo dõi bài làm của bạn, nghe giáo viên chữa bài để rút kinh nghiệm.
TOÁN Tiết170
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I MỤC TIÊU.Giúp học sinh:
- Biết giải toán bằng hai phép tính .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
+ Nêu mục tiêu tiết học và ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài tập 1.
+ Để tímh số dân của xã năm nay ta làm thế nào? Có mấy cách tính?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+Có 2 cách tính:
- Cách 1. Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồ tính số dân năm nay bằng phép cộng: số dân năm ngoái thêm 75.
- Cách 2. Ta tính số dân sau 2 năm tăng thêm bằng phép cộng: 87 + 75, rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Tóm tắt: 5236 người 87 người 75 người.
 ? người.
Cách 1.
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề, Hỏi: Cửa hàng đã bán một phần ba số áo nghĩa là thế nào?
+ Vậy số áo còn lại là mấy phần?
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán (làm theo 2 cách khác nhau).
Cách 2.
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
+ Học sinh đọc đề theo SGK. Cửa hàng có 1245 cái áo chia làm 3 phần thì bán được 1 phần.
+ Là 2 phần.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Tóm tắt 1245 cái áo
 Đã bán ? cái áo.
Bài tập 3: (HSKG)GV hướng dẫn HS tóm tắt HS làm bài vào vở
 Số cây tổ đã trồng được là : 20500 : 5 = 4100(cây)
 Số cây tổ còn phải trồng là : 20500- 4100 = 16400(cây)
Đã trồng cây còn phải trồng cây ĐS : 16 400 cây
 Bài 4 : ((HSKG) Đ/S 
-Trong biểu thức có các pt X, : ta phải làm thế nào? - Thực hiện từ trái sang phải
-Trong biểu thức có dầu ngoặc đơn ta phải làm thế nào? - Làm phép tính trong ngoặc đơn trước
 -HS làm bài vào vở 
3. Củng cố và dặn dò.(5’)
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 68
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (T2) 
I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
- GDHS ý thức giữ gìn bảo vệ mơi trường sống, khơng khái thác tài nguyên bừa bãi
- GDKNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kỹ năng quan sát, so sánh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 130, 131.
- Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 92 (VBT)- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới (25’)
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu : - Nhận biết được núi, đồi.- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. 
GDKNS :Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về núi đồi
- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau : Đáp án :
- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu.
Núi
Đồi
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Độ cao
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Đỉnh
Sườn
Dốc
Thoải
Sườn
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS bổ sung
- GV hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. 
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp
Mục tiêu : - Nhận biết được đồng bằêng và cao nguyên.
GDKNS: Kỹ năng quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên,
- Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :
- HS quan sát hình và trả lời theo gợi y.ù 
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
* Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. 
GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
- HS vẽ hình theo yêu cầu.
GDBVMT: Các loại địa hình trên mặt đất là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ không khai thác bừa bãi.
- HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn 
- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.
4.Củng cố, dặn dị :(5’) Em hãy phân biệt núi và đồi ?
 Chuẩn bị : Ơn tập
THỂ DỤC Bài 68 
 TUNG VÀ BẮT BĨNG CÁ NHÂN THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI
I/ Mục tiêu :	
Thực hiện được tung bắt bĩng theo nhĩm 2-3 người
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trị chơi “Chuyền đồ vật” .
I/ Địa điểm phương tiện:
_Địa điểm : Sân trường ,vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an tồn tập luyện .
Phương tiện : chuẩn bị 6 quả bĩng 14 dây nhảy và sân chơi cho trị chơi “ Chuyển đồ vật “ 
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội Dung
Đ lượng
Phương pháp tổ chức
1 /Phần mở đầu:
-GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,Y/C giờ học 
* Khởi động -Chạy chậm xung quanh sân 200-300m
-Tập bài thể dục phát triển chung .
Trị chơi “ Kết bạn”
2/ Phần cơ bản 
Kiểm tra động tác tung và bắt bĩng.HS biết cách thực hiện động tác ở mức tương đối
 -Chơi trị chơi” Chuyển đồ vật”.HS biết cách chơi và biết tham gia chơi
*-Kiểm tra tung và bắt bĩng theo nhĩm 2-3em 
 Mỗi lần kiểm tra 2-3 lên thực hiện động tác tung và bắt bĩng, khoảng cách giữa 2 HS là 2-4m. các em tung bĩng cho nhau.
- Cách đánh giá theo 2 mức Hồn thành và chưa hồn thành.
* Trị chơi :” Chuyển đồ vật” Chơi như tiết 63 
. 3 Phần kết thúc
-Đứng thành vịng trịn, cúi ngừơi thả lỏng 
GV hệ thống bài học :HS về ơn tập bài dã học
1-2phút
1 lần
2lần 8 nhịp
1-2phút
18-20 phút
4-6 phút
6-8 phút
1-2phút
1-2phút
** * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
đứng theo hình tam
giác
Sân vẽ sẵn như trong SGK
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 34 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 34
I.MỤC TIÊU:	
 - Rèn luyện kỹ năng, thói quen sinh hoạt tự quản cho HS. 
 - Rèn luyện ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường, đẩy mạnh hoạt động Đội.
 - Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 31
II. CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1..Đánh giá công tác tuần qua
 * Nề nếp: + Đi học tương đối đầy đủ 
 + Một số em nam hay chơi trò chơi vận động rồi bỏ áo ra ngoài.
 + Hay nói chuyện trong giờ học 
 * Học tập: + Có tích cực và có nhiều tiến bộ.
Tuyên dương : Kiều Oanh, Nhật Tân, Thu Thanh, Thi, Kim Vân, Thảo Vy đạt nhiều thành tích trong học tập
Khuyến khích : Ngọc Duyên, Minh Dương, Bảo Trâm,Quỳnh Trâm, Hoàng Trường có cố gắng phần đầu về các mặt
 * Các công tác khác: + Thực hiện vệ sinh tốt.
 + Chào cờ, tập thể dục, sinh hoạt giữa buổi thực hiện tốt.
 2.. Phương hướng tuần tới : 
 - Rèn luyện tác phong, hạnh kiểm.
 -Thực hiện tốt nội quy trường lớp, đi học chuyên cần. 
 - Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 -Đảm bảo thời gian học ở nhà. -Tham gia chữ thập đỏ - Giữ vệ sinh phòng bệnh
 3. Nội dung sinh hoạt Đội
 -Tiếp tục giáo dục và rèn luyện cho HS các kỹ năng ứng xử và giao tiếp có văn hoá trong đời sống hằng ngày 
-----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc